Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tìm hiểu quy trình lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu và sử dụng thiết bị đo nhanh tại hiện trường đối với môi trường nước mặt. Nghiên cứu thí điểm tại hồ Láng, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.39 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẤY MẪU, VẬN CHUYỂN,
BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO NHANH
TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI HỒ LÁNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Địa điểm thực tập

: Viện Địa Chất – Viện Hàn lâm Khoa hoc và
Công nghệ Việt Nam.

Cán bộ hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Đức Rỡi
Trung tâm nghiên cứu các vấn đề về nước Viện Địa Chất

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hằng Nga

Lớp

: ĐH3QM1

Hà Nội, tháng 3 năm 2017




TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẤY MẪU, VẬN CHUYỂN,
BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO NHANH
TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI HỒ LÁNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Địa điểm thực tập

: Viện Địa Chất – Viện Hàn lâm Khoa hoc và
Công nghệ Việt Nam.

Cán bộ hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Đức Rỡi
Trung tâm nghiên cứu các vấn đề về nước Viện Địa Chất

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)


(Ký, ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Đức Rỡi

Nguyễn Hằng Nga

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập..................................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện........................................................1
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................1
2.2. Phương pháp thực hiện..........................................................................................1
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.........................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...................................3
1.1. Các thông tin chung................................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành..................................................................................................3
1.3. Chức năng và nhiệm vụ..........................................................................................3
1.4. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................................4
1.5. Một số hướng nghiên cứu chính của Viện Địa Chất............................................5
1.5.1. Nghiên cứu cơ bản trong khoa học Địa chất......................................................5
1.5.2. Nghiên cứu động lực hình thành, quy luật phát triển các dạng tai biến địa
chất (TBĐC) chủ yếu, xay dựng các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do
thiên tai...........................................................................................................................5
1.5.3.  Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tài nguyên địa chất, khả năng
khai thác và sử dụng hợp lý phục vụ phát triển KT- XH.............................................5
1.5.4. Nghiên cứu những vấn đề môi trường................................................................6
1.5.5. Phát triển và khai thác các phương pháp nghiên cứu, công nghệ mới.............6

1.6. Giới thiệu phòng Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về nước..............................7
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP............................8
2.1 Tìm hiểu quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển...........................................8
2.1.1 Lựa chọn vị trí lấy mẫu.........................................................................................8
2.1.2. Các dạng mẫu.......................................................................................................9
2.1.3. Dụng cụ chứa mẫu...............................................................................................9
2.1.4. Phương pháp lấy mẫu nước..............................................................................11
2.1.5. Các phương pháp bảo quản mẫu nước.............................................................15
2.2. Ngiên cứu thí điểm tự quan trắc môi trường nước mặt tại hồ Láng - Hà Nội...19
2.2.1. Vị trí lấy mẫu......................................................................................................19
2.2.2.Kế hoạch quan trắc môi trường nước hồ Láng.................................................20
2.2.3. Thực hiện quan trắc môi trường nước mặt tại hồ Láng..................................20
2.2.3.1. Dụng cụ chứa mẫu, lấy mẫu...........................................................................20
2.2.3.2. Tiến hành lấy mẫu..........................................................................................20
2.2.3.3. Đo nhanh một số thông số tại hiện trường....................................................21


2.2.3.4. Bảo quản mẫu.................................................................................................21
2.2.3.5. Vận chuyển mẫu..............................................................................................21
2.2.3.6. Kết quả đo nhanh............................................................................................21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................22
1. Kết luận.....................................................................................................................22
2. Kiến nghị...................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................24
PHỤ LỤC.....................................................................................................................25


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Bảng2.1: Tóm tắt các u cầu về bảo quản mẫu nước phân tích một số thơng số có
trong TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003).........................................................17

Bảng 2.2: Bảng kết quả đo nhanh một số thông số tại hiện trường..........................21
Hình 1.1: Trụ sở Viện Địa Chất....................................................................................3
Hình 2.1: Sơ đồ bảo quản mẫu nước..........................................................................16


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu các vấn
đề về nước – Viện Địa Chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực tập vừa
qua. Bước đầu giúp em làm quen với mơi trường làm việc mới, có cơ hội để rèn luyện
và củng cố kiến thức đã học cũng như trau dồi các kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử.
Trong thời gian thực tập tại phòng Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về nước của Viện
Địa Chất em đã được các Cán bộ phòng Trung tâm Nghiên cứu các vấ đề về nước
nhiệt tình hướng dẫn phân tích các chỉ tiêu trong môi trường nước và tạo điều kiện cho
em được làm quen, tiếp cận với các mẫu báo cáo, nghiên cứu chuyên đề tại cơ sở.
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc tới Giáo viên Chủ nhiệm –
Thầy Vũ Văn Doanh cùng tồn thể các Thầy Cơ trong Khoa Mơi trường đã tận tình
giảng dạy em trong suốt 4 năm qua, giúp em tích lũy được những kiến thức bổ ích để
làm hành trang cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Đức Rỡi và các Cán bộ phòng Trung
tâm Nghiên cứu các vấn đề về nước – Viện Địa Chất – Viện Hàn lâm Khoa học và
Cơng nghệ Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hồn
thành khóa thực tập này, đồng thời giúp em học hỏi thêm những kinh nghiệm q báu
về chun mơn của mình.
Trong thời gian thực tập và viết báo cáo, bản thân em đã cố gắng hết sức nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót do thời gian có hạn và kinh nghiệm cịn nhiều
hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô, Anh Chị và các
bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Con người đã sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày
(tấm, nước uống, tưới tiêu,... ). Đến bây giờ thì nước mặt vẫn là nguồn nước chủ yếu
cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất của con người. Với sự phát triển về kinh tế, văn hóa,
xã hội trên thế giới ngày nay thi nước mặt càng trở nên là vấn đề quan trọng không chỉ
của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả mọi người, mọi vùng, mọi khu vực
trên trái đất. Song song với sự phát triển nhanh về dân số thì con người ngày càng làm
xáu đi nguồn nước mặt bằng việc thải ra lượng chất thải ngày một tăng lên vào mơi
trường ( trong đó có mơi trường nước), ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức
khỏe cộng đồng. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đánh giá chính xác chất lượng nước ở
hiện tại từ đó làm cơ sở để quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm, kiểm soát được các
nguồn gây ô nhiễm để duy trì chất lượng nước mặt có thể cung cấp cho thế hệ tiếp sau
sử dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường và cộng đồng.
Để có thể đánh giá được chất lượng của nguồn nước ta phải thực hiện công tác
quan trắc nguồn nước. Một trong những cơng việc đóng vai trị theo chốt rất quan
trong trong quá trình quan trắc là việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu nước vể
phịng thí nghiệm để phân tích. Cơng đoạn này quyết định đến sự thành bại của
chương trình quan trắc và các cơng việc sau này. Nếu mẫu nước được lấy, bảo quản và
vận chuyển không đúng cách sẽ làm sai lệch kết quả quan trắc chất lượng nước, gây ra
những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình lấy mẫu, vận chuyển, bảo
quản mẫu và sử dụng thiết bị đo nhanh tại hiện trường đối với mơi trường nước
mặt. Nghiên cứu thí điểm tại hồ Láng, thành phố Hà Nội” để có thể tự trang bị cho
mình những kiến thức và chuẩn bị cho công việc sau này.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện
2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Về không gian: Hồ Láng thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành

phố Hà Nội.
- Về thời gian: 26/12/2016 - 5/2/2017
2.2. Phương pháp thực hiện

 Phương pháp thu thập số liệu:

1


- Thu thập tài liệu về quan trắc môi trường nước từ phòng Trung tâm Nghiên
cứu các vấn đề về nước_Viện Địa Chất.
- Các thông tư, nghị định hướng dẫn về quy trình quan trắc mơi trường nước
 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát các đặc điểm địa hình, khu vực xung quanh
 Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp lấy mẫu: theo các văn bản pháp quy sau
Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài ngun và Mơi trường về việc quy
định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.
TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006). Chất lượng nước. Lấy mẫu- Phần I:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005). Chất lượng nước. Lấy mẫuPhần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

 Phương pháp bảo quản mẫu
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

 Mục tiêu:
- Áp dụng các kiến thức đã học trong trường vào thực tế.
- Học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế.
- Rèn luyện các kỹ năng cho bản thân.
 Nội dung:

- Các kỹ thuật, lưu ý khi chọn vị trí, cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
nước.
- Các sử dụng một số thiết bị đo nhanh tại hiện trường.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Các thông tin chung
Tên cơ sở: Viện Địa Chất
- Địa chỉ: Ngõ 84, Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: (+84.4) 3775 4798; (+84.4) 3834 3068
- Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.

Hình 1.1: Trụ sở Viện Địa Chất.

1.2. Lịch sử hình thành
Tiền thân là Viện Các Khoa học về Trái đấy thành lập ngày 28/02/1976; Đổi tên
thành Viện Địa chất – Viện Khoa học Việt Nam ngày 29/12/1988; Viện địa chất là đợn
vị trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 10/7/1993 đến nay là Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Năm 2013, Viện Địa chất trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ
- Nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu những vấn đề về địa chất
quan trọng có ý nghĩa quốc gia.
- Nghiên cứu những vấn đề về KH & CN thuộc lĩnh vực môi trường thiên tai địa
chất và những biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên khoáng sản và công nghệ khai thác, chế biến
chung.
- Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc – động lực, thành phần vật chất, lịch sử phát

triển thạch quyển.
- Nghiên cứu những vấn đề về địa kỹ thuật.
3


- Hồn thiện và phát triển các cơng nghệ và kỹ thuật, nâng cao hiệu quả nghiên
cứu địa chất môi trường và thăm do khoáng sản ở Việt Nam.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, thực hiện chuyển giao
các công nghệ tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao hiệu quả nghiên cứu.
- Thông tin tư vấn, đào tạo cán bộ KH- CN trong các lĩnh vực liên quan.
1.4. Cơ cấu tổ chức
Viện Địa Chất được tổ chức như mơ hình dưới đây:

Viện Trưởng

Hội đồng Khoa học

Phòng Quản lý Tổng
hợp

Các phòng nghiên cứu

Địa chất đệ
tứ

Địa động
lực hiện đại

Địa hóa


Địa kỹ thuật

Địa niên đại

Địa vật lý

Trung tâm
phân tích

Khống sản

Khống vật

Kiến tạo

Thạch luận
Sinh khống

Trầm tích

Trung tâm
Viễn thám

Trung tâm
mơi trường

Tt Nc các
vấn đề nước

Phát triển CN &

KT MT

Trung tâm Nc
Karst – hang động

4


1.5. Một số hướng nghiên cứu chính của Viện Địa Chất
Viện Địa Chất tập trung nghiên cứu chủ yếu trên một số lĩnh vực sau:
1.5.1. Nghiên cứu cơ bản trong khoa học Địa chất
- Cấu trúc thạch quyển Việt Nam và các vùng kế cận bằng các phương pháp hiện đại.
- Thạch luật các quá trình magma- biến chất và sinh khoáng nội sinh. Xác lập
các tiền đề đánh giá triển vọng khoáng sản, đặc biệt là khoáng sán quý hiếm; nghiên
cứu điều kiện hình thành và quy luật phân bố khoáng sản liên quan tới các hoạt động
magma và biến chất.
- Q trình hình thành và tiến hóa các bồn trầm tích phục vụ minh giải kiến tạo
khu vực, tìm kiếm khống sản và tái lập cổ địa lý – cổ khí hậu.
- Nghiên cứu các hoạt động kiến tạo, các biểu hiện hoạt động hiện đại và ảnh
hưởng động lực của đứt gãy trong hình thành, phát triển tai biến địa chất (TBĐC).
1.5.2. Nghiên cứu động lực hình thành, quy luật phát triển các dạng tai biến địa
chất (TBĐC) chủ yếu, xay dựng các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do
thiên tai
- Viện Địa chất là một trong những đơn vị đi tiên phong trong nghiên cứu
TBĐC: nứt đất, sụt đất, trượt lở, lũ quét-lũ bùn đá, xói mịn đất, bồi tụ và xói lở bờ
sơng – bờ biển, núi lửa… Đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu,
phát triển lý luận và phương pháp nghiên cứu TBĐC ở Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở
kiến tạo trong đánh giá mức độ nguy hiểm động đất cho một số vùng – miền, cơng
trình kinh tế quan trọng.
- Nghiên cứu thành lập và đưa vào sử dụng các bản đồ cảnh báo nguy cơ từng

dạng TBĐC hoạc TBĐC tổng hợp ở các tỷ lệ 1:1.000.000; 1:500.000; 1:200.000; và
1:50.000 cho lãnh thổ Việt Nam, một số vùng – miền; nghiên cứu chi tiết về TBĐC
đối với cơng trình dân sinh – kinh tế quan trọng và một số địa phương.
1.5.3.  Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tài nguyên địa chất, khả năng
khai thác và sử dụng hợp lý phục vụ phát triển KT- XH
- Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá triển vọng phục vụ cơng tác tìm kiếm, thăm
dị một số khoáng sản quan trọng ở Việt Nam: Fe, Mn, Pb-Zn, Cu, Sn, Au, Sb, Hg…
Cũng như nghiên cứu phát hiện các loại hình khống sản mới. Nghiên cứu đặc tính
cơng nghệ và khả năng ứng dụng thực tiễn của một số nguyên liệu khoáng sản cho sản
xuất vật liệu xây dựng không nung , phụ gia xi măng , hàng mỹ nghệ… Xây dựng cơ
sở khoa học phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên khoáng sản.
5


- Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên nước mặn, nước ngầm phục vụ cấp
nước sinh hoạt cho một số địa phương.
- Nghiên cứu xác định cơ sở khoa học, xây dựng và phát triển mơ hình cấp thốt
nước sinh hoạt và triển khai thực hiện một số vùng đặc biệt khan hiểm nước.
1.5.4. Nghiên cứu những vấn đề môi trường
- Đánh giá ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do nguyên nhân tự nhiên và
hoạt động của con người phục vụ công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý và quy hoạch môi trường.
- Ứng dụng công nghệ viễn thám với các modul phần mềm mới trong nghiên
cứu địa chất, hiện trạng và biến động môi trường, dự báo- cảnh báo các thiên tai địa
chất.
- Ứng dụng các phương pháp Địa vật lý trong tìm kiếm, đánh giá tiềm năng
nước ngầm, nước khống – nóng, phát hiện và cảnh báo các ẩn họa trong thân đê, nền
đê và các vùng karst: nghiên cứu cấu trúc trường địa nhiệt…
- Ứng dụng các phương pháp hạt nhân, địa hóa khí trong nghiên cứu đứt gãy

hoạt động phát hiện các dị thường tự nhiên và nhân tạo có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi
trường.
- Xây dựng phương pháp luận và hồn thiện cơng nghệ thành lập các bản đồ tai
biến địa chất và một số dạng tai biến thiên nhiên khác.
1.5.5. Phát triển và khai thác các phương pháp nghiên cứu, công nghệ mới
- Nghiên cứu các sự cố môi trường quan trọng và đề xuất các giải pháp phòng
tránh, giảm thiểu thiệt hại. Đánh giá tác động môi trường, dự báo xu hướng biến động
môi trường do triển khai các quy hoach phát triển KT – XH.
- Nghiên cứu các cảnh quan địa chất phục vụ phát triển du lịch địa sinh thái.
- Nghiên cứu vỏ phong hóa vùng trung du và miền núi đáng giá chất lượng đất
và bố trí cây trồng thích hợp.
- Nghiên cứu môi trường đất và nước phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Triển khai nghiên cứu và ứng dụng một số giải pháp công nghệ khả thi, hiệu
quả trong dự báo – cảnh báo và phòng chống nứt – sụt đất, trượt lở đất, lũ quét – lũ
bùn đá…
- Nghiên cứu, hồn thiện sản phẩm và chuyển giao cơng nghệ chế tạo một số bộ
KIT kiểm tra chất lượng môi trường nước.
6


1.6. Giới thiệu phòng Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về nước
 Giới thiệu chung
- Trung tâm nghiên cứu các vấn đề về Nước được thành lập theo quyết định số
148/QĐ-VĐC, do Viện trưởng Viện Địa chất ký 24/12/2010.
- Chức năng: Nghiên cứu các vấn đề về nước; Tư vấn khoa học và thực hiện các
dịch vụ hoa học trong lĩnh vực liên quan đến Tài Nguyên Nước.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ bản các vấn đề về Nước; Tổ chức thực hiện các
hoạt động khoa học liên quan đến Nước; Thực hiện các hợp tác quốc tế trong nghiên
cứu các vấn đề về Nước; Thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo Viện Địa chất giao.
 Các hướng nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ bản về Địa chất thủy văn – nước dưới đất;
- Các nghiên cứu cơ bản về nước mặt;
- Các vấn đề khác liên quan đến nước
 Trang thiết bị
- Thiết bị phân tích mẫu nước NANOCOLOR 400D;
- Thiết bị phân tích BOD;
- Tủ ấm BOD;
- Thiết bị đo nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước ngoài hiện trường Multi 340i;
- Thiết bị lấy mẫu nước;
- Thiết bị đo mực nước trong giếng khoan.

7


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1 Tìm hiểu quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển.
2.1.1 Lựa chọn vị trí lấy mẫu

- Tùy thuộc vào mục đích (đánh giá hiện trạng, đánh giá tác động của ngồn
thải,..) mà lựa chọn các vị trí lấy mẫu khác nhau và sử dụng một số phương pháp lấy
mẫu nước khác nhau.
- Tuy nhiên dù vị trí lấy mẫu hay phương pháp lấy mẫu khác nhau mẫu lấy phải
đại diện cho nguồn nước cần được xem xét, đánh giá.
- Khi chọn nơi lấy mẫu phải luôn chú ý đến an tồn sức khỏe.
- Sự phân bố các chất ơ nhiễm:
+ Theo diện tích: ở các vị trí khác nhau nồng độ các chất ô nhiễm sẽ khác nhau.
+ Theo chiều sâu: Trên bề mặt xảy ra q trình ơxy hóa hiếu khí nên sẽ làm cho
chất lượng nước sạch hơn.
+ Ở vùng giáp ranh với môi trường, đối tượng khác chất lượng nước bị ảnh
hưởng bởi môi trường lân cận.


- Các yếu tố liên quan:
+ Cần xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự pha loãng chất ô nhiễm trong
lưu vực đang xem xét.
+ Vận tốc dịng chảy có liên quan đến lượng oxy hịa tan trong nước làm ảnh
hưởng đến chất lượng hữu cơ trong môi trường nước.
+ Thành phần địa chất trong lưu vực: cần lưy ý khi số liệu khảo sát bất thường.

- Một số đặc trưng cơ bản cần quan tâm:
+ Các số liệu về dòng dẫn: chiều dài, chiều rộng.
+ Lưu lượng
+ Các nguồn gây ô nhiễm: sẽ làm cơ sở để ta lựa chọn xác định số điểm, vị trí
lấy mẫu, làm cơ sở giải thích kết quả do và xác định các chỉ tiêu phân tích.
+ Riêng đối với nước thải công nghiệp ta cần phải xem xét chế độ thải của nguồn
thải.

8


2.1.2. Các dạng mẫu
Có 02 loại mẫu: Mẫu đơn và mẫu tổ hợp
a) Mẫu đơn
- Loại mẫu được lấy tại 1 điểm, ở 1 thời điểm cụ thể, chỉ đại diện cho thành
phần của nguồi tại thời điểm và địa điểm đó.
- Có thể đại diện cho chất lượng nguồn ước ở lưu vực nếu ở khu vực đó có sự
xáo trộn mạnh theo diện tích, chiền sâu được coi là đồng nhất
- Lấy mẫu đơn là cách đơn giản nhất để quan trắc dòng thải. Tuy nhiên phương
pháp này chỉ đưa ra một bức tranh riêng lẻ và tức thời về đối tường quan trắc. Phương
pháp lấy mẫu này chỉ thích hợp ở một số điều kiện nhất định khi các đặc trưng của
dịng thải khơng biến đổi trong một khoảng thời gian dài.

b) Mẫu tổng hợp
- Mẫu tổ hợp cung cáp thơng tin chính xác hơn mẫu đơn vị vì đặc tính của dịng
thải thường dao động và rất khó dự đốn.
- Có 03 loại mẫu tổ hợp:
+ Tổ hợp theo không gian: Bao gồm các mẫu đơn có thể tích bằng nhau và được
lấy đồng thời tại các địa điểm khác nhau. Thường được sử dụng để lấy giá trị trung
bình cho các mặt căt ngang hoặc mặt cắt dọc của dòng nước. Mẫu đại diện cho chất
lượng nước tại mặt cắt đó, được lấy ở thời điểm nước đứng hoặc dòng chảy ổn định.
+ Tổ hợp theo thời gian: Bao gồm những mẫu đơn có thể có thể tích bằng nhau
và được lấy ở các khoảng thời gian bằng nhau trong một chu kỳ. Lấy mẫu tổ hợp theo
thời gian thường được áp dụng để nghiên cứu chất lượng trung bình của nguồn nước
theo chu kỳ (ngày đê, chuy kỳ triều,…)
+ Tổ hợp theo lưu lượng: Khi lưu lượng nước thay đổi thì chất lượng nước cũng
thay đổi. Bao gồm các mẫu đơn ở các khoảng thời gian bằng nhau nhưng theo tỷ lệ lưu
lượng dòng thải. Dùng để khảo sát dịng thải cơng nghiệp.
2.1.3. Dụng cụ chứa mẫu.
Dụng cụ chứa mẫu rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại mẫu mà sử dụng các loại
dụng cụ chứa mẫu khác nhau.
Dụng cụ chứa mẫu và phân tích phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đủ độ sạch phân tích yêu cầu của đối tượng phân tích theo mức độ phân tích
u cầu;
- Khơng gây nhiễm bẩn hay mất chất mẫu, chất phân tích;
9


- Không làm sai lệch các thành phần các chất của mẫu phân tích
- Phù hợp với mỗi loại mẫu cần lấy về trạng thái, độ sâu, lượng mẫu,..
- Không có tương tác với các chất mẫu khi lấy, chuyên chở và bảo quản
- Có thể đong, đo được lượng mẫu cần lấy theo yêu cầu đặt ra
- Dụng cụ phải được xử lý và kiểm tra lại trước khi dùng một cách phù hợp cho

nguyên tố hay đối tượng cần phân tích
Ngồi ra, dụng cụ chứa mẫu phải đạt các yêu cầu sau:
- Độ bền nhiệt, không bị đập vỡ
- Kín, khơng bị dị rỉ
- Ít bị thay đổi do nhiệt độ
- Hình dạng, kích thước, khối lượng phù hợp
- Dễ làm sạch và sử dụng lại
- Giá thành vừa phải
- Với những chất nhạy sáng cần dùng bình cản sáng
- Bình bằng thép khơng gỉ cho những mẫu có nhiệt độ và áp suất cao;
- Bình thủy tinh thích hợp cho các chất hữu cơ và vi sinh vật
- Bình bằng chất dẻo thích hợp cho các mẫu phóng xạ
Ngồi những tính chất vật lý nêu trên, khi lựa chọn bình lấy mẫu và chứa mẫu để
phân tích lượng vết cần chú ý:
- Hạn chế đến mức tối thiểu khả năng gây ô nhiễm mẫu do vật liệu chế tạo bình
và nút
- Bình chứa mẫu phải giữ được cho mẫu không bị mất do sự hấp thụ, bay hơi
hay nhiễm bẩn bởi các chất lạ. Ví dụ: Sự tan của các chất vô cơ từ thủy tinh ( đặc biệt
là thủy tinh mềm hay sự tan của các chất hữu cơ và kim loại từ chất dẻo vào trong
dung dịch mẫu
- Dễ làm sạch và dễ xử lý thành bình để loại các vết bẩn như kim loại nặng,chất
phóng xạ
- Vật liệu làm bình phải trơ về mặt hóa học, giảm đến mức tối thiểu phản ứng
giữa mẫu và bình chứa
Bình chứa mẫu cũng có thể gây sai số do các chất chứa trong bình, đặc biệt là
lượng vết các kim loại và các chất khác…. Ví dụ: chất tẩy rửa,. thuốc trừ sâu, phốt
phát đều có khả năng hấp thụ lên thành bình
Chú ý với các loại bình chứa mẫu
- Bằng PE hay thủy tinh: Thích hợp cho mẫu thông thường để xác đinh thông số
vật lý, hóa học của nước tự nhiên

- Các loại bình trơ về mặt hóa học như PTFE (Polytetra Flo Etylen), loại này tốt
nhưng đắt so với công việc hàng ngày.
10


- Các bình miệng hẹp, rộng hoặc có nút xốy đều cần có nút nhựa trơ hay thủy
tinh
- Đối với những chất nhạy sáng đặc biệt là tảo: Dùng bình bằng vật liệu cản
sáng (bình màu nâu) để bảo quản mẫu, đặt ở nơi tối tránh sự phân hủy của ánh sáng
trong thời gian lưu mẫu
- Khi cần phân tích các khí hịa tan (khí trong dung dịch) hoặc các thành phần dễ
biến đổi do tương tác với chất khí thì phải dùng bình chun dụng.
- Khi phân tích lượng vết các tạp chất hữu cơ, bình chứa mẫu nên làm bằng thủy
tinh hay PTFE
Tùy thuộc vào bản chất thông số cần phân tích, phương pháp phân tích mà mẫu
được đựng trong các chai lọ thích hợp theo ISO 5667-3:1885 hay TCVN 6663-3:2008
về hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước nhưng cần chú ý:
- Bình đựng mẫu phải được phịng thí nghiệm làm sạch (sạch cho phân tích) và
đậy nắp, bọc giấy tráng Paraphin mỏng để chống bụi. Bình chứa mẫu kim loại nặng
phải được rửa sạch nhiều lần, sau đó tráng lại bằng dung dịch HNO 3 1:1 và tráng lại
lần cuối cùng bằng nước cất
- Bình chứa mẫu, dụng cụ chứa mẫu phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện
nhiễm bẩn bằng cách lấy mẫu trắng vào các dụng cụ sử dụng lại hoặc thêm chuẩn ở
nồng độ thấp và cần phải xử lý dụng cụ chứa mẫu trước khi dùng
Cũng có thể sử dụng lại bình chứa mẫu. Tuy nhiên, khơng nên sử dụng lại chúng
trong trường hợp phép phân tích có độ nhạy cao trong trường hợp này nên sử dụng
dụng cụ chứa mẫu mới.
2.1.4. Phương pháp lấy mẫu nước.
a) Lấy mẫu nước sông.
Trước khi lấy mẫu nước sông cần quan trắc trạng thái, hiện trạng môi trường và

yếu tố thủy văn của sông
Quan sát trạng thái sông và hiện trạng môi trường
- Quan sát trạng thái chảy của sơng (mạnh, trung bình ,lặng), các vật trôi nổi,
các hiện tượng khác thường, đột biến (độ đục, váng dầu, cá chết)
Chú ý: Những hiện tượng khác thường về môi trường quan sát được trong thời
gian không trùng thời gian lấy mẫu, quan trắc viên cần gi lại trong thời gian biểu quan
trắc
- Đối với những hiện tượng môi trường đặc biệt như cá chết hàng loạt, sự cố tràn
dầu,..trạm cần quan trắc lấy mẫu bổ sung ngay và gửi kết quả quan trắc tại trạm cùng
mẫu về phịng thí nghiệm, đồng thời báo cáo nhanh bằng điện thoại hoặc điện báo về
Đài và Tổng cục

11


Quan trắc một số yếu tố thủy văn
- Đo mực nước và nhiệt độ nước theo quy phạm
- Thu thập số liệu lưu lượng. Nếu thời điểm quan trắc, lấy mẫu khơng trùng với
đo lưu lượng thì ước tính lưu lượng từ mực nước thực đo theo quan hệ Q = f(H) trung
bình nhiều năm của trạm ở những trạm khơng đo lưu lượng thì khơng thu thập số liệu
lưu lượng
Lấy mẫu nước sơng
- Dung tích mẫu nước cần lấy là 5 lít. Nếu thiết bị khơng lấy đủ 5 lít/lần thì lấy
nhiều lần liên tục
- Trường hợp có thiết bị lấy mẫu nước chuyên dùng, thực hiện lấy mẫu theo
hướng dẫn của thiết bị. Trường hợp chưa có, dùng thiết bị lấy mẫu phù sa kiểu chai để
lấy mẫu
Chú ý: Chai lấy mẫu phải bằng thủy tinh hoặc nhựa, vòi gắn ở nút cao su phải
bằng nhựa cứng (trường hợp chưa có vịi nhựa có thể sử dụng tạm thời vòi kim loại
phù sa để lấy mẫu). Chai, vòi được tráng rửa kỹ (ít nhất là 3 lần bằng nước ở nơi lấy

mẫu: Đưa chai đến vị trí lấy mẫu, chờ dụng cụ ổn định, giật nút vòi lấy mẫu, theo dõi
bọt khí nổi lên trên mặt nước, khi hết bọt khí nổi lên là chai đã đầy, nếu khơng theo
dõi được bọt khí thì để 2 phút mới kéo lên.
Nếu khơng có thiết bị lấy mẫu, thực hiện lấy mẫu trực tiếp như sau: dùng xô
nhựa sạch, đã được tráng kỹ 3 lần bằng nước ở nơi lấy mẫu, đưa xơ tới vị trí lấy mẫu,
dịch chuyển xơ qua lại vài lần để nước ở nơi lấy mẫu vào trong xơ rồi kéo lên. Sau khi
lấy mẫu thì đo nhanh các thông số môi trường
Đo nhanh một số yếu tố môi trường
Đo nhanh một số thông số tại hiện trường: nhiệt độ, pH, DO, độ màu, độ đục, độ
dẫn, độ mặn,..
Bảo quản mẫu
Sau khi lấy mẫu cần phải bảo quản mẫu ngay (theo yêu cầu cần phân tích) để
tránh sai số, tránh nhiễm bẩn từ bên ngoài.
b)Phương pháp lấy mẫu nước hồ
Trước khhi lấy mẫu nước hồ cần quan trắc trạng thái, hiện trạng môi trường và
yếu tố khí tượng thủy văn của hồ
Quan sát bằng mắt trạng thái và hiện trạng mơi trường khi lấy mẫu
- Sóng và cấp sóng:
+ Sóng yếu (độ cao sóng từ 0-0,25m)
+ Sóng vừa (độ cao sóng từ 0,25 – 0,75m)
+ Sóng lớn (độ cao sóng từ >0,75m)
- Trạng thái dịng chảy, các vật trôi nổi
12


- Sự phát triển của thủy sinh vật (rong, tảo)
- Các hiện tượng khác thường, đột biến (độ đục, váng dầu, cá chết,..)
Chú ý: Những hiện tượng khác thường về môi trường quan sát được trong thời
gian không trùng thời gian lấy mẫu, quan trắc viên cần gi lại trong thời gian biểu quan
trắc

- Đối với những hiện tượng môi trường đặc biệt như cá chết hàng loạt, sự cố tràn
dầu,..trạm cần quan trắc lấy mẫu bổ sung ngay và gửi kết quả quan trắc tại trạm cùng
mẫu về phòng thí nghiệm, đồng thời báo cáo nhanh bằng điện thoại hoặc điện báo về
Đài và Tổng cục
- Đo độ trong và nhiệt độ tại thủy vực lấy mẫu theo hướng dẫn
Lấy mẫu nước hồ
Sử dụng thiết bị lấy mẫu chuyên dùng để lấy mẫu nước và thực hiện lấy mẫu
theo hướng dẫn thiết bị. Có thể sử dụng dụng cụ lấy mẫu kiểu phù sa kiểu chai để lấy
mẫu
Chú ý: Chai lấy mẫu phải bằng thủy tinh hoặc nhựa, vòi gắn ở nút cao su phải
bằng nhựa cứng (trường hợp chưa có vịi nhựa có thể sử dụng tạm thời vòi kim loại
phù sa để lấy mẫu). Chai, vòi được tráng rửa kỹ (ít nhất là 3 lần bằng nước ở nơi lấy
mẫu
Đưa chai đến vị trí lấy mẫu, chờ dụng cụ ổn định, giật nút vòi lấy mẫu, theo dõi
bọt khí nổi lên trên mặt nước, khi hết bọt khí nổi lên là chai đã đầy, nếu khơng theo
dõi được bọt khí thì để 2 phút mới kéo lên.
Đo nhanh một số yếu tố môi trường
Đo nhanh một số thông số tại hiện trường: nhiệt độ, pH, DO, độ màu, độ đục, độ
dẫn, độ mặn,..
Bảo quản mẫu
Sau khi lấy mẫu cần phải bảo quản mẫu ngay (theo yêu cầu cần phân tích) để
tránh sai số, tránh nhiễm bẩn từ bên ngồi.
c) Phương pháp lấy mẫu nước ngầm.
Nói chung có hai phương pháp lấy mẫu nước ngầm: lấy mẫu bơm và lấy mẫu
theo chiều sâu. Cả hai phương pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế cần nhắc
khi dùng
Lấy mẫu bơm
Mẫu bơm lấy từ giếng khoan dùng để cấp nước uống hoặc dùng cho các mục
đích khác là hỗn hợp nước đi qua ống lọc của lỗ khoan từ nhiều độ sâu khác nhau. Do
đó, cách lấy mẫu này chỉ nên dùng khi nước ngầm có thành phần đồng đều theo chiều

thẳng đứng, hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu. Trong trường hợp này mẫu cần lấy
ở chỗ càng gần giếng càng tốt để tránh sự không bền của mẫu.
13


Lấy mẫu theo chiều sâu
Lấy mẫu theo chiều sâu là những thiết bị lấy mẫu vào giếng đào hoặc giếng
khoan để cho nước ơ độ sâu đã định nạp đầy vào thiết bị rồi kéo lên và chuyển vào
bình chứa, cũng có thể dùng bơm có ống nối định vị chiều sâu. Cách lấy mẫu này chỉ
thích hợp với những lỗ khoan thăm dị. Khơng lấy mẫu trong ống vách của giếng vì
khi đó sẽ khơng phản ánh chính xác chất lượng mẫu tại độ sâu lấy mẫu, mặt khác chất
lượng nước có thể bị thay đổi do các hoạt động hóa học và vi sinh.
d)Phương pháp lấy mẫu nước thải công nghiệp.
Với mẫu nước thải công nghiệp cần lấy ở 2 vị trí:
- Lấy mẫu tại cống thải, kênh thải và hố ga
- Lấy mẫu tại trạm xử lý nước thải
Nói chung khi lấy mẫu nước cống, nước thải cần chú ý những nguyên nhân thay
đổi chất lượng như sau:
- Thay đổi hàng ngày (thay đổi trong thời gian hàng ngày)
- Thay đổi giữa các ngày trong tuần lễ
- Thay đổi giữa các tuần lễ
- Thay đổi giữa các tháng và giữa các mùa.
e) Phương pháp lấy mẫu nước biển.
Trước khi lấy mẫu nước biển cần quan trắc trạng thái, hiện trạng môi trường và
yếu tố hải văn của biển
Quan trắc và thu thập một số yếu tố khí tượng, hải văn
- Đo mực nước, nhiệt độ nước, sóng
- Đo độ trong
- Xác định mùi, vị, độ trong, pH, cố định oxy
- Xác định mặn bằng Nitrat Bạc (AgNO3)

- Thu thập một số yếu tố khí tượng được quan trắc tại vườn khí tượng của trạm
hoặc vườn khí tượng gần nhất như: nhiệt độ khơng khí, lượng mưa, tốc độ gió, hướng
gió.
Quan sát trạng thái biển và hiện trạng mơi trường
- Quan sát các hiện tượng: dịng chảy ven bờ, cường độ chảy (nếu có thể, ước
lượng tốc độ chảy), màu nước, váng dầu, phát triển tảo, đột biến về độ đục, các vật trôi
nổi, xác thủy sinh vật,.. .
Chú ý: Những hiện tượng khác thường về môi trường quan sát được trong thời
gian không trùng thời gian lấy mẫu, quan trắc viên cần gi lại trong thời gian biểu quan
trắc
- Đối với những hiện tượng môi trường đặc biệt như cá chết hàng loạt, sự cố tràn
dầu,..trạm cần quan trắc lấy mẫu bổ sung ngay và gửi kết quả quan trắc tại trạm cùng
14



×