Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 bước cơ bản để xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 5 trang )




10 bước cơ bản để xây
dựng thương hiệu dành
cho doanh nghiệp trẻ

Xây dựng và quản trị thương hiệu là vấn đề không đơn giản, đặc biệt với các
doanh nghiệp trẻ trong phạm vi hữu hạn của nguồn vốn kinh doanh. Tuy
nhiên, xây dựng thương hiệu không phải là vấn đề quá phức tạp, nếu bạn nhìn
nhận vấn đề "thương hiệu-giống như một con người"
1. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ - tại sao cần quan tâm?
• Nếu bạn không phải là tuýp người thích sự hoà đồng, thân mật và kết
nối với cộng đồng, bạn nên chọn một con đường khác. Không có một
thương hiệu trở nên nổi tiếng và có giá trị, mà không gắn với công sức
và sự quảng giao của người sáng lập, đặc biệt trong giai đoạn đầu.
• Xây dựng và quản trị thương hiệu là vấn đề không đơn giản, đặc biệt
với các doanh nghiệp trẻ trong phạm vi hữu hạn của nguồn vốn kinh
doanh. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu không phải là vấn đề quá
phức tạp, nếu bạn nhìn nhận vấn đề "thương hiệu-giống như một con
người".
• Vì vậy “Hãy chọn đích đến mà bạn thực sự muốn trở thành.”
2. Các bước cơ bản để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ:
a. Bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Nghiên
cứu thị trường.
• Phương án tiết kiệm nhất có thể sử dụng là phỏng vấn chọn mẫu chính
các đối tượng khách hàng mục tiêu đầu tiên của bạn. Ở bước này, bạn
cần trả lời được 5 câu hỏi :

+ What?: Bạn kinh doanh cái gì? Sản phẩm cốt lõi của bạn là gì? Sản phẩm
mà bạn dự kiến tung ra thị trường có khác biệt gì? Có ích lợi gì?


+ When?: Thời diểm nào nên tung sản phẩm ra thị trường?
+ Where? Bạn định bán sản phẩm ở đâu? (Bán theo hình thức nào: bán sỉ, bán
lẻ hay bán hàng qua hệ thống phân phối )
+ Who?: Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Vẽ chân dung càng cụ thể, khả
năng thắng lợi càng cao.
+ How?: Các khách hàng mục tiêu của bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm mà
bạn định bán?


b. Bước thứ 2 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ:
• Chọn đích đến mà bạn thực sự muốn trở thành. Nếu bạn không phải là
túyp người thích sự hoà đồng, thân mật và kết nối với cộng đồng, bạn
nên chọn một con đường khác. Không có một thương hiệu trở nên nổi
tiếng và có giá trị, mà không gắn với công sức và sự quảng giao của
người sáng lập, đặc biệt trong giai đoạn đầu.
• Mặt khác, cân nhắc thật kỹ đích mà bạn muốn đạt đến. Bạn có sẵn sàng
hy sinh thời gian và các thứ giá trị khác cho sự tồn tại và phát triển của
Thương hiệu này/ sản phẩm này hay không? Nếu mục tiêu của bạn chỉ
là vấn đề lợi nhuận, bạn đừng nên đầu tư cho hoạt động xây dựng và
quảng bá thương hiệu. Có rất nhiều cách kiếm được tiền dễ dàng h
ơn
rất nhiều.
c. Bước thứ 3 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Hãy là
chính bạn.
• Đây chính là vấn đề bản sắc thương hiệu và định vị thương hiệu.
d. Bước thứ 4 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Nhận diện
Thương hiệu:
• Xây dựng thương hiệu "đúng ngay từ đầu" không có nghĩa là bạn phải
bỏ ra một khoản kinh phí thật lớn cho thương hiệu. Có một cách tiết
kiệm khôn ngoan là: Bạn thuê một công ty chuyên nghiệp chỉ thiết kế

những thứ cơ bản nhất cho h ệ thống nhận diện. Ban đầu chỉ cần Logo,
phong bì, giấy viết thư và card. Những quy định phức tạp và chi tiết, có
thể được thự
c hiện sau, và đương nhiên, thanh toán sau.
• Hãy chọn những mẫu thiết kế đơn giản nhất. Và càng ít màu càng tốt.
Hãy chọn màu nào khiến bạn nổi nhất trong đám đông.
e. Bước thứ 5 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Đăng ký
thương hiệu.
• Đừng vì tiết kiệm mà bỏ qua nội dung này.
f. Bước thứ 6 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: ISO
thương hiệu.
• Xây dựng hệ thống quy chuẩn, văn bản giấy tờ hành chính/ tiến trình
thực hiện hoạt động kinh doanh/ các phương án xử lý và quyền hạn
trách nhiệm từng bộ phận một cách cụ thể, hợp lý và chi tiết. Văn bản
được ban hành đến từng cá nhân.
g. Bước thứ 7 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Tuyên
ngôn về sứ mệnh/ tầm nhìn và câu phương châm kinh doanh (slogan của
thương hiệu).
• Một câu slogan hay là vấn đề rất "đau đầu" ngay cả đối với các doanh
nghiệp hàng đầu. Nếu không chọn được phương án nào thật sự đắt giá,
tốt nhất bạn không nên sử dụng câu Slogan nào cả. Thay vì một câu
slogan theo kiểu "dịch vụ tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu của bạn" (chả
đại diện cho bất kỳ ai), bạn nên đưa ra phương châm kinh doanh của
mình, chẳng hạn thay vì "dịch vụ tốt nhất" sẽ là "giao hàng trong vòng
1h" (sau khi có đặt hàng)
h. Bước thứ 8 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Chọn lựa
phương án phát triển thương hiệu
• Thương hiệu của bạn sẽ đại diện cho một dòng sản phẩm dịch vụ? hay
nhiều dòng khác nhau? hay là một thương hiệu theo kiểu "tập đoàn"?
• Mỗi hình thức cấu trúc thương hiệu khác nhau đều có những phương án

phát triển khác nhau.
• Với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất nên xây dựng thương hiệu một
dòng sản phẩm. Hãy là một chuyên gia trong chính lĩnh vực của mình.
i. Bước thứ 9 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Trình diễn
thương hiệu với công chúng.
• Quảng cáo bằng mọi con đường bạn có thể; tận dụng các cơ hội quảng
bá trên Internet và Media, trang Web
• Lưu ý sử dụng hình ảnh thương hiệu thông qua bộ nhận diện. Gửi thư
trực tuyến. Đảm bảo là thư tín của bạn có đầy đủ thông tin/ dễ đọc và
nhẹ/ gây ấn tượng ngay từ chủ đề.
j. Bước thứ 10 để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trẻ: Hãy luôn
là người đồng hành đáng tin cậy và dễ mến không chỉ với khách hàng của
bạn/ mà phả
i là với công chúng.

×