Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giáo trình Vận hành tuabin hơi và hệ thống thiết bị phụ 1 (Nghề Vận hành nhà máy nhiệt điện Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 139 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN:
VẬN HÀNH TUABIN HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ 1
NGHỀ: VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 213/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 03 năm 2022
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Nhà máy nhiệt điện là một cơng trình có nhiều thiết bị đồ sộ và phức tạp, chúng
phối hợp hoạt động chặt chẽ với nhau để tạo ra điện năng. Do vậy, để đảm bảo cho toàn
bộ nhà máy có thể hoạt động một cách nhịp nhàng, an tồn, đạt hiệu quả cao, hạn chế
được hỏng hóc, sự cố thì những nhân viên vận hành cần phải nắm rõ nguyên lý làm việc
của nhà máy cũng như quy trình vận hành các hệ thống thiết bị.
Giáo trình Vận hành tuabin hơi sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về quy trình
vận hành tuabin hơi từ khâu chuẩn bị, khởi động, theo dõi vận hành đến khi ngừng máy.


Giáo trình được sử dụng thích hợp cho việc đào tạo công nhân vận hành nhà máy nhiệt
điện, cũng như sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các cán bộ vận hành nhà máy,
giảng dạy.
Nội dung giáo trình gồm 9 bài như sau:
Bài 1: Khái niệm về vận hành tuabin hơi
Bài 2: Công việc chuẩn bị khởi động tuabin hơi
Bài 3: Khởi động tuabin từ trạng thái lạnh
Bài 4: Khởi động tuabin từ trạng thái nóng
Bài 5: Theo dõi tuabin đang vận hành
Bài 6: Ngừng tuabin
Bài 7: Vận hành hệ thống nước tuần hoàn.
Bài 8: Vận hành hệ thống nước ngưng
Bài 9: Vận hành hệ thống nước cấp
Bài 10: Vận hành hệ thống dầu bôi trơn, dầu chèn trục Tua-bin-máy phát
Bài 11: Vận hành hệ thống dầu điều khiển Tua-bin
Bài 12: Vận hành hệ thống cung cấp hơi tự dùng
Bài 13: Vận hành hệ thống hơi chèn trục Tua-bin
Để sử dụng hiệu quả giáo trình thì người học cần có các kiến thức nền tảng về
nhà máy nhiệt điện, đã học qua các môn Nhà máy nhiệt điện, Tuabin hơi và thiết bị phụ
tuabin hơi; đồng thời đang học các môn Vận hành thiết bị phụ, Vận hành lò hơi.
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo tổ bộ mơn Điện, Cơ khí và
phịng kỹ thuật Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Hải Phòng đã giúp đỡ hoàn thành giáo


trình này. Do cịn nhiều hạn chế về trình độ nên giáo trình sẽ khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong sẽ nhận được thật nhiều ý kiến đóng góp của các
cấp lãnh đạo, các thầy cơ giáo và độc giả để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 03 năm 2022
Tham gia biên soạn
1. Lê Thị Hải Huyền

2. Ninh Trọng Tuấn
3. Nguyễn Xuân Thịnh


MỤC LỤC
KHÁI NIỆM VỀ VẬN HÀNH TUABIN HƠI ..........................................................14
1.1. Những khái niệm cơ bản về vận hành tuabin ....................................................15
1.2. Một số sơ đồ tổ chức ca kíp trong các nhà máy nhiệt điện ở nước ta..............25
BÀI 2 ............................................................................................................................. 31
CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ KHỞI ĐỘNG TUABIN ..................................................31
2.1. Các quy định về thiết bị: ......................................................................................32
2.2. Công tác vệ sinh thiết bị:......................................................................................37
2.3. Kiểm tra thiết bị: ..................................................................................................37
2.4. Những quy định cấm khởi động thiết bị ............................................................. 46
BÀI 3 ............................................................................................................................. 48
KHỞI ĐỘNG TUABIN TỪ TRẠNG THÁI LẠNH ................................................48
3.1. Khởi động tuabin ở trạng thái lạnh ....................................................................49
3.2. Đọc, tìm hiểu sơ đồ nhiệt của tuabin ..................................................................53
3.3. Tìm hiểu nhận biết vị trí thiết bị chính và phụ trên sơ đồ nhiệt ......................63
BÀI 4 ............................................................................................................................. 66
KHỞI ĐỘNG TUABIN TỪ TRẠNG THÁI NÓNG ................................................66
4.1. Đặc điểm khởi động tuabin từ trạng thái nóng .................................................67
4.2. Khởi động tuabin với thông số trượt ..................................................................68
BÀI 5 ............................................................................................................................. 76
THEO DÕI TUABIN ĐANG VẬN HÀNH ...............................................................76
5.1. Theo dõi tuabin khi đang vận hành ....................................................................77
5.2. Sơ đồ các hệ thống khi đang vận hành ...............................................................81
BÀI 6 ............................................................................................................................. 85
NGỪNG TUABIN .......................................................................................................85
6.1.

Chuẩn bị ngừng tuabin ..................................................................................86
6.2.
Ngừng tuabin ..................................................................................................87
BÀI 7 ............................................................................................................................. 93
VẬN HÀNH HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HỒN ....................................................93
7.1. Tổng quan hệ thống nước tuần hồn ..................................................................93
7.2. Khởi động hệ thống .............................................................................................. 95
7.3. Ngừng thiết bị........................................................................................................96
7.1. Tổng quan hệ thống nước tuần hoàn ......................................................................98
7.2. Khởi động hệ thống ................................................................................................ 98
7.3. Theo dõi thiết bị, hệ thống làm việc .......................................................................98
7.4. Ngừng thiết bị .........................................................................................................98
BÀI 8 ............................................................................................................................. 99
VẬN HÀNH HỆ THỐNG NƯỚC NGƯNG ............................................................. 99
8.1. Tổng quan hệ thống nước ngưng ..........................................................................100
8.2. Khởi động hệ thống ..............................................................................................101
8.3. Ngừng thiết bị .......................................................................................................104
BÀI 9 ...........................................................................................................................106
VẬN HÀNH HỆ THỐNG NƯỚC CẤP ..................................................................106
9.1. Tổng quan hệ thống nước cấp ..............................................................................107
9.2. Khởi động hệ thống ..............................................................................................108
9.3. Ngừng thiết bị .......................................................................................................116
BÀI 10 .........................................................................................................................119


VẬN HÀNH HỆ THỐNG DẦU BÔI TRƠN, DẦU CHÈN TRỤC TUABIN - MÁY
PHÁT ..........................................................................................................................119
10.1. Tổng quan hệ thống dầu bôi trơn, dầu chèn trục tuabin, máy phát ....................120
10.2. Khởi động hệ thống ............................................................................................121
10.3. Ngừng thiết bị .....................................................................................................124

BÀI 11 .........................................................................................................................125
VẬN HÀNH HỆ THỐNG DẦU ĐIỀU KHIỂN TUABIN .....................................125
11.1. Tổng quan hệ thống dầu điều khiển tuabin ........................................................126
11.2. Khởi động hệ thống ............................................................................................127
11.3. Ngừng thiết bị .....................................................................................................129
BÀI 12 .........................................................................................................................130
VẬN HÀNH HỆ THỐNG CUNG CẤP HƠI TỰ DÙNG ......................................130
12.1. Tổng quan hệ thống cung cấp hơi tự dùng .........................................................131
12.2. Khởi động hệ thống ............................................................................................131
12.3 Ngừng thiết bị ......................................................................................................133
BÀI 13 .........................................................................................................................134
VẬN HÀNH HỆ THỐNG HƠI CHÈN TRỤC TUABIN ......................................134
13.1. Tổng quan hệ thống hơi chèn trục tuabin ...........................................................135
13.2. Khởi động hệ thống ............................................................................................136
13.3. Ngừng thiết bị .....................................................................................................136


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Sơ đồ tổ chức vận hành nhà máy nhiệt điện .................................................24
Hình 3. 1: Sơ đồ cấp hơi chính tuabin hơi nước kiểu 270T-422/423 ............................ 55
Hình 3. 2: Sơ đồ cấp hơi chính nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1..................................56
Hình 3. 3: Sơ đồ cấp hơi trích tuabin hơi nước kiểu 270T-422/423 ............................. 57
Hình 3. 4: Sơ đồ hơi chèn trục tuabin hơi nước kiểu 270T-422/423 ............................ 59
Hình 3. 5: Sơ đồ cấp hơi vào ejector tuabin hơi nước kiểu 270T-422/423 ...................60
Hình 3. 6: Sơ đồ nước tuần hoàn tuabin hơi nước kiểu 270T-422/423 .........................61
Hình 3. 7: Sơ đồ nước ngưng tuabin hơi nước kiểu 270T-422/423 .............................. 62
Hình 3. 8: ký hiệu trong các sơ đồ nhiệt. .......................................................................64


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Các bước vận hành tuabin .............................................................................19
Bảng 1.2: Các quy trình vận hành trong nhà máy nhiệt điện ........................................22
Bảng 1.3: Các tổ sản xuất .............................................................................................. 25
Bảng 1.4: Phân công phạm vi quản lý vận hành – trông coi trong PXVH 2 ................25
Bảng 2.1:Các quy định về thiết bị hệ thống hơi chính/hơi tái nhiệt .............................. 32
Bảng 2.2:Các quy định về thiết bị tua bin và bình ngưng .............................................33
Bảng 2.3: Các quy định về thiết bị hệ thống hơi chèn ..................................................33
Bảng 2.4: Các quy định về thiết bị hệ thống hơi chèn tuabin .......................................33
Bảng 2.5: Các quy định về thiết bị hệ thống bể dầu chính ............................................34
Bảng 2. 6:Các quy định về thiết bị hệ thống dầu nâng trục ..........................................34
Bảng 2. 7: Các quy định về thiết bị hệ thống quay trục ................................................34
Bảng 2. 8: Các quy định về thiết bị bộ làm mát dầu bôi trơn ........................................34
Bảng 2. 9: Các quy định về thiết bị phin lọc dầu bôi trơn .............................................35
Bảng 2. 10: Các quy định về thiết bị hệ thống dầu bôi trơn ..........................................35
Bảng 2. 11: Các quy định về thiết bị bể dầu điều khiển ................................................35
Bảng 2. 12: Các quy định về thiết bị đường dầu điều khiển .........................................36
Bảng 2. 13: Các quy định về thiết bị điện .....................................................................36
Bảng 2. 14: Các quy định về thiết bị hệ thống điều chỉnh ............................................37
Bảng 4. 1: Đảm bảo an toàn cho thiết bị .......................................................................68
Bảng 4.2: Đưa hệ thống hệ thống hơi chèn và hệ thống tạo chân không vào vận hành 69
Bảng 4.3: Xả Tuabin ......................................................................................................70
Bảng 4. 4: Tăng tốc tua bin ........................................................................................... 70
Bảng 4. 5: Hoà đồng bộ và mang tải ban đầu ................................................................ 71
Bảng 4. 6: Đóng các van xả Tuabin ..............................................................................71
Bảng 4. 7: Đưa các bình gia nhiệt cao, hạ áp vào làm việc và tăng tải tổ máy .............71
Bảng 4. 8: Tăng tải tua bin bằng đốt dầu .......................................................................71
Bảng 4. 9: Đưa các bình gia nhiệt cao và hạ áp vào làm việc và tăng tải tới 30%........72
Bảng 4. 10: Tiến hành khởi động đốt than bột và tăng tải tua bin ................................ 72



Bảng 4. 11: Tăng tải tổ máy tới 200 MW và đưa bộ điều khiển khối về chế độ LOCAL
DESPATH MODE (chế độ điều độ vùng). ...................................................................73
Bảng 4. 12: Tăng tải tổ máy từ 200 MW tới 250 MW ..................................................73
Bảng 4. 13: Tăng tải tổ máy từ 250 MW tới 300 MW ..................................................74
Bảng 5. 1: Dải tần số làm việc cho phép của tuabin .....................................................78


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN: VẬN HÀNH TUABIN VÀ HỆ THỐNG
THIẾT BỊ PHỤ 1
Tên mô đun: VẬN HÀNH TUA BIN HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ 1
Mã mô đun: ELEO55162

1.

2.
Thời gian thực hiện mô đun: 135 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 114 giờ; Kiểm tra: 7 giờ)
Số tín chỉ: 05
3.
-

Vị trí, tính chất của mơ đun:
Vị trí: Mơ đun vận hành tuabin hơi và hệ thống thiết bị phụ 1 là môn học chuyên
môn nghề trong danh mục các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc của nghề vận
hành Nhà máy nhiệt điện.
Tính chất: Môn học này trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quy trình vận
hành tua bin hơi và hệ thống thiết bị phụ.

4.

-

Mục tiêu mô đun:
Về kiến thức:

-

Trình bày được những kiến thức cơ bản về lý thuyết vận hành thiết bị tua bin
hơi.
- Trình bày được qui trình thực hiện các nhiệm vụ của cơng tác vận hành vận
hành Tua-bin.
Về kỹ năng:

-

Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, độ tin cậy và an tồn
của cơng việc vận hành Tua-bin
- Thực hiện được các công việc cơ bản về vận hành hệ thống tua-bin hiệu quả.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

-

-

5.

TT

-


Rèn luyện tác phong cơng nghiệp, có tinh thần học tập nghiêm túc và yêu lao
động nghề nghiệp.

-

Có khả năng phối hợp làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm, làm việc khoa
học, trung thực.

-

Phát huy tính tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập, làm việc.
Chương trình mơ đun:

5.1 Chương trình khung:

Mã MH/MĐ

Các mơn học chung/ đại
cương
MHCB19MH02 Giáo dục chính trị
I

1

Tên mơn học, mơ đun

Thời gian đào tạo (giờ)
Thực
Kiểm
Tín

hành,
tra

chỉ Tổng
thí nghiệm,
số
thuyết
thảo luận, LT TH
bài tập
21

435

157

255

14

9

4

75

41

29

4


1


2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

25

MHCB19MH04 Pháp luật
MHCB19MH06 Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và An
MHCB19MH08
ninh
MHCB19MH10 Tin học
TA19MH02
Tiếng Anh
Các môn học, mô đun
II
chuyên môn ngành, nghề
II.1
Mơn học, mơ đun cơ sở
ATMT19MH01 An tồn vệ sinh lao động
KTĐ19MH1
An toàn điện
KTĐ19MH11
Điện kỹ thuật cơ bản
CNH19MH10
Nhiệt kỹ thuật
KTĐ19MĐ14
Đo lường điện 1
KTĐ19MĐ15
Khí cụ điện
Mơn học, mơ đun chun
II.2
mơn ngành, nghề
Tổng quan về nhà máy nhiệt

KTĐ19MH56
điện
Phần điện nhà máy điện và
KTĐ19MĐ37
trạm biến áp
Lò hơi và hệ thống thiết bị
KTĐ19MH30
phụ
Tua-bin hơi và hệ thống
KTĐ19MH59
thiết bị phụ
KTĐ19MĐ6
Bảo vệ rơ le
KTĐ19MĐ40
Thí nghiệm điện cơ bản
TĐH19MĐ16
PLC
Vận hành lò hơi và hệ thống
KTĐ19MĐ60
thiết bị phụ 1
Vận hành lò hơi và hệ thống
KTĐ19MĐ61
thiết bị phụ 2
Vận hành Tua-bin hơi và hệ
KTĐ19MĐ62
thống thiết bị phụ 1
Vận hành Tua-bin hơi và hệ
KTĐ19MĐ63
thống thiết bị phụ 2
KTĐ19MĐ57

Trang bị điện 1
KTĐ19MĐ53
Thực tập sản xuất
KTĐ19MĐ19
Khóa luận tốt nghiệp
Tổng cộng

2
2

30
60

18
5

10
51

2
0

0
4

4

75

36


35

2

2

3
6

75
120

15
42

58
72

0
6

2
0

61

1545

379


1096

26

44

12
2
2
3
2
3
2

240
30
30
45
45
75
45

112
23
28
42
14
14
14


116
5
0
0
29
58
29

8
2
2
3
1
1
1

4
0
0
0
1
2
1

49

1305

267


980

18

40

2

30

28

0

2

0

2

45

14

29

1

1


4

75

42

29

3

1

4

75

42

29

3

1

3
3
3

75

75
75

14
14
14

58
58
58

1
1
1

2
2
2

5

135

14

116

1

4


3

75

14

58

1

2

5

135

14

116

1

4

3

75

14


58

1

2

5
4
3
82

120
180
135
1980

28
15
0
536

87
155
129
1351

2
0
0

40

3
10
6
53

5.2 Chương trình chi tiết mơ-đun:

Tên chương/ mục

Thời gian


Số
TT

-

Tổng
số


thuyết

Thực
hành,
thí
nghiệm,
thảo

luận BT

1

Khái niệm về vận hành
Tua-bin hơi

3

3

0

2

Cơng việc chuẩn bị khởi
động Tua-bin

8

1

7

3

Khởi động Tua-bin từ trạng
thái lạnh

24


1

21

4

Khởi động Tua-bin từ trạng
thái nóng

16

1

15

5

Theo dõi Tua-bin đang vận
hành

7

6

Ngừng tuabin

17

1


15

7

Vận hành hệ thống nước
tuần hoàn.

9

1

8

8

Vận hành hệ thống nước
ngưng

9

1

8

9

Vận hành hệ thống nước
cấp


11

1

9

10

Vận hành hệ thống dầu bôi
trơn, dầu chèn trục Tuabin-máy phát

7

1

6

11

Vận hành hệ thống dầu
điều khiển Tua-bin

7

1

6

12


Vận hành hệ thống cung
cấp hơi tự dùng

8

1

7

13

Vận hành hệ thống hơi
chèn trục Tua-bin

9

1

7

Tổng cộng

135

14

116

Kiểm tra


LT

TH

1

1

7
1

1

1
1

6. Điều kiện thực hiện mơ đun
6.1. Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng:
Phịng thực hành Vận hành Nhà máy nhiệt điện.
6.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu
Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút viết bảng/phấn trắng và màu, giẻ lau
Mơ hình Nhà máy nhiệt điện

4


6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Giáo trình, giáo án
Phiếu thực hành, phiếu học tập (nếu có)

6.4. Các điều kiện khác:
- Projector, overhead.
-

-

7. Nội dung và phương pháp đánh giá
7.1.
Nội dung:
Kiến thức: bài 1 đến bài 13.

-

Về kỹ năng: bài 3 đến bài 13

-

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tác phong cơng nghiệp, có tinh thần học tập nghiêm túc và yêu lao
động nghề nghiệp.
+ Có khả năng phối hợp làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm, làm việc khoa
học, trung thực.
+ Phát huy tính tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập, làm việc

-

7.2. Phương pháp đánh giá:
7.2.1. Kiểm tra thường xuyên:
- Số lượng: 2 bài.
Cách thức thực hiện; Thực hành kỹ năng nghề nghiệp tại phịng mơ hình

7.2.2. Kiểm tra định kỳ:
- Số lượng: 07 bài. Trong đó 1 bài lý thuyết, 6 bài thực hành.
- Cách thức thực hiện: Thiết kế đề kiểm tra thực hành kèm đáp án theo đúng biểu
mẫu và nội dung môn học ở mục III với tổng số lượng 07 bài, trong đó:
Stt
Bài kiểm tra
Nội dung kiến thức
1.

Bài kiểm tra số 1

Bài 1, 2, 3.

2.

Bài kiểm tra số 2

Bài 1, 2, 3.

3.

Bài kiểm tra số 3

Bài 4,5,6

4.

Bài kiểm tra số 4

Bài 7,8,9


5.

Bài kiểm tra số 5

Bài 10,11,12,13

7.3. Thi kết thúc mơn học:
- Hình thức thi: Thực hành trên thiết bị mô phỏng.
- Thời gian thi: 60 phút – 90 phút.
7.
Hướng dẫn thực hiện mô đun
7.2.
Phạm vi áp dụng mơ đun:
- Chương trình mơ đun này được áp dụng cho nghề Vận hành nhà máy nhiệt điện,
hệ Cao đẳng.
7.3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
- Đối với giáo viên, giảng viên:


-

-

Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với
bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.

-

Tổ chức giảng dạy: (mơ tả chia ca, nhóm...).


-

Thiết kế các phiếu học tập (nếu có).

Đối với người học:
-

Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ

-

Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng.

-

Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập.

-

Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc.

7.4.
Những trọng tâm cần chú ý:
8.
Tài liệu tham khảo:
[1] Phạm Lương Tuệ, Tuabin hơi nước - Lý thuyết&Cấu tạo, NXB KHKT, 2005.
[2] Phân xưởng vận hành 2 - CTCP Nhiệt điện Phả Lại; Bộ quy trình vận hành,
"Bản vẽ sơ đồ nhiệt chi tiết"; CTCP Nhiệt điện Phả Lại.
[3] Phân xưởng vận hành - CTCP Nhiệt điện Hải Phịng; Bộ quy trình vận hành;

CTCP Nhiệt điện Hải Phòng.
[4] Phân xưởng vận hành 2 - CTCP Nhiệt điện Phả Lại; Bộ quy trình vận hành;
[5] Phân xưởng vận hành - CTCP Nhiệt điện Hải Phòng; Bộ quy trình vận hành;
CTCP Nhiệt điện Hải Phịng.


BÀI 1
KHÁI NIỆM VỀ VẬN HÀNH TUABIN HƠI
❖ GIỚI THIỆU VỀ BÀI 1:
Bài 1 là bài giới thiệu tổng thể những khái niệm cơ bản về vận hành Tua-bin, qui trình
vận hành tua-bin hơi để người học có được kiến thức nền tảng, dễ dàng tiếp cận nội
dung môn học ở các bài tiếp theo.
❖ MỤC TIÊU CỦA BÀI 1 LÀ:

Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng
-

Trình bày được những khái niệm cơ bản về vận hành Tua-bin.

-

Nêu được qui trình vận hành tua-bin hơi
Phát huy tính tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập, làm việc

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1:
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
bài tập (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học; hoàn thành đầy
đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại

cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1:
- Phòng học chuyên mơn hóa/nhà xưởng: Phịng mơ hình nhà máy nhiệt điện
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Khơng có
❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1:
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 14


+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: Không
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không

❖ NỘI DUNG BÀI 1:
1.1. Những khái niệm cơ bản về vận hành tuabin
Các nguyên tắc chung về vận hành tuabin hơi
Khi vận hành tuabin hơi phải đảm bảo:
+ Sự làm việc an tồn của thiết bị chính và phụ.
+ Sự sẵn sàng mang công suất điện định mức và phụ tải nhiệt định mức.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật định mức của thiết bị chính và phụ.
Hệ thống điều khiển tuabin phải thoả mãn các điều kiện sau:
+ Duy trì ổn định phụ tải điện và phụ tải nhiệt ở mức đã đặt.
+ Duy trì ổn định tuabin ở chế độ khơng tải với số vịng quay định mức của rô to ở
thông số hơi định mức và thông số hơi khởi động.
+ Đảm bảo khả năng thay đổi nhịp nhàng phụ tải điện và phụ tải nhiệt khi tác động lên
các van điều chỉnh tuabin.
+ Khi sa thải phụ tải đột ngột về 0, rô to tuabin không được vượt tốc tới trị số đặt bảo
vệ;
+ Duy trì tốc độ định mức tuabin ổn định tại mọi chế độ tải.
Thiết bị bảo vệ vượt tốc phải được chỉnh định để tác động khi tốc độ quay rô to tuabin
vượt quá 10-12% giá trị định mức (do nhà chế tạo quy định). Khi bảo vệ vượt tốc tác
động thì các van stop chính, van stop tái nhiệt, các van điều khiển và các van một chiều
cửa trích hơi phải đóng lại.
Phải định kỳ thử nghiệm hệ thống bảo vệ vượt tốc theo chỉ dẫn của nhà chế tạo để đảm
bảo độ tin cậy khi xảy ra sự cố.
Các van stop và van điều khiển phải kín ở thơng số hơi định mức. Rô to tuabin không
được quay khi các van này ở trạng thái đóng. Việc kiểm tra độ kín của các van nói trên

Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 15



phải được tiến hành ngay trước khi ngừng tuabin để đại tu, trước khi khởi động sau lắp
ráp hoặc sau đại tu, nhưng ít nhất phải tiến hành mỗi năm một lần.
Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên sự đóng, mở nhẹ nhàng, tránh hiện tượng kẹt của
các van stop chính, van stop tái nhiệt, các van điều khiển, các van một chiều cửa trích
theo chỉ dẫn thử nghiệm của nhà chế tạo. Thử nghiệm đóng, mở tồn bộ hành trình trước
khi khởi động tuabin; đóng, mở một phần hành trình tiến hành hàng ngày trong khi
tuabin đang vận hành. Cấm vận hành cửa trích hơi khi van một chiều của nó bị hỏng.
Phải kiểm tra, thử nghiệm sự hoạt động của hệ thống điều khiển tuabin khi nghiệm thu
đưa tuabin vào vận hành sau lắp ráp hoặc đại tu theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
Cho phép đưa bộ giới hạn tải (bộ hạn chế công suất) vào làm việc khi tuabin vận hành
nếu cần, trong khi tình trạng cơ khí của tuabin cho phép.
Hệ thống dầu bơi trơn/ dầu chèn và dầu thuỷ lực của tuabin phải đảm bảo:
+ Tổ máy làm việc an toàn và tin cậy ở mọi chế độ.
+ An tồn phịng chống cháy tốt.
+ Khả năng duy trì chất lượng dầu theo tiêu chuẩn; Khả năng khắc phục rị rỉ dầu ra
ngồi và lọt dầu vào hệ thống nước làm mát thiết bị.
Trong vận hành phải kiểm tra định kỳ các thiết bị dự phòng để khẳng định chúng sẵn
sàng làm việc, và định kỳ đổi các thiết bị dự phòng làm việc theo lịch đã được duyệt.
Thiết bị ngưng tụ phải đảm bảo duy trì độ chân khơng tối ưu ở mọi chế độ vận hành của
tổ máy, tuân thủ độ chênh nhiệt độ tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn về chất lượng nước
ngưng.
Trong quá trình vận hành bình ngưng phải tiến hành:
+ Thường xuyên kiểm tra độ sạch ống bình ngưng và sự làm việc của hệ thống vệ sinh
ống bình ngưng bằng bi.
+ Kiểm tra lưu lượng tuần hồn vào bình ngưng và điều chỉnh lưu lượng nước tuần
hoàn theo phụ tải của tổ máy.
+ Định kỳ kiểm tra độ kín của hệ thống chân khơng bình ngưng, chèn tuabin.
+ Kiểm tra định kỳ độ kín ống và mặt sàng bình ngưng bằng phương pháp phân tích
hố học chất lượng nước ngưng. Kiểm tra định kỳ hàm lượng ôxy sau bơm ngưng.
Hệ thống các bình gia nhiệt cao áp, hạ áp trong vận hành phải đảm bảo:

+ Độ tin cậy của các thiết bị gia nhiệt ở mọi chế độ vận hành.
Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 16


+ Nhiệt độ nước cấp định mức.
+ Duy trì độ chênh nhiệt độ định mức trong từng bình gia nhiệt.
+ Phải kiểm tra độ chênh nhiệt độ trong các bình gia nhiệt trước và sau khi đại tu tổ
máy và định kỳ theo lịch.
Cấm vận hành các bình gia nhiệt cao áp, hạ áp khi các thiết bị bảo vệ và điều chỉnh mức
nước đọng bị hư hỏng.
Khi thiết bị quay trục chưa làm việc, cấm đưa hơi vào các hộp chèn trục tuabin, đưa hơi
vào sấy tuabin.
Trước khi khởi động tuabin sau sửa chữa hoặc từ trạng thái lạnh phải kiểm tra độ hoàn
hảo và sự sẵn sàng làm việc của các thiết bị chính, phụ, các thiết bị bảo vệ, liên động,
các thiết bị đo lường và giám sát các phương tiện liên lạc, điều hành.
Cấm khởi động tuabin khi:
+ Các thông số kiểm tra trạng thái nhiệt, cơ của tuabin vượt quá trị số cho phép
+ Hư hỏng một trong các thiết bị bảo vệ tác động ngừng tuabin.
+ Hư hỏng hệ thống điều khiển tuabin và hệ thống phân phối hơi.
+ Chất lượng dầu không đạt tiêu chuẩn, nhiệt độ dầu thấp hơn cho phép.
Độ rung của các gối trục tuabin, máy phát không được vượt quá trị số cho phép theo quy
định của nhà chế tạo.
Việc thử nghiệm, hiệu chỉnh tuabin trong quá trình vận hành phải được tiến hành theo
chương trình của nhà chế tạo.
Phải lập tức ngừng ngay tuabin bằng tác động của bảo vệ hoặc của nhân viên vận hành
trong các trường hợp sau:
+ Tốc độ quay của rô to tăng quá trị số đặt của bảo vệ vượt tốc.
+ Độ di trục của rô to tăng vượt quá trị số cho phép.

+ Giãn nở tương đối của rô to vượt quá trị số cho phép.
+ Độ rung bất kỳ gối đỡ nào của tuabin máy phát tăng quá trị số cho phép.
+ Độ mòn gối đỡ chặn quá mức cho phép.
+ Áp suất dầu bôi trơn hoặc dầu thuỷ lực giảm thấp hơn trị số cho phép.
+ Mức dầu trong bể dầu bôi trơn hoặc thuỷ lực thấp quá mức cho phép.
Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 17


+ Nhiệt độ dầu ra từ bất cứ ổ đỡ nào của tuabin-máy phát quá trị số cho phép
+ Dầu bốc cháy tại khu vực tuabin - máy phát mà khơng có khả năng dập tắt lửa nhanh
chóng bằng các phương tiện hiện có.
+ Độ chênh áp suất dầu và hydro trong hệ thống dầu chèn máy phát giảm thấp dưới
mức cho phép.
+ Ngừng tất cả các bơm dầu bôi trơn; Sự cố máy phát do hư hỏng bên trong
+ Chân khơng bình ngưng giảm thấp hơn trị số cho phép.
+ Bục màng an toàn phần tuabin hạ áp.
+ Xuất hiện tiếng va chạm kim loại và tiếng kêu không bình thường bên trong tuabin,
máy phát.
+ Xuất hiện tia lửa hay khói bốc ra từ các gối trục và các bộ chèn trục hoặc máy phát
điện.
+ Nhiệt độ, áp suất hơi chính, hơi tái nhiệt tăng hoặc giảm quá mức cho phép.
+ Xuất hiện thuỷ kích trong tuabin hoặc đường ống hơi chính.
+ Phát hiện thấy nứt hoặc vỡ ống dẫn dầu, ống hơi chính, hơi tái nhiệt, hơi trích, đường
ống nước ngưng, nước cấp, các ống góp, các mối hàn, mặt bích, các van...
+ Mất nước làm mát stator máy phát điện.
+ Khi áp suất hệ thống khí đo lường giảm thấp quá mức cho phép.
+ Sự cố hơi chèn trục tuabin mà không thể khắc phục được.
+ Hư hỏng hệ thống điều khiển tuabin hoặc các thiết bị đo lường, giám sát và hệ thống

bảo vệ.
Các trường hợp ngừng máy có hoặc khơng có phá hoại chân khơng được quy định theo
chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Trong các trường hợp sau đây tuabin phải giảm bớt tải hoặc ngừng do Phó giám đốc kỹ
thuật sản xuất quyết định (sau khi đã báo cáo điều độ quốc gia):
+ Van stop chính hoặc van stop tái nhiệt bị kẹt.
+ Các van điều chỉnh, các van một chiều hệ thống hơi trích của tuabin bị kẹt.
+ Sự cố các thiết bị phụ của tuabin mà không thể khắc phục được nếu không ngừng
tuabin.
Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 18


+ Phát hiện thấy hư hỏng các mạch bảo vệ công nghệ tác động ngừng thiết bị.
+ Phát hiện thấy xì hở trên các đường ống dẫn dầu bơi trơn, thuỷ lực, các đường ống
dẫn hơi chính hoặc hơi tái nhiệt, đường ống hơi trích, các đường ống trong hệ thống
nước ngưng, nước cấp, các ống góp, các mối hàn, mặt bích và các van...
Việc bảo dưỡng, đại tu tuabin phải được tiến hành theo hướng dẫn nhà chế tạo.
Hướng dẫn chung về vận hành tuabin
Bảng 1.1: Các bước vận hành tuabin
Các
bước

Nội dung

Hệ thống hoặc vận hành

Tham khảo


Hệ thống điều khiển tuabin.

Ít nhất 4 giờ.

Thiết bị quay trục.
1

Chuẩn bị khởi động.

Hệ thống dầu thuỷ lực.
Hệ thống dầu bôi trơn.
Áp suất bình ngưng.

Xem chỉ dẫn riêng.

Tuabin cao áp và trung áp.

Min 130 oF.

2

Giải trừ Trip tuabin

3

Sấy rô to.

4

Sấy hộp van điều khiển.


5

Tốc độ tăng nhiệt độ.

6

Làm tương thích nhiệt độ tầng đầu tiên.

250 oF.

Reset hệ thống điều khiển
tuabin.
Lựa chọn dòng thuận/ngược
7

Chuẩn bị quay tuabin.

Áp suất bình ngưng.
Áp suất hơi chèn.
Các van xả.
Hệ thống dầu thuỷ lực.

Cao nhất có thể.
2,5-4,5 psig.
Mở tất cả.
1.500-1.700 psig,
100 -120 oF.

Hệ thống dầu bơi trơn.

8
9

Duy trì tốc độ trong khi Dầu bôi trơn.

Max: 90 oF.
100 oF ở tốc độ cao.

tăng tốc.
Thử nghiệm ngắt mức
dầu min.

Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 19


10

Thử nghiệm hệ thống điều
Duy trì tốc độ định khiển tuabin.
mức.

Kiểm tra hệ thống dầu bôi
trơn.
Các van xả trước van điều Đóng.

11

Hịa đồng bộ.


12

Làm tương thích nhiệt độ tái nhiệt.

khiển.
Chuyển sang dòng thuận.

13

Mang tải.

Tốc độ tăng nhiệt độ.
Tốc độ mang tải và AMS.
Các van xả.

Đóng tại 15% tải.

Các van xả bình gia nhiệt áp Đóng tại 30% tải.
suất thấp nhất.
14

Chu trình tải.
Các van xả bình gia nhiệt áp Mở tại 30% tải.

15

Giảm tải.

suất thấp nhất.

Các van xả phía dưới van Mở tại 15% tải.
điều khiển.
Các bơm dầu bôi trơn.

5% tải.

Master Trip.
Giới hạn chạy máy ở chế độ 5 phút < 4inHg
16

Ngừng máy.

60

động cơ.
Nhiệt độ dầu bôi trơn.

giây > 4inHg.
Max: 90 oF.

Phá vỡ chân không.
Thời gian quay trục.

< 2/3 tốc độ.
< 500oF nhiệt độ vỏ

1.1.1. Yêu cầu đối với người vận hành
a. Yêu cầu đối với trưởng ca
Về trình độ:
-


Trưởng ca phải là người tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành:

Nhiệt điện, Hệ thống điện, Tự động hoá,..
-

Nắm chắc sơ đồ công nghệ trong dây chuyền, sơ đồ kết dây hệ thống điện;
Nắm chắc các quy phạm kỹ thuật, quy trình vận hành, xử lý sự cố và sửa chữa

thiết bị trong dây chuyền; quy trình điều độ quốc gia; quy trình nhiệm vụ của các chức
danh vận hành trong dây chuyền,..
-

Ngoại ngữ: Từ trình độ B trở lên;

Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 20


-

Vi tính: Thành thạo vi tính văn phịng, máy tính điều khiển trong dây chuyền.

Về năng lực:
-

Có khả năng chỉ huy điều hành sản xuất trong ca duy trì phương thức vận hành

đảm bảo an toàn kinh tế;

- Quản lý tốt nhân lực trong ca, duy trì kỷ luật vận hành, xây dựng tác phong làm
việc văn minh, hiện đại;
- Đã qua đào tạo thực tế các chức danh vận hành: Trưởng kíp Điện- Điều khiển,
Trưởng kíp Lị máy, Trưởng kíp Hố, trưởng kíp Nhiên liệu;
- Có khả năng tập hợp quần chúng, động viên mọi thành viên trong ca tích cực
tham gia phong trào thi đua ca vận hành “ an toàn – kinh tế”;
b. Yêu cầu đối với trưởng kíp vận hành
Về trình độ
-

Trưởng kíp VH phải là người có trình độ đại học hoặc trung cấp KT có bậc vận

hành từ 4/5 trở lên;
-

Nắm chắc sơ đồ công nghệ các hệ thống thiết bị trong phạm vi của kíp quản lý
Nắm chắc các quy phạm kỹ thuật, quy trình vận hành, xử lý sự cố và sửa chữa

thiết bị các hệ thống thuộc phạm vị quản lý của kíp; quy trình nhiệm vụ của các chức
danh vận hành trong dây chuyền,…
-

Ngoại ngữ: Từ trình độ A trở lên;
Vi tính: Sử dụng thành thạo máy tính văn phịng và máy tính điều khiển có trong

hệ thống thuộc phạm vi kíp quản lý.
Về năng lực
-

Có khả năng chỉ huy sản xuất đối với các chức danh dưới quyền trong ca duy trì


phương thức vận hành đảm bảo an tồn kinh tế;
- Quản lý tốt nhân lực của kíp trong ca, duy trì kỷ luật vận hành, xây dựng tác
phong làm việc văn minh, hiện đại;
- Đã qua đào tạo thực tế tất cả các chức danh vận hành dưới quyền. Sẵn sàng thay
thế bất kỳ chức danh nào của kíp;
-

Có khả năng tập hợp quần chúng, động viên mọi thành viên trong kíp tích cực

tham gia phong trào thi đua ca vận hành “ an toàn – kinh tế”.
c. Các chức danh vận hành
Chức năng nhiệm vụ:

Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 21


Các chức danh vận hành (từ trực chính trở xuống) là những người trực tiếp thực hiện
các công việc sản xuất trong dây chuyền. Các chức danh vận hành phải qua huấn luyện,
kiểm tra sát hạch, thi chức danh đạt yêu cầu và được Giám đốc Công ty quyết định cơng
nhận. Nhiệm vụ chính của cơng nhân vận hành:
-

Trực tiếp thao tác vận hành các thiết bị chính, phụ trong dây chuyền theo đúng

quy trình, quy phạm, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị;
- Trực tiếp quản lý trơng coi bảo quản tồn bộ thiết bị tài sản, duy trì vệ sinh đảm
bảo xanh - sạch - đẹp trong khu vực được phân giao;

-

Theo dõi giám sát các nhóm cơng tác trong phạm vi chức danh quản lý;
Ghi chép thơng số, nhật ký, tình hình diễn biến trong ca.. theo các biểu mẫu;

-

Hưởng ứng và nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua do phân xưởng phát

động. Thường xun học hỏi tìm tịi, khơng ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng vận hành
và rèn luyện ý thức, tác phong làm việc văn minh - hiện đại.
Yêu cầu đối với các chức danh vận hành
Về trình độ:
-

Nắm chắc sơ đồ cơng nghệ, đặc tính cấu tạo, nguyên lý làm việc của tất cả các

thiết bị trong phạm vi chức danh mình quản lý;
- Nắm chắc các quy phạm kỹ thuật, quy trình an tồn, các quy trình vận hành và
xử lý sự cố của các hệ thống thiết bị trong phạm vi chức danh mình quản lý.
- Phải là người có trình độ từ cơng nhân kỹ thuật, trung cấp KT trở lên.
Về năng lực:
-

Có khả năng độc lập giám sát, phán đốn tình trạng các các thiết bị; thao tác chính

xác theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố;
-

Chấp hành tốt kỷ luật vận hành, tác phong làm việc văn minh, hiện đại

Đã qua đào tạo huấn luyện thực tế, sẵn sàng thay thế bất kỳ chức danh vận hành

dưới quyền;
- Biết thao tác vận hành trên máy tính điều khiển;
-

Có đủ sức khoẻ để tiến hành các công việc yêu cầu.

1.1.2. Các quy trình vận hành
Các quy trình vận hành thường được áp dụng tại các nhà máy nhiệt điện than được giới
thiệu như bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các quy trình vận hành trong nhà máy nhiệt điện
TT Tên quy trình
Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

TT Tên quy trình
Trang 22


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Quy trình VH hệ thống Lật toa.
Quy trình VH trạm bơm cảng dầu.
Quy trình VH máy phát điện & thiết
bị phụ.
Quy trình VH hệ thống thiết bị vận
chuyển than lên lị.
Quy trình vận hành Cầu trục bốc
than
Quy trình VH hệ thống thiết bị vận
chuyển than vào kho.
Quy trình VH trạm bơm dầu đốt lị
(nhà dầu).
Quy trình VH Lị hơi & thiết bị phụ.
Quy trình VH hệ thống điện tự dùng
một chiều & Acquy.
Quy trình VH khối từ màn hình điều
khiển phối hợp.
Quy trình VH Máy phát điêzen.
Quy trình VH hệ thống nước tuần

hồn & rút khí.
Quy trình VH hệ thống trích hơi và
nước ngưng, nước cấp.
Quy trình VH hệ thống dầu bơi trơn,
chèn tuabin.

24
25

Quy trình VH hệ thống xử lý nước.

38

Quy trình VH hệ thống dầu thuỷ lực
Tuabin
Quy trình VH hệ thống hơi tự dùng
Quy trình VH hệ thống nước cơng
nghiệp & nước phục vụ.
Quy trình VH, bảo dưỡng hệ thống
điều hồ thơng gió nhà điều khiển
trung tâm và gian tuabin.
Quy trình VH hệ thống khử lưu
huỳnh (FGD)
Quy trình VH lọc bụi tĩnh điện
(ESP)

22

Quy trình VH hệ thống thải tro xỉ.


23

Quy trình VH trạm nước ngược.

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

39
40
41

Quy trình VH hệ thống khói, gió.
Quy trình VH hệ thống thổi bụi lị.
Quy trình VH hệ thống nghiền & đốt
than.
Quy trình VH hệ thống hút bụi vệ
sinh.
Quy trình VH thiết bị đánh, phá
đống
Quy trình VH hệ thống các thiết bị

phân phối tự dùng 6,6 kV & 0,4 kV.
Quy trình VH Máy BA và trạm 220
kV.
Quy trình VH Tuabin& thiết bị phụ.
Quy trình VH, bảo dưỡng các thiết
bị đo lường, điều khiển & bảo vệ.
Quy trình VH, bảo dưỡng các thiết
bị nâng và thang máy.
Quy trình VH trạm Hyđrơ.
Quy trình VH hệ thống khí điều
khiển & khí phục vụ.
Quy trình VH, bảo dưỡng hệ thống
điều hồ nhà hành chính.
Quy trình VH hệ thống nước làm
mát kín
Quy trình VH hệ thống xử lý nước
lị.
Quy trình VH hệ thống xử lý nước
thải.
Quy trình VH các bơm nước đọng.
Quy trình phân tích và sử dụng các
thiết bị thí nghiệm hố.

42

Quy trình tiếp nhận, bảo quản và sử
dụng hố chất.

43


Quy trình tiếp nhận, bảo quản và sử
dụng than, dầu FO, đá vơi.

44

Quy trình lấy mẫu than, dầu.

45

Quy trình VH hệ thống nước cứu
hoả.

1.1.3. Công tác tổ chức vận hành
Công tác tổ chức vận hành của một nhà máy nhiệt điện thường được cấu trúc như hình
1.1.
Chú thích:
Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 23


-

P. Quản đốc là Phó quản đốc

-

Tổ T.N hóa là Tổ thí nghiệm hóa; Tổ VSCN là Tổ vệ sinh cơng nghiệp

Ban Quản đốc: Gồm 04 người, trong đó:

-

Quản đốc (phụ trách chung)
Phó quản đốc phụ trách phần lị - máy và hố.

-

Phó quản đốc phụ trách phần điện và điều khiển.
Phó quản đốc phụ trách phần nhiên liệu.

Hình 1. 1: Sơ đồ tổ chức vận hành nhà máy nhiệt điện
Tổ Văn phòng: Gồm lực lượng kỹ thuật viên và các nhân viên nghiệp vụ.
Khối vận hành: Gồm 05 ca, mỗi ca có:
-

Trưởng ca: 01 người.

Bài 1: Khái niệm về vận hành tua bin hơi

Trang 24


×