Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1965) và vận dụng bài học kinh nghiệm về tập hợp, phát huy vai trò của nhân dân vào thực tiễn chống Covid 19 ở nước ta hiê ̣ n nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.42 KB, 19 trang )

lOMoARcPSD|18034504

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

MÃ ĐỀ: 03

TIỂU LUẬN MÔN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tên đề tài: Đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1965) và
vận dụng bài học kinh nghiệm về tập hợp, phát huy vai trò của nhân dân vào
thực tiễn chống Covid 19 ở nước ta hiêṇ nay
Họ và tên: Nguyễn Hồng Nhung
Mã sinh viên: 19810340306
Lớp: D14HTTMDT1

Hà Nội, 10/2021

1


lOMoARcPSD|18034504

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3
I. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
(1954 - 1965)................................................................................................................4
1.1 Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954..............................4
1.2 Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối...................................5
1.3 Ý nghĩa của đường lối.......................................................................................10
II. VẬN DỤNG BÀI HỌC VỀ VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN


TỘC, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG
CHỐNG DỊCH COVID..............................................................................................11
2.1 Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tô ̣c trong viê ̣c phòng chống dịch Covid 19..............................................................11
2.2 Bài học về viê ̣c xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân tơ ̣c, phát huy vai trò của
nhân dân, vâ ̣n dụng trong giai đoạn chống dịch Covid 19......................................13
KẾT LUẬN................................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19

2


lOMoARcPSD|18034504

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học lịch sử. Đó còn
là chuyên ngành mang nội dung khoa học chính trị và có quan hệ mật thiết với các
khoa học về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khoa học
Lịch sử Đảng nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển và trưởng thành của bản thân
Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là một thực thể chính trị-xã hội và những quy
luật hoạt động lãnh đạo của Đảng với tư cách là đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta. Khoa học lịch sử
Đảng có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu cụ thể của mình.
Thơng qua bài tiểu l ̣n này, em mong rằng sẽ mở ra cho mọi người mơ ̣t góc nhìn
tởng quan hơn về mơn học.
Đảng Cơ ̣ng sản Viê ̣t Nam đã có những thành tựu nổi bâ ̣t và đô ̣c đáo trong tư duy về
con đường cách mạng của dân tô ̣c dân chủ nhân dân. Điển hình có thể kể đến đường
lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1965). Thắng lợi của cuô ̣c kháng
chiến đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiê ̣m có giá trị về lãnh đạo và chỉ
đạo cách mạng mà cho đến ngày nay vẫn có thể vâ ̣n dụng vào cuô ̣c cách mạng thế hê ̣

mới, chống đại dịch Covid 19 bùng nở trên tồn đất nước.
Với đề tài “ Đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1965) và vâ ̣n
dụng bài học kinh nghiê ̣m về tâ ̣p hợp, phát huy vai trò của nhân dân vào thực tiễn
chống Covid 19 ở nước ta hiê ̣n nay”, em sẽ khai thác sâu hơn về viê ̣c vâ ̣n dụng bài
học kinh nghiê ̣m của bâ ̣c cha anh để áp dụng vào phong trào toàn dân chống dịch hiê ̣n

3


lOMoARcPSD|18034504

nay. Do kiến thức còn hạn hẹp cùng yêu cầu về tiểu luâ ̣n nên sẽ còn khá nhiều sai sót.
Em mong thầy cơ sẽ tiếp nhâ ̣n và chỉ dẫn thêm. Em xin chân thành cám ơn!
I. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM
LƯỢC (1954 - 1965)
Miền Nam, 05/1954. Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp
thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp đưa
Ngơ Đình Diệm lên nắm qùn, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam
Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

1.1 Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Sau Hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng
trước nhiều khó khăn, phức tạp.
- Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa
học - kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở
Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh, phong trào hồ bình dân chủ lên cao ở các
nước tư bản; miền Bắc hồn tồn được giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước;
thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập
thống nhất Tở quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
- Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ

thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến
tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất
hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung

4


lOMoARcPSD|18034504

Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền
Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp
của nhân dân ta.
Đảng lãnh đạo đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau là đặc điểm
lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954. Đặc điểm bao trùm và các thuận
lợi khó khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược
chung cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
1.2 Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối
Quá trình hình thành và nội dung đường lối
- Tháng 9/1954 bộ chính trị ra nghị qút về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính
sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong
lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chủn sang
hồ bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân
tán chuyển đến tập trung.
- Tại HNTƯ lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) trung ương Đảng nhận định:
muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hồ bình, thực hiện thống nhất hoàn
thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ
vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
- Tháng 12/1957, tại HNTƯ lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược
cách mạng được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn đảng, toàn dân
ta hiện nay là: củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục


5


lOMoARcPSD|18034504

đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng
phương pháp hoà bình.
- Tháng 1/1959 HNTƯ lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần
họp và thảo luận, Ban chấp hành trung ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền
Nam.


Nội dung HNTƯ 15.

+ Hội nghị xác định tính chất xã hội miền Nam sau 1954 là xã hội thuộc địa kiểu mới
và nửa phong kiến.
+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam
với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam
mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Trong hai mâu thuẫn trên, thì mâu
thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc
mỹ xâm lược cùng tập đồn thống trị Ngơ Đình Diệm - tay sai của đế quốc Mỹ, đại
diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam:
• Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
• Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau
nhằm phương hướng chung là giữ vững hồ bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo
điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.


6


lOMoARcPSD|18034504

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu
tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, đánh đở tập đồn thống trị độc tài Ngơ Đình Diệm,
thành lập một chính qùn liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập
dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hồ bình,
thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ
hồ bình ở Đông Nam á và trên thế giới.
+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính
qùn về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực
lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ
quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền thống trị của đế
quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.
+ Phương pháp cách mạng: Cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ
thù phân hoá cao độ đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Sử dụng, kết hợp những hình
thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị với
phong trào nông thôn và vùng căn cứ. Cần kiên quyết giữ vững đường lối hồ bình
thống nhất nước nhà. Đồng thời hội nghị dự báo đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến
nhất cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có
khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng lợi nhất định thuộc
về ta.
+ Về mặt trận: Hội nghị chủ trương cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền
Nam có tính chất, nhiệm vụ và thành phần thích hợp nhằm tập hợp tất cả các lực
lượng chống đế quốc và tay sai.

7



lOMoARcPSD|18034504

+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam: Hội nghị chỉ rõ sự tồn tại và trưởng thành của
Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát xít là một yếu tố quyết định thắng lợi
phong trào cách mạng miền Nam. Phải củng cố Đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tở chức, đề cao cơng tác bí mật, triệt để khả năng hoạt động hợp pháp và nửa
hợp pháp để che dấu lực lượng đề phòng sự xâm nhập phá hoại của bọn gián điệp và
những phần tử đầu hàng, phản bội chui vào phá hoại Đảng.
Nghị quyết hội Nghị lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở đường
cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng
tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng.
Q trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là q
trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được hoàn chỉnh
tại Đại hội lần thứ III của Đảng.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) tại Hà Nội đã xác định:
+ Nhiệm vụ chung: "Tăng cường đoàn kết tồn dân, kiên qút đấu tranh giữ vững
hồ bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên
cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ
hồ bình ở Đông Nam Á và thế giới".
+ Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ
chiến lược:
• Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

8


lOMoARcPSD|18034504


• Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực
hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
+ Mục tiêu chiến lược: "Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở
miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ
thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm
giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay
sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hồ bình thống nhất Tở quốc".
+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên
"Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy
lẫn nhau".
+ Vị trí, tác dụng:
• Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ
căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của
toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất cả nước.
• Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai, thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước.
+ Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng, Đảng kiên trì con đường hồ bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơnevơ,
sẵn sàng thực hiện hiệp thương tởng tủn cử hồ bình thống nhất Việt Nam, vì đó là

9


lOMoARcPSD|18034504

con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng

chung của thế giới. "Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối
phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến
tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh
bại chúng, hồn thành độc lập và thống nhất Tở quốc".
+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất
nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khở, phức tạp và lâu dài
chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất
định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ
nghĩa xã hội.
1.3 Ý nghĩa của đường lối
Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại
hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa
phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động và
kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh
của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả
Liên Xơ và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức
đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng
Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải

10


lOMoARcPSD|18034504

qút những vấn đề khơng có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa
phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.
Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở

để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.
II. VẬN DỤNG BÀI HỌC VỀ VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG
CHỐNG DỊCH COVID
2.1 Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về phát huy sức mạnh đại đồn kết
dân tơ ̣c trong viêc̣ phịng chống dịch Covid 19
Đại dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, chưa có dấu hiệu
dừng lại. Những tác động tiêu cực của đại dịch đến các mặt của đời sống xã hội gây ra
hệ lụy rất nặng nề, khó đốn định, đẩy nhân loại vào cuộc khủng hoảng trầm trọng,
mang tính tồn cầu. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành quyết liệt của
Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với tinh thần chung sức, đồng lòng,
đoàn kết, quyết tâm cao của toàn xã hội, chúng ta đã đạt được những thành công nhất
định trong phòng, chống dịch Covid-19, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá
cao.
Tổng Bí thư Ngũn Phú Trọng vẫn thường nhắc: Đồn kết là một truyền thống và bài
học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”; “Đồn kết thì sống, chia rẽ thì chết!”... Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh

11


lOMoARcPSD|18034504

đạo cách mạng, Đảng ta ln ln xác định “đồn kết” là giá trị cốt lõi và “đại đoàn
kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu
của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy
lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đã trở thành chiến lược cách

mạng của Đảng ta, là động lực to lớn tạo nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt
Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành công!” Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta là
phòng, chống dịch Covid-19 như “chống giặc”; bởi vậy, tin ở dân, dựa vào dân, tở
chức phát huy sức mạnh đồn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và huy động mọi năng
lực của nhân dân, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”; đó là tư tưởng “lấy dân làm gốc”, được vận dụng sáng tạo và thật sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính
trị trong phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Đại đồn kết dân tộc theo Bác
khơng chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc.
Đảng ta khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc,
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc. Phát huy sức mạnh tởng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hóa con người
Việt Nam; thúc đẩy đởi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất
là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Và Đảng, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, trong đó nhấn mạnh việc chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn định đời sống của nhân dân, được đặt lên trên
hết, trước hết. Điều đó được thể hiện rõ quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng,

12


lOMoARcPSD|18034504

Nhà nước trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngày 30/3/2020, Tởng Bí thư
Ngũn Phú Trọng ra Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19, nêu rõ: “Toàn thể
đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngồi hãy đồn kết một
lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương
của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người

dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chống dịch như chống giặc” và tuyên
bố rất dứt khoát: “Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt
nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”. Thủ tướng Phạm Minh Chính u cầu, càng
khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất, phát huy vai trò làm chủ của nhân
dân, “sức dân như nước”. Tuyên bố trên thể hiện rõ sự đoàn kết thống nhất và tinh
thần làm chủ của nhân dân trong phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay.
2.2 Bài học về viêc̣ xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tơ ̣c, phát huy vai trò của
nhân dân, vâ ̣n dụng trong giai đoạn chống dịch Covid 19
Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23/01/2020), trên cơ sở kinh nghiệm
trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam
đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch
bệnh. Khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế
giới, Tởng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng
chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí
và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước,
sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng

13


lOMoARcPSD|18034504

đại dịch Covid-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và
đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của
tồn dân.
Đã có nhiều biện pháp quyết liệt được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch giai
đoạn này như: hạn chế nhập cảnh, dừng nhập cảnh đối với tất cả người từ nước ngoài

vào Việt Nam, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, khoanh vùng, truy
vết người tiếp xúc trên diện rộng... Cơng tác chống dịch đã có sự phối hợp đồng bộ
giữa các đơn vị của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các bộ, ngành liên quan và với các địa
phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của
tồn thể người dân trong việc ứng phó dịch Covid-19. Thực tế triển khai hoạt động
chống dịch tại các địa phương cũng cho thấy có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành
hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị
trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước.
Với các biện pháp khẩn trương, chúng ta đã khống chế được dịch bệnh ở những đợt
đầu và nhanh chóng đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường. Trong
năm 2020, Việt Nam được cả thế giới đánh giá như một trong những quốc gia thành
công nhất trong việc khống chế với đại dịch với số người nhiễm và tử vong thấp. Nền
kinh tế đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu do đại dịch.
Thành tích này đặc biệt có ý nghĩa khi nước ta nằm sát cạnh Trung Quốc, quốc gia
khởi phát dịch bệnh và có nhiều hoạt động giao thương với nước này.

14


lOMoARcPSD|18034504

Nhưng những biê ̣n pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, khơng giải qút dứt điểm
khi mà tình trạng số lượng biến chủng của virus tăng lên chóng mă ̣t. Đỉnh điểm là đợt
cách ly toàn quốc kèo dài đằng đẵng từ tháng 6/2021 – 9/2021. Trước tình trạng khẩn
cấp này, dưới sự chỉ đạo quyết liê ̣t của Đảng cùng sự hưởng ứng, đồng tình, trách
nhiê ̣m của tồn thể nhân dân với phương châm “ Mình vì mọi người, mọi người vì
mình ”. Với mục tiêu đưa đất nước về trạng thái “ bình thường mới ”, Đảng và Nhà
nước thực hiện mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn phí cho tồn dân nhằm đạt được sự
miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm. Tiêm vaccine là giải pháp
căn cơ, lâu dài, mang tính qút định và có tính chiến lược để thốt khỏi đại dịch

COVID-19.
Trong bối cảnh nhiều địa phương đang căng mình chống dịch, tối ngày 05/6/2021, tại
thủ đô Hà Nội, một sự kiện quan trọng đã diễn ra. Đó là lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng
COVID-19 với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tại b̉i lễ, Thủ tướng
Phạm Minh Chính đã xúc động phát biểu: “Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần
đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua
khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại
ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch
COVID-19”.
Sau lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ, chúng ta đã chứng kiến đông đảo nhân
dân từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng đến miền núi, từ doanh nhân đến những
người buôn bán nhỏ, cựu chiến binh, người già về hưu, các em nhỏ, học sinh, sinh
viên đến cộng đồng người Việt ở nước ngồi đều nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ,

15


lOMoARcPSD|18034504

đóng góp vào Quỹ. Tính đến nay, Quỹ phòng chống covid đã huy động được hơn 110
nghìn tỷ đồng trong toàn dân.
Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước trong
cuộc chiến đấu chống đại dịch. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mọi tầng
lớp nhân dân đã cùng các lực lượng vũ trang, y tế, thanh niên xung kích. ra quân đồng
loạt, bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn sự lây lan; các lực lượng chính trị nòng
cốt ở mọi ngành, mọi giới đã góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm cho đồng bào
ở khu vực phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm cho lực lượng đang túc
trực ở tâm dịch; những bếp lửa ấm tình đồng bào được duy trì để tiếp cơm nước cho
chiến sĩ, dân, quân ở mặt trận phòng, chống dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để
chia sẻ với những hồn cảnh khó khăn. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết

tinh từ truyền thống “máu chảy ruột mềm”, “thương người như thể thương thân” của
dân tộc ta thể hiện trong những giai đoạn khó khăn.
Những hành động này làm chúng ta nhớ đến lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Lịch sử đã chứng minh, khi đất nước gặp khó khăn, tinh thần đồn kết, sức dân là
vũ khí lợi hại nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng
vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần khơng dân cũng
chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Năm 1945, trước những khó khăn chồng chất
của tình thế cách mạng ngàn cân treo sợi tóc, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đồng bào ta trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “T̀n lễ vàng”
với tinh thần “người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”, tạo nên “Quỹ Độc lập”,
góp phần thiết thực đưa cơng cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành cơng. Tại Hội
nghị chính trị đặc biệt năm 1964, một hội nghị “Diên Hồng” của thời kỳ chống Mỹ

16

Downloaded by vu ga ()


lOMoARcPSD|18034504

cứu nước, Bác Hồ đã kêu gọi: “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”.
Lời kêu gọi ấy của Bác nhanh chóng trở thành lời hiệu triệu cả miền Bắc hậu phương
thi đua, tạo sức mạnh tổng lực: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân miền bắc đã tay cày, tay
súng, thực hiện “thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”, “xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước”, vừa xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc, vừa sẵn sàng
chi viện, đáp ứng mọi nhu cầu của tiền tuyến. Ý thức đoàn kết dân tộc, “trên dưới một
lòng”, thống nhất “ý Đảng lòng dân”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” từ cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
được nâng lên thành tư tưởng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành

công, đại thành công”. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 chính là biểu tượng của sự hội
tụ và tỏa sáng tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác và được phát huy cao độ dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống ấy càng tỏa sáng khi đất nước gặp khó khăn, thiên
tai, bão lũ, dịch bệnh... Và một lần nữa, trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 này,
sự đồng lòng của nhân dân chắc chắn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta
thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình yên.

17

Downloaded by vu ga ()


lOMoARcPSD|18034504

KẾT LUẬN

Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài, khó lường, vai
trò của Mặt trận Tở quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân tiếp tục được khẳng định
và nâng cao trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Mối quan hệ gắn bó giữa
Mặt trận và các đồn thể với các tầng lớp nhân dân ngày càng được củng cố, tăng
cường, phát huy. Ðường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân
tộc ngày càng được tăng cường và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Các
tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn
phòng, chống đại dịch Covid-19; giữ vững sự ởn định chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị cao, sự
vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân dân
tộc, chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch Covid-19 như những gì mà tồn dân ta đã

làm được trong c ̣c kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược năm 1954.

18

Downloaded by vu ga ()


lOMoARcPSD|18034504

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liê ̣u học tâ ̣p học phần Lịch Sử Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam
2. Hồ Chí Minh: Tồn tâ ̣p, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nơ ̣i, tâ ̣p 7(2011)
3. Lời kêu gọi của Tởng Bí thư, Chủ tịch nước gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả
nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động
trên mặt trận phòng, chống Covid-19, ngày 30/3/ 2020.
4.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật(2021)

19

Downloaded by vu ga ()



×