Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LV ThS Luat học_Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.45 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thừa kế tài sản là một chế định pháp luật quan trọng trong B ộ luật
dân sự Việt Nam năm 2015, thể hiện sự bảo hộ của Nhà n ước đ ối v ới quy ền s ở
hữu tài sản riêng của cá nhân. Di sản thừa kế của cá nhân được để lại rất phong
phú về chủng loại, đa dạng về tính năng sử dụng; bao gồm: động sản, bất động
sản). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sử dụng đất cũng được xác
định là di sản thừa kế khi người sử dụng đất chết. Tính nhân văn trong các quy
định về thừa kế quyền sử dụng đất thể hiện; nước ta là quê hương của nghề trồng
lúa nước truyền thống. Đã bao đời nay, con người Việt Nam gắn bó máu thịt với
mảnh đất canh tác. Họ sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ chính mảnh đất đó. Cha
mẹ ni dưỡng con cái; lớn lên con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc ơng
bà, cha mẹ cũng chính từ mảnh đất này. Vì vậy, việc pháp luật công nhận thừa kế
quyền sử dụng đất là sự ghi nhận truyền thống mang đậm tính nhân văn tốt đẹp
của người Việt Nam. Đó là, đất đai được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ
khác tiếp tục sử dụng là sự tiếp nối truyền thống cần cù, chăm ch ỉ lao đ ộng c ủa
người nông dân và đảm bảo cho đất đai được sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài
và có hiệu quả, tránh gây xáo trộn trong quá trình sử dụng đất.
Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 - 2017), Nhà nước ta đã từng bước xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; trong đó có chế định v ề thừa k ế
quyền sử dụng đất nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và sử dụng đất trong điều
kiện kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường chỉ có thể vận hành và phát triển
đồng bộ, thông suốt và có hiệu quả khi quyền sở hữu về tài sản c ủa công dân
được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Một trong những thay đổi t ư duy r ất quan
trọng đưa đến những thành tựu to lớn của cơng cuộc đổi mới; đó là, s ự cơng
nhận địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai và cho phép h ọ có
quyền sử dụng đất lâu dài. Trên cơ sở đất đai thuộc s ở hữu toàn dân do Nhà

1



nước đại diện chủ sở hữu, chế định về thừa kế quyền sử dụng đất được xây
dựng và hoàn thiện. Luật đất đai năm 2013 có các quy định về quy ền th ừa k ế
quyền sử dụng đất; trình tự, thủ tục thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng
đất. Tiếp đó, Bộ luật dân sự năm 2015 đã dành một phần (Phần thứ tư: Từ Đi ều
609 - Điều 662) đề cập đến thừa kế nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói
riêng dưới góc độ quyền tài sản tư của cá nhân. Tuy nhiên, hi ện nay cùng v ới s ự
tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, đất đai ngày càng tr ở lên có giá và
người dân nhận thức được sâu sắc về giá trị của đất; dẫn đến việc thừa k ế
quyền sử dụng đất cũng phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu ki ện phức t ạp. H ậu
quả của tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất để lại rất nặng nề. Nó khơng
chỉ phá vỡ sự ổn định, khơng khí hịa thuận, đầm ấm trong gia đình, gây ra s ự
mâu thuẫn, mối bất hòa giữa anh, chị em ruột, họ hàng với nhau mà cịn lơi kéo
cả gia đình, dịng họ lao vào cuộc chiến pháp lý tàn khốc, kéo dài làm tổn hao sinh
lực, sức khỏe, tiền bạc vật chất của các bên... Bên cạnh đó, tranh chấp v ề quy ền
sử dụng đất còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ổn định chính tr ị, trật t ự an
toàn xã hội ở địa bàn cộng đồng dân cư. Mặt khác, việc quản lý đất đai có s ự xáo
trộn qua các thời kỳ do chính sách, pháp luật đất đai có những nét đ ặc thù ở t ừng
giai đoạn lịch sử, hệ thống hồ sơ đất đai không đầy đủ, đồng b ộ. Đất đai có
nguồn gốc lịch sử phức tạp. Một số vấn đề về đất đai do lịch s ử đ ể l ại ch ưa
giải quyết được nay lại phát sinh những vấn đề mới trong quản lý đất đai trong
bối cảnh kinh tế thị trường v.v... Đây là những rào c ản, khó khăn cho th ực ti ễn
giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Trong nhi ều vụ vi ệc
giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, các cơ quan nhà nước có th ẩm
quyền cịn có những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp d ụng pháp lu ật ho ặc
do các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất thiếu chi ti ết, c ụ
thể; mâu thuẫn, chồng chéo hay do pháp luật còn có nh ững "khoảng trống" v.v...
Đây là một trong những nguyên nhân khiến công tác giải quyết tranh ch ấp th ừa
kế quyền sử dụng đất đạt hiệu quả chưa cao. Để khắc phục hạn chế này, chúng

2



ta cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định v ề th ừa k ế
quyền sử dụng đất. Đây là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đặt trong
bối cảnh Luật đất đai năm 2013 đang trong quá trình thực thi.
1.2. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng B ắc B ộ. Tăng
trưởng kinh tế trong những năm gần đây của tỉnh Ninh Bình đạt m ức đ ộ khá cao
so với mức bình quân của cả nước. Kinh tế - xã hội phát triển kéo theo giá trị của
đất đai ngày càng tăng. Bên cạnh những mặt tích c ực, d ưới tác đ ộng c ủa c ơ ch ế
thị trường khiến các quan hệ xã hội càng trở lên đa dạng, phức t ạp. Các l ợi ích
đan xen, mâu thuẫn; thậm chí, đối lập nhau… trong nh ững quan h ệ xã h ội. Quan
hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai cũng không phải là một ngoại lệ. Thừa kế quyền
sử dụng đất tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, xung đột nếu các bên khơng th ỏa hi ệp,
dung hịa lợi ích với nhau; bởi, quyền sử dụng đất là tài sản có giá tr ị l ớn. Đ ể
hướng dẫn người sử dụng đất nói chung và các đối tượng thụ hưởng thừa kế
quyền sử dụng đất nói riêng ứng xử văn minh trong phân chia tài s ản th ừa k ế;
pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất được ban hành. Mặc dù, đã đ ược s ửa
đổi, bổ sung cùng với việc ban hành Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm
2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành song việc áp dụng các quy định v ề th ừa
kế quyền sử dụng đất vẫn gặp khó khăn, vướng mắc. Bởi lẽ, đất đai là vấn đ ề
nhạy cảm, phức tạp và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quan điểm của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nguồn gốc lịch s ử; phong tục, t ập
quán, thị hiếu, ý thức pháp luật của người dân v.v... Nên trên đ ịa bàn t ỉnh Ninh
Bình; số lượng các tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp v ề th ừa k ế quy ền
sử dụng đất nói riêng khơng chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng v ề tính
chất phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn; thậm chí có v ụ
việc qua rất nhiều cấp giải quyết nhưng người dân vẫn tiếp tục khi ếu ki ện. Có
khơng ít bản án, quyết định xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm về giải quyết tranh
chấp thừa kế quyền sử dụng đất bị hủy, sửa v.v... Điều này có nguyên nhân t ừ
các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất vẫn còn bất cập, ch ưa phù h ợp v ới


3


sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội. Muốn khắc phục những b ất cập
này thì cần thiết phải có sự tiếp tục đánh giá, phân tích tồn diện, có hệ thống v ề
lý luận và thực tiễn đối với chế định pháp luật này tham chiếu v ới th ực ti ễn thi
hành tại tỉnh Ninh Bình.
Với những lý do chủ yếu trên, học viên lựa chọn đề tài: "Pháp luật về
thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình " làm luận văn thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
không phải là một vấn đề mới mẻ. Thời gian qua đã có nhiều bài viết, cơng trình
nghiên cứu của giới luật học nước ta về chủ đề này đã được công bố mà tiêu
biểu là một số cơng trình cụ thể sau: i) Tưởng Duy Lượng (2005), Bình luận về
một số vụ án hơn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; ii) Phùng
Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945
đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội; iii) Phạm Văn Tuyết (2004), Chế định thừa kế
theo di chúc, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; iv) Phùng
Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội; v) Dương Thị Liễu
(2009), Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa k ế quy ền s ử
dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam , Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội; vi) Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học một số nội
dung mới của Bộ luật dân sự năm 2015 ; Nxb Hồng Đức; vii) Trường Đại học
Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật dân sự, Hà Nội; viii) Nguyễn Minh Tuấn
(chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Tư pháp,
Hà Nội; ix) Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên) (2017), Bình luận khoa
học Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội; x) Đỗ Văn Đại (2010),
Tuyển tập các bản án quyết định của Tòa án Việt Nam về quy ền sử d ụng đ ất ,

Nxb Lao động, Hà Nội v.v...

4


Các cơng trình nghiên cứu này đề cập đến chế định thừa kế tài sản (trong
đó có thừa kế quyền sử dụng đất) đã giải quyết được một s ố vấn đ ề lý luận và
thực tiễn cụ thể sau đây:
Một là, phân tích những vấn đề lý luận về thừa kế bao gồm khái niệm,
đặc điểm và ý nghĩa của thừa kế (trong đó có thừa kế quyền sử dụng đất).
Hai là, phân tích một số vấn đề lý luận pháp luật về thừa kế như khái
niệm, đặc điểm; các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về thừa kế nói chung và
thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng; lịch sử hình thành và phát triển chế định về
thừa kế quyền sử dụng đất…
Ba là, bình luận, phân tích các vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản do Tòa
án nhân dân các cấp xét xử.
Bốn là, đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về thừa kế nói
chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.
Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn di ện các quy đ ịnh v ề
thừa kế quyền sử dụng đất về lý luận và thực tiễn tham chiếu với quá trình thi
hành Luật đất đai năm 2013 tại tỉnh Ninh Bình thì dường nh ư v ẫn cịn thi ếu m ột
cơng trình khoa học như vậy. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu c ủa các
cơng trình khoa học đã cơng bố, luận văn tiếp tục tìm hiểu pháp luật v ề th ừa k ế
quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu tổng quát là đề xuất giải pháp góp
phần hồn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả
thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhi ệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:

5


i) Phân tích, luận giải cơ sở lý luận của thừa kế quyền s ử dụng đ ất
thông qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất; ý
nghĩa của thừa kế quyền sử dụng đất…
ii) Phân tích cơ sở lý luận pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất thông
qua việc luận giải cơ sở xây dựng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất; khái
niệm và đặc điểm pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất; các yếu tố ảnh
hưởng đến pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất; lịch sử hình thành và phát
triển của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất...
iii) Tìm hiểu nội dung pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và thực
tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
iv) Đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử d ụng đ ất
và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn khu trú vào các vấn đề cụ thể sau
đây:
- Quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới chính sách, pháp luật đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện cơng cuộc đổi m ới nói chung và vi ệc m ở
rộng các quyền của người sử dụng đất nói riêng.
- Các quy định của pháp luật đất đai hiện hành về thừa kế quyền sử dụng
đất.
- Các trường phái, quan điểm lý thuyết về thừa kế tài sản nói chung và
thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh Ninh

Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Bình
là đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ c ủa m ột b ản

6


luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu vào một số nội dung cụ thể
sau:
- Giới hạn về nội dung. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội
dung ở các quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn b ản h ướng dẫn thi
hành về thừa kế quyền sử dụng đất; các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
về thừa kế quyền sử dụng đất.
- Giới hạn về thời gian. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy định
về thừa kế quyền sử dụng đất từ năm 1993 (năm ban hành Luật đất đai năm 1993)
đến nay.
- Giới hạn về không gian. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực
tiễn thi hành pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn t ỉnh Ninh
Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra; trong quá trình nghiên cứu luận
văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
ii) Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng một s ố ph ương pháp nghiên c ứu
cụ thể như:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử… được sử
dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan pháp luật về thừa kế quyền sử
dụng đất;

- Phương pháp so sánh luật học, phương phân tích, phương pháp đánh giá
v.v... được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật về thừa kế
quyền sử dụng đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Bình;
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp… được sử dụng ở
Chương 3 khi nghiên cứu về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
thừa kế quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Ninh Bình.

7


6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên
quan đến đề tài đã được cơng bố, luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau:
i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thừa kế quyền sử dụng đất và pháp luật
về thừa kế quyền sử dụng đất;
ii) Phân tích nội dung các quy định về thừa kế quyền sử dụng đ ất và
đánh giá thực tiễn thi hành chế định này tại tỉnh Ninh Bình nhằm nh ận di ện
những kết quả và những tồn tại; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại
này;
iii) Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng
đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, n ội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và thực
tiễn thi hành tại tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
và nâng cao hiệu quả thi hành tại tỉnh Ninh Bình.


8


Chương 1

LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Lý luận về thừa kế quyền sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng đất
1.1.1.1. Quan niệm về quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là một khái niệm được sử dụng rất phổ bi ến trong
pháp luật đất đai Việt Nam. quyền sử dụng đất được quan niệm theo hai phương
diện:
i) Phương diện chủ quan. Đây là một quyền năng của người sử dụng
đất trong việc khai thác, sử dụng các thuộc tính có ích của đất để đem lại một lợi
ích vật chất nhất định. Quyền năng này của người sử dụng đất được pháp luật
đất đai ghi nhận và bảo hộ. Trên phương diện này, quyền sử d ụng đ ất đ ược các
tài liệu, sách, báo pháp lý quan niệm như sau:
- Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) biên
soạn:
Quyền sử dụng đất: Quyền của các chủ thể được khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước
giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông
qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho … từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất có các quyền: 1. Quyền được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết
quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do cơng trình c ủa Nhà n ước
về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và
giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước
bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp

của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi ph ạm
pháp luật đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền

9


chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất … theo quy định của pháp luật v ề đ ất đai [35, tr.
655].
- Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội:
Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của
đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội c ủa đất
nước;
Xét về khía cạnh kinh tế, quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan
trọng vì nó làm thỏa mãn các nhu cầu và mang l ại l ợi ích v ật ch ất cho
các chủ sử dụng trong quá trình sử dụng đất [29, tr. 92].
Như vậy, xét trên phương diện chủ quan, quyền sử dụng đ ất là m ột
quyền năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với tư cách là người s ử dụng đ ất
nhằm khai thác các thuộc tính có ích của đất đai và đem lại l ợi ích v ật ch ất nh ất
định cho họ.
ii) Phương diện khách quan. Quyền sử dụng đất là một chế định quan
trọng của pháp luật đất đai bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật đất đai do
Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
sử dụng đất như quan hệ làm phát sinh quyền sử dụng đất; quan hệ về thực hiện
các quyền năng của quyền sử dụng đất; quan hệ về bảo hộ quyền sử dụng đ ất
(giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về quyền sử dụng đất).
Xét trên phương diện này, quyền sử dụng đất với tư cách là m ột ch ế
định pháp luật bao gồm các quy định làm căn cứ pháp lý phát sinh quyền s ử d ụng
đất; các quy định về thực hiện quyền sử dụng đất và các quy định về giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về quyền sử dụng đất. Luật đ ất đai năm 2013 đã

dành hẳn một chương (Chương XI - Từ Điều 166 đến Điều 194) quy định về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; bao gồm các quyền và nghĩa vụ
chung của người sử dụng đất và các quyền và nghĩa vụ c ụ thể của t ừng nhóm
chủ thể sử dụng đất.
1.1.1.2. Đặc điểm của quyền sử dụng đất

10


Quyền sử dụng đất ở nước ta có nội hàm rộng hơn quyền sử dụng thơng
thường. Nó vượt khỏi khn khổ " chật hẹp" của quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản để tham gia vào các giao dịch dân sự trên th ị
trường; được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong quan hệ thế chấp, bảo lãnh vay
vốn tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng; được sử dụng làm vốn góp liên doanh
trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Quyền sử dụng đất mang m ột s ố đ ặc
điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, như phần trên đã phân tích, quyền sử dụng đất là một loại tài
sản và được xác định giá trị và được phép chuyển đổi trên thị trường.
Thứ hai, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở
nước ta nên quyền sử dụng đất được hình trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân v ề
đất đai. Điều này có nghĩa là người sử dụng đất có quyền sử dụng đất khi đ ược
Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, do pháp luật
cho phép người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất (bao gồm các
quyền năng: quyền chuyển đổi, quyền tặng cho, quyền chuyển nhượng, quy ền
cho thuê, quyền cho thuê lại, quyền thừa kế quyền sử dụng đất; quyền thế chấp,
quyền bảo lãnh và quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất) nên quy ền s ử d ụng
đất tách khỏi quyền sở hữu đất đai và trở thành một loại quy ền t ương đ ối đ ộc
lập so với quyền sở hữu.
Mặc dù, quyền sử dụng đất được tham gia vào các giao dịch chuyển
nhượng trên thị trường song giữa quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quy ền s ử

dụng đất vẫn có sự khác nhau và chúng ta không thể đ ồng nh ất gi ữa hai lo ại
quyền này; bởi lẽ, giữa chúng có sự khác nhau cả về nội dung và ý nghĩa, cụ thể:
- Quyền sở hữu đất đai là quyền ban đầu (có trước) cịn quy ền s ử d ụng
đất đai là quyền phái sinh (có sau) xuất hiện khi được Nhà n ước giao đ ất ho ặc
cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hay công nhận quyền s ử
dụng đất.
- Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền trọn vẹn, đầy đủ còn quyền sử
dụng đất đai là một loại quyền không trọn vẹn, không đầy đủ.

11


Tính khơng trọn vẹn, khơng đầy đủ của quyền sử dụng đất thể hiện ở
các khía cạnh sau:
Một là, người sử dụng đất khơng có đầy đủ các quyền năng như Nhà
nước với tính cách là đại diện chủ sở hữu tồn dân về đất đai.
Hai là, khơng phải bất cứ người nào có quyền sử dụng đất hợp pháp
cũng có quyền chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, cho thuê
lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Ví dụ: theo Điểm b khoản 1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có
hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp được Nhà nước giao trong h ạn
mức mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một
xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác. Còn các ch ủ th ể s ử d ụng đ ất
khác không được pháp luật cho hưởng quyền năng này.
Hay Điều 175 Luật đất đai năm 2013 quy định: Tổ chức kinh t ế, t ổ ch ức
sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm chỉ
có quyền bán, thế chấp, góp vốn bằng tài s ản thuộc s ở h ữu c ủa mình g ắn li ền
với thuê mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất thuê (trừ trường hợp cho thuê lại quyền sử dụng đất
theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết

cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ
tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế).
Hơn nữa, không phải đối với bất cứ người sử dụng đất nào cũng có đầy
đủ các quyền năng của chuyển quyền sử dụng đất (bao gồm quyền chuyển đổi
quyền sử dụng đất, quyền tặng cho quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, quyền cho thuê quyền sử dụng đất, quyền cho thuê l ại
quyền sử dụng đất, quyền thừa kế quyền sử dụng đất, quyền thế chấp quy ền
sử dụng đất, quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất) do pháp luật đất đai quy
định. Về cơ bản, chỉ những người sử dụng đất theo các hình thức: giao đ ất tr ả
tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả khơng có nguồn g ốc t ừ ngân sách

12


nhà nước; thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ho ặc đ ược c ơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền
thuê hàng năm sang hình thức thuê đất trả tiền thuê đất m ột lần cho c ả th ời gian
thuê mới được pháp luật cho hưởng các quyền năng của chuyển quy ền s ử d ụng
đất.
Ba là, quyền sở hữu đất đai là một loại quyền tồn tại độc lập còn quyền
sử dụng đất lại là một loại quyền phụ thuộc. Tính phụ thuộc của quyền sử dụng
đất thể hiện ở chỗ người sử dụng đất khơng được tự mình quyết định mọi vấn
đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất mà chỉ được quyết định một số vấn đề,
còn cơ bản họ vẫn phải hành động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là người
đại diện chủ sở hữu đối với đất được giao.
Ví dụ: Sau khi làm xong các thủ tục pháp luật để chuyển nhượng hoặc
chuyển đổi quyền sử dụng đất… thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất
phải sử dụng đất theo đúng mục đích ban đầu trước khi chuyển giao, không
được tùy tiện thay đổi mục đích sử dụng. Nếu làm trái quy định này đ ược coi

như là một hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và hậu quả của nó
là Nhà nước sẽ thu hồi đất.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất
1.1.2.1. Quan niệm về thừa kế quyền sử đất
Trong đời sống thực tiễn, tài sản do cá nhân làm ra thu ộc s ở h ữu c ủa
riêng họ. Pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân đối với tài s ản.
Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có tồn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
tài sản của mình; thậm chí trong trường hợp chết, họ cũng có tồn quyền quyết
định việc để lại tài sản của mình cho những người cịn sống tiếp tục chiếm hữu,
sử dụng. Pháp luật gọi việc làm này là thừa kế. Theo Từ đi ển Lu ật h ọc do Vi ện
Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn: "Thừa kế: Sự chuyển dịch tài sản c ủa
người chết cho người cịn sống. Thừa kế ln gắn với sở hữu. Sở hữu là y ếu t ố
quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở

13


hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa k ế
theo pháp luật" [35, tr. 754].
Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất được đặt ra
khi Luật đất đai năm 1993 được ban hành. Việc ra đời chế định thừa kế quyền sử
dụng đất nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài trong việc s ử dụng đ ất c ủa h ộ gia
đình, cá nhân và gắn kết chặt chẽ người lao động với đất đai - tư li ệu sản xuất
quan trọng nhất. Vậy thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
- Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) biên
soạn:
Thừa kế quyền sử dụng đất: Sự chuyển dịch quyền sử dụng
đất của người chết cho người còn sống. Ở Việt Nam, với đặc thù đất
đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu,
Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Quyền

sử dụng đất là quyền tài sản chung của hộ gia đình hoặc quyền tài sản
riêng của cá nhân. Bởi vậy, khi cá nhân hoặc thành viên trong h ộ gia
đình chết thì quyền sử dụng đất của họ được để thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật [35, tr. 754].
- Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật
Hà Nội: "Thừa kế quyền sử dụng đất: Chuyển quyền sử dụng đất của người
chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù h ợp v ới các
quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai" [28, tr. 69].
Như vậy, thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất
của người chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật tuân theo các
quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai.
1.1.2.2. Đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất
Tìm hiểu về thừa kế quyền sử dụng đất cho thấy dạng thừa kế này
mang một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cũng giống như thừa kế các tài sản khác, thừa kế quyền sử
dụng đất bao giờ cũng gắn liền với một sự kiện pháp lý, đó là người sử dụng đất

14


chết. Điều này có nghĩa là thừa kế quyền sử dụng đất chỉ đ ặt ra khi ng ười có
quyền sử dụng đất chết.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ s ở h ữu. Nhà n ước giao đ ất
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và họ được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy trong trường hợp này, di sản để lại thừa k ế
không phải là đất đai (vật) mà là quyền sử dụng đất (quyền sử dụng vật hay cịn
gọi là vật quyền). Hơn nữa, do tính chất đặc thù c ủa ch ế đ ộ s ở h ữu toàn dân v ề
đất đai nên việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất không chỉ tuân theo các quy
định về thừa kế của Bộ luật dân sự năm 2015 mà còn ph ải phù h ợp v ới các quy

định của pháp luật đất đai được đề cập tại khoản 1 Điều 179 Luật đất đai năm
2013.
Thứ hai, thừa kế quyền sử dụng đất là trường hợp đặc biệt của chuyển
quyền sử dụng đất. Tính đặc biệt này thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác luôn g ắn li ền v ới
một sự kiện pháp lý là người có quyền sử dụng đất chết.
- Người nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế quyền sử
dụng đất không phải nộp bất kỳ một khoản tiền nào cho người có quy ền sử
dụng đất chuyển giao cho mình.
- Sự chuyển dịch quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế quyền sử
dụng đất chỉ được thực hiện trong phạm vi và đối tượng hẹp; đó là những người
có quan hệ huyết thống, quan hệ hơn nhân, quan hệ ni dưỡng hoặc có nghĩa v ụ
kinh tế trực tiếp với nhau.
Thứ ba, không phải bất cứ chủ thể sử dụng đất nào cũng có quyền đ ể
thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ các chủ thể sau đây mới được pháp lu ật cho
hưởng quyền năng này:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê.

15


- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất m ột
lần cho cả thời gian thuê.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang
hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Thứ tư, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thừa kế của B ộ luật dân
sự năm 2015, thừa kế quyền sử dụng đất còn phải thực hiện đúng các quy định

tại khoản 1 Điều 179, Điều 188 Luật đất đai năm 2003.
1.2. Lý luận pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
1.2.1. Cơ sở xây dựng pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất
1.2.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về giao đất cho h ộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài và được để thừa kế quyền sử dụng đất
Nhận thức rõ việc duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao c ấp s ẽ
cản trở sự phát triển của đất nước khi cách mạng Việt Nam chuy ển sang giai
đoạn mới: Giai đoạn thống nhất đất nước, xây dựng xã h ội ấm no, h ạnh phúc;
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã phát động công cu ộc đ ổi m ới
toàn diện đất nước, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Công cuộc đổi
mới đất nước được tiến hành với khâu đột phá là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
trong nông nghiệp, từng bước xác lập địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân đối
với ruộng đất. Các quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế trong nơng nghiệp nói chung và xác định vai trị của hộ gia đình, cá nhân là
đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng lần lượt ra đời với
việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; đồng thời mở rộng
các quyền năng của người sử dụng đất (trong đó có quyền thừa kế quyền sử dụng
đất). Quan điểm xác lập và mở rộng các quyền của hộ gia đình, cá nhân đối với

16


đất đai (trong đó có quyền thừa kế quyền sử dụng đất) được ghi nhận trong các
văn kiện sau đây của Đảng:
- Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/10/1981 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng
về "Cải tiến cơng tác khốn, mở rộng cơng tác khốn sản phẩm đến nhóm và
người lao động trong hợp tác xã nơng nghiệp", trong đó xác định: "…tổ chức tốt
việc giao diện tích đất cho đội sản xuất, nhóm người lao động… khi di ện tích
giao khốn hợp lý thì có thể ổn định để xã viên n tâm thâm canh trên di ện tích
đất đó" [6]. Chính sách khốn và giao đất sử dụng ổn định đã bước đầu đ ộng

viên nông dân hăng hái lao động, sản xuất và "bước đầu quá trình xác l ập đ ịa v ị
làm chủ ruộng đất thực sự của người lao động".
- Tiếp đó, ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 NQ/TW v ề
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đã khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế
tự chủ trong sản xuất nơng nghiệp và giao khốn ruộng đất ổn định, lâu dài cho
hộ gia đình nơng dân.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã ghi
nhận: "Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, ruộng đất được giao cho
nông dân sử dụng lâu dài. Nhà nước quy định bằng luật pháp các vấn đề thừa kế,
chuyển quyền sử dụng ruộng đất" [10, tr. 275]. Quan điểm này tiếp tục được
khẳng định tại Nghị quyết các Hội nghị Trung ương tiếp theo, đặc biệt là Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (khóa VII tháng 12 năm 1991) và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VII, tháng 6/1992): "Ruộng đất được
trao cho nông dân sử dụng lâu dài. Nhà nước quy định bằng pháp luật vi ệc thừa
kế, chuyển quyền sử dụng đất".
- Vấn đề sử dụng đất ổn định lâu dài nói chung và thừa kế quyền sử dụng
đất nói riêng của hộ gia đình, cá nhân còn được ghi nhận trong Chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: "Đất đai thuộc sở hữu tồn dân. Các hộ
nơng dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy

17


chứng nhận. Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền s ử dụng
ruộng đất" [10, tr. 343].
- Ngày 12/03/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng
Khóa IX ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp lu ật v ề đ ất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ:
"Người được giao quyền sử dụng đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng
thủy sản và đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp đ ể tr ồng r ừng, đ ất ở, đ ược

thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật về thừa kế như các
tài sản khác" [9, tr. 175].
- Ngày 06/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành trung ương Đảng
Khóa XI thơng qua Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật
về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã
khẳng định:
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời
hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và
nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật [11].
Như vậy, quan điểm, đường lối của Đảng về giao ruộng đất sử dụng ổn
định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân và trao cho h ọ quy ền th ừa k ế quy ền s ử
dụng đất được ghi nhận trong các văn kiện trên đây là những định h ướng r ất
quan trọng để Nhà nước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Các quy
định này khi đi vào cuộc sống đã làm cho người nơng dân n tâm g ắn bó lâu dài
với đất đai và tạo ra động lực mới trong sản xuất nơng nghiệp.
1.2.1.2. Chế độ sở hữu tồn dân về đất đai

18


Đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n ước đ ại di ện ch ủ s ở
hữu. Các hình thức sở hữu khác về đất đai khơng được pháp luật th ừa nh ận.
Chính sự đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã chi ph ối m ạnh m ẽ
đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người sử dụng. Sự chi phối này th ể
hiện:
Thứ nhất, người sử dụng đất muốn để lại thừa kế quyền sử dụng đất

thì trước tiên họ phải có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do đất đai không thuộc
sở hữu của người sử dụng đất mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại di ện
chủ sở hữu; nên việc họ có được quyền sử dụng đất hay khơng phụ thuộc vào ý
chí của Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Ở khía cạnh khác, do đất đai thuộc sở hữu tồn dân do Nhà n ước đ ại
diện chủ sở hữu (Điều 4 Luật đất đai năm 2013); song Nhà n ước l ại không tr ực
tiếp chiếm hữu và sử dụng đất mà giao đất, cho thuê đất cho tổ ch ức, h ộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất đối với
đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng. Đi liền với đó, người sử dụng
đất được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy chứng nh ận
quyền sử dụng đất) đối với diện tích đất được giao, cho thuê… Nh ư v ậy, ng ười
sử dụng đất chỉ có thể để thừa kế quyền sử dụng đất khi chết chứ họ không
được để thừa kế đất đai. Trong trường hợp người sử dụng đất để thừa kế đất
đai; họ đã vi phạm quyền sở hữu toàn dân về đất đai được pháp luật ghi nhận và
bảo hộ (xâm phạm quy định của Điều 53 Hiến pháp năm 2013; xâm ph ạm quy
định của Điều 4 Luật đất đai năm 2013).
Thứ hai, do đất đai là tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu; nên khi người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế quyền
sử dụng đất, họ không chỉ tuân thủ các quy định chung về thừa kế tài sản của Bộ
luật dân sự năm 2015 mà còn phải thỏa mãn các điều kiện về chuyển quyền sử
dụng đất nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng do pháp lu ật đ ất đai
quy định; cụ thể:

19


1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; th ế chấp
quyền sử dụng đất, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có
các điều kiện sau đây:

a. Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Đi ều 168
của Luật đất đai năm 2103;
b. Đất khơng có tranh chấp;
c. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành
án;
d. Trong thời hạn sử dụng đất [25, Khoản 1 Điều 188].
Tương tự người thuộc đối tượng thừa kế quyền sử dụng đất không
những phải thỏa mãn các điều kiện về thừa kế tài sản do B ộ luật dân s ự năm
2015 quy định mà còn đáp ứng được các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất
của pháp luật đất đai; theo đó: "Trường hợp người được thừa kế là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của
Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa
kế đó" [24, Khoản 1 Điều 179].
1.2.1.3. Nhận thức về quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản
trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Tài sản do con người tạo ra được chia thành hai loại: tài sản v ật ch ất và
tài sản phi vật chất. Tài sản vật chất là tài s ản tồn t ại trong th ế gi ới khách quan
dưới dạng một hình thái vật chất nhất định và con người bằng các giác quan của
mình có thể nhận biết được. Ví dụ: nhà cửa, ô tô, tiền, vàng, nhà máy v.v... Tài
sản phi vật chất là tài sản tồn tại trong thế giới khách quan khơng dưới dạng một
hình thái vật chất. Con người nhận biết được nó thơng qua tri thức, sự cảm nhận
của trí óc, suy nghĩ. Tài sản phi vật chất bao gồm uy tín, bí quyết kinh doanh,
nhãn hiệu, thương hiệu, phát minh, sáng chế, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ,

20




×