Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HĨA

HỒNG CƠNG DỤNG

ĐỒNG DAO VÀ TRỊ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM
Ở HUYỆN KHỐI CHÂU – HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HĨA

HỒNG CƠNG DỤNG

ĐỒNG DAO VÀ TRỊ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM
Ở HUYỆN KHỐI CHÂU – HƯNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Xuân Kính

HÀ NỘI – 2010


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tồn thể q
thầy, cơ của Viện Nghiên cứu Văn hóa, trường Đại học Văn hóa, trường Đại
học sư phạm Nghệ thuật TW, Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Ban Văn hóa huyện Khoái Châu – Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Xn Kính, người
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn chắc chắn khơng
tránh khỏi thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý thầy, cô giáo chỉ dạy
thêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn
nghiên cứu và công tác sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm 2010
Tác giả luận văn

Hồng Cơng Dụng


LỜI CAM ĐOAN


Đây là kết quả cơng trình nghiên cứu, tổng hợp của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học được
đề cập trong luận văn chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Nếu có gì sai sót, tơi xin chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày …… tháng ……. năm 2010
Tác giả luận văn

Hồng Cơng Dụng


MỤC LỤC
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
5
3. Tình hình nghiên cứu
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
5. Phương pháp nghiên cứu
8
6. Những đóng góp của luận văn
8
7. Bố cục luận văn
9
Chương 1: Khái quát về lịch sử, văn hóa và con người Khối Châu
10

1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và môi trường của huyện Khối Châu
10
1.1.1. Sự hình thành và phát triển
10
1.1.2. Thiên nhiên và mơi trường địa lí
12
1.2. Văn hóa và con người Khoái Châu
16
1.2.1. Cư dân Khoái Châu
16
1.2.2. Khoái Châu – vùng phù sa văn hóa
19
Chương 2: Đồng dao
25
2.1. Phân loại đồng dao
25
2.2. Nội dung của đồng dao
31
2.2.1. Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải
31
2.2.2. Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộng
đồng
35
2.2.4. Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí
38
2.3. Đồng dao trong trò chơi
43
2.3.1. Khái quát
43
2.3.2. Đồng dao phụ họa cho trị chơi

44
2.3.3. Đồng dao mơ tả hành động của trị chơi
46
2.4. Hình thức của đồng dao
47
2.4.1. Cấu trúc, vần và lời của đồng dao
47
2.4.2. Dị bản trong đồng dao
60
2.5. Nhận xét
65
Chương 3: Trò chơi dân gian
67
3.1. Phân loại trò chơi dân gian
67
3.2. Khái quát về trò chơi dân gian ở huyện Khối Châu
74
3.3. Nội dung của trị chơi dân gian
76
3.3.1. Trị chơi dân gian phản ánh mơi trường sống của trẻ
77
3.3.2. Trị chơi dân gian thể hiện trí tuệ
85
3.3.3. Trò chơi dân gian thể hiện sự khéo léo
89
3.3.4. Trò chơi dân gian với mục đích giải trí
100
3.3.5. Trị chơi dân gian phát huy sức mạnh tập thể và quan hệ cộng đồng
102
3.4. Ý nghĩa của trò chơi dân gian

109
3.4.1. Giá trị của trị chơi dân gian trong văn hóa truyền thống
109
3.4.2. Trò chơi dân gian đối với việc giáo dục con trẻ
113
3.5. Nhận xét và đề xuất
116
Kết luận
121
Tài liệu tham khảo
124


BẢNG CHỮ TẮT VÀ NGHĨA CÁC KÍ HIỆU

GS

:

giáo sư

NCS :

nghiên cứu sinh

Nxb :

nhà xuất bản

PGS :


phó giáo sư

sn

sinh năm

:

THCS :

trung học cơ sở

TS

tiến sĩ

:

TSKH :

tiến sĩ khoa học

TrCN :

trước công nguyên

tr

trang


:

UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


:

tiếp đến


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Châu thổ Bắc Bộ là vùng văn hóa rất đặc trưng của nền nơng nghiệp
lúa nước với lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm. Cư dân sống theo tổ
chức làng xã, tự nguyện chung sống với nhau từ nhiều đời tạo thành một thiết
chế xã hội, một đơn vị tổ chức của nông thôn trên cơ sở địa vực, địa bàn cư
trú. Bởi vậy, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), một vùng cộng cư và định
cư từ thời vua Hùng dựng nước với tổ chức xã hội mà đơn vị cơ sở làng xã, là
những tế bào sống là một phần của xã hội Việt rất sinh động và vững bền. Đời
sống văn hóa nơng thơn liên quan, gắn bó với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã
hội. Mơi trường văn hóa là những thiết chế làng xã gắn với cảnh quan như
ruộng lúa, lũy tre xanh, bến nước, sân đình… Sức sống văn hóa chính là năng
lực tiếp nhận, thực hành và sáng tạo văn hóa của từng chủ thể và của cả cộng
đồng.
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII năm 1996 của Đảng,
phần nói về văn hóa có đoạn viết: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi

hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
cho sự phát triển xã hội”.
Kể từ đó đến nay, song song với chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy
nền kinh tế xã hội phát triển, Đảng và nhà nước đã luôn chú trọng tới việc
khôi phục, duy trì và phát triển nền văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời của
dân tộc.


2

Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 đã yêu cầu nhà trường “tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động
vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”.
Tài liệu “Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008 – 2009” đối với giáo
dục mầm non có nêu một trong ba vấn đề trọng tâm triển khai cuộc vận động
là “lựa chọn và đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi
tích cực cho trẻ”.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả dày công sưu tầm, biên
soạn và tìm hiểu những bài đồng dao, những trò chơi dân gian của nhiều vùng
miền trong cả nước. Đối với Hưng Yên, vùng quê cuả nhãn lồng - vùng phù
sa văn hóa, người ta thường biết đến một “thương cảng nổi tiếng ở Đàng
Ngồi”, với di tích đền Hóa Dạ Trạch thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, với hát
trống quân, hát ả đào, hát chèo… Ngoài ra, đây cũng là nơi sản sinh, lan tỏa
và tiếp thu nhiều bài đồng dao, nhiều trò chơi dân gian gắn với lịch sử lâu đời,
với môi trường địa lý phong phú của địa phương.
Đối với hai thể loại “đồng dao” và “trị chơi dân gian” đã có nhiều
cách nhìn nhận khác nhau, nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau.
Đối với đồng dao, nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu

Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ
em người Việt của Viện Nghiên cứu Văn hóa (Nxb Văn hóa) đã nêu: “Đồng
dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên.
Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu của
loại hình này, một số người sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát, có tên tác
giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao”[16, tr.5]. Nguyễn Tấn


3

Long, Phan Canh trong “Đồng dao” (Thi ca bình dân tập IV, năm 1969) thì
đưa ra một khái niệm sơ giản “đồng dao tức là ca dao nhi đồng”[16, tr.683].
Có lẽ do tác giả tách hai chữ “đồng” và “dao” ra để giải thích nghĩa của cụm
từ đó chăng? Trong luận văn thạc sỹ văn hóa học với đề tài Từ đồng dao đến
những bài hát – đồng dao cho tuổi thơ trong nhà trường ngày nay (Viện
Nghiên cứu Văn hóa, 2007), tác giả Đỗ Thị Minh Chính đã quan niệm đồng
dao như sau: “đồng dao là những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em,
cho trẻ em, trên cơ sở những lời văn vần (của tác giả xác định hoặc vơ danh),
có hình ảnh và nhịp điệu đơn giản, gắn với các trò chơi. Trẻ em là đối tượng
hưởng thụ, cũng có khi là chủ thể sáng tạo, nhưng dù ở cương vị nào thì các
em cũng ln ln là người giữ vai trị “diễn xướng” và đồng dao đã thấm sâu
vào đời sống tinh thần của chúng”[3, tr.12]. Trong cuốn Tìm hiểu đồng dao
người Việt do Nhà xuất bản Thuận Hóa cơng bố năm 2009, tác giả Triều
Ngun đã bóc tách, tổng hợp về mặt ngơn ngữ đối với hình thức, nội dung
của đồng dao cũng như dùng biện pháp so sánh để phân biệt nó với các thể
loại khác như ca dao, vè, câu đố, thơ thiếu nhi và đưa ra một định nghĩa cho
thuật ngữ đồng dao như sau: “Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian,
thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lời của những bài
hát dân gian trẻ em (những bài hát ấy có thể kèm trị chơi hay khơng)”[17,
tr.51].

Chúng ta có thể thấy đồng dao là một hiện tượng văn hóa. Nó được
hình thành và phát triển từ đời sống, sinh hoạt dân gian và đối tượng sử dụng
chính là trẻ nhỏ. “Đồng dao” có thể hiểu là ca dao nhi đồng, nhưng có lẽ đó là
các bài ca dao, bài vè có nội dung phù hợp được chúng hát đồng thanh nhằm
bổ trợ cho các động tác, hình ảnh… trong khi chơi, lúc giúp cha mẹ làm
những việc nhà hay đồng áng nhẹ nhàng hoặc trơng em. Có khi lúc đầu trẻ chỉ
đọc các bài đó độc lập với các nội dung miêu tả môi trường sống xung quanh,


4

đúc rút kinh nghiệm cuộc sống hoặc châm biếm, hài hước theo cách nhìn con
trẻ, rồi dần dà phát triển thêm các hình thức đọc, hát khác.
Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi,
giới tính đều cần vui chơi, giải trí thích hợp để sinh tồn và phát triển. Bên
cạnh lao động, học tập, giao tiếp, đó cũng là một trong những hoạt động cơ
bản, có xu hướng ngày càng tăng trong cuộc sống của con người. Trong các
lứa tuổi, nếu trẻ càng nhỏ thì hoạt động vui chơi càng quan trọng. Thực ra,
những hoạt động cơ bản trên đan xen nhau. Cho đến bây giờ có ai đó bỏ lỡ
hoặc thậm chí cấm đốn thì cũng khơng dập bỏ được nhu cầu bẩm sinh này.
Trái lại bằng cách nào đấy, chúng vẫn cứ tự phát chơi. Và như thế sẽ nảy sinh
vấn đề hai chiều lợi và hại trong khi trẻ tham gia các cuộc chơi.
Trong bài viết “Lời đồng dao trong trị chơi cổ truyền của trẻ em”
đăng trên tạp chí Giáo dục Mầm non số 3/1992, GS.TSKH. Phan Đăng Nhật
quan niệm trị chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo
phương thức của văn hóa dân gian. Chủ thể thưởng thức, hưởng thụ và sử
dụng đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo và lưu truyền sản phẩm. Việc sáng
tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm sáng tạo – lưu truyền
– sử dụng – điều chỉnh. Trong q trình đó thực tiễn là thước đo, là khuôn
đúc, đông đảo công chúng làm vai trị tái tạo.

Cũng nói về trị chơi trẻ em, trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em
người Việt [16, tr.5], các tác giả nêu khái niệm “Trò chơi trẻ em là những trị
vui có lời (bài hát) hoặc khơng có lời, những trị này cũng mang những tính
chất của sáng tác dân gian: tính tập thể, tính dị bản…”
Trị chơi dân gian nhìn từ góc độ quyền trẻ em, PGS.TS Nguyễn Thị
Bích Hà, Khoa Việt Nam học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng trò
chơi dân gian cũng là một loại của di sản văn hóa Việt Nam. “Nó được kết


5

thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
sống của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam xưa. Đặc biệt, đối với trẻ em, trò
chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới
trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui
chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè và cộng đồng.”[42]
Từ các quan niệm trên, chúng ta thấy trị chơi dân gian được nhìn nhận
theo các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nó đều có điểm chung là trò chơi nảy
sinh từ cuộc sống lao động, sinh hoạt, từ nhu cầu vui chơi, giải trí của con
người và nó mang tính cộng đồng cao, cho dù có những trị chơi có ít người,
thậm chí chỉ một người. Bởi vậy, trị chơi dân gian mang đậm tính lịch sử,
tính xã hội và mỗi trị chơi lại biểu hiện tính nghệ thuật nhất định. Ngồi các
trị chơi có diễn biến, luật chơi, q trình chơi, chúng tơi coi việc làm những
đồ chơi từ các vật liệu sẵn có trong tự nhiên, được trẻ khai thác, sáng tạo và
lưu truyền từ xưa cũng là những trò chơi dân gian.
Là chuyên viên công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục
mầm non, chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu một mảng văn hóa dân gian của
vùng quê xứ nhãn lồng - vùng phù sa văn hóa Hưng Yên; đó là những bài hát
đồng dao, những trò chơi dân gian với đời sống sinh hoạt của trẻ thơ ở huyện
Khoái Châu, nơi mang nhiều đặc tính của đồng bằng châu thổ sông Hồng với

các vùng bãi bồi, những cánh đồng trồng hoa màu và những cánh đồng lúa
phì nhiêu, với ao, hồ, sơng ngịi, cừ, mương, máng; làng q phủ một màu
xanh bát ngát của những lũy tre rậm rì. Qua đó, chúng tơi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy, ứng dụng vào đời sống sinh
hoạt cũng như bổ sung cho các hoạt động sinh hoạt vui chơi, giáo dục trong
nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu


6

- Tìm hiểu đặc điểm lịch sử, mơi trường, địa lý ảnh hưởng sự ra đời,
lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến của đồng dao, trò chơi dân gian ở huyện Khối
Châu.
- Nêu và phân tích hình thức, nội dung một số bài đồng dao, trò chơi
tiêu biểu của địa phương.
- Nhận diện các giá trị văn hóa và giáo dục của đồng dao và những
trò chơi dân gian trong cuộc sống hiện nay.
- Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hệ thống hóa mảng văn hóa
dân gian này và đưa vào cuộc sống sinh hoạt trong xã hội cũng như trong nhà
trường nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, xã hội cũng như ý nghĩa
giáo dục của đồng dao và trò chơi dân gian.
3. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, việc bóc tách, tìm hiểu, nghiên cứu đồng dao và trò chơi
dân gian ở nước ta chưa được nhiều mà chủ yếu các tác giả sưu tầm, biên
soạn sách nhằm giới thiệu và sử dụng vào những mục đích nhất định.
Về lịch sử nghiên cứu, giới thiệu đồng dao, NCS Chu Thị Hà Thanh
đã có một tập hợp trong luận án tiến sĩ của mình những bài viết về đồng dao
mang tính chất giới thiệu và những cơng trình mang tính chất nghiên cứu. Tuy
nhiên tổng số cơng trình mà chị thu thập được trong hai mục này chỉ có bảy

bài giới thiệu và bốn bài nghiên cứu. Cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người
Việt của nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy
Hồng và Trần Hoàng sưu tầm và biên soạn đã nêu định nghĩa và phân loại các
bài đồng dao, các trò chơi cụ thể. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã giới thiệu loạt
bài nghiên cứu, bình luận, cảm nhận và đánh giá, nhận xét hai thể loại này của
15 tác giả từ năm 1935 đến năm 1995. Trong đó đáng kể nhất là các bài của
các tác giả Doãn Quốc Sỹ trong Lời mở đầu cuốn Ca dao nhi đồng, Nxb Sáng


7

tạo xuất bản năm 1969; Nguyễn Tấn Long, Phan Canh trong “Đồng dao”, thi
ca bình dân cũng năm 1969; Tơ Ngọc Thanh, Đồng dao với cuộc sống dân
tộc Thái ở Tây Bắc trong tạp chí Văn học số 4/1974; Vũ Ngọc Khánh với Mấy
điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam, trong tạp chí Văn học số 4/1974.
Trong những năm gần đây, trò chơi dân gian, các bài đồng dao được
chú ý hơn. Tuy nhiên, như trên đã nói thì mới chủ yếu là sưu tầm, tuyển chọn.
Cuốn Trò chơi dân gian của tác giả Nguyễn Thanh Thảo [21] giới thiệu 75 trò
chơi nhưng hầu hết là những trò khá quen thuộc mà hồn tồn khơng có biểu
hiện sắp xếp theo trật tự nào và cũng khơng có bất cứ nhận xét, đánh giá nào.
Trong 4 tập Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố của Viện
chiến lược và chương trình giáo dục tái bản năm 2008 cũng nêu một số trò
chơi nhưng chỉ hướng dẫn cách chơi là chủ yếu [29]. Một số trang web như
Văn hóa Việt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Trung tâm
UNESCO giao lưu văn hóa quốc tế, hay thậm chí cả trang web nước ngồi(1)
cũng chỉ nêu, giới thiệu một số trò chơi dân gian, truyền thống hay cùng lắm
là một vài cảm nghĩ chứ không nghiên cứu sâu vấn đề này. Gần đây nhất,
cuốn Tìm hiểu đồng dao người Việt (Nxb Thuận Hóa, 2009) của tác giả Triều
Ngun là một cơng trình nghiên cứu rất cơng phu về đồng dao người Việt.
Trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu dựa trên phương diện phân tích về ngơn

ngữ để nhận diện hình thức, nội dung, cách phân loại đồng dao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chủ yếu của đề tài là các bài đồng dao và trò chơi dân gian
cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:

(1)

Xem Tài liệu tham khảo


8

- Đặc điểm mơi trường, địa lý của huyện Khối Châu tác động, ảnh
hưởng tới sự ra đời, lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến của đồng dao, trò chơi dân
gian.
- Phân tích đặc trưng của đồng dao và trị chơi dân gian của địa
phương.
- Giá trị văn hóa và ý nghĩa giáo dục của đồng dao và những trò chơi
dân gian trong cuộc sống hiện nay; việc bảo tồn và phát huy các giá trị đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Điền dã, thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình hoạt động sinh
hoạt đồng dao và các trò chơi thực tiễn của trẻ tại một số xã như Hồng Tiến,
Việt Hịa, Đại Hưng, Đơng Tảo, thị trấn Khoái Châu thuộc huyện Khoái
Châu, Hưng Yên;
- Điều tra, phỏng vấn bằng phiếu và trực tiếp khoảng 50-60 người
lớn, cao tuổi và 200 trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng;
- Xử lý, tổng hợp, phân tích các dữ liệu;
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như văn học, âm
nhạc, folklore, tâm lý lứa tuổi, sư phạm…

6. Những đóng góp của luận văn
- Đây là cơng trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu, khảo sát thực tiễn trẻ
em sử dụng đồng dao và tổ chức vui chơi các trò dân gian ở một vùng đặc
trưng của đồng bằng châu thổ sơng Hồng;
- Là cơng trình nghiên cứu thực trạng lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến
cũng như nội dung, ý nghĩa, tác động của đồng dao và trò chơi dân gian đối
với trẻ.


9

- Việc nghiên cứu nhằm tham gia vào việc khôi phục, hệ thống hóa
mảng văn hóa dân gian này ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như bổ
sung cho các hoạt động sinh hoạt vui chơi, giáo dục trong nhà trường.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái qt lịch sử, văn hóa và con người Khối Châu
Chương 2: Đồng dao
Chương 3: Trò chơi dân gian


10

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI KHOÁI CHÂU

1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và mơi trường của huyện Khối
Châu
1.1.1.


Sự hình thành và phát triển

Khối Châu là một vùng đất cổ xưa, được hình thành từ thời các Vua
Hùng (1289-258 TrCN). Lúc đó Khối Châu thuộc bộ Dương Tuyền, nước
Văn Lang. Từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc (211 TrCN) đô hộ nước ta cho
tới thời thuộc Đông Hán, Tống, Tề, Lương, Trần đều thuộc huyện Chu Diên,
quận Giao Chỉ. Đến thời vua Đinh Tiên Hoàng (967-979) đổi là Châu Diên,
và Tiền Lê (979-1009) vua Lê Ngọa Triều đổi là Phủ Thái Bình. Thời nhà Lý
(1010-1225), vùng đất thuộc huyện Khoái Châu ngày nay đổi thành huyện
Đơng Kết, thuộc Khối Lộ. Thời Lý Cao Tơng (1176-1210) tách Khối Lộ
thành Châu Đằng và Châu Khối thì Đơng Kết thuộc Châu Khối. Đến thời
Trần sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ ba (1288), vua Trần ban đất Châu
Khối cho Nguyễn Khối thì Châu Khối đổi thành Khoái Châu.
Tới thời Lê, giữa niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) vùng đất huyện
Khối Châu ngày nay đổi là Đơng n thuộc Sơn Nam thừa tuyên. Đời Lê
Trung Hưng chia Sơn Nam thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ thì Khoái
Châu thuộc Sơn Nam thượng. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), triều đình cho
thực hiện cải cách hành chính, bỏ các trấn lập ra tỉnh, chia cả nước thành 30
tỉnh. Khi ấy phủ Khối Châu (trong đó có huyện Đơng Yên) thuộc tỉnh Hưng
Yên. Tháng 12/1890, toàn quyền Piquet ký Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy
có bốn huyện mới, đã cắt của huyện Đơng n ba tổng là Khóa Nhu, Tử


11

Dương, Yên Phú để cùng với các tổng khác cắt từ Văn Giang (Bắc Ninh),
Đường Hào (Hải Dương), Ân Thi (Hưng Yên) để thành lập huyện Yên Mỹ.
Phủ Khoái Châu có 10 tổng (Đại Quan, Mễ Sở, Yên Cảnh, Yên Lạc, n
Vĩnh, n Lịch, Phú Khê, Đơng Kết, Bình Dân, Ninh Tập), 76 xã. Như vậy,
từ thế kỉ thứ XV, phủ Khối Châu là một đơn vị hành chính lớn hơn cấp

huyện, bao gồm đất huyện Khoái Châu hiện nay và một số huyện lân cận như
Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi; cịn huyện Khối Châu là một huyện
thuộc phủ, với tên gọi Đông Yên (Đông An).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, Chính phủ bỏ cấp phủ,
tổng thành lập các huyện, xã, thơn. Hưng n có 8 huyện và 116 xã. Tháng 8
năm 1946 thị xã Hưng Yên được thành lập. Đông Yên trở thành huyện Khối
Châu từ đó. Ngày 14/4/1946, Chính phủ ra sắc lệnh số 63 về bầu cử Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh và xã, huyện Khoái Châu cũng tiến hành hợp nhất 76 xã
nhỏ thành 22 xã lớn, các xã đó tồn tại đến năm 1955. Sau nhiều lần chia tách,
hợp nhất, đổi tên, huyện Khối Châu có 25 xã là: Bình Minh, Đơng Tảo, Dạ
Trạch, Hàm Tử, Ơng Đình, Tân Dân, Tứ Dân, Tân Châu, Đơng Ninh, Đại
Tập, Chí Tân, Liên Khê, Phùng Hưng, Thuần Hưng, Đại Hưng, Thành Công,
Nhuế Dương, Việt Hịa, Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến, Bình Kiều, An Vĩ,
Đông Kết và Kim Ngưu (nay là thị trấn Khối Châu).
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, Chính phủ ra Quyết định số 70-QĐ/CP
thành lập huyện Châu Giang gồm 25 xã của huyện Khoái Châu, 9 xã của
huyện Văn Giang cũ và 5 xã của huyện Yên Mỹ (Hoàn Long, Yên Phú, Yên
Hòa, Việt Cường, Minh Châu).
Huyện Châu Giang tồn tại được 20 năm. Đến ngày 24 tháng 7 năm
1999, Chính phủ ra Nghị định số 60-NĐ/CP tách huyện Châu Giang làm hai


12

huyện Khoái Châu và Văn Giang như cũ, chuyển 5 xã về huyện Yên Mỹ.[1],
[14], [36].
1.1.2.Thiên nhiên và môi trường địa lí

Bản đồ hành chính huyện Khối Châu, Hưng n năm 2009 [36]


Huyện Khoái Châu nằm ở tọa độ 20045’45” – 20054’05” vĩ tuyến Bắc
105055’30” – 106002’15” kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Văn Giang; phía
nam giáp huyện Kim Động; phía đơng giáp huyện n Mỹ và Ân Thi; phía
Tây giáp Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) ngăn cách bởi sơng Hồng. Khối Châu có
diện tích 13.086ha. Trong đó đất canh tác nơng nghiệp chiếm diện tích tới


13

67.1% (8.779ha), còn lại 32.9% là đất thổ cư, đường xá, sơng ngịi, cơng trình
cơng cộng, đình chùa, nhà thờ … Khối Châu thuộc đồng bằng châu thổ sơng
Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Đồng đất Khối Châu thích hợp
với cấy lúa, trồng rau màu, cây cơng nghiệp (chủ yếu là cây đay) và cây ăn
quả. Hưng Yên vốn là vùng đất nổi tiếng về cây nhãn và Khối Châu cũng có
những vườn nhãn lớn, những hàng cây trồng nhãn dài dặc hai bên đường liên
xã, liên huyện.
Làng tơi có lũy tre xanh
Có sơng Tơ Lịch chảy quanh xóm làng
Trên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sơng cá lội từng đàn tung tăng.
Khí hậu Khối Châu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.
Mùa nước to từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai mùa mưa gió rõ rệt: Gió mùa
đơng bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với cái rét ngọt và mưa phùn ẩm
ướt; từ tháng 6 đến tháng 10 thường có gió bão, mưa to. Đối với mùa này,
khơng thể khơng nói tới cơng trình trị thủy sơng Hồng là con đê và những lần
vỡ đê, ngập lụt của người dân đồng bằng châu thổ sơng Hồng mà Khối Châu
là huyện có đoạn sơng dài tới 21,4km chảy qua. Đê sơng Hồng là một cơng
trình vĩ đại nhất của đất nước trong cơng cuộc phịng chống thiên tai bão lụt.
Việc đắp đê, hộ đê, rồi làm thủy lợi nội đồng chống hạn, chống úng ngập qua
hàng ngàn năm là cuộc vật lộn với thiên nhiên vô cùng gian khổ, là một nét

phẩm chất riêng của người nông dân đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khởi
công từ thời Lý, đời Trần, thảm họa vỡ đê xảy ra nhiều nhất vào triều
Nguyễn. Công cuộc đắp đê trị thủy sông Hồng căn bản hồn thành vào nửa
sau thế kỷ XX. Nếu chỉ tính từ năm 1831 (năm thành lập tỉnh Hưng Yên) đến
năm 1945 đã có tới 32 trận hồng thủy – vỡ đê đã làm cho người dân dọc sông


14

Hồng nói chung và người dân huyện Khối Châu nói riêng rất vất vả, điêu
đứng. Để chủ động trong việc chống úng, hạn, tưới tiêu cho ba tỉnh Hưng
Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Chính phủ quyết định xây dựng cơng trình đại
thủy nơng Bắc-Hưng-Hải. Ngày 1/10/1958 khởi cơng xây dựng cống Xn
Quan-đầu mối của cơng trình. Ngày 1/5/1959 thì hồn thành cơng trình. Hai
hệ thống Kênh Đơng và Kênh Tây đã chạy và tưới tiêu cho 17 xã thuộc huyện
Khoái Châu, góp phần khơng nhỏ vào việc canh nơng cho địa phương.

Trên công trường thủy lợi Bắc-Hưng-Hải (ảnh tư liệu của tỉnh Hưng Yên)

Khoái Châu nằm trên trục đường Thăng Long – Phố Hiến nổi tiếng
phồn hoa cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18, nằm bên tả ngạn sông Hồng là đường
giao thông thủy quan trọng từ biển Đông qua cửa Ba Lạt để tới Thăng Long,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, n Bái, Lào Cai.
Huyện có 21,4 km đê sơng Hồng chảy qua 9 xã của huyện là Bình
Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân,
Nhuế Dương. Ngồi ra, Khối Châu cịn có một loạt các con sông nhỏ như


15


sông Cửu Yên đào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), sông tiêu Từ Hồ - Sài Thị,
sông Kim Ngưu, sông Tây Tân Hưng, sông Điện Biên, sông Mười, sông Cấp
Tiến – Tân Dân, sông Đồng Quê…
Hệ thống giao thông đường bộ của Khối Châu khá thuận tiện. Phía
đơng có đường 39A là đường nối từ quốc lộ 5 tới thị xã Hưng Yên (nay là
thành phố Hưng Yên), chạy qua bốn xã của huyện là Dân Tiến, Đồng Tiến,
Hồng Tiến và Việt Hịa. Ngồi ra cịn có các đường liên xã là đường 199 là
đường được làm từ năm 1892 nên cịn được gọi là đường Tây, chạy từ xã
Bình Minh qua Đông Tảo và một phần của vùng đất của huyện Yên Mỹ ra
đường 39A; đường 205 chạy xuyên dọc giữa huyện; đường 195 là đê sông
Hồng dài 21,4km chạy từ xã Bình minh qua Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Tân
Châu, Đơng Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Nhuế Dương. Dọc đường này có tới 5-6
bến đị lớn nhỏ khác nhau. Ngồi ra cịn có các đường 205C, đường 208,
đường 206, đường 209, đường 204, đường 199B, đường 199C và đường
209C.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, giao thông chủ yếu là thuyền
buồm chở khách và hàng hóa trên sông Hồng, ngược lên Hà Nội, xuôi phố
Hiến, Nam Định, Thái Bình, thuyền trên sơng Cửu n từ Nghi Xun qua
Kim Động, Ân Thi sang huyện Thanh Miện (Hải Dương)… Hàng hóa chủ
yếu là lâm sản như gỗ, tre, nứa, lá gồi, củ nâu hoặc than đá, đá để nung vơi.
Đường bộ có xe ca chở khách từ phố Phủ đi Hà Nội, và xe ngựa chở khách đi
lại trong huyện và các huyện xung quanh. Từ năm 1955 có ô tô chở khách từ
phố Phủ đi Hà Nội và từ phố Phủ đi thị xã Hưng Yên. Trên sông Hồng có ca
nơ chở khách từ phố Phủ đi Hà Nội đến thị xã Hưng Yên, Nam Định và
ngược lại. Từ năm 1990 theo sự phát triển chung của xã hội và theo cơ chế thị
trường, phương tiện giao thông đường bộ phát triển nhanh. Tại bến xe phố


16


huyện có nhiều ơ tơ chở khách đi lại khắp các tỉnh trong Nam, ngồi Bắc. [1],
[36].
1.2. Văn hóa và con người Khối Châu
1.2.1.

Cư dân Khối Châu

Như trên đã nói, Khoái Châu là một vùng đất cổ. Người Việt cổ đã đến
cư trú sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và khai hoang, thau chua, rửa
mặn, bắt đầu gieo cấy lúa nước. Việc phát hiện ra trống đồng Đông Sơn ở
Cửu Lao, Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, giáp Khối Châu chứng tỏ vùng đất
này thời đó đã có dân cư, có chung nền văn hóa Đơng Sơn, như trong “Hùng
Vương dựng nước” tập I đã ghi “Trong thời Hùng Vương đồng bằng ở phía
Nam sơng Hồng mở rộng mãi ra”.
Truyền thuyết Chử Đồng Tử-Tiên Dung đời Hùng Duệ Vương cho biết
thời đó Khối Châu đã có nhiều trang trại và cư dân đông đúc mà truyền
thuyết nhắc đến các tên Đa Hịa, Dạ Trạch, Ơng Đình, Đơng Tảo. Thời Hai
Bà Trưng khởi nghĩa đã có nhiều tướng đóng qn ở Đa Hịa (xã Bình Minh).
Bà Bạt Kiếm hy sinh ở Tiểu Quan (xã Phùng Hưng). Năm 547, Đại tướng
quân Triệu Quang Phục đưa 20.000 quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, năm 548
lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, lập tiền đồn ở Đa Hòa, An Vĩ, Nhuế
Dương thực hiện kế hoạch “trì cửu chiến”. Nhân dân Khoái Châu đã đầu quân
và giúp Triệu Quang Phục xây đồn lũy, tiếp tế quân lương và trinh sát các
hoạt động của địch báo cho nghĩa quân. Đến thời nhà Lý, vua Lý Cao Tông
(1175-1210) đã ban cho tể tướng phụ chính Đỗ Anh Vũ 3.000 mẫu ruộng gọi
là “Tam thiên mẫu” nằm ở phía đơng nam huyện Khối Châu, tây bắc huyện
Ân Thi và bắc Kim Động. Tể tướng Đỗ Anh Vũ đã chiêu mộ dân nghèo lập
thêm hàng chục làng ấp mới. Đến đời Trần, đê sông Hồng được hoàn chỉnh.
Sau khi thắng giặc, vua nhà Trần ban đất Khoái Châu cho tướng Nguyễn



17

Khối thì thơn ấp phát triển nhanh. Nhà Lê xóa bỏ chế độ điền trang, cấm
nuôi nô tỳ, nông dân nghèo được cấp ruộng, trở thành nông dân tự do. Vào
đầu triều Nguyễn (Gia Long Thiệu Trị, Minh Mệnh, đầu Tự Đức), so với các
huyện khác ở đồng bằng châu thổ sơng Hồng thì Khối Châu có tốc độ phát
triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh. Phố Phủ là
nơi dân cư đông đúc, cửa hàng san sát, cuộc sống của người dân khấm khá.
Điều này đã được sử sách ghi lại: “Trước năm 1870, nghĩa là trước những vụ
vỡ đê tàn khốc của huyện Văn Giang, Hưng Yên sống thịnh vượng lắm.
Ngoại thương và nội thương thật khả quan”.
Cuối năm 1891, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại, Pháp và quan lại
Nam Triều chiếm đoạt ruộng đất của nông dân thành lập nhiều ấp trại mới
như ấp An Bình (Vân Trì), ấp Hàn Sắc, Bá Tơn (Phùng Hưng), ấp Cự Hiên
(thị trấn Khoái Châu)… chiêu mộ dân siêu bạt các nơi đến làm tá điền để thu
tô, tức. Các địa chủ, kỳ hào ở các xã chiếm đoạt nhiều ruộng đất, một số nông
dân tự do khai hoang, phục hóa biến Bãi Sậy thành ruộng canh tác.
Trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, huyện Khoái Châu đã
chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và ách cai trị của Pháp. Đời sống văn
hóa, xã hội của nhân dân ít được quan tâm, chú ý. Trong khi đó các hủ tục ma
chay, cưới xin, khao vọng, bán quan, mua tước đặt ra nặng nề, tốn kém. Lệ
làng rất ngặt nghèo, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Ví dụ như ở xã Tân
Dân, con gái lấy chồng phải nộp cheo cho làng hai mâm đồng. Sau đó chức
dịch bán đấu giá để lấy tiền chè chén. Từ sau phong trào cải lương hương
chính thì bán mâm để mua gạch xây đường làng. Sau thành lệ, con gái đi lấy
chồng nộp cheo khao chức sắc, đóng lon cai, đội đều phải xây cho làng từ 1
đến 3 mét đường làng. Ở Đại Quan, Thuần Lễ, nếu khơng khao thì cả đời bị



18

bạch đinh1. Nhiều người phải bán ruộng để khao, mang công mắc nợ. Trai lấy
vợ phải nộp ba đồng tiền (tương đương với 10 thùng thóc) treo lễ cho nhà gái.
Con gái đi lấy chồng phải nộp cho làng 2-3 đơi hồnh phi, câu đối hoặc mâm
thau. Nạn cờ bạc, rượu chè, hát cô đầu ở làng, xã nào cũng có.
Đến năm 1933, dân số huyện Khối Châu có 93.515 người, bằng 21%
dân số toàn tỉnh. Năm 1959 là 100.341 người. Đến năm 1965 thì tăng lên
thành 108.100 người. Dân số năm 1974 là 119.553 người. Năm 1999 chia
tách huyện Châu Giang trở về thành Khối Châu thì dân số huyện Khối
Châu là 180.105 người.
Khối Châu có 23 nhà khoa bảng tính từ năm 1463 đến năm 1523,
trong đó có một Trạng nguyên là Nguyễn Kỳ ở xã Tân Dân thi đỗ Trạng
nguyên năm 1541.
Ai về qua xã Tân Dân
Có Đinh Ngơ Tướng, có văn chỉ thờ
Có ơng Đổng Quế tế cờ
Có ơng Tán Thuật dựng cờ nghĩa qn
Có bà công chúa Từ Quang
Theo ông nghè Tố2 về làng kết dun
Nhưng ơng đã có vợ hiền
Bà bèn cắt tóc trụi thuyền qui y
Có Trạng nguyên Nguyễn Oăn Ri
Cho nên văn chỉ dựng về quê ta .[1]

1
2

Bạch đinh là những thanh niên khơng có chức vị gì trong làng, là đối tượng đàn áp của cường hào
Nguyễn Đình Tố xã Tân Dân đỗ tiến sĩ năm 1769



19

Ở Khối Châu cịn có các nhân vật khơng đỗ Đại khoa, nhưng tài giỏi
nức tiếng như Nguyễn Huy Lạc (tức Quán) hai lần thi Hội (1763 và 1766) đều
đậu Tam trường. Ông là một trong “Sơn Nam hạ xứ hữu tứ kiệt nhân” (bốn
người tài giỏi của Sơn Nam hạ). .[1], [14].
1.2.2. Khoái Châu - vùng phù sa văn hóa
Là vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Khối Châu mang
đậm nét của nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước với đầy đủ các thành tố tạo
lên, từ mơi trường địa lí, lịch sử hình thành và phát triển cũng như sự giao
thoa văn hóa với các vùng lân cận và văn hóa ngoại bang du nhập.
Đồng bằng Bắc bộ là vùng văn hóa-lịch sử cổ, là cái nơi hình thành dân
tộc Việt, là q hương của các nền văn hóa nổi tiếng, đó là văn hóa Đơng Sơn
thời các vua Hùng; Thăng Long thời Đại Việt… Từ cái nôi của dân tộc, từ
quê hương của các nền văn hóa Việt Nam, trong q trình Nam tiến mở mang
bờ cõi dọc bờ biển Đông (thế kỷ XI đến Quảng Trị, thế kỷ XVIII đến hết Nam
Bộ), văn hóa Việt Nam từ cái nôi ban đầu đã dần dần đón nhận những yếu tố
văn hóa Chăm, Khơme… đồng thời cũng tự thân thích ứng với mơi trường
sinh thái mới của duyên hải Nam Trung bộ, tạo nên những sắc thái văn hóa
địa phương đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Là nguồn cội nhưng
cũng đồng thời là trung tâm của đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của đất
nước, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành và định hình những truyền
thống văn hóa lâu đời, thể hiện trong đời sống sản xuất, sinh hoạt vật chất, các
quan hệ xã hội và đời sống tinh thần. Đó là kết tinh từ những tri thức và ứng
xử của con người đồng bằng Bắc Bộ, mà ngày nay, tùy theo từng trường hợp,
truyền thống ấy đã trở thành bản lĩnh và sức mạnh tạo đà cho con người đi
vào thế giới hiện đại, và cũng khơng ít trường hợp nó lại là gánh nặng níu
kéo, cản trở bước tiến bộ của cộng đồng.



×