Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

(Đề tài NCKH) Tác động của đại dịch SARS COV 2 đến các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH SARS – COV 2 ĐẾN CÁC CÔNG TY NIÊM

YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH
SV2021-45

Thuộc nhóm ngành khoa học:

Kinh tế

SV thực hiện:

Trương Thị Diễm Phúc

Nam, Nữ:

Nữ

Nguyễn Thị Vy Thịnh

Nam, Nữ:

Nữ

Dân tộc:


Kinh

Lớp, khoa:

17125CL3, Khoa Đào tạo Chất lượng cao

Năm thứ:

04 /Số năm đào tạo:

Ngành học:

Kế tốn

SV chịu trách nhiệm chính :

Phạm Thị Hà Phương

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021

ii

04


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................. iii
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2

5.

Kết cấu của nghiên cứu ........................................................................................... 2

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 3
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 3


1.2.

Chức năng................................................................................................................. 4

1.3.

Quy định niêm yết trên sàn HOSE ........................................................................ 5

1.3.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu ...................................................................................... 5
1.3.2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp .............................................................. 6
1.3.3. Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng
khoán đại chúng .................................................................................................................... 7
1.4.

Quy định giao dịch chứng khoán tại HOSE .......................................................... 7

1.4.1. Thời gian giao dịch .................................................................................................... 7
1.4.2. Phương thức khớp lệnh .............................................................................................. 8
1.4.2.1.

Các loại lệnh giao dịch ........................................................................................ 8

1.4.2.2.

Phương thức giao dịch ......................................................................................... 9

1.4.3. Nguyên tắc khớp lệnh .............................................................................................. 10
1.4.4. Đơn vị giao dịch và yết giá ...................................................................................... 10
1.4.4.1.


Đơn vị giao dịch ................................................................................................ 10

1.4.4.2.

Đơn vị yết giá .................................................................................................... 10

1.4.5. Đặt lệnh giao dịch .................................................................................................... 11
iii


1.4.6. Hủy, sửa lệnh giao dịch khớp lệnh .......................................................................... 11
1.4.7. Hủy, sửa lệnh giao dịch thỏa thuận ......................................................................... 11
1.4.8. Các giao dịch đặc biệt .............................................................................................. 11
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SAR-COV 2 ĐẾN VIỆT NAM12
2.1.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế .................................................................................. 12

2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP ......................................................................................... 12
2.1.2. Cơ cấu GDP ............................................................................................................. 13
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng ngành........................................................................................ 13
2.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng .................................... 15
2.1.5. Hoạt động vận tải năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch.............. 16
2.1.6. Xuất-nhập khẩu hàng hóa ........................................................................................ 17
2.1.7. Lao động .................................................................................................................. 18
2.2.

Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán............................................................. 20


2.3. Ảnh hưởng đến các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh...................................................................................................................... 24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU ...................................................................................................... 30
3.1.

Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................... 30

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 31

3.3.

Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 31

3.4.

Đánh giá chung ...................................................................................................... 34

CHƯƠNG IV. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH........................... 35
4.1.

Thách thức .............................................................................................................. 35

4.2.

Cơ hội ...................................................................................................................... 36


CHƯƠNG V. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH ....................................... 39
5.1.

Về phía Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước ................................................. 39

5.2.

Về phía doanh nghiệp ............................................................................................ 42

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 46
iv


v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 3.1

Nội dung
Thời gian giao dịch tại HOSE
Đơn vị yết giá đối với phương thức khớp lệnh
Cách tính và kỳ vọng về dấu của các biến

i


Trang
8
10
30


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Tên
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.5
Sơ đồ 2.6
Sơ đồ 2.7
Sơ đồ 2.8
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Nội dung
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020
Cơ cấu GDP năm 2020
Tốc độ tăng trưởng theo ngành giai đoạn 2016 - 2020
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các
quý năm 2020
Vận tải hàng hóa qua các quý năm 2002 so với cùng kỳ năm
2019

Xuất – nhập khẩu hàng hóa các quý năm 2019 - 2020
Lực lượng lao động năm 2020
Tỷ lệ thiếu việc làm giai đoạn 2020 - 2021
Ma trận tương quan giữa các biến
Kết quả kiểm định VIF
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Kết quả mơ hình nghiên cứu Pooled OLS

ii

Trang
12
13
14
15
16
17
19
20
31
32
32
33


DANH MỤC VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp


DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

ĐKNY

Đăng ký niêm yết

FDI

Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GTGD

Giá trị giao dịch

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khốn

iii



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Tác động của đại dịch Sars – CoV 2 đến các công ty niêm yết trên Sở giao
dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh
- Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Hà Phương

Mã số SV:

- Lớp:

Khoa: Đào tạo Chất lượng cao

17125CL3

17125196

- Thành viên đề tài:
Stt

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa


1

Trương Thị Diễm Phúc

17125076

17125CL3

Đào tạo Chất lượng cao

2

Nguyễn Thị Vy Thịnh

17125101

17125CL3

Đào tạo Chất lượng cao

- Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
2. Mục tiêu đề tài:
-

Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu.

-


Tổng hợp sự biến động giá cổ phiếu trong mối tương quan với các nhân tố.

-

Xây dựng mơ hình nghiên cứu.

-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến giá cổ phiếu của
các công ty được niêm yết trên sàn HOSE.

-

Đề xuất các kiến nghị nhằm giúp các nhà quản lý bình ổn giá cổ phiếu của các cơng
ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh.

3. Tính mới và sáng tạo: Cập nhật tình hình đại dịch Sars-CoV2 ảnh hưởng đến Việt
Nam nói chung và các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh
nói riêng vào năm 2020 – năm đầu tiên xuất hiện đại dịch.

iv


4. Kết quả nghiên cứu: Qua mơ hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xác định được 03
yếu tố ảnh hưởng đến gái cổ phiếu là lạm phát, khả năng sinh lời và giá trên lợi nhuận
một cổ phiếu.
5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài: Những kết quả của nghiên cứu sẽ phần nào giúp cho các nhà đầu
tư ước lượng được mức độ ảnh hưởng của những biến động từ nhân tố bên trong cũng như
bên ngoài doanh nghiệp đến sự dao động giá thị trường của các cổ phiếu để có thể dự đốn

được các chuyển biến của giá cổ phiếu kịp thời, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù
hợp hơn và hạn chế được rủi ro khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có)
hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày 21 tháng 06 năm 2021
SV chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(kí, họ và tên)

Phạm Thị Hà Phương
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài
(phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày

tháng

năm

Người hướng dẫn
(kí, họ và tên)

v


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những sự phát
triển và tăng trưởng vượt bậc, song bên cạnh đó vẫn tồn tại những biến động thăng trầm

khác nhau ở từng thời điểm. Đặc biệt năm 2020, thị trường chứng khốn tồn cầu và kể cả
Việt Nam biến động mạnh. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 có khởi đầu thuận
lợi VN-Index ghi nhận mức điểm cao nhất 991 điểm vào cuối tháng 1/2020.
Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh 991 điểm ở quý đầu tiên thì chỉ số Vn-Index sụt giảm
mạnh đáy 650 điểm trong ba tháng đầu năm do đại dịch Sar – Cov2 làm ảnh hưởng nhiều
đến giá cổ phiếu tại Việt Nam và đặc biệt là các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khốn Tp. Hồ Chí Minh. Vậy tại sao lại có những biến động “dữ dội” đến vậy? Nguyên
nhân đến từ nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô. Việc tìm hiểu và phân tích các yếu tố làm ảnh
hưởng đến thị trường chứng khoán, cụ thể hơn là giá chứng khoán giúp cho các nhà đầu tư
cá nhân cũng như các nhà đầu tư tổ chức có một cái nhìn tổng quát về thị trường để tránh
được một số rủi ro cũng như đưa ra quyết định đúng đắn.
Với mong muốn tìm hiểu, phân tích ngun nhân tác động đến giá chứng khốn và
đồng thời một phần nào đó giúp cho những người tham gia thị trường chứng khoán có
những quyết định phù hợp và tối ưu hóa nhất, nhóm nghiên cứu đề tài “Tác động của đại
dịch Sar – Cov 2 đến các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí
Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu.

-

Tổng hợp sự biến động giá cổ phiếu trong mối tương quan với các nhân tố.

-

Xây dựng mơ hình nghiên cứu.


-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến giá cổ phiếu của
các công ty được niêm yết trên sàn HOSE.

1


-

Đề xuất các kiến nghị nhằm giúp các nhà quản lý bình ổn giá cổ phiếu của các cơng
ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty
được niêm yết trên sàn HOSE.

-

Phạm vi nghiên cứu là hơn 300 công ty được niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ
tháng 10/2019 đến tháng 12/2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với dữ liệu bảng thơng
qua kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, để lượng hóa sự tác động của các biến
độc lập lên biến phụ thuộc trong mơ hình. Nghiên cứu tiến hành hồi quy theo phương pháp
bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS).
Vì muốn kiểm định mơ hình hồi quy của bài nghiên cứu này, chúng tôi quyết định

tiến hành chạy Stata để phục vụ cho bài nghiên cứu này.
5. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phiếu
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của Sar-Covid 2 đến các công ty niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh
Chương 3: Kết quả mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Chương 4: Thách thức và cơ hội của các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh
Chương 5: Giải pháp khắc phục cho các cơng ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khốn Tp. Hồ Chí Minh

2


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1975, tòa nhà của Sở Giao dịch Chứng khoán là Hội trường Diên Hồng

thời Việt Nam Cộng hòa, là trụ sở và nơi họp của Thượng viện Việt Nam Cộng hòa, bắt
đầu năm 1967 đến 30 tháng 4 năm 1975.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đặt tại số 16 đại lộ Võ Văn
Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (số cũ là 45-47 Bến
Chương Dương, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Hội trường Diên Hồng)
được chính thức khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 2000, và các giao dịch bắt đầu từ ngày
28 tháng 7 năm 2000. Từ khi thành lập đến ngày 7 tháng 8 năm 2007, mang tên Trung tâm
giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC). Từ ngày 8 tháng 8 năm 2007,

HSTC mới được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE).
Ngày đầu, có hai đơn vị được niêm yết, đó là Cơng ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)
và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có hai phiên giao
dịch. Hiện Sở tổ chức giao dịch 5 ngày mỗi tuần. Đến ngày 5 tháng 3 năm 2012 có 308
cơng ty và 5 chứng chỉ quỹ đầu tư đăng ký niêm yết. Ngày 6 tháng 2, Sở áp dụng chính
thức chỉ số mới là VN30 bao gồm 30 mã chứng khốn của 30 cơng ty có tỉ lệ vốn hóa lớn
nhất trong rổ VN-Index. Theo đó VN30 sẽ có 30 mã chính thức và 10 mã dự phòng, cứ sau
6 tháng sẽ lựa chọn lại 1 lần vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm.
Từ ngày 5 tháng 3 năm 2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
sẽ bắt đầu thực hiện thêm phiên giao dịch buổi chiều, thời gian giao dịch kéo dài thêm
khoảng 1h15, phiên giao dịch sẽ mở cửa vào lúc 9h và kết thúc lúc 14h15, thời gian nghỉ
giữa giờ là 11h30 đến 13h.
Ban đầu, tổng sở hữu của người nước ngoài bị giới hạn 20% cổ phiếu (kể cả chứng
chỉ quỹ đầu tư) và 40% trái phiếu. Tháng 7 năm 2003, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của thị
3


trường và thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi cũng như tăng tính thanh khoản,
chính phủ đã nâng tỷ lệ sở hữu chứng khốn của nước ngồi lên 30% đối với cổ phiếu và
hủy bỏ hoàn toàn tỷ lệ sở hữu hạn chế đối với trái phiếu. Cuối năm 2005, giới hạn sở hữu
cổ phiếu của người nước ngoài được tăng lên 49%, trừ đối với ngân hàng vẫn giữ là 30%.
Để kiểm soát giới hạn này, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch tại hai trung tâm
giao dịch chứng khoán của Việt Nam phải đăng ký để được cấp một mã số giao dịch.
Cuối năm 2006, có 35 cơng ty chứng khốn được cấp giấy phép. Trong số này, có 9
cơng ty được phép thực hiện tất cả năm nghiệp vụ chứng khoán: môi giới, lưu ký, tư vấn
đầu tư và bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ và tự doanh. Vốn điều lệ tối thiểu bắt buộc để
công ty được phép thực hiện cả năm nghiệp vụ như vậy là 43 tỷ đồng. Theo Luật Chứng
khốn có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, mức vốn điều lệ tối thiểu đó là 200 tỷ đồng;
các cơng ty đã được cấp phép hoạt động trước đó được gia hạn một thời gian để tăng vốn

cho đủ mức quy định.
Đến cuối năm 2007, có 210 cơng ty niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh với mức vốn hóa trên thị trường đạt trên 40% GDP, nếu tính cả trái phiếu,
quy mơ thị trường đạt gần 50% GDP, đến cuối năm 2007 có khoảng 300.000 nhà đầu tư
mở tài khoản giao dịch trên thị trường.
Theo xếp hạng tín dụng của Trung tâm Thơng tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đến thời điểm đầu tháng 12 năm 2007, có 55 doanh nghiệp niêm yết tại Sở
Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng AAA, chiếm 49,55%, con số
tương tự tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội là 19 doanh nghiệp, chiếm 21,84%.
1.2.

Chức năng
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một thể chế chính thức

mà thơng qua đó các trái phiếu chính phủ mới được phát hành và nó có chức năng như một
thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu. Tất cả các chứng khoán niêm
yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam.

4


Ủy ban Chứng khốn Nhà nước (SSC), chính thức thành lập năm 1996, chịu trách
nhiệm đối với việc phát triển thị trường vốn, cấp giấy phép niêm yết chứng khoán cho các
công ty và giấy phép hoạt động cho các cơng ty chứng khốn, ban hành các quy định. Để
được niêm yết, một cơng ty phải có lãi hai năm liên tục, có vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng
và có ít nhất 50 cổ đơng ngồi cơng ty, nắm giữ ít nhất là 20% cổ phiếu. Các cơng ty liên
doanh với nước ngồi về mặt kỹ thuật thì đủ tư cách niêm yết, nhưng để được niêm yết trên
sàn, các công ty này phải được tổ chức lại thành công ty cổ phần. Các công ty muốn được
niêm yết thì phải được một cơng ty kiểm tốn độc lập, được chấp thuận thực hiện kiểm tốn
và cơng khai báo cái tài chính cũng như bản cáo bạch bốn lần theo bốn quý trong năm.

Cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh là một
hệ thống đặt - khớp lệnh tự động. "Năng lực của hệ thống là 300.000 lệnh mỗi ngày. Giá
chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là cộng-trừ 7% so với giá
đóng cửa ngày hôm trước. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực
hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thực hiện với biên độ cộng-trừ 20%".
Việc thanh toán được thực hiện tập trung qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV), một ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhiều ngân hàng nội địa và cơng ty
chứng khốn được phép nhận lưu ký chứng khốn, cịn Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
của Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) và ngân hàng Deutsche Bank được nhận
lưu ký của khách hàng nước ngoài. Việc lưu ký cũng thực hiện tập trung tại Trung tâm Lưu
ký Chứng khoán, một cơ quan trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1.3.

Quy định niêm yết trên sàn HOSE
Theo Nghị Định Chính Phủ (2012), Điều 53 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, Quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, Bổ sung
một số điều của Luật Chứng khoán như sau:
1.3.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
a. Là cơng ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
5


b. Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần tính đến thời điểm đăng
ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động
kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; khơng có các
khoản nợ phải trả q hạn trên 01 năm; khơng có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm
yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế tốn báo cáo tài chính;

c. Cơng khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế tốn trưởng,
cổ đơng lớn và những người có liên quan;
d. Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của cơng ty do ít nhất ba trăm (300) cổ
đơng khơng phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển
đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
e. Cổ đơng là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế
tốn trưởng của cơng ty; cổ đơng lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm sốt, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám
đốc) và Kế tốn trưởng của cơng ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình
sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời
gian 06 tháng tiếp theo, khơng tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân
trên đại diện nắm giữ;
f. Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
1.3.2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp
a. Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b. Hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, khơng
có các khoản nợ phải trả q hạn trên 01 năm và hồn thành các nghĩa vụ tài chính với
Nhà nước;
c. Có ít nhất một trăm (100) người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
d. Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
e. Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định.
6


1.3.3. Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của cơng ty đầu tư
chứng khốn đại chúng
a. Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành từ 50 tỷ đồng

Việt Nam trở lên hoặc cơng ty đầu tư chứng khốn có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế tốn;
b. Thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế
tốn trưởng, cổ đơng lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế
tốn trưởng (nếu có) của cơng ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải cam kết nắm giữ
100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ
ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng
tiếp theo;
c. Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đơng
nắm giữ cổ phiếu của cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng khơng bao gồm nhà đầu
tư chuyên nghiệp;
d. Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của cơng ty đầu tư
chứng khốn đại chúng hợp lệ theo quy định.
Đối với trường hợp đăng ký niêm yết chứng khốn của tổ chức tín dụng là cơng ty
cổ phần, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1.3.1 và 1.3.2 Điều này, phải được sự chấp
thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.4.

Quy định giao dịch chứng khoán tại HOSE

1.4.1. Thời gian giao dịch

7


Bảng 1.1. Thời gian giao dịch tại HOSE
Phiên


Thời gian

Phương thức giao dịch

9h00 – 9h15

Khớp lệnh định kỳ mở cửa
Lệnh áp dụng: ATO, LO

Phiên sáng

Giao dịch thỏa thuận
9h15 – 11h30

Khớp lệnh liên tục
Lệnh áp dụng: LO, MP
Giao dịch thỏa thuận

Nghỉ trưa

11h30 – 13h00
13h00 – 14h30

Khớp lệnh liên tục
Lệnh áp dụng: LO, MP
Giao dịch thỏa thuận

Phiên chiều

14h30 – 14h45


Khớp lệnh định kỳ đóng cửa
Lệnh áp dụng: ATC, LO
Giao dịch thỏa thuận

14h45 – 15h00

Giao dịch thỏa thuận

(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh)
1.4.2. Phương thức khớp lệnh
1.4.2.1.

Các loại lệnh giao dịch

 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO)
-

Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu
tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

-

Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ khơng xác định được giá khớp lệnh
nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh

-

Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc
không được thực hiện hết.


 Lệnh giới hạn (LO):
8


-

Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao
dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

 Lệnh thị trường (MP)
Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức gái mua cao nhất hiện có
trên thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục. Lệnh MP có những đặc điểm sau:
-

Lệnh MP bị hủy bỏ khi khơng có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào
hệ thống

-

So với lệnh giới hạn, khả năng thực hiện lệnh MP nhanh hơn do lệnh được đưa vào
so khớp ngay khi đưa vào sổ lệnh

 Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC)
-

Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khốn tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được
ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.


-

Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ khơng xác định được giá khớp lệnh
nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh

-

Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc
không được thực hiện hết.

1.4.2.2.

Phương thức giao dịch

 Khớp lệnh định kì: Được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán
chứng khoán tại một thời điểm xác định.
-

Nguyên tắc xác định giá là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu
có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá
thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

-

Trong phiên khớp lệnh định kỳ không được sửa, hủy lệnh.

 Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp
các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao
dịch.
 Khớp lệnh thỏa thuận: Bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều

kiện giao dịch, sau đó thơng báo cho cơng ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao
9


dịch vào hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/bên bán thơng qua cơng ty chứng khốn
để tìm đối tác giao dịch thỏa thuận đối ứng.
1.4.3. Nguyên tắc khớp lệnh
 Ưu tiên về giá: Các lệnh có mức giá tốt hơn (lênh mua với mức giá cao hơn, lệnh
bán với mức giá thấp hơn) được ưu tiên thực hiện trước
 Ưu tiên về thời gian
-

Lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch được nhập trước vào hệ thống
được ưu tiên thực hiện trước.

-

Trong đợt khớp lệnh liên tục, nếu lệnh mua và bán thỏa mãn về giá (Giá mua ≥ Giá
bán) thì mức giá khớp là mức giá của lệnh nhập vào hệ thống trước.

1.4.4. Đơn vị giao dịch và yết giá
1.4.4.1.

Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu/ chứng chỉ
quỹ đóng/ chứng chỉ quỹ ETF/ chứng quyền
Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ
phiếu/chứng chỉ quỹ đóng/chứng chỉ quỹ ETF/chứng quyền
Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF/ chứng chỉ

quỹ đóng/ chứng quyền trở lên; khơng quy định đơn vị giao dịch.
Giao dịch lô lẻ (từ 1 đến 99 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đóng/ chứng chỉ quỹ ETF/
chứng quyền) được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với cơng ty chứng khốn.
1.4.4.2.

Đơn vị yết giá
Bảng 1.2. Đơn vị yết giá đối với phương thức khớp lệnh
Mức giá

Cổ phiếu

Chứng chỉ quỹ

Thỏa thuận trái

(Niêm yết)

ETF/Chứng quyền

phiếu

(Niêm yết)
<10,000 đồng

10 đồng

10 đồng
10

Không quy định



10,000 đồng - 49,950 đồng 50 đồng

10 đồng

Không quy định

>=50,000 đồng

10 đồng

Khơng quy định

100 đồng

(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh)
1.4.5. Đặt lệnh giao dịch
Được phép đặt đồng thời cả lệnh mua và lệnh bán cùng một loại chứng khốn trong
phiên khớp lệnh liên tục.
Khơng được đặt các lệnh giao dịch vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại chứng
khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ.
1.4.6. Hủy, sửa lệnh giao dịch khớp lệnh
Chỉ được hủy/sửa lệnh chưa khớp trong phiên khớp lệnh liên tục.
Giữ nguyên thứ tự ưu tiên của lệnh vào sàn nếu chỉ sửa giảm khối lượng và sẽ thay
đổi nếu sửa khối lượng hoặc giá.
Thứ tự ưu tiên được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đối với các
trường hợp sửa tăng khối lượng và/ hoặc sửa giá.
1.4.7. Hủy, sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
Chỉ được hủy/sửa lệnh nếu chưa được xác nhận/khớp.

1.4.8. Các giao dịch đặc biệt
Các giao dịch mua, bán cổ phiếu quỹ, giao dịch tạo lập thị trường của thành viên tạo
lập thị trường cần tuân thủ những quy định riêng trong Thông tư 203/2015/TT-BTC của Bộ
Tài Chính.
Giao dịch của cổ đơng lớn, cổ đơng nội bộ và người có liên quan cần tn thủ các
quy định riêng ở Luật chứng khốn và thơng tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

11


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SAR-COV 2 ĐẾN VIỆT NAM
Ảnh hưởng đến nền kinh tế

2.1.

Kinh tế - xã hội năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên
phạm vi tồn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia
trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thối sâu, tồi tệ nhất trong nhiều
thập kỷ qua. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt
động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao.
Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng
và đời sống nhân dân.
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Sơ đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020
Tốc độ tăng GDP giai đoạn năm 2016 - 2020 (%)
8

6.21


7.08

6.81

7.02

6
4

2.91

2
0
2016

2017
2016

2018
2017

2018

2019
2019

2020

2020

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng
2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2016 2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm
2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

12


2.1.2. Cơ cấu GDP
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%;
34,49%; 41,64%; 9,91%). Trong mức tăng chung của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của
toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực
dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu GDP năm 2020
Cơ cấu GDP năm 2020 (%)
9.80

14.85

Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ


41.63

33.72

Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng ngành
Sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản năm 2020 gặp nhiều khó khăn do tác động
của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến
hoạt động xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nông sản.
Sơ đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng theo ngành giai đoạn 2016 - 2020

13


Tốc độ tăng trưởng theo ngành giai đoạn 2016- 2020 (%)
20.00%
10.00%
0.00%

2016

2017

2018

2019


2020

Ngành nông nghiệp
Ngành thủy sản
Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Ngành xây dựng
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Sản lượng lúa năm 2020 giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng
bởi tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với
năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ.
Năm 2020, sản xuất lâm nghiệp khá biến động do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong 6 tháng đầu năm, các sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp chững lại, đặc biệt là
sản phẩm gỗ khai thác do chuỗi tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ của các doanh nghiệp, nhà
máy bị gián đoạn. Sang 06 tháng cuối năm, thị trường gỗ khởi sắc hơn, sản phẩm gỗ khai
thác tăng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Tính chung cả năm 2020, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 8.423,1 nghìn tấn, tăng 1,8%
so với năm trước, bao gồm cá đạt 6.070,7 nghìn tấn, tăng 1,2%; tơm đạt 1.108,8 nghìn tấn,
tăng 4,9%; thủy sản khác đạt 1.243,6 nghìn tấn, tăng 2,5%.
Nuôi trồng thủy sản năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn và triều cường; lũ lụt ở vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung; thị trường xuất khẩu khơng ổn định.
Trước những khó khăn đó, ngành Nơng nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp
thời, hiệu quả nên năng suất các loại cây trồng đạt khá, lúa các vụ được mùa, được giá; sản
14


lượng các loại cây lâu năm có mức tăng trưởng khá; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; đàn

lợn đang dần khôi phục. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện vai trò bệ đỡ
của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa
thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Năng suất lúa năm
2020 đạt 58,7 tạ/ha, sản lượng lúa năm 2020 đạt 42,69 triệu tấn , giảm 1,9% so với cùng kỳ
năm trước . Số lượng gia súc, gia cầm tháng 12/2020 so với cùng thời điểm năm 2019. Sản
lượng gỗ khai thác năm 2020 tăng 3,7%, sản lượng thủy sản đạt 8.432,1 nghìn tấn, tăng
1,8% so với năm trước. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một
số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc
độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019.
Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, hoạt động
quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng lần lượt là 3,92%, 5,51%, Trong đó, cơng nghiệp chế
biến, chế tạo đóng vai trị chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%,
riêng ngành khai khoáng giảm 5,62% so với năm 2019.
2.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương
mại và dịch vụ tính chung cả năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tăng 2,6% so với năm trước, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 -2020. Tốc
độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ các năm 2016-2020 lần lượt là: 6,98%; 7,44%;
7,03%; 7,30%; 2,34%.
Sơ đồ 2.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các quý
năm 2020

15


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các
quý năm 2020
100.0

12.0


80.0

10.0
8.0

60.0

6.0
40.0

4.0

20.0

2.0

0.0

0.0
Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Bán lẻ hàng hóa


Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Du lịch lữ hành

Dịch vụ khác
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 3.996,9 nghìn tỷ
đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 6,8% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn
uống năm nay ước tính đạt 510,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 13% so
với năm trước (năm 2019 tăng 9,8%). Doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 ước tính
đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và giảm 59,5% so với năm trước. Doanh thu
dịch vụ khác năm 2020 ước tính đạt 534,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng mức và giảm
4% so với năm 2019
Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước,
đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%,
đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm
phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, giảm 14,68%, làm
giảm 0,62 điểm phần tram; ngành du lịch lữ hành đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5%; các
dịch vụ khác giàm 4% so với trước khi đại dịch covid xảy ra.
2.1.5. Hoạt động vận tải năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch
Sơ đồ 2.5. Vận tải hàng hóa qua các quý năm 2002 so với cùng kỳ năm 2019
16


×