Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.74 KB, 2 trang )
Kinh nghiệm nuôi tôm he chân trắng ở Trung
Quốc
1. Các kết quả thí nghiệm đều cho rằng tôm he chân trắng là một đối tượng nuôi rất
có triển vọng phát triển do các đặc điểm sau :
- Thời vụ nuôi dài, có thể nuôi quanh năm ở vùng biển tỉnh Quảng Ðông.
- Thích nghi tốt với vùng biển có độ mặn cao, ở 18-22 phần ngàn tôm vẫn lớn rất nhanh,
tôm sú ở độ mặn cao lớn tương đối chậm.
- Có sức chịu đựng tốt với sự thay đổi các yếu tố môi trường nên việc quản lí môi trường
tương đối dễ dàng.
- Sức chống bệnh tốt, trong điều kiện nuôi thâm canh có thể đạt tỉ lệ sống trên 70%.
- Nuôi giai đoạn đầu lớn rất nhanh, nuôi thâm canh trong vòng 80 ngày có thể đạt cỡ
thương phẩm 60-70 con/kg.
2. Trong quá trình nuôi phát hiện thấy tôm he chân trắng ăn cả mảnh vụn thực vật và
mùn bã hữu cơ, vì thế nên lấy mức cho ăn hết trong 1 giờ làm chuẩn để định lượng cho
ăn. Ngoài ra, nên định kì bón thêm vi khuẩn quang hợp và các chế phẩm vi sinh có ích
khác để chúng biến các sản phẩm hữu cơ và vật chất có hại trong ao thành thức ăn tốt cho
tôm, giảm hệ số thức ăn xuống dưới 1,4 vừa hạ giá thành nuôi, vừa tạo môi trường cho
tôm sinh trưởng tốt.
3. Nắm vững thời gian thay nước thích hợp trong quá trình nuôi là rất quan trọng.
Thời gian thay nước chủ yếu dựa vào kết quả theo dõi phân tích các tiêu chuẩn chất nước.
Cần có quan điểm quản lí chất nước thật biện chứng, ngay trong thời kì chất nước tốt
nhất cũng vẫn tiềm ẩn các nhân tố có hại, theo sự chuyển dịch của thời gian, các vật chất
có hại từ lượng biến sang chất tích luỹ đến một lúc nào đó sẽ làm cho chất nước bị xấu
thậm chí rất đột biến đến nỗi không kịp thay nước, vi sinh vật có hại sẽ phát triển nhiều
gây bất lợi cho tôm. Vì vậy ngay trong thời kì chất nước còn tốt vẫn phải thay nước ở
mức độ thích hợp.
4. Tôm he chân trắng là loài tôm biển nuôi được trong nước ngọt, là đột phá lớn về kĩ
thuật có ý nghĩa to lớn, phát triển nuôi rộng rãi trong nước ngọt sẽ có tác dụng thúc đẩy
phát triển kinh tế nghề cá nội địa, đồng thời tạo ra cơ hội để phát triển sản xuất tôm giống
ở khu vực ven biển.