Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tiểu luận cao học TTHCM Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.11 KB, 33 trang )

Tên đề tài: Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội trong
tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng trong công cu ộc
đổi mới hiện nay
MỞ ĐẦU
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn
thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước
theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên đ ịnh
mục tiêu, lý tưởng, tiến hàng cải cách, đổi mới, giành được những
thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển.
Hai mươi lăm năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thành tựu của công cu ộc
đổi mới đã, đang tạo nên thế và lực mới để Đảng và nhân dân ta thực
hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tế cho thấy, mỗi khi Đảng ta trở về với tư tưởng Hồ Chí
Minh trong những hồn cảnh cách mạng gặp khó khăn, đất nước l ại
như từ chỗ tối bước sang chỗ sáng, từ ngõ cụt bước ra con đường l ớn
rộng thênh thang. Với chủ trương đổi mới, Đại hội lần thứ VI của
Đảng đã tuyên bố: "Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu b ức thi ết
của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn". Đây quả là
những chữ vàng sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người
dân Việt Nam. Đại hội VI đã sáng suốt trở về với tư tưởng đổi mới
của Hồ Chí Minh, đề xướng chủ trương đổi mới để Đảng ta lãnh đ ạo
toàn Đảng, toàn dân và toàn qn đưa đất nước thốt khỏi tình tr ạng trì
trệ, bế tắc và khủng hoảng kinh tế - xã hội đã xuất hiện từ cuối những
năm 70, ngay sau khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo
nếp cũ, bằng những biện pháp hành chính, mệnh lệnh, chủ quan duy ý


chí nhằm thực hiện việc quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã h ội trên
phạm vi cả nước.


Nhìn vào q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta s ẽ
thấy rất rõ đó là một q trình đổi mới liên tục trong nhận thức t ư
tưởng, cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người. Có th ể nói, Hồ
Chí Minh là con người đổi mới, là một người đổi mới bẩm sinh, m ột
thiên tài đổi mới.
Trong phạm vi tiểu luận mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới
và triết lý phát triển, em xin đi sâu tìm hiểu nội dung : “Đ ổi m ới t ư duy
lý luận về chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và s ự v ận
dụng của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay”.


NỘI DUNG
Chương 1
HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ
LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1.

Khái niệm cơ bản

Đổi mới là sự thay đổi cho khác trước hay đổi mới là kh ắc ph ục
tình trạng trì trệ đáp ứng yêu cầu phát triển. Đổi m ới có nhi ều lo ại
hình, nhiều cấp độ. Đổi mới có mặt trên tất cả các phương diện lao
động của con người. Đổi mới ở trong mỗi nước, ở trong mỗi thời điểm
lịch sử nhất định có nội dung, biện pháp kết quả khác nhau. Nh ưng
mục tiêu thì giống nhau : Cải biến xã hội cũ thành xã hội mới tiến bộ
hơn.
Khi bàn về đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, chúng ta
thấy: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên ch ủ nghĩa xã
hội, đòi hỏi trước hết phải nhận thức đúng, vận dụng và phát tri ển
sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung; nhận thức đúng, vận dụng và

phát triển sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về ch ủ
nghĩa xã hộ nói riêng. Ở nước ta, để có nhận thức đầy đủ và đúng đ ắn
về chủ nghĩa xã hội, phải xác định đúng cơ sở khoa học và thực tiễn,
phải dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội làm cơ sở lý luận và phương pháp
luận góp phần vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong những điều kiện cụ thể của Việt Nam.
1.2.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã

hội.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã
hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội có giá tr ị bền v ững trong vi ệc t ạo ra


thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng cho các
đảng cộng sản nhận thức, vận dụng, bổ xung và phát triển phù hợp với
điều kiện củ thể của nước mình.
Thực tiễn cách mạng thế giới đa và đang chứng minh sức sống,
giá trị bền vững của những nguyên lý, những quan điểm thể hiện tính
phổ biến vầ chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.
Ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và
Ph.Ăngghen: “ Những quan điểm lý luận của những người cộng sản
tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do m ột nhà
cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra. Những nguyên lý ấy chỉ là
biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một của đấu tranh
giai cấp hiện có”.
C.Mác và Ph.Ăngghen ln có quan điểm biện chứng và lịch sửcụ thể trong xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng, các mơ hình phát

triển, đặc biệt là trong quan niệm về con đường, biện pháp xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã làm sáng t ỏ bản
chất của chủ nghĩa xã hội qua những kiến giải kinh tế, chính trị và xã
hội, rút ra từ nghiên cứu sự phát triển của xã hội lồi người nói chung
và của chủ nghĩa tư bản nói riêng.

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các
đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người
khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất cơng. Để xây d ựng CNXH,
những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những


đường nét cơ bản nhất của mơ hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là
những “đặc trưng”). Nếu khơng phác thảo được mơ hình, những đường
nét cơ bản thì rất khó định hướng để xây dựng CNXH và biến nó trở
thành hiện thực. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mơ hình đó phải
phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản ánh
được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát tri ển c ủa
thời đại. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng
Cộng sản trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH.- ch ế đ ộ xã h ội ưu
việt và tiến bộ hơn với các chế độ xã hội trước đó thể hiện trên một
số nét cơ bản như sau:
(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi
mọi ách bóc lột về kinh tế và nơ dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho
con người phát triển toàn diện;
(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực l ượng
sản suất tiên tiến, hiện đại;
(3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa,

thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng m ới
với năng suất cao;
(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu m ới, th ể
hiện bản chất giai cấp cơng nhân, đại biểu cho lợi ích, quy ền l ực và ý
chí của nhân dân lao động;
(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng;
muốn đạt tới lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chúng ta ph ải
thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân.chủ nghĩa xã hội là một chế
độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các cá nhân. chủ nghĩa xã


hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề ph ủ nh ận cá
nhân; trái lại, tôn trọng cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì sự
phát triển xã hội và hạnh phúc của con người nói chung. Để có đ ạo
đức cách mạng thì phải loại trừ mặt trái của nó là chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ thù nguy hiểm, ngăn cản chúng ta đ ấu
tranh cho sự nghiệp cách mạng. Nếu khơng gạt bỏ được nó ra khỏi ý
thức và hành động của chúng ta, thì chúng ta sẽ tự mình phá h ủy s ự
nghiệp của mình.
Khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đ ạo đ ược
nhân dân.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chống tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa.cần chống chủ nghĩa cá nhân, thực hiện sự tôn trọng và đề cao
nhân cách, bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành mạnh nhân cách
của mình trong sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội.chủ nghĩa
xã hội là xã hội trong đó, con người ứng xử với nhau theo phương
châm: mình vì mọi người, mọi người vì mình. Do đó, m ột trong nh ững
nét nổi bật của con người xã hội chủ nghĩa là phải đạt tới trình độ phát

triển cao về đạo đức, nhân cách, đủ sức chiến thắng chủ nghĩa cá
nhân. Xã hội xã hội chủ nghĩa vừa đòi hỏi, vừa tạo ra những con ng ười
như thế, và chăm lo giáo dục, phát triển con người là chiến lược quan
trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội.
Điều cần lưu ý là, mặc dù rất chú trọng nhân tố đạo đức trong
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và coi đạo đức xã hội chủ nghĩa là
thuộc về bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội,song đề cao sức m ạnh
tinh thần của đạo đức, nhưng khơng rơi vào duy ý chí, chủ quan hoặc
chủ nghĩa trừu tượng,dẩn đến bản chất giáo điều.cứng nhắc,phản tác
dụng
Đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng khơng trở thành Đảng quan liêu,
xa dân, thối hóa, biến chất, làm mất lòng tin của dân. tr ước h ết Đ ảng


phải tăng cường đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và thường xuyên
rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.đó là điểm mấu
chốt. Chỉ như vậy, Đảng mới mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,
mới xứng đáng với lịng tin của nhân dân.Bên cạnh đó, Đảng ph ải luôn
luôn giữ được mối liên hệ máu thịt với nhân dân,
Muốn vậy, trong phương thức lãnh đạo, Đảng "phải khéo tập
trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo
quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các
vấn đề, mà hóa nó thành cách chỉ đạo nhân dân"
tồn dân, toàn quân hưởng ứng, trước hết, mọi cán bộ, đảng
viên, cơng chức, viên chức khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đ ức,
lối sống, cũng như củng cố, giữ vững niềm tin đối với lý tưởng xã h ội
chủ nghĩa. Điều đó càng trở nên cấp thiết khi sự suy thoái về đ ạo đ ức,
lối sống, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng như sự xuống cấp về đạo đức trong
xã hội nước ta.

Về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về mặt phương pháp
luận của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin đã
chỉ rõ, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính ph ổ bi ến v ừa
mang nét đặc thù, các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội khơng hồn tồn
giống nhau và mang theo đặc điểm của dân tộc mình.
Quan điểm lịch sử- cụ thể của Các- Mác và Ph.Ăng ghen đã
được các ông vận dụng xem xét về con đường đi lên chủ nghĩa xã h ội.
Điều kiện lịch sử của thời gian, tình hình quốc t ế, tình hình t ừng qu ốc
gia dân tộc đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung, phát triển những nh ận
thức mới trong khi vận dụng các phương pháp, các bước đi để xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tính phổ biến của con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội thể hiện trước hết ở tính tất yếu thay thế chủ nghĩa tư bản
bằng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đặc điểm lịch sử của t ừng qu ốc gia


dân tộc đòi hỏi phải căn cứ vào thực tiễn để xác định con đường, gi ải
pháp cho phù hợp.
Lênin cũng đã nêu luận điểm có giá trị lớn về mặt phương pháp
luận về quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của con đường đi
lên chủ nhĩa xã hội: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã
hội, đó là điều khơng tránh khỏi, nhưng tất cả các dân t ộc đ ều ti ến t ới
chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân
tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào vào hình thức này hay hình th ức
khác của chế độ dân chủ, của loại này hay loại khác của chun chính
vơ sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”
Với những phác thảo ban đầu về đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa xã hội – một xã hội mới khác về chất so với các xã h ội tr ước đó:
với chỉ dẫn về mặt phương pháp luận nêu trên, chủ nghĩa Mác- Lênin
cũng bước đầu nêu ra một số cách thức. biện pháp cơ bản để đi lên

chủ nghĩa xã hội.
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở
kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội
Hai là, xác định rõ thực chất, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với
việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là liên minh
giữa giai cấp công nhân với các tầng lớp lao động khác trên cơ sở liên
minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.


1.3.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đổi mới tư duy lý

luận về chủ nghĩa xã hội.
1.3.1. Chủ nghĩa xã hội - con đường phát triển tất yếu c ủa
cách mạng Việt Nam
Tổng kết lịch sử phương Tây, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra
tính tất yếu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch s ử nhân
loại. Nhưng với các nước phương Đông cụ thể như thế nào thì học
thuyết của các ơng vẫn để mở. Tiếp thu học thuyết của chủ nghĩa
Mác-lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chỗ nghĩa xã hội là t ất y ếu khách
quan của cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh có cái nhìn bao qt và diễn giải mộc mạc, dễ
hiểu, chính xác về tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã h ội trong l ịch s ử xã
hội loài người. Người viết: cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và
biên đồi mãi, do đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội v.v.. cũng
phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ đời x ưa đ ến đ ời nay, cách

sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần dần đến máy
móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng
sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ đến chế độ phong kiến, đến chế độ
tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiên lên chế
độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và
tiến bộ đó khơng ai ngăn cản được"1. Cách lý giải này cho thấy, Hồ Chí
Minh hồn tồn tán thành cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội t ừ những ki ến
giải kinh tế xã hội - chính trị - triết học của các nhà kinh đi ển Máclênin. Mặt khác, Hồ Chí Minh cịn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ nhiều
giác độ khác nhau để cho thấy chủ nghĩa xã hội cũng là một tất yếu
với Việt Nam:
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường yêu nước
và khát vọng giải phóng dân tộc Người thấy rõ: "Chỉ có chủ nghĩa xã
1


hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp b ức
và giai cấp công nhân tồn thế giới". Như vậy chỉ có chủ nghĩa xã hội
mới cứu được nhân loại, mới thực sự đem lại độc lập, tự do, bình
đẳng cho các dân tộc.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội tù phương diện đạo đức.
Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu và cơ sở kinh tế cơng hữu c ủa nó
sẽ đi đến giải phóng cho cả lồi người khỏi áp bức bóc lột. Do đó, ch ủ
nghĩa xã hội là xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân.
Theo Hồ Chí Minh, "Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội không thê tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá
nhân"1. Chống lại chủ nghĩa cá nhân. nhưng Hồ Chí Minh khơng phủ
nhận cá nhân. Theo Người, "Khơng có chế độ nào tôn trọng con người,
chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó đ ược
thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa 2. Bởi

vậy, "Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đ ạo đ ức cách m ạng đê
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải
phóng loài người"3. Như vậy, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển
mới của đạo đức, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã h ội, gi ải
phóng con người và giải phóng cả lồi người.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử,
văn hóa và con người Việt Nam:
+ Lịch sử Việt Nam có truyền thống chống giặc ngoại xâm ngay
từ buổi đầu lập nước.
+ Chế độ công điền và công cuộc trị thủy trong nền kinh tế nông
nghiệp đã từ lâu tạo nên truyền thống đồn kết, cố kết cộng đồng.
+ Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống
trọng dân, khoan dung, hịa mục để hịa đồng. Văn hóa Việt Nam còn là
1


văn hóa trọng trí thức, hiền tài.
+ Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lịng vị tha,
u thương đồng loại, kết hợp được cái riêng với cái chung, gia đình
với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại.
Những truyền thống tốt đẹp về lịch sử, văn hóa và con ng ười
Việt Nam đã giúp hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
xã hội đến với nhân dân Việt Nam như là một tất yếu.
Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự
thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với
các nhân tố nhân văn, đạo đức, văn hóa. Từ bản chất ưu việt của chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đi tới khẳng định tất y ếu c ủa s ự l ựa
chọn xã hội chủ nghĩa và con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người viết: "Miền Bắc nước ta
đang tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Đó là yêu cầu cấp bách của hang

chục triệu người lao động”.
1.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, mục tiêu và
động lực của chủ nghĩa xã hội.
* Bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh có quan niệm tổng qt khi coi chủ nghĩa cộng sản,
chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các m ặt rất phong
phủ, hồn chỉnh, trong đó con người được phát triển tồn diện, tự do.
Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều nhắm t ới
mục tiêu giải phóng con người.
- Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó, như chính trị, kinh t ế, văn
hóa, xã hội... Với cách diễn đạt như thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội chúng ta khơng nên tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ
từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung. Chẳng h ạn, khi
nói chuyện tại Lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và H ội ngh ị s ư


phạm, tháng 7-1956, Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa xã hội là l ấy
nhà máy xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn
nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khơng làm thì khơng ăn, tất nhiên là tr ừ
những người già cả, đau yếu và trẻ con". Khi nhấn m ạnh m ặt kinh t ế,
Hồ Chí Minh nêu chế độ sở hữu công cộng của chủ nghĩa xã hội và
phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-lênin là làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội. Vê mặt chính trị, Hơ Chí
Minh nêu chế độ dân chủ, mọi người được phát triển toàn diện v ới
tinh thần làm chủ.
- Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng
cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là c ảm
sao cho dân giàu nước mạnh", là làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào
sung sướng", "là nhằm nâng cao đời sóng vật chất và văn hóa của nhân

dân" là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, t ự
do, là "nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" 4 như "ham
muốn tột bậc" mà Người đã trả lời các nhà báo, tháng 1 - 1946.
- Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý th ức,
động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xây dựng một xã hội như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi,
động lực của toàn dân tộc. Cho nên, với động lực xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, sức mạnh tổng hợp được sử dụng và phát huy, đó
là sức mạnh tồn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Đặc trưng tông quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ
Chí Minh, cũng trên cơ sở của lý luận Mác-lênin, nghĩa là trên những
mặt về chính trị, kinh tế, văn hỏa, xã hội. Cịn về cụ thể, chúng ta th ấy
Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau đây:
+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
4


Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao đ ộng
là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì
dân, dựa trên khối đại đồn kết tồn dân mà nịng c ốt là liên minh cơng
- nơng - trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Mọi quyền lực trong xã hội đều lập trung trong tay nhân dân.
Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà.
Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của
đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có
vị trí tơi thượng trong mọi cấu tạo quyền lực.
Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân
dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh t ế phát

triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng
suất lao động xã hội cao sức sản xuất luôn phát triển với nền tảng phát
triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành t ựu khoa
học - kỹ thuật của nhân loại.
+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ khơng cịn người bóc lột người.
Đây là một vân đê được hiểu nó như là một chế độ hồn chỉnh,
đạt đến độ chín muồi. Trong chủ nghĩa xã hội, khơng cịn bóc lột, áp
bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sàn xuất và
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được
xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao vê văn hóa, đạo
đức
Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, cơng
bằng. bình đẳng, khơng cịn áp bức. bóc lột. bất cơng: khơng cịn sự đối
lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành th ị và nông
thôn con người được giải phóng, có điều kiện phát triển tồn diện, có


sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá tr ị
vừa kế thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng t ạo m ới trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao
của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ
nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt ngay trong cấu trúc n ội t ại c ủa
nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó
là độc lập, tự do, bình đẳng, cơng bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con
người, bác ái, đồn kết, hữu nghị…, trong đó, có nh ững giá tr ị t ạo ti ền
đề, có giá trị hạt nhân. Tất cả những giá trị cơ bản này là m ục tiêu ch ủ
yếu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng theo Người, để đạt được mục tiêu đó

phải là một q trình phấn đấu khó khăn, gian khổ, lâu dài, d ần d ần và
không thể nơn nóng.
* Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Ở Hồ Chí Minh mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu
phấn đấu của Người là một, đó là độc lập tự đo cho dân t ộc, h ạnh
phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có c ơm ăn, áo m ặc, ai
cũng được học hành.
Từ cách đặt vấn đề này, theo Hồ Chí Minh, có nhiều cách đề cập
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Có khi Người trả lời một cách tr ực
tiếp: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và
dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động".Hoặc "Mục đích của chủ
nghĩa xã hội là khơng ngừng nâng cao mức sống của nhân dân". Có khi
Người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành các tiêu chí cụ th ể: "Ch ủ
nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung
sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già khơng lao đ ộng đ ược
thì nghỉ, những phong tục tập qn khơng tốt dần dần được xóa bỏ...


Tóm lại, xã hội ngày càng tiếng vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày
càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" 3. Có khi Người nói một cách gián tiếp,
không nhắc đến chủ nghĩa xã hội, nhưng xét về bản chất, đó cũng
chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Người.
Kết thúc bản Tài liệu tuyệt đối bí mật (sau này gọi là Di chúc Hồ
Chí Minh viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng. tồn
dân ta đồn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã h ội

là nâng cao đời sống nhân dân. Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý t ưởng
vì dân. Theo Người. muốn nâng cao đời sống nhân dân phải ti ến lên
chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu nâng cao đời sống tồn dân, đó là tiêu chí
tổng qt để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa
của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực ti ễn. Tr ượt ra kh ỏi
quỹ đạo đó thì hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu, hoặc khơng có gì
tương thích với chủ nghĩa xã hội.
Chí rõ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hô Chi Minh đã kh ẳng
định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các ch ế đ ộ xã h ội đã t ồn
tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách tồn
diện, theo các cấp độ: từ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã
hội đến giải phóng từng cá nhân con người, hình thành các nhân cách
phát triển tự do.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ th ể c ủa th ời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực c ủa đ ời s ống xã
hội.
- Mục tiêu chính trị
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà


nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai ch ức năng: dân ch ủ
với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó
khơng tách rời nhau. mà ln ln đi đơi với nhau. Một mặt, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị
của nhân dân; mặt khác, lại yêu cầu phải chuyên chính với thi ểu s ố
phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ
con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp,

nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã h ội c ủa
quân chúng; củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu
lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và t ư
pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
- Mục tiêu kinh tế
Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội ch ỉ
được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tê vững mạnh.
Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh t ế xã h ội ch ủ nghĩa v ới
công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên ti ến, cách bóc l ột
theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân
ngày càng được cải thiện.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát tri ển toàn di ện
các ngành mà những ngành chủ yếu là cơng nghiệp, nơng nghiệp,
thương nghiệp, trong đó "cơng nghiệp và nông nghiệp là hai chân của
nền kinh tê nước nhà”.
Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh
quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khốn là một trong những
hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
- Mục tiêu văn hóa - xã hội
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách


mạnh xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh th ần
của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ
thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phịng bệnh giải trí
lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc
hậu...
Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người
khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”. Để có một nền văn
hóa như thế ta phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng th ời

học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm xây dựng n ền văn
hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Hồ Chí Minh nhắc nhở phải
làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong
khi đáp ứng mặt giải trí thì khơng được xem nhẹ nâng cao tri th ức c ủa
quần chúng, đồng thời Người luôn nhắc nhở phải làm cho văn hóa g ắn
liền với lao động sản xuất...
Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội
chủ nghĩa là đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, đ ộng l ực
quyết định nhất cơng cuộc xây dựng chính là con người. Trong lý lu ận
xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết
mặt tư tưởng. Người cho rằng: Muốn có
con người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa,
tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học
tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-lênin, nâng cao long yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức
cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn
tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hi ến
cho xã hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh ln gắn tài năng với đạo đ ức. Theo
Người, "có tài mà khơng có đức là bỏng"; dĩ nhiên đức phải đi đôi với
tài, nếu khơng có tài thì khơng thể làm việc được. Cũng như vậy,


Người ln gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chun mơn,
nghiệp vụ, trong đó "chính trị là tinh thần, chun mơn là th ể xác". Hai
mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người. Do v ậy, t ất c ả m ọi
người đều phải luôn ln trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đ ức v ừa
cỏ tài, vừa 'hồng" vừa "chuyên".
*Động lực của chủ nghĩa xã hội
Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những đ ộng l ực

và điều kiện bảo đảm cho những động lực đó thực sự trở thành sức
mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là nh ững
động lực bên trong, nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương
diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định,
động lực quan trọng và quyết định nhất là con người là nhân dân lao
động, nòng cốt là cơng - nơng - trí thức. Hồ Chí Minh th ường xuyên
quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết than của họ; đồng thời chăm lo
bồi dưỡng sức dân. Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân.
Xem con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là
động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này
có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức m ạnh
cộng đồng). Người cho rằng, khơng có chế độ xã hội nào coi tr ọng l ợi
ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao
động sáng tạo của nhân dân, đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực
quan trọng của chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân d ưới s ự
lãnh đạo của Đảng, thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm đến
hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ lu ật, pháp lu ật
sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức các c ấp t ừ


Trung ương tới địa phương.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế.
sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi
người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tê với
kỹ thuật, kinh tế với xã hội.
Cùng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn

hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần khơng thể thiếu
của chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm
tàng của sự phát triển. Làm thế nào để những khả năng, năng lực ti ềm
tàng đó trở thành sức mạnh và khơng ngừng phát triển. Hồ Chí Minh
nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt nhân trong hệ động
lực của chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp
được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa
yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân,
phải sử dụng tôi những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới . . .
Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là
ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ
nghĩa xã hội, Người còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm
hãm, triệt tiêu nguồn lực vẫn có của chủ nghĩa xã h ội, làm cho ch ủ
nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, khơng có sức h ấp d ẫn, đó là tham
ơ, lãng phí. quan liêu... mà Người gọi đó là giặc nội xâm".
Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực
là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng. Chính vì th ế, Ng ười
thường xuyên nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là
chính, nhưng ln chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác qu ốc t ế, k ết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức m ạnh t ổng


hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên cơ sở bảo đảm các
quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, chung sống hịa bình và phát triển.
1.3.3. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kỳ quá độ
C.Mác, P.Ăng ghen, V.I.Lê nin đều khẳng định tính tất yếu khách

quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử,
nhiệm vụ đặc thù của nó trong q trình vận đ ộng, phát tri ển c ủa hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin, có
hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nh ất là con
đường quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước t ư b ản
phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián ti ếp lên ch ủ
nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp hoặc
như V.I.Lê nin cho rằng, những nước có nền kinh tế l ạc h ậu, ch ưa tr ải
qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, cũng có th ể đi lên ch ủ
nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó, nhất là trong đi ều
kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở
thành đảng cầm quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-lênin và xuất phát từ
đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kh ẳng đ ịnh con
đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên ch ủ nghĩa xã
hội. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ
thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc
hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính
ở nội dung cụ thể này, Hồ Chí Minh đã cụ thể và làm phong phú thêm
lý luận Mác-lênin vê thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.



×