Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích thực trạng và thiết kế hệ thống thiết bị khai thác phù hợp với tàu đánh cá lưới vây theo mẫu truyền thống của tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 95 trang )

i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÍ HẬU CỦA TỈNH
NINH THUẬN. 3
1.1.1. Vị trí địa lí. 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh Ninh Thuận. 3
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA CỦA NINH
THUẬN. 4
1.2.1. Về kinh tế. 4
1.2.1.1. Về thủy sản 4
1.2.1.2. Về công – nông nghiệp, lâm nghiệp… 6
1.2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch. 7
1.2.2. Về chính trị, văn hóa 8
1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI VÂY CỦA NINH
THUẬN. 8
1.4. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRANG THIẾT BỊ KHAI THÁC 13
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 14
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHIỆM VỤ THƯ 15
2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG. 15
2.1.1. Khái niệm về lưới vây 15
2.1.2. Phân loại nghề lưới vây 16
2.1.2.1. Phân chia theo phương pháp khai thác 16
ii
2.1.2.2. Phân chia theo đối tượng khai thác. 16
2.1.2.3. Phân chia theo số lượng tàu. 16


2.1.3. Cấu tạo lưới vây 17
2.1.3.1. Lưới vây. 17
2.1.3.2. Phụ tùng cho lưới vây 17
2.1.4. Kỹ thuật khai thác nghề lưới vây(Nguyên lí đánh bắt). 18
2.1.4.1. Thả lưới (bủa lưới) 18
2.1.4.2. Thu lưới 19
2.1.5. Trang thiết bị khai thác nghề lưới vây 19
2.1.5.1.Máy tời lưới vây(cảo). 19
2.1.5.2.Máy thu lưới vây. 21
2.1.5.3. Trụ cảo 22
2.1.5.4. Con lăn. 22
2.1.6. Hệ thống trang bị vô tuyến điện. 23
2.1.6.1. Máy thu phát vô tuyến điện từ 100 W trở lên 23
2.1.6.2. Máy thu phát VTĐ từ 50 W trở lên 24
2.1.6.3. Ra đi ô nghe thông báo thời tiết. 25
2.1.7. Trang bị hàng hải 25
2.1.7.1. Máy đo sâu dò cá 26
2.7.1.2. Máy thu định vị vệ tinh GPS 27
2.7.1.3. Đồng hồ thời gian 28
2.1.8. Phương tiện tín hiệu 28
2.1.9. Trang thiết bị cứu sinh. 30
2.1.10. Hệ thống neo 32
2.1.11. Thiết bị lai dắt và thiết bị cập tàu. 34
2.2. NHIỆM VỤ THƯ. 36
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ KHAI THÁC 37
iii
3.1. THIẾT KẾ MÁY TỜI DÂY RÚT 37
3.1.1. Các phương án truyền động cho cơ cấu chấp hành tang ma sát
đơn. 37
3.1.2. Lựa chọn sơ đồ thiết kế 40

3.1.3. Xác định lực kéo định mức trên máy tời lưới vây. 41
3.1.4. Tính chọn cáp. 41
3.1.5. Chọn cơ cấu chấp hành. 42
3.1.6. Xác định công suất yêu cầu 43
3.1.7. Chọn động cơ thủy lực 43
3.1.8. Chọn bơm thủy lực. 44
3.1.9. Phân phối tỉ số truyền. 44
3.1.10. Thiết kế bộ truyền bánh răng 45
3.1.11. Thiết kế trục tải máy tời 51
3.1.12. Tính chọn ổ đỡ cho trục tang ma sát đơn 56
3.1.13. Chọn then 56
3.2. THIẾT KẾ MÁY THU LƯỚI VÂY 58
3.2.1. Xác định vận tốc máy thu lưới vây 58
3.2.2. Xác định tải trọng tác dụng lên máy thu lưới vây 58
3.2.3. Thiết kế cơ cấu chấp hành máy thu lưới vây. 62
3.2.4. Tính chọn tang 64
3.2.5. Xác định công suất yêu cầu của tang 66
3.2.6. Chọn động cơ thuỷ lực 66
3.2.7. Chọn bơm thuỷ lực. 67
3.2.8. Phân phối tỉ số truyền. 67
3.2.9. Thiết kế bộ truyền bánh răng 68
3.2.10. Thiết kế trục tải máy thu lưới 73
3.2.11. Tính chọn ổ đỡ cho trục tải tang thu lưới 77
iv
3.2.12.Thiết kế cần cẩu. 77
3.2.13. Tính chọn thiết bị phụ cho hệ thống thủy lực. 81
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
4.1. KẾT LUẬN. 85
4.2. KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87










v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 11
Bảng 2.1. Trang bị hệ thống vô tuyến điện trên tàu. 23
Bảng 2.2. Trạng bị VTĐ theo quy phạm 25
Bảng 2.3. Trang thiết bị hàng hải trên tàu 26
Bảng 2.4. Trang thiết bị hàng hải theo quy phạm 28
Bảng 2.5. Phương tiện tín hiệu theo quy phạm. 29
Bảng 2.6. Trang bị cứu sinh cho đội tàu khảo sát. 31
Bảng 2.7. Trang thiết bị cứu sinh theo quy phạm 31
Bảng 2.8. Trang bị neo trên tàu 33
Bảng 2.9. Trang bị neo theo quy phạm. 34










vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình ảnh tổng quan về lưới vây. 16
Hinh 2.2. Hình ảnh lưới vây rút mùng. 18
Hình 2.3. Hình ảnh máy tời dây rút. 21
Hình 2.4. Máy thu lưới vây 21
Hình 2.5. Trụ cảo 22
Hình 2.6. Con lăn 22
Hình 2.7. Bộ đàm tầm xa 24
Hình 2.8. Bộ đàm tầm gần 24
Hình 2.9. Máy đo sâu, dò cá 27
Hình 2.10. Máy định vị vệ tinh GPS 27
Hình 2.11. Đèn mạn trái
29
Hình 2.12. Đèn mạn phải 29
Hình 2.13. Đèn cột trước mũi
30
Hình 2.14. Đèn trên cabin 30
Hình 2.15. áo phao cứu sinh
30
Hình 2.16. Dụng cụ nổi 30
Hình 2.17. Neo hải quân 33
Hình 2.18. Cọc bích mũi tàu 35
Hình 2.19. Thiết bị cập tàu 35
Hình 3.1. Sơ đồ truyền động điện 37
Hình 3.2. Sơ đồ truyền động thủy lực 38
Hình 3.3. Sơ đồ truyền động cơ khí 39
Hình 3.4. Tang ma sát đơn. 42

Hình 3.5.Các kích thước chủ yếu của trục 52
Hình 3.6. Ổ trượt 56
vii
Hình 3.7. Then ghép tang 58
Hình 3.8. Sơ đồ tính toán 59
Hình 3.9. Kích thước chủ yếu của tang 65
Hình 3.10. Sơ đồ lực tác dụng 74
Hình 3.11. Ổ lăn 77
Hình 3.12. Sơ đồ tính toán 78







1
LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là nước có diện tích biển khoảng một triệu km
2
, tiềm năng về
biển là rất lớn, kinh tế biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
trong đó nghề khai thác và đánh bắt thuỷ sản diễn ra khắp ven biển Việt Nam.
Nghề lưới vây được ngư dân sử dụng rất phổ biến,tuy thế thiết bị khai thác
của nghề chủ yếu được sản xuất và lắp ráp theo kinh nghiệm của ngư dân, do
vậy trong quá trình khai thác có thể mang lại hiệu quả không cao. Trong quá
trình học tập tại trường em đã được các thầy trong khoa cung cấp, chia sẻ cho
chúng em những kiến thức vô cùng quý báu, và để học tập được đi sát với
thực tế nhà trường đã giao cho em đề tài : “ Phân tích thực trạng và thiết kế

hệ thống thiết bị khai thác phù hợp với tàu đánh cá lưới vây theo mẫu truyền
thống của tỉnh Ninh Thuận ”
Nội dung đề tài gồm 4 phần sau:
Chương I : Đặt vấn đề.
Chương II : Phân tích thực trạng và nhiệm vụ thư.
Chương III : Thiết kế hệ thống thiết bị khai thác.
Chương IV : Kết luận – Kiến nghị.
Được sự hướng dẫn của thầy Th.s Huỳnh Văn Nhu, các thầy trong khoa
Kỹ Thuật Tàu Thuỷ và sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè em đã hoàn
thành đề tài này. Do trình độ còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi các thiếu
sót trong đề tài này, nên em mong thầy xem xét để đề tài này được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s Huỳnh Văn Nhu cùng các thầy
trong khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy đã ân cần chỉ bảo, em xin cảm ơn các anh, chú
trong chi cục khai thác và bảo về nguồn lợi thủy sản Ninh Thuân, trạm kiểm
ngư Cà Ná đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài này.
2
Em xin chúc toàn thể các thầy, anh, chú và gia đình sức khỏe, hạnh
phúc thành công!

Nha Trang, ngày 05 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Duẩn























3
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÍ HẬU CỦA TỈNH
NINH THUẬN.
1.1.1. Vị trí địa lí:
- Ninh Thuận là tỉnh có diện tích khoảng 3360,1km
2
[10], phía bắc giáp
Khánh Hòa, phía nam giáp Bình Thuận, phía tây giáp Lâm Đồng và phía đông
giáp với biển đông, nằm trong giới hạn 11
0
18’14” đến 12

0
09
0
15’ vĩ độ bắc và
108
0
09’08”- 109
0
14’28” kinh độ đông [10]. Ninh Thuận có bờ biển dài
105km rất thuận lợi cho khai thác, sản xuất và chế biển thủy hải sản. Ninh
Thuận có 1 thành phố (Phan Rang- Tháp Chàm) và 6 huyện (Bác Ái, Ninh
Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc và Thuận Nam). Ninh Thuận có 64
đơn vị hành chính cấp xã gồm 46 xã, 15 phường và 3 thị trấn.
- Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là
vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Ở
phía Tây Nam có một hệ thống núi thuộc dãy Nam Trường Sơn đâm ra sát
biển, đoạn cuối của Ninh Thuận, nơi giáp ranh với Bình Thuận thuộc địa phận
Cà Ná, đường QL1A năm sát biển và núi giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng
bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền viễn tây của Việt Nam. Vùng núi
cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4%
và đồng bằng là 22,4%[10]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh Ninh Thuận.
- Việt Nam là một vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mà đặt điểm
nổi bật nhất của kiểu khí hậu này là nóng ẩm và mưa nhiều. Nhưng không
phải trên khắp cả Việt Nam thì vùng nào cũng vậy, điểu đó thể hiện rõ tại
Ninh Thuận, một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, . Ninh Thuận nằm
4
trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các
đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông ít
mưa, nhiều nắng, độ ẩm thấp Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, lượng mưa trung

bình 705mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Một
năm ở đây có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau Ninh Thuận có khoảng 105km đường bờ biển và có
khí hậu chịu chi phối khá nhiều từ biển. Ngoài khơi biển Đông thuộc khu vực
Ninh Thuận có hai dòng hải lưu đối ngược nhau di chuyển gần bờ qua vùng
biển này. Trong đó có một dòng nóng di chuyển từ Phía Nam và một dòng
lạnh từ phía Bắc xuống. Vị trí của hai dòng này đã quyết định khá lớn đến chi
phối mưa từ biển vào Ninh Thuận. Dòng biển lạnh di chuyển gần bờ, trong
khi đó dòng biển nóng di chuyển ở ngoài, làm cản trở quá trình tạo mưa cho
khu vực đất liền.
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA CỦA NINH THUẬN.
1.2.1. Về kinh tế.
Ninh Thuận bao gồm nhiều thành phần kinh tế: như nông nghiệp, công
nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, du lịch, thủy sản…
1.2.1.1. Về thủy sản:
- Trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy sản chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài theo một
ý nghĩa đầy đủ của nó. Vì thủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo và kinh tế thủy
sản phát triển dựa trên nền tảng của các hệ sinh thái, nên có thể khẳng định
“còn biển, còn thủy sản". Đối với một nước đi lên từ xuất phát điểm thấp của
nền kinh tế, còn nghèo nàn và lạc hậu như nước ta, thủy sản lại càng đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo đảm và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân
cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Nguồn lợi thủy sản nước
ta vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính, còn có
5
nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Số liệu thống kê cho thấy, trong vùng
biển Việt Nam có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ
sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Đến nay
đã xác định được 15 bãi cá lớn quan trọng, ngoài ra, còn có các bãi tôm quan
trọng ở vùng biển gần bờ thuộc vinh Bắc Bộ và biển Tây Nam Bộ. Ven biển

có trên 37 vạn ha mặt nước lợ, thích hợp để nuôi các loại thủy sản xuất khẩu
như: cá, tôm, cua, rong câu , . . .
Các hệ sinh thái biển - ven biển nước ta có ý nghĩa và vị trí cao. Tiềm
năng nguồn lợi cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác
bền vững khoảng 1,4 - 1,7 triệu tấn. Ngoài ra, trữ lượng nguồn lợi cá rạn san
hô, vùng dốc thềm lục địa, vùng biển sâu > 150m.
- Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng khoảng 18,5 nghìn km², là một
trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho
phép khai thác mỗi năm 5- 6 vạn tấn. Tập trung khai thác thế mạnh về sản
xuất giống và phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng phát triển theo
hướng bền vững, đa dạng đối tượng nuôi, mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng ở vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp An Hải, Sơn Hải, Nâng
cao hiệu quả nghề khai thác xa bờ, có chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi
thuyền nghề, đầu tư thiết bị khai thác hiện đại, nâng cao chất lượng và giá trị
sản phẩm; phấn đấu đạt sản lưọng 53.000 tấn, đáp úng tốt nhất nhu cầu
nguyên liệu cho chế biến, với bờ biển dài 105 km nên có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Phát huy những
tiềm năng, lợi thế này tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây
dựng các cảng cá và hình thành các trung tâm nghề cá nên tàu đã thu hút được
nhiều tàu thuyền trong và ngoài tỉnh để trao đổi mua bán thủy hải sản, cung
ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt hải sản.
6
1.2.1.2. Về công – nông nghiệp, lâm nghiệp…
- Sản xuất công nghiệp: Phát triển trọng tâm là năng lượng và công
nghiệp chế biến, là những nhóm ngành động lực tạo tăng trưởng cao cho
ngành công nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn; chú trọng
mở rộng qui mô sản xuất các cơ sở chế biến hiện có;. đi đôi với phát huy cao
nhất năng lực sản xuất mới như chế biến muối cao cấp, Ninh Thuận là địa
phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm với
các nhà máy sản xuất muối lớn như: Cà Ná, Phương Cựu,sản xuất xi măng,

điện, chế biến thủy sản xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự
án qui mô lớn tạo tăng trưởng cho giai đoạn tới, như một số dự án điện gió,
điện mặt trời. tăng cường công tác khuyến công, đào tạo lực lượng công nhân
kỹ thuật có tay nghề, làm tốt công tác dự báo và thông tin thị trường, có chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quãng bá sản phẩm, đặc
biệt là sản phẩm các làng nghề, đổi mới thiết bị công nghệ thân thiện môi
trường và tiết kiệm năng lượng.
- Nông - lâm nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch,
ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả, nâng giá trị sản xuất trên ha đất canh tác. Kịp thời các
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đẩy
mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập trung rà soát quy
hoạch xây dựng nông thôn mới, ưu tiên nguồn lực khắc phục cơ sở hạ tầng
nông thôn bị hư hỏng do lũ lụt để khôi phục nhanh sản xuất, tiếp tục đầu tư cơ
sở hạ tầng thiết yếu về giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh
hoạt. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nội bộ ngành. Tập trung triển khai
các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chuyển giao các
loại giống mới có năng suất cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với
điều kiện từng vùng, chú trọng các loại cây trồng sử dụng ít nước; mở rộng
7
qui mô sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày bảo đảm tốt nhất nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến; đồng thời có giải pháp và lộ trình cụ thể để phục hồi và
phát triển cây nho gắn với chế biến rượu và sản phẩm từ nho.
Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ
trọng từ 36- 37% GDP toàn ngành nông nghiệp theo hướng đầu tư thâm canh,
bán công nghiệp, kết hợp chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với quy
hoạch đồng cỏ, thực hiện tốt các khâu giống, thức ăn, phòng chống dịch bệnh,
ổn định qui mô tổng đàn và tập trung nâng cao chất lượng đàn gia súc, triển
khai đề án xây dựng lò giết mổ tập trung theo quy hoạch để bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm, cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho siêu thị của tỉnh và

thị trường cả nước.
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế rừng, tập trung triển
khai đề án phát triển cây cao su giai đoạn 2011- 2015 định hướng đến năm
2020, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng; tăng cường công tác bảo vệ,
phòng chống phá rừng, khoanh nuôi tái sinh, phấn đầu trồng 1.000 ha rừng
tập trung, nâng cao chất lượng độ che phủ rừng. Các công trình đê, kè và triển
khai đề án sắp xếp dân cư để sớm ổn định cuộc sống và phòng tránh giảm nhẹ
thiên tai vùng ven biển.
1.2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch.
- Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả.
Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan
Rang, Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi
biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là
các tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai, hầu như còn nguyên vẹn.
Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển,
nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham
dự các lễ hội của người Chăm. Phát triển du lịch gắn với khai thác lợi thế từ
8
tuyến đường ven biển để phát huy lợi thế về du lịch biển, nhất là các dự án có
quy mô lớn, có đẳng cấp, có sức cạnh tranh cao, gắn với du lịch văn hoá, các
làng nghề truyền thống; đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch
chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.2.2. Về chính trị, văn hóa.
- Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ
và là tỉnh có đông người Chăm sinh sống. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được
nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và
nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc. Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quí giá của nền văn
hóa Việt Nam. Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn
được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay, người Chăm

vẫn giữ các nghi lễ như: lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn đầu nguồn sông, lễ
mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới Đặc biệt một bộ phận người
Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở tất cả các tỉnh ven
biển ngày nay, chính là bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm. Ninh
Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều
thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai, cụm tháp Poklong Garai, và cụm
tháp Pôrômê.[10]
1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI VÂY CỦA NINH THUẬN.
- Trong bối cảnh thế giới tiến mạnh ra biển ở thế kỷ 21 với các chiến
lược biển của những quốc gia đầy tham vọng thì quy mô phát triển kinh tế
biển nước ta như hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng và
những giá trị mà biển sẽ đem lại cho dân tộc. Cho nên, muốn tiến ra biển phải
chấp nhận đầu tư lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phải duy
trì được tỉnh bền vững về mặt tài nguyên - môi trường.
9
- Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt
Nam bình quân đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế
biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ
yếu là khai thác dầu khí, thủy sản, hàng hải (bao gồm dịch vụ vận tải và dịch
vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai
thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy sản,
thông tin liên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ
bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước). So với
các nước , năng lực khai thác biển của Việt Nam chỉ bằng 1/7 của Hàn Quốc,
1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/260 của thế giới.[9]
- Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách
di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo. Tuy vậy, quy mô kinh
tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế
biển của thế giới ước đạt 1 .300 tỷ USD, Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc 33
tỷ USD[9]. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc

hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu
và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu
người rất thấp so với các nước trong khu vực.
- Đến nay Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ
biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một
hệ thống kinh tế biển liên hoàn, các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ,
bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển đang trong
thời kỳ xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển,
đào tạo nhân lực cho kinh tế biển , các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời
tiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn còn nhỏ bé, trang bị thô sơ.
- Đối với lĩnh vực kinh tế biển liên quan trực tiếp đến biển như, chế
biến thủy sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các
10
dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tim kiếm cứu nạn hàng hải )
hiện mới bắt đầu được xây dựng và hình thành, quy mô còn nhỏ bé. Các nhà
chiến lược cho rằng, biển là di sản của nhân loại, là nơi dự trữ cuối cùng của
loài người nói chung và của dân tộc ta nói riêng về lương thực, thực phẩm và
nguyên, nhiên liệu. Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển
các kế hoạch và chính sách biển mà nguyên tắc chính là phát triển một nền
kinh tế sinh thái biển. Khai thác biển đảo đã đem lại những lợi ích kinh tế - xã
hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả,
thiếu bền vững. Trình độ khai thác biển của nước ta đang ở tình trạng lạc hậu
trong khu vực. Việt Nam tuy là một quốc gia biển, song đến nay chúng ta vẫn
chưa thực sự dựa vào biển để phát huy đúng tiềm năng và thế mạnh.
- Thủy sản là một ngành kinh tế biển quan trọng của cả nước nói chung
và của Ninh Thuận nói riêng, khai thác thủy sản đã gắn bó với cuộc sống của
hàng triệu ngư dân. Do đó việc đầu tư phát triển đội ngũ tàu thuyền khai thác
xa bờ là cần thiết, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm vùng biển Việt
Nam đồng thời nâng cao đời sống của bà con ngư dân.
- Trong 5 năm từ 2006- 2010 Ninh Thuận mặc dù gặp nhiều khó khăn

về thời tiết, thiên nhiên bão lụt, tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn
đến giá cả nhiên liệu tăng cao, giá cả sản phẩm không ổn định. Tuy nhiên
dưới sự chỉ đạo sát sao của sở, sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cán bộ và
nhân dân hoạt động trên lĩnh vực khai thác thủy sản nên trong những năm
qua công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi cũng đã đạt được một số kết quả
nhất định. Sản lượng khai thác hàng năm đều tăng, tuy với tốc độ không cao
nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra. Công tác đăng ký đăng kiểm ngày càng được
hoàn thiện, tỷ lệ tàu thuyền đưa vào đăng ký, tỷ lệ kiểm tra an toàn kỹ thuật
tàu cá ngày càng cao, đạt kế hoạch đề ra. Công tác tái tạo nguồn lợi, thả giống
ra tự nhiên các năm đều được chú trọng, ngày càng đa dạng hóa các đối tượng
11
thả ra tự nhiên đã góp phần giảm bớt sự suy giảm của nguồn lợi thủy sản gần
bờ. Tuy nhiên ngoài kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại trong thời gian
đến phải tập trung giải quyết. Đó là chất lượng công tác kiểm tra an toàn kỹ
thuật tàu cá chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc bảo đảm an toàn
cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển nhất là trong mùa mưa bão.
Tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản còn
xảy ra ở nhiều nơi. Tàu cá xa bờ tuy có phát triển nhưng chưa đạt yêu cầu, số
lượng tàu cá dưới 20 CV còn nhiều dẫn đến khai thác gần bờ quá tải làm cho
nguồn lợi thủy sản gần bờ càng cạn kiệt.
- Từng bước nâng cao số lượng và chất lượng tàu thuyền tham gia khai
thác thủy sản một cách hợp pháp, đúng quy định. Nâng cao hiệu quả khai thác
thủy sản một cách bền vững, kết hợp với công tác bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ
môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, góp phần nâng cao đời
sống nhân dân vùng biển. Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh
Ninh Thuận đã đề ra kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 5 năm
2011- 2015 như sau:
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Kế hoạch Chỉ số đánh
giá

Đơn vị
%
Dự kiến

2010
2011 2012 2013 2014 2015
I. Một số
chỉ số kết
quả

1.Tệ lệ tàu
thuyền đăng

% 99 99 100 100 100 100
2.Tỉ lệ tàu
thuyền kiểm
tra an toàn
kỹ thuật
% 95 95 95 96 98 98
12
II. Một số
chỉ số đầu ra


1. Sản lượng
khai thác
Tấn 52.000 53.000 56.000 59.000 60.000 62.500
Cá các loại Tấn 48.000 48.500 49.500 52.000 52.700 54.460
Tôm các
loại

Tấn 300 400 420 430 440 450
Mực các
loại
Tấn 3.200 4.230 5.140 5.360 5.380 5.840
Thủy sản
khác
Tấn 500 670 940 1.1210 1.480 1.750
2.Tổng số
tàu thuyền
Chiếc 2.465 2.517 2.567 2.617 2.667 2.717
3. Tổng số
công suất
CV 170.295

170.551

185.841

193.431

201.201

209.151

- Tàu cá
dưới 20CV
Chiếc 1.126 1.106 1.076 1.036 986 926
- Công suất CV 14.638 14.378 13.988 13.468 12.818 12.038
- Tàu cá từ
20CV-

50CV
Chiếc 434 449 479 519 569 629
- Công suất CV 13.454 13.919 14.849 16.089 17.639 19.499
- Tàu cá từ
50- dưới
90CV
Chiếc 218 240 260 280 300 320
- Công suất CV 13.734 15.240 16.380 17.640 18.900 20.160
- Tàu cá từ
90CV trở
lên
Chiếc 687 722 752 782 812 842
- Công suất CV 128.469

135.044

140.624

146.234

151.844

157.454

4. Công suất
bình quân
CV/chiếc

69,1 70,9 72,4 72,9 75,4 76,9
5. Kiểm tra Chiếc 1.190 1.270 1.340 1.416 1.502 1.597

13
an toàn khai
thác tàu cá
6.Cấp giấy
phép khai
thác thủy
sản
Giấy 600 1000 1100 1200 1300 1400
7. Tuần tra
kiểm soát
Chuyến 54 60 60 60 60 60
8.Số lượt
kiểm tra
Lượt 1500 1800 1800 1800 1800 1800
9.Số vụ vi
phạm
Vụ 450 500 500 500 500 500

- Ninh Thuận là ngư trường lớn của vùng duyên hải nam trung bộ, ngư
dân chủ yếu làm các nghề lưới kéo, pha xúc, lưới vây, lưới rê. Nghề lưới vây
ở Ninh Thuận chủ yếu tập trung ở cảng Cà Ná và cảng Ninh Chữ.
- Nghề lưới vây khai thác quanh năm, nhưng tập trung mạnh vào từ
tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chủ yếu đánh các loại cá cơm, cá nục…
- Đội tàu khai thác ở Ninh Thuận hầu hết dưới 20 m, thiết bị khai thác
được sản xuất ở các cơ sở sản xuất địa phương. Số người tham gia trên một
tàu thường từ 10 - 15 người, số ngày hoặt động trên biển tùy theo từng
chuyến, nếu đầy cá thì sẽ vào bờ sớm còn không thì khoảng 1 tuần đến 10
ngày sẽ về lại bờ.
- Sản lượng khai thác nghề vây chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang
Trung Quốc, các nhà máy thức ăn gia súc, cơ sở nuôi trồng thủy sản và làm

nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp chế biến nước mắn của địa phương
1.4. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TRANG THIẾT BỊ KHAI THÁC.
- Có thể nói nghề khai thác đánh bắt cá bằng lưới vây có vị trí hết sức
quan trọng cả hiện tại và tương lai đối với ngành công nghiệp thủy sản ở nước
14
ta. Chính vì thế, việc đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ vào khai thác là
cần thiết
- Hiện nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đang phải đối mặt
với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên biển không tránh
khỏi sự cạn kiệt đó. Tiềm năng thủy hải sản gần bờ hầu như còn rất ít vì vậy
thay thế vào đó là khai thác thủy hải sản xa bờ, do đó đòi hỏi cần thiết trang bị
các máy móc, thiết bị trên tàu nhằm đẩy mạnh quá trình khai thác rút ngắn
thời gian hoặt động trên biển. Những thiết bị thô sơ đã được hủy bỏ bởi các
tính năng hạn chế, thay vào đó là các trang thiết bị hiện đại hơn, hiệu quả sản
xuất được nâng cao. Vì vậy việc cơ giới hóa nghề cá cho quá trình đánh bắt
có vai trò rất lớn cho ngư dân.
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
- Điều tra lại tình hình cụ thể của nghề khai thác lưới vây, trang thiết bị
an toàn… để đưa ra những thông tin chính xác, sát thực cho cơ quan chức
năng địa phương đánh giá lại thực trạng ngành nghề khai thác thủy hải sản ở
địa phương mình và từ đó đưa ra những khuyến cáo cần thiết, phù hợp để đảm
bảo an toàn cho ngư dân trên biển, có những chính sách, chiến lược để phát
triển kinh tế biển phù hợp với thời đại.
- Thiết kế lại hệ thống thiết bị khai thác phù hợp với thực tiễn, thiết bị
khai thác đơn giản, thao tác dễ dàng để phục vụ tốt cho ngư dân trong quá
trình khai thác.







15
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHIỆM VỤ THƯ

2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG.
- Theo điều tra khảo sát, Ninh Thuận đóng tàu có chiều dài dưới 20(m),
được tính toán kiểm tra theo “ quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ
nhỏ” TCVN 7111:2002.
Vùng biển ngư dân khai thác là trong khoảng 10- 150 hải lý.
2.1.1. Khái niệm về lưới vây.
- Lưới vây là một trong những loại ngư cụ đánh bắt có năng suất cao và
được sử dụng rộng rãi ở các nước có nghề cá trên thế giới. Sự hình thành
nghề lưới vây được bắt nguồn từ những yêu cầu đánh bắt các đàn cá nổi ở
những vùng nước khác nhau, mà ở đấy các loại ngư cụ khác không thể thực
hiện được hoặc thực hiện với hiệu quả thấp.
- Lưới vây (hay còn gọi là lưới bao, lưới rút, lưới rút chì) là một giải
lưới có dạng gần giống hình chữ nhật, thường được sử dụng để bao vây đàn
cá nổi đang di chuyển hoặc tập trung.
- Lưới vây khác lưới lưới kéo, lưới rê ở chỗ ngư cụ này chỉ chuyên khai
thác các loài cá , tôm đi thành đàn lớn với kích thước cá tương đối đồng đều
và thuần loài. Do vậy sản phẩm lưới vây mang lại rất thuận lợi cho công
nghiệp chế biến cá.









16

Hình 2.1. Hình ảnh tổng quan về lưới vây.
2.1.2. Phân loại nghề lưới vây.
Nghề lưới vây thông dụng được phân loại như sau:
2.1.2.1. Phân chia theo phương pháp khai thác.
- Lưới vây tự do.
- Lưới vây kết hợp ánh sáng .
2.1.2.2. Phân chia theo đối tượng khai thác.
- Lưới vây cá ngừ, nục : Loại lưới này có đường kính sợi và mắt lưới
lớn, tùy theo từng tàu mà ngư dân dùng loại lưới nào.
- Lưới vây cá cơm: Loại lưới này có mắt lưới nhỏ hơn nhiều so với lưới
vây cá ngừ, nục, cấu tạo giống nhau nhưng chỉ khác là áo lưới là những tấm
lưới giống nhau.
2.1.2.3. Phân chia theo số lượng tàu.
- Lưới vây 1 tàu.
- Lưới vây 2 tàu.
Ở Ninh Thuận hiện nay ngư dân dùng hai phương pháp đánh bắt chính là :
17
- Lưới vây tự do: người ta có thể dò tìm đàn cá bằng mắt thường hoặc
sử dụng thiết bị dò tìm đàn cá sau đó vây bẳt đàn cá.
- Lưới vây kết hợp ánh sáng: sử dụng ánh sáng để tập trung cá, rồi tiến
hành thả lưới đánh bắt đàn cá.
- Lưới vây cá cơm và lưới vây cá nục, ngừ
2.1.3. Cấu tạo lưới vây.
2.1.3.1. Lưới vây.
- Vàng được tạo thành do áo lưới (những tấm lưới dệt sẵn) và lưới chao
(có thể đan hoặc cắt từ tấm lưới dệt sẵn).

- Áo lưới: được đan hoặc được ráp từ những tấm lưới dệt sẵn tạo thành
tùng lưới, thân lưới và cánh lưới; ghép các phần lưới với nhau để được áo lưới.
- Lưới chao: Lưới chao là dải lưới hẹp lắp dọc theo giềng phao, giềng
chì, giềng biên có tác dụng làm tăng độ bền cho lưới và được gọi là: phao chì
và chao biên.
2.1.3.2. Phụ tùng cho lưới vây.
a. Dây cáp rút chính: Dây cáp rút chính trong lưới vây là dây quan
trọng nhất, nó quyết định hiệu quả đánh bắt của lưới vây rút chì. Nhiệm vụ
chính của dây cáp rút chính là cuộn rút giúp thu gom các đoạn giềng chì lại
với nhau thành một mối (điểm), nhằm không cho cá có thể lặn chui thoát ra ở
phía dưới lưới.
- Chiều dài dây cáp rút chính ít nhất phải bằng với chiều dài giềng chì
cộng với chiều dài dự trữ hai đầu cánh lưới và tùng lưới nhằm giúp cho việc
thu rút lưới của máy tời thu cáp rút chính.
b. Phao: Phao được lắp ráp trên giềng phao nhằm tạo lực đảm bảo để
giềng phao luôn nổi trên mặt nước trong quá trình thả và thu lưới.
18
c. Chì: Chì được lắp ráp vào giềng chì để tăng tốc độ rơi chìm của lưới
nhằm ngăn chặn đàn cá trốn thoát.
d. Vòng khuyên: Vòng khuyên được chế tạo từ nhiều loại vật liệu, được
liên kết với giềng chì dùng để cuộn rút giềng chì khi thu lưới bắt cá.
Ở Ninh Thuận ngư dân dùng lưới vây rút mùng và vây rút thưa.

Hinh 2.2 Hình ảnh lưới vây rút mùng.
2.1.4. Kỹ thuật khai thác nghề lưới vây(Nguyên lí đánh bắt).
- Lưới vây đánh bắt theo nguyên lí lọc nước lấy cá, toàn bộ quá trình
khai thác của lưới vây được tiến hành trên một tàu với các trang bị máy móc
chuyên dùng hiệu quả đánh bắt của lưới vây phụ thuộc vào tính năng kỹ thuật
và trang thiết bị trên tàu.
- Quá trình khai thác lưới vây bao gồm các bước sau: chuẩn bị, thăm dò

và phát hiện cá, thả lưới, thu lưới và bắt cá.
2.1.4.1. Thả lưới (bủa lưới) :
- Khi phát hiện được đàn và hướng di chuyển của chúng thì tiến hành
thả lưới bao vây đàn cá.
- Quá trình thả lưới được tiến hành qua các bước sau: thả phao tiêu
(hoặc đèn nếu trời tối) rồi lần lượt thả lưới, phải thả lưới nhanh chóng để cá
khỏi thoát ra ngoài, khi kết thúc bao vây thả lưới thi tiến hành thu lưới.

×