Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TẠI HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA

Địa điểm thực tập

: Phòng Tài nguyên và mơi trường
hụn Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Người hướng dẫn

: Trần Thị Thắm

Cơ quan công tác

: Phòng Tài nguyên và môi trường
huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Sinh viên thực hiện

: Trịnh Đình Thanh Hải

Lớp

: DH3QM1


Thanh Hóa, tháng 03 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TẠI HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA

Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và mơi trường hụn Thiệu Hóa,
Tỉnh Thanh Hóa

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký,ghi rõ họ tên)

(Ký,ghi rõ họ tên)

Trần Thị Thắm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi
đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức cần
thiết, chun mơn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng

không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên các trường đại học nói
chung và sinh viên trường Đại Học Tài Ngun và Mơi Trường - Hà Nội nói riêng,
đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người củng cố lại kiến thức, lý thuyết đã được
học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp.
Trước thực tế đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Mơi
Trường, em có nguyện vọng về thực tập tại Phịng Tài ngun và Mơi trưịng huyện
Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Văn Doanh đã
tận tình hướng dẫn chỉ bảo để em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em xin trân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên & Mơi trưịng huyện Thiệu Hóa,
đặc biệt em xin gửi lởi cảm ơn tới chị Trần Thị Thắm đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ
em trong thời gian thực tập vừa qua tại để em hoàn thành tốt đợt thực tập tớt nghiệp
này.
Mặc dù đã nổ lực hết mình nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian có hạn nên
em khơng thể tránh khỏi sai sót trong khi thực hiện đề tài. Em kính mong q thầy cơ
chỉ dẫn giúp đỡ em để ngày càng hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình và có thể tự
tin bước vào cuộc sống với vốn kiến thức mình có được trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...........................................3

1.1.

Giới thiệu chung................................................................................................3

1.2.


Vị trí, chức năng:...............................................................................................3

1.3.

Nhiệm vụ và quyền hạn.....................................................................................3

1.4.

Các dự án môi trường........................................................................................5

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP....................................7

2.1 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập..........................7
2.2 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.........................................................................7
2.3

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................................7

2.4

KẾT QUẢ CHUYÊNĐỀ.................................................................................................7

2.4.1

Tổng quan chung về chất thải rắn sinh hoạt.....................................................7

2.4.2

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hợi hụn Thiệu Hóa........................................12


2.4.3 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn hụn Thiệu
Hóa, Tỉnh Thanh Hóa....................................................................................................21
2.4.4 Đề x́t mợt số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn tại
huyện Thiệu Hóa...........................................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................41

Kết luận........................................................................................................................41
Kiến nghị......................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................43
PHỤ LỤC.................................................................................................................................44


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Thiệu Hóa..................22
Bảng 2.2: Lượng CTRSH phát sinh của từng xã năm 2016......................................24
Bảng 2.3: Kinh phí cho cơng tác vệ sinh mơi trường Huyện Thiệu Hóa..................27
Bảng 2.4: Thống kê nhân lực thực hiện công tác thu gom CTRSH của hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp và môi trường Thiệu Hóa................................................................28
Bảng 2.5: Thống kê nhân lực thực hiện công tác thu gom CTRSH của công ty cổ phần
môi trường và cơng trình đơ thị Thanh Hóa..............................................................29
Bảng 2.6: Tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn Huyện Thiệu Hóa năm 2016...........32
Bảng 2.7: Dự báo lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Huyện Thiệu Hóa.............33


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức phịng Tài ngun và Mơi trường Huyện Thiệu Hóa............3
Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Thiệu Hóa........................................................................13
Sơ đồ 2.1: Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Thiệu Hóa....................26
Sơ đồ 2.2: Hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt......................32

Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lịng của người dân về cơng tác thu gom, vẫn chuyển chất thải
rắn sinh hoạt..................................................................................................................35


MỞ ĐẦU
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như tồn nhân loại.
Tuy vậy, chất lượng mơi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy
giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ơ nhiễm, suy
thối mơi trường nghiêm trọng là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ
các hoạt động sản xuất công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt
động giao dịch thương mại. Chất thải rắn ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần
lẫn độc tính. Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác
bảo vệ mơi trường, góp phần kiểm sốt ơ nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất
nước. Thực tiễn quản lý chất thải rắn ở Việt Nam cho thấy, trong công tác quản lý chất
thải rắn, chúng ta mới quan tâm nhiều đến quản lý chất thải rắn đơ thị, cịn khu vực
nông thôn, khu ven đô các đô thị lớn trong cơng tác quản lý chất thải rắn cịn nhiều bất
cập.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, là vùng đất giàu tiềm năng
về phát triển kinh tế xã hội, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với các
tỉnh khác trong nước. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đơ thị hóa diễn ra
mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh những vấn đề môi trường như
vấn đề rác thải. Rác thải sinh hoạt là một phần tất yếu của cuộc sống, phát sinh trong
quá trình ăn, ở, tiêu dùng,... của con người. Mức sống của con người ngày càng cao thì
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải
sinh hoạt, không những các khu đô thị, thành phố phát sinh với số lượng rác thải khu
vực nông thôn cũng ngày một gia tăng. Hiện nay rác thải chủ yếu được xử lý bằng
công nghệ chôn lấp hoặc tập trung tại các bãi rác lộ thiên. Điều này gây ảnh hưởng lớn
đến môi trường và sức khỏe con người.
Thiệu Hóa là một huyện thuộc Tỉnh Thanh Hóa và đang trong q trình đẩy mạnh

phát triển, với dân số trên 26.098 người (năm 2012), lượng CTRSH phát sinh khoảng
trên 30.000 tấn/năm và có xu hướng tăng dần qua các năm cùng với tốc độ gia tăng
dân số. Cơng tác quản lý CTRSH cần được quan tâm, có giải pháp đồng bộ trong việc
phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý để bảo vệ môi trường, cảnh quan và sức khỏe
cộng đồng, góp phần kiểm sốt ơ nhiễm, hướng tới phát triển bền vững.
Để hiểu thêm tình hình cơng tác quản lý mơi trường nói chung và cơng tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại huyện Thiệu Hóa, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý tại huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa”.
1


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu chung
-Tên cơ sở thực tập: Phòng Tài Nguyên và Mơi Trường huyện hụn Thiệu Hóa.
- Địa chỉ: Thị trấn Vạn Hà, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
- Cơ cấu tổ chức: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thiệu Hóa gờm 12 cán
bợ, trong đó có 1 trưởng phịng, phó phịng và các chun viên (2 chun viên về lĩnh
vực mơi trường)
Trưởng phịng
(Ơng Lê Xn Đồn)

Phó phịng
(Ơng Nguyễn Ngọc Hiếu)

Các chun viên phịng Tài ngun và Mơi Trường
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Phòng Tài nguyên và mơi trường hụn Thiệu Hóa

1.2. Vị trí, chức năng:
1. Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Thiệu Hóa là cơ quan chun mơn
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Thiệu Hóa; có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân
dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về: đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống
sản, mơi trường.
2. Phịng Tài ngun và Mơi trường có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở Tài nguyên và Mơi trường Tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.
1.Trình UBND huyện ban hành các quyết định, quy hoạch, kế hoạch; chương trình,
biện pháp tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực Tài
3


nguyên và Môi trường và các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, pháp
luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường;
2. Tổ chực thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về Tài nguyên và Môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND
huyện.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật, chỉnh lý hồ
sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.
6. Tham gia lập phương án đấu giá đất, xác định giá đất, thực hiện đấu giá QSD
đất đối với MBĐG có dưới 10 lơ đất và diện tích nhỏ hơn 1000m², mức thu tiền sử

dụng đất, tiền thuê đất của huyện; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hổ trợ và
tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết
định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn và kế hoạch phịng ngừa, ứng phó và
khắc phụ sự cố địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các
giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên
địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa
bàn; hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ
chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
8.Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, điều tra, thống kê, tổng hợp và
phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ
thuật trong việc trám lấp giếng.
9.Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo thẩm quyền.
10. Tham mưu cho UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt
động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỷ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ
chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại huyện theo quy định của pháp luật.
11. Tham mưu cho UBND huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác.
12. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham
gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.
4


13. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài
nguyên nước, tài ngun khống sản, mơi trường.
14. Theo dõi, kiểm tra tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh
vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của UBND

huyện.
15. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
16. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
17. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý tài nguyên và môi trường
đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường các xã, thị trấn.
18. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ về các lĩnh vực cơng tác được giao theo quy định của UBND huyện và Sở
Tài nguyên và Môi trường.
19. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế cơng chức, thực hiện chính
sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản
lý của Phòng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND huyện
20. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật
và phân công của UBND huyện.
21. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên
và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.
22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của
pháp luật.
24. Quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện theo phân
cấp của UBND huyện.
1.4. Các dự án môi trường
- Dự án Nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình với công suất 200 tấn/ngày
đêm, vốn đầu tư 250,935 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang làm chủ
đầu tư, đang đi vào hoạt động thử nghiệm, dự kiến hoạt động chính thức trong thời
gian tới

5


- Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải tại làng nghề Liên Hà đang tiến
hành thi công.

6


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
 Đối tượng thực hiện: công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Thiệu
Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
 Phạm vi thực hiện:
- Về khơng gian: trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa Về thời gian:
Thực hiện chuyên đề từ ngày 26 tháng 01 năm 2017 đến ngày 05 tháng 03 năm 2017.
2.2 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
Mục tiêu: tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại hụn Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
Nợi dung:
- Đánh giá thực trạng công tấc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Thiệu
Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
2.3 Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập thông tin qua các báo cáo, tài liệu của
Phòng Tài nguyên và môi trường, chi cục thống kê, các cơ sở thu gom phế liệu và đơn
vị xử lý chất thải trên địa bàn Huyện Thiệu Hố, Tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp khảo sát thực địa: điều tra, phỏng vấn, khảo sát tại hiện trường,
quan sát, chụp lại các hình ảnh minh họa.

- Phương pháp sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra: Sử dụng các phiếu điều tra có
chuẩn bị từ trước để hỏi các thông tin cần thiết với người dân.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lý thông tin bằng phần mềm
Mycrosoft office excel.
2.4 Kết quả chuyênđề
2.4.1 Tổng quan chung về chất thải rắn sinh hoạt
 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia
đình riêng lẻ, chung cư,…), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn
phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, của hàng sử xe,…), cơ quan (trường học,
viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành chánh nhà nước,…)
khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…) và từ cơng tác
nạo vét cống rãnh thoát nước. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại
sinh ra từ các nguồn trên.

7


 Nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát sinh chủ yếu: Từ khu dân cư, trung tâm thương mại, trường học,
cơng trình công cộng, công sở, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt động
xây dựng, các làng nghề.

 Phân loại và thành phần
a. Phân loại
Tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh và tính chất của CTRSH mà có nhiều cách
phân loại CTRSH khác nhau, sau đây là một số cách phân loại cơ bản:
- Dựa vào hàm lượng hữu cơ, vơ cơ ta có thể chia thành:
+ Rác hữu cơ: là những loại rác thải trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
+ Rác vơ cơ: là những loại rác có khả năng tái sử dụng như giấy tờ, sách báo, hộp

nhựa, nilon,…
+ Loại thủy tinh: chai, lọ,…
- Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý. Theo cách phân loại này người ta dựa
trên các đặc điểm của rác thải như:
+ Loại dễ cháy: là các chất cháy được như gỗ, giấy, hàng dệt, rơm rạ, chất dẻo, da
và cao su,…
+ Loại khơng cháy được: là các chất khó cháy như kim loại, thủy tinh, đá và sành
sứ,…
+ Các chất hỗn hợp: là tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2
đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm hai phần với kích thước > 5 mm và < 5
mm.
- Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải ngoài
nhà, rác thải trên đường, chợ,..
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: Người ta phân biệt theo thành phần
vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, chất dẻo,…
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác thải
sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan,… có thể
gây nguy hại cho con người, động vật và gây nguy hại cho môi trường. Nguồn phát
sinh rác thải này từ các hoạt động y tế, công nghiệp, nông nghiệp.
8


+ Rác thải không nguy hại: Là những loại rác thải khơng có chứa các chất và hợp
chấy có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
b. Thành phần
Thành phần CTRSH bao gồm: kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá,
cao su, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, vải, giấy,
rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả… Thông thường, rác hữu cơ chiếm tỷ trọng cao (4060%) trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của chất thải rắn:

- Mùa và vùng: vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có sự thay đổi nhất
định, mùa mưa độ ẩm cao, hay vào mùa thu lượng rác thải lá cây lớn; vùng đô thị khác
vùng nơng thơn,...
- Yếu tố xã hội: thói quen trong việc sử dụng bao bì, sử dụng nguồn thực phẩm.
Ngồi ra các điểm như đình chùa thành phần chất thải cũng khác so với các địa điểm
khác,…
- Trình độ cơng nghệ: Trình độ cơng nghệ càng cao lượng rác thải càng ít nhưng
sẽ có nhiều thành phần hơn trong rác thải
- Mức sống (điều kiện sinh hoạt):Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến lượng chất

thải rắn phát sinh và thành phần của nó. Người giàu thường có mức tiêu thụ lớn dẫn
đến lượng phát thải lớn (thường từ 2-3kg/người/ngày), đối với nhóm người nghèo
(nước có thu nhập thấp) có mức sống thấp và nguồn phát thải của họ cũng thấp hơn
(0,2 - 0,33kg/người/ngày).

 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
a. Phương pháp cơ học
- Phân loại: Phân loại CTRSH cần thiết để thu hồi các vật liệu có giá trị tái chế

(thu hồi tài nguyên) và tạo điều kiện thuận lợi cho các q trình chuyển hóa hoặc thu
hồi năng lượng sinh học. Quá trình phân loại có thể thực hiện tại những khâu khác
nhau trong hệ thống quản lý CTRĐT như: ngay tại nguồn phát sinh (hộ gia đình, khu
thương mại, khu cơng cộng,...); tại trạm trung chuyển; tại trạm xử lý hay trạm phân
loại tập trung.
- Nén ép: Ép (nén) rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTRSH.

Hiện nay, các phương tiện vận chuyển CTRSH đều được trang bị bộ phận ép rác nhằm
làm tăng sức chứa của xe và hiệu suất vận chuyển. Tại các bãi chôn lấp, rác cũng được
nén để tăng công suất hay kéo dài thời gian phục vụ của bãi chôn lấp. Các thiết bị nén
ép có thể là các máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén cao áp. Máy ép cố

9


định được sử dụng ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu thương mại, trạm trung
chuyển. Máy ép di động thường đi kèm với xe vận chuyển và container.
b. Phương pháp sinh học
-Chế biến phân ủ sinh học
-Methen hóa trong các bể thu hồi khí sinh học
Do chất thải rắn sinh hoạt có chứa các thành phần hữu cơ chiếm tỉ trọng lớn nên
có thể tận dụng để sản xuất phân hữu cơ để sử dụng trong nông nghiệp, việc áp dụng
phương pháp ủ sinh học đối với các thành phần hữu cơ sẽ phù hợp.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học: ủ sinh học có thể coi như một
q trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để tạo thành các chất mùn, với thao tác sản
xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo mơi trường tối ưu đối với q trình. Sản
phẩm cuối cung khơng có mùi,vi sinh vật gây bệnh. Qua trình ủ được áp dụng đối với
chất hữu cơ khơng độc hại. Đầu tiên là khử nước, sau đó là xử lý cho tới khi nó thành
xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ luôn được kiểm tra để giữ cho vật liệu ln ở trạng thái
hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ q trình oxi hóa
sinh hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2, nước,
các hợp chất hữu cơ bền vững như ligin, xenlulo, sợi,….
Lợi ích của q trình ủ:
-Ổn định chất thải. Các phản ứng xảy ra trong quá trình ủ sẽ chuyển hóa các chất
hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định.
-Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh. Nhiệt độ trong quá trình ủ lên đến
60°C đủ để làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh, virus và chứng giun sán nếu
như nhiệt độ này duy trì trong 1 ngày.
-Thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất. Chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh
hoạt thường ở dạng phức tạp,cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình ủ, chất này chuyển
thành các chất vơ cơ như NO3-, thích hợp cho cây trồng.
-Làm khơ bùn, phân người, phân động vật,do đó chi phí thu gom, vận chuyển và

thải bỏ giảm đi đáng kể. Nhiệt sinh ra trong quá trình ủ làm bay hơi lượng nước này.
Hạn chế của quá trình ủ:
-Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân ủ không đạt yêu cầu
-Sản phẩm của quá trình ủ phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết. Do đó tính chất
của sản phẩm khơng ổn định
-Q trình ủ tạo mùi hơi, mất mĩ quan
10


-Phân ủ không được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp do hiệu quả tăng năng
suất chậm
c. Tái chế và tái sử dụng
-Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt dộng thu gom vật liệu có thể tái chế từ rác, xử
lý trung gian và xử dụng vật liệu này để tái sản xuất
-Tái chế nhiệt:bao gồm các hoạt động năng lượng từ rác thải
-Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa sinh học thu hồi các sản phẩm
như phân bón, khí meetan, protein, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác
-Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chuyển hóa
bằng q trình sinh học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo
thành hơi nước và phát điện.
Lợi ích: tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng rác thải thơng qua việc giảm
chi phí đổ bỏ, giảm tác động môi trường do việc đổ bỏ tạo ra, tiết kiệm diện tích chơn
lấp, có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế.
e. Phương pháp xử lý nhiệt
- Phương pháp thiêu đốt: Quá trình đốt là quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác
dụng của nhiệt và q trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt ta có thể giảm thể tích
chất thải xuống 80 – 90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C. Sản phẩm cuối
cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao, bao gồm nitơ, cacbonic, hơi nước và tro. Đây là
phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với nhiên liệu thông thường khác
để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu

thủy tinh.
- Phương pháp nhiệt phân: Nhiệt phân là q trình phân hủy hay biến đổi hóa học
chất thải rắn xảy ra do nung nóng trong điều kiện khơng có sự tham gia của oxy và tạo
ra các sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dụng
rắn, lỏng và khí.
Nhiệt phân bằng hồ quang – plasma. Thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ cao để
tieu hủy chất thải có tính độc cực mạnh. Sản phẩn cuối cùng là khí H2 và CO, khí acid
và tro.
Phương pháp xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt được áp dụng nhiều ở các
nước tiên tiến. Phương pháp này có những ưu điểm: Thu hồi năng lượng, xử lý được
các chất thải nguy hiểm có thể đốt được, nguy cơ ơ nhiễm nước ngầm ít hơn chơn lấp
rác, xử lý nhanh và tốn diện tích chỉ bằng 1/6 so với phương pháp vi sinh. Bên cạch
11


các ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm sau: chi phí
xử lý cao và gây ơ nhiễm khơng khí.
d. Phương pháp chơn lấp
Chơn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chơn lấp sẽ bị
tan rữa nhờ q trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các
chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO 2,
CH4.

 Chất thải rắn sinh hoạt và các vấn đề môi trường
CTRSH sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cả ba
mơi trường: đất, nước và khơng khí. Tại các bãi rác, nước rỉ rác và khí bãi rác là mối
đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng CTRSH
ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã
hội. Lượng CTRSH nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi

trường không thể lường trước được. Các vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra
thường là hậu quả của việc không quản lý hợp lý CTRSH từ nguồn phát sinh đến nơi
thải bỏ cuối cùng. Xả thải bừa bãi chất thải rắn xuống kênh rạch đã làm ô nhiễm nguồn
nước mặt ở nhiều khu vực. Chôn lấp CTRSH không hợp vệ sinh đã gây ô nhiễm môi
trường đất, nước mặt, nước ngầm và khơng khí ở hầu hết các khu vực có bãi rác. Đó là
chưa kể đến các sự cố môi trường khác như lún, trượt bãi chôn lấp, tràn nước rỉ rác ra
môi trường xung quanh, mùi hôi thối ảnh hưởng trên diện rộng, phát sinh ruồi muỗi và
các loại côn trùng,…
2.4.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hợi hụn Thiệu Hóa
 Điều kiện tự nhiên môi trường khu vực
a. Vị trí địa lý
Huyện Thiệu Hóa nằm ở vị trí trung tâm trên bản đồ hành chính tỉnh Thanh
Hóa. Trung tâm văn hóa chính trị của huyện là thị trấn Vạn Hà có tọa độ địa lý ở vào
khoảng 19º53’ vĩ độ Bắc, 105º40’ kinh độ Đơng cách thành phố Thanh Hóa khoảng
17km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 45.

12


Hình 2.1: Ví trị địa lý huyện Thiệu Hóa
Huyện Thiệu Hóa có ranh giới tiếp giáp với các huyện sau:
- Phía Đơng giáp huyện Hoằng Hóa
- Phía Tây giáp huyện Thọ Xn
- Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Đơng Sơn và thành phố Thanh Hóa
- Phía Bắc giáp huyện n Định.
Tổng diện tích tự nhiên là 15. 991,72 ha gồm 01 thị trấn và 27 xã, dân số
157.248 người.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thiệu Hóa nhìn chung khơng q phức tạp. Thuộc huyện đồng bằng
của tỉnh Thanh Hóa. Chỉ có một số xã có núi độc lập, chủ yếu là núi đá. Tổng thể địa

hình nghiêng dần từ Tây Bắc - xuống Đông Nam. Vùng tả ngạn sông Chu, địa hình
thấp hơn so với vùng giáp với huyện Yên Định, một số xã có địa hình lịng chảo
(Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh…), mưa lớn tập trung thường bị
ngập úng. Vùng hữu ngạn sơng Chu có địa hình cao hơn các xã lân cận huyện Đơng
Sơn, do vậy tần suất ngập úng ít xảy ra, một số xã giáp huyện Triệu Sơn việc thốt
nước gặp khó khăn hơn.
c. Khí hậu
13


Thiệu Hóa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa ( Ia). Theo tài
liệu của trạm dự báo và phục vụ Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, có đặc trưng chủ
yếu như sau:
Nhiệt độ
- Tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 8500 0 C - 86000 C, phân bố trong vụ
mùa (tháng V-X) chiếm khoảng 60%; biên độ năm 11-120 C; biên độ ngày dao động 6
- 70 C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 16,5 - 170C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa tới
20C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 25,5 - 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá
41,50C.
Có 4 tháng nhiệt độ trung bình tháng < 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau)
và có 5 tháng nhiệt độ trung bình > 250C (từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm).
Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 85 - 86%, độ ẩm xuống thấp cực điểm khi
có gió mùa Đông Bắc hanh heo dưới 84% vào những ngày có gió Tây khơ nóng 45%;
đồng thời có lúc độ ẩm lên cao tới 88%.
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 - 1900 mm, riêng vụ mùa chiếm
khoảng 86 - 88%. Mưa chia làm hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng
mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, còn lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
lượng mưa chỉ chiếm 15%. Trung bình hàng năm có 140 ngày mưa. Tính biến động

liên tục về mưa đã dẫn tới rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước cũng như
trong việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt và gây trở ngại cho việc cấp thoát nước trong
huyện.
Lượng mưa phân cấp như sau:
+ Lớn hơn 100 mm: 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10)
+ Lớn hơn 200 mm: 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9)
+ Lớn hơn 300 mm: 2 tháng (từ tháng 8 đến tháng 9)
Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 400 mm.
Tháng 7, 1, 2 có mưa rất ít dưới 200 mm/ tháng.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1730 giờ, tổng lượng bức xạ trung
bình ngày đạt 280 320 cal/cm2/ngày.
Gió bão
Huyện Thiệu Hóa chịu ảnh hưởng của gió bão, gió mùa Đơng Bắc và các
luồng gió từ biển Đơng thổi vào. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,5 - 1,8 m/s. Hướng
gió chính là hướng gió Đơng và Đơng Nam. Hàng năm có khoảng trên 20 ngày có gió
Tây khơ nóng thổi vào mang theo hơi nóng rất có hại cho mùa màng, cho sản xuất và
đời sống.
14



×