Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

KLTN_HuynhThiBich_1911549441_TS.NguyenMinhHoat.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC

HUỲNH THỊ BÍCH

PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BẢN TIN BÁO CHÍ
THUỘC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH QUAN HỆ CƠNG CHÚNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC

HUỲNH THỊ BÍCH

PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC BẢN TIN BÁO CHÍ
THUỘC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH QUAN HỆ CƠNG CHÚNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Hoạt

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN



Để thực hiện được đề tài nghiên cứu, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến quý
Thầy Cô Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo
điều kiện, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm vơ
cùng q giá để tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, tôi muốn gửi
lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoạt - người đã hướng dẫn, giải đáp
thắc mắc, tận tình giúp đỡ tơi tiếp cận các vấn đề về thực tiễn và đưa ra các lời khuyên
giúp tôi hồn thiện khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Tịa soạn Báo Bình Dương cùng thầy Lê
Minh Tùng - Tổng Biên tập Báo Bình Dương đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong việc
thu thập dữ liệu để thực hiện khóa luận. Ngồi ra tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Phòng Báo điện tử - nơi tơi đã cùng gắn bó trong suốt một thời gian dài thực tập và
nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ dạy của anh Nguyễn Trung Đồng - phó Phịng Báo
điện tử và nhà báo Phùng Hiếu. Q trình này đã giúp tơi có thêm kiến thức thực tiễn
để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người
ln ở bên cạnh giúp đỡ, động viên tôi, giúp tôi đạt được những kết quả tốt. Xin kính
chúc q thầy cơ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Khoa Du lịch và Việt Nam học
và Thầy Nguyễn Minh Hoạt luôn mạnh khỏe, gặt hái được nhiều thành cơng. Đồng
kính chúc các Cơ, Chú, Anh, Chị trong Phòng Báo điện tử cùng các phòng ban của
Tòa soạn Báo Bình Dương dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành cơng trong
cơng việc.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Bích


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoạt. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung khóa luận của mình. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành khơng liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong q trình thực hiện.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Bích


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································

·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································

·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································
·······································································································


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Tổng quan tài liệu


2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4

3.1. Mục đích nghiên cứu

4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

4. Đối tượng nghiên cứu

5

5. Phạm vi nghiên cứu

5

6. Đóng góp của đề tài

6

7. Cấu trúc của khóa luận

6


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ

7

1.1. Khái luận về bản tin

7

1.1.1. Khái niệm về bản tin

7

1.1.2. Đặc điểm, tiêu chí viết của bản tin báo chí

8

1.1.3. Vị trí, vai trị của bản tin

10

1.1.4. Các dạng tin báo chí

11

1.1.5. Các cấu trúc (kỹ thuật) viết tin

20

1.1.6. Nguồn tài liệu khai thác viết tin


25

1.2. Tổng quan về Tòa soạn Báo Bình Dương

26

1.2.1. Sơ lược về Tịa soạn Báo Bình Dương

26

1.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy

27

1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ Báo Bình Dương

30

1.3. Tiểu kết chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC VỀ KHAI THÁC BẢN TIN BÁO CHÍ

31
32

THUỘC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
2.1. Cách tiếp cận địa bàn và đối tượng để lấy thông tin

32


2.1.1. Phương pháp 1: Lấy thông tin trực tiếp tại địa bàn của phóng viên

33

2.1.2. Phương pháp 2: Lấy thơng tin gián tiếp của phóng viên

38

2.1.3. Phương pháp 3: Lấy thơng tin chính thống qua các văn bản của chính

45


quyền địa phương, qua tổ chức của cơ quan
2.2. Thực trạng cách viết bản tin, gửi bản tin

50

2.2.1. Khảo sát cách viết bản tin về nội dung và hình thức

50

2.2.2. Cách gửi bản tin

55

2.3. Tiểu kết chương 2

55


Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ KHAI

57

THÁC BẢN TIN BÁO CHÍ THUỘC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
57

3.1. Một số định hướng
3.1.1. Cách tiếp cận và lựa chọn chủ đề

57

3.1.2. Phương pháp viết bản tin

58

3.2. Đề xuất giải pháp về khai thác bản tin báo chí thuộc lĩnh vực đời sống

59

xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương
3.2.1. Lựa chọn chủ đề và tiếp cận đối tượng

59

3.2.2. Thực hiện yêu cầu về nội dung và hình thức bản tin

59


3.2.3. Cơng tác biên tập bản tin

62

3.2.4. Phát huy giá trị của bản tin

66
67

3.3. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân


LHPN

Hội Liên hiệp Phụ nữ

Tp.Thủ Dầu Một

Thành phố Thủ Dầu Một

TX.Bến Cát

Thị xã Bến Cát

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng Nhân dân

TDND

Quỹ Tín dụng nhân dân

ATTP

An toàn thực phẩm

MTTQ


Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNCN

Thanh niên công nhân

CTĐ

Hội Chữ thập đỏ


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Tòa soạn Báo Bình Dương

Số trang
29

Danh mục biểu đồ

Số trang

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phương pháp lấy tin trực tiếp

33


trong quá trình tác nghiệp
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng kỹ năng quan sát và phỏng vấn

36

trong quá trình tác nghiệp
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phương pháp lấy tin gián tiếp

40

trong quá trình tác nghiệp
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phương pháp lấy tin chính thống

46

trong q trình tác nghiệp
Biểu đồ 2.5. Phần trăm thể loại tin được dùng trên Báo Bình Dương

51

trong tháng 5
Biểu đồ 2.6. Phần trăm thể loại tin được dùng trên báo in Báo Bình

51

Dương trong tháng 5
Biểu đồ 2.7. Phần trăm thể loại tin được dùng trên báo điện tử Báo

52


Bình Dương trong tháng 5
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ cấu trúc các bản tin Báo Bình Dương trong tháng
5/2022

53


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập tồn cầu, mỗi ngành nghề đều có u cầu chung là cần có
kiến thức liên ngành và ngành quan hệ công chúng không phải là một ngoại lệ. Quan
hệ công chúng là một ngành nghề yêu cầu rất nhiều kiến thức liên ngành. Đa số liên
quan đến báo chí và truyền thơng đa phương tiện. Có rất nhiều khái niệm về quan hệ
cơng chúng nhưng có thể hiểu đơn giản rằng quan hệ công chúng là một chức năng
quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp
nhận và hợp tác giữa một tổ chức đối với “công chúng” của họ. Vì thế có thể nói đối
tượng của ngành quan hệ cơng chúng chính là cơng chúng.
Để có thể thiết lập, duy trì sự truyền thơng hai chiều cần có những cơng cụ có thể
tác động, truyền tải thơng điệp đến với cơng chúng. Các cơng cụ đó thường là báo chí,
sự kiện, các hoạt động cơng ích cho xã hội…. Một trong những công cụ được xem là
nền tảng và thiết yếu trong lịch sử ngành quan hệ công chúng chính là báo chí. Mối
quan hệ giữa cơng chúng và báo chí có thể xem là mối quan hệ đặc biệt. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ cơng chúng - báo chí là mối quan hệ biện chứng hai
chiều giữa hai chủ thể là công chúng và báo chí. Báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là người lãnh đạo, dẫn dắt, giác ngộ phục vụ nhân dân, quần chúng cách mạng. Báo
chí là diễn đàn của nhân dân, là nơi nhân dân nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ý
thức xã hội, trách nhiệm và là nơi bày tỏ ý chí cách mạng của cơng dân. Hơn nữa, báo
chí cịn là cơng cụ để quần chúng thơng qua đó thực hiện quyền làm chủ của mình…
Cịn cơng chúng chính là đối tượng phục vụ của báo chí; là nguồn thơng tin dồi dào và
vơ tận cho báo chí. Đồng thời, cơng chúng vừa là khách hàng, lại vừa là người thầy

cho báo chí, người kiểm tra, giám sát báo chí hoạt động, nhân tố thúc đẩy và quyết
định sự phát triển của báo chí.
Dựa trên quan điểm đó, có thể thấy rằng sản phẩm báo chí chính là vũ khí, cơng
cụ, phương tiện hướng tới cơng chúng, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ và dẫn dắt
công chúng, định hướng dư luận xã hội đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Nhưng đối tượng tiếp nhận những thơng tin mà báo chí truyền tải có hồn cảnh,
điều kiện, trình độ nhận thức, tâm lý, nhu cầu và nguyện vọng khác nhau. Vì thế để có
1


thể hồn thành tốt vai trị, sứ mệnh của báo chí, người làm báo phải hiểu cơng chúng,
gắn bó mật thiết với cơng chúng. Khơng chỉ có vậy, người làm báo nói riêng và nhà
quan hệ cơng chúng nói chung cần phải có kiến thức cơ bản, nền tảng khoa học quan
trọng để có thể sáng tạo ra những tác phẩm, xây dựng những hoạt động có sức ảnh
hưởng, tác động, truyền tải thông điệp tốt nhất đến với công chúng.
Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc xây dựng nền tảng kiến thức về báo
chí vững chắc đối với ngành quan hệ cơng chúng khi cịn ngồi trên ghế nhà trường,
chúng tôi quyết định chọn nội dung: Phương pháp khai thác bản tin báo chí thuộc lĩnh
vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
ngành quan hệ cơng chúng. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần
xây dựng một nền tảng báo chí, đáp ứng được yêu cầu lý luận về báo chí và đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực đời sống xã hội, bám sát thực tế, gần gũi với
công chúng từ đó góp phần nâng cao chất lượng sinh viên cho Khoa Du Lịch và Việt
Nam học và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phương pháp khai thác bản tin báo chí là một vấn đề quan trọng trong công tác
làm báo. Liên quan đến vấn đề này, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước
xoay quanh để làm rõ như:
Cuốn “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Nxb Chính trị - Hành
chính, 2010) của Lê Thị Nhã, giới thiệu những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu

thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
Cuốn “Viết tin, bài đăng báo” (Nxb Trẻ, 2014) của nhà báo Ngọc Trân được ví
như một cuốn cẩm nang chia làm hai phần lớn là kỹ năng săn tin và kỹ năng viết.
Cuốn “Các loại hình báo chí truyền thông” (Nxb Thông tin và Truyền thông,
2016) do Dương Xuân Sơn biên soạn về hệ thống khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của
truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại. Ngồi ra, cuốn sách cịn trình bày
lịch sử ra đời và phát triển; những ưu điểm và hạn chế; nguyên tắc và phương pháp
sáng tạo; xu hướng của từng loại hình.
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (Nxb Thông tin và Truyền thông, 2018) của
Nguyễn Văn Dững, cuốn sách sẽ trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống về cơ sở lý
2


luận thực tiễn báo chí - truyền thơng, giúp người đọc tạo lập kiến thức nền tảng, góp
phần nâng cao tính chun nghiệp của báo chí.
Ngồi ra, ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn đã có những luận văn thạc sĩ, khóa luận
tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến các hoạt động sáng tạo trong công tác viết tin,
phát hiện đề tài:
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thanh Tâm (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2008) “Khai thác, xử lý tin trong chương trình Thời sự Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phịng” tìm hiểu về hoạt động khai thác và xử lý tin của đội ngũ
phóng viên, biên tập viên của đài. Từ đó rút ra những thành công và hạn chế về nghiệp
vụ khai thác, xử lý tin và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng khai
thác, xử lý tin và nâng cao chất lượng tin trong chương trình Thời sự.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Hạnh (Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016) “Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của
nhà báo” nêu ra các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, phân tích thực trạng thu thập
và xử lý thơng tin trong lĩnh vực kinh tế. Qua đó rút ra được một số giải pháp để nâng
cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
Luận văn thạc sĩ của Mai Thị Thanh Hà (Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016) “Tiếp cận thông tin khoa học và công

nghệ của nhà báo Việt Nam hiện nay” nghiên cứu về thực trạng tiếp cận thơng tin của
nhà báo hiện nay. Ngồi ra đề tài này còn chỉ ra ưu và nhược điểm của việc tiếp cận
thông tin khoa học công nghệ của nhà báo Việt Nam. Qua đó đưa ra những giải pháp
để nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận thông tin khoa học công nghệ của nhà báo.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hường (Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017) “Việc tiếp cận thơng tin từ chính quyền
địa phương của nhà báo tại Hải Phòng” tiến hành khảo sát 2 cơ quan báo chí của Hải
Phịng là Báo Hải Phịng và Đài PT-TH Hải Phịng; 2 báo có văn phòng đại diện tại
Hải Phòng là Nhân dân, Lao động; 1 báo có phóng viên thường trú tại Hải Phịng là
Báo điện tử Vnexpress. Tác giả nghiên cứu về vấn đề tiếp cận thơng tin của nhà báo
nói chung và tiếp cận thơng tin từ chính quyền địa phương của nhà báo tại Hải Phịng
nói riêng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tiếp cận
thơng tin từ chính quyền địa phương của nhà báo tại Hải Phòng.
3


Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Thủy (Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020) nghiên cứu về “Vấn đề tiếp cận và xử lý
thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay”. Đề tài nghiên cứu
trực tiếp về vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong công tác quản lý xây
dựng hiện nay, nêu ra những phương thức, kỹ năng để tiếp cận một cách khách quan
và khái quát. Qua đó đặt ra những vấn đề xoay quanh và đưa ra các biện pháp. Ngồi
ra đề tài cịn nêu rõ những kiến nghị đến các cơ quan có liên quan.
Luận văn thạc sĩ của Vũ Văn Chức (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020) “Vấn đề tiếp cận và xử lý thơng tin về chính
sách bảo hiểm xã hội của nhà báo” tìm hiểu, đánh giá thực trạng tiếp cận và xử lý
thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Từ đó đúc kết được những vấn đề và giải
pháp để nâng cao hiệu quả tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực này.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng kể đối với
hoạt động tác nghiệp của nhà báo, phần nào đã phản ánh được thực trạng và cách tiếp

cận, xử lý thông tin của nhà báo. Nhưng qua khảo sát, tất cả chỉ dừng lại ở mỗi lĩnh
vực riêng của đời sống xã hội và chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt, khái
quát chung về phương pháp khai thác bản tin báo chí trong lĩnh vực đời sống xã hội,
nên đề tài nghiên cứu sẽ khơng có sự lặp lại với những cơng trình nghiên cứu khác.
Chúng tơi mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói vào lý luận chung vấn đề
về phương pháp khai thác bản tin báo chí trong lĩnh vực đời sống xã hội. Qua đó sẽ
đưa ra cách nhìn mới, tồn diện, khoa học về vấn đề khai thác bản tin báo chí trong
lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Qua đó có thể thấy, việc nghiên cứu đề tài “Phương pháp khai thác bản tin báo
chí thuộc lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương” thật sự là cần thiết và
có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với ngành báo chí - truyền thơng nói chung và quan hệ
cơng chúng nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến làm rõ cơ sở lý luận của báo chí, thể loại báo chí và phương
pháp khai thác bản tin báo chí. Từ đó nghiên cứu phương pháp khai thác bản tin báo
4


chí thuộc lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dựa trên kết quả
nghiên cứu có được để phát hiện ra những vấn đề, thảo luận và đưa ra hướng giải
quyết nhằm giúp nhà báo, sinh viên có cách tiếp cận và phương pháp khai thác bản tin
báo chí thuộc lĩnh vực đời sống xã hội trên một địa bàn nhất định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: Các khái
niệm, đặc điểm về báo chí, thể loại báo chí; Vị trí vai trị của bản tin; Các mô thức viết
tin và Các phương pháp khai thác bản tin.
Phân tích thực trạng về khai thác bản tin báo chí thuộc lĩnh vực đời sống xã hội
trên địa bàn tỉnh Bình Dương, làm rõ các nội dung: Cách tiếp cận địa bàn và đối tượng
để lấy thông tin; Cách viết bản tin về nội dung và hình thức; Cách gửi bản tin và tác

động của bản tin đối với đời sống xã hội.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp về khai thác bản tin báo chí thuộc lĩnh
vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cách tiếp cận địa bàn và đối tượng
để lấy thông tin; cách viết bản tin về nội dung và hình thức và cách gửi bản tin.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp khai thác bản tin báo chí.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về bản tin báo chí thuộc lĩnh vực đời sống xã
hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể là Báo Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu: 02/07/2022 - 17/09/2022
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thơng tin từ các nguồn tài liệu có
sẵn liên quan đến việc tiếp cận, khai thác thông tin, lý thuyết về báo chí và bản tin,…
- Phương pháp thống kê: Tổng hợp loạt bản tin báo chí trong tháng 5 năm 2022
thuộc lĩnh vực đời sống xã hội của Tòa soạn Báo Bình Dương.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dựa trên những bài viết về lĩnh vực đời sống
xã hội đã được xuất bản tại Tịa soạn Báo Bình Dương, đề tài sẽ phân tích các chủ đề
bài viết, hướng tiếp cận, nguồn tin cho bài viết, phương thức xử lý các số liệu, chi tiết
thơng tin... Từ đó, xác định các phương pháp khai thác và phát hiện đề tài hiệu quả.
5


- Phương pháp quan sát thực tế: Trong thời gian thực tập tại Tịa soạn Báo Bình
Dương, trực tiếp tham gia một số hoạt động khai thác thông tin, tiếp cận nguồn tin của
nhà báo, phóng viên. Từ đó đúc kết, nhận xét cách thức nhà báo tiếp cận và khai thác
thơng tin cho bản tin báo chí thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.
- Phương pháp xử lí thơng tin và dịch thuật: Lập các bảng biểu, sơ đồ để phân
loại, xử lí thơng tin theo từng nội dung, chuyên đề nghiên cứu.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lí luận: Khái quát được những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài, như: Một số khái niệm; Vị trí vai trị của báo chí, sản phẩm báo chí; Các dạng tin


báo chí; Các mơ thức viết tin; Phương pháp khai thác bản tin báo chí
- Về thực tiễn: Làm rõ nội dung về các phương pháp khai thác bản tin báo chí
thuộc lĩnh vực đời sống xã hội; đề xuất một số định hướng, phương pháp trong việc
phát hiện đề tài thuộc lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng dàn ý về cách khai thác
thông tin để thực hiện bản tin. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm tài liệu học tập và
nghiên cứu tại Khoa Du lịch và Việt Nam học. Qua đó cung cấp tư liệu cho các sinh
viên; các tổ chức cá nhân cần tìm hiểu về các phương pháp khai thác bản tin.
7. CẤU TRÚC CỦA KHĨA LUẬN
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận có
cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến báo chí.
Chương 2: Thực trạng thực về khai thác bản tin báo chí thuộc lĩnh vực đời sống
xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Đề xuất một số định hướng và giải pháp về khai thác bản tin báo chí
thuộc lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ

1.1. KHÁI LUẬN VỀ BẢN TIN
1.1.1. Khái niệm bản tin
Theo tác giả Đinh Văn Hường trong cuốn “Các thể loại thơng tấn báo chí”, “tin
tức” có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là những thông điệp (message) về các
sự kiện, vấn đề, con người trong xã hội, được phản ánh trong các tác phẩm báo chí nói
riêng và cấu trúc thơng tin nói chung. Nghĩa thứ hai - chỉ một thể loại báo chí độc lập.
Khái niệm tin mà chúng tơi tìm hiểu ở đây là với tư cách một thể loại báo chí.

Trong tiếng Anh, tin được gọi là news; tiếng Nga là hobocmb; người Trung Quốc
gọi là tân văn. Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”. Có rất nhiều học
giả, nhà báo, các tài liệu nghiên cứu khác quan niệm về tin như sau:
- Tin là loại hàng hóa dễ hỏng.
- Tin là cái hấp dẫn và có thật.
- Tin là những gì được phản ánh lại.
- Tin là cái của ngày hôm nay khác hôm qua, ngày mai khác ngày hơm nay về bất
cứ cái gì và bất kỳ ở đâu trong cuộc sống hằng ngày.
- Tin là cái gì đó mà người này muốn che đậy, cịn người khác (nhà báo) muốn
công khai.
- Tin là một mẩu của thông tin xung quanh một sự kiện đáng chú ý, có một sức
hấp dẫn chung.
- Tin là cái mới, cái thật, từng giờ, từng phút diễn ra dưới dạng mất đi hay nảy
sinh trong sự vận động vô cùng.
- “Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có
thật mới xảy ra - Đảng xảy ra - mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên
quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn

7


nhất, cơ đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ, tiếng nói hoặc
hình ảnh…”.
Dựa trên những quan niệm về tin, có thể đưa ra một định nghĩa tương đối về tin.
“Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, trong đó
thơng báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh
chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, Đảng và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý
nghĩa chính trị - xã hội nhất định.”
1.1.2. Đặc điểm, tiêu chí viết của bản tin báo chí
1.1.2.1. Đặc điểm của bản tin báo chí

Có thể thấy, dù trong bất cứ loại hình báo chí nào, tin cũng có một số đặc điểm cơ
bản sau:
a. Dung lượng: Tin thường có dung lượng ngắn, từ vài chục chữ (tin vắn) đến 300
chữ. Có tin dài hơn, khoảng 400 đến 500 chữ, đây thường là những tin sâu.
b. Đối tượng phản ánh: Tin luôn gắn liền với những sự kiện mới xảy ra, đang xảy
ra hoặc sắp xảy ra, mới được phát hiện, có tính thời sự và thu hút sự quan tâm của
công chúng.
c. Mức độ phản ánh: Do dung lượng ngắn, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu thông tin
của công chúng nên tin hầu như chỉ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về sự kiện,
khơng có các yếu tố phân tích, bình luận đi kèm.
d. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất của thể loại này là ngôn ngữ
trực tiếp, cô đọng, dễ hiểu, đơn tầng về nghĩa và mang tính thơng báo. Ngơn ngữ của
tin báo chí là ngơn ngữ được thể hiện trực tiếp với tính logic khách quan chứ khơng
mang tính trừu tượng chủ quan. Khơng nên dùng những từ, những câu, những mệnh
lệnh nhiều nghĩa khó hiểu.
Ngồi ra tin cịn có các tính chất riêng biệt như sau:
a. Tính thực dụng
Để đảm bảo thơng tin đến với cơng chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất thì tin thể
hiện phù hợp trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.

8


Về mặt nội dung: Tin báo chí phản ánh sự kiện báo chí thời sự mới mẻ, sự kiện
mới xảy ra hay vừa kết thúc, có ý nghĩa chính trị - xã hội, được công chúng quan tâm,
thể hiện sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh hiện thực ln
ln vận động.
Về mặt hình thức: Tin phải ngắn gọn, làm giảm thời gian tiếp nhận thông tin mà
công chúng vẫn nắm bắt được thông tin, thông tin phải cụ thể, dễ hiểu, bố cục chặt chẽ.
Hình thức kết cấu của tác phẩm phải phù hợp u cầu mục đích là cung cấp cho người

đọc thơng tin mới nhất, nhanh nhất về các sự kiện thời sự. Quan hệ giữa các câu, các
đoạn trong tin thường bị chi phối bởi mức độ, tầm quan trọng của chi tiết.
b. Tính chính trị, thời sự, khoa học
Tính chính trị thời sự: Đây là đặc điểm nổi bật nhất, bởi các báo chí ln gắn liền
với khuynh hướng và tính Đảng, báo chí nằm trong một thể chế nhất định nên thông
tin đưa ra phải phục vụ cho một giai cấp lãnh đạo. Tính thời sự tạo nên sự hấp dẫn,
nóng hổi và được cơng chúng quan tâm.
Tin có tính khoa học: Tất cả sự kiện được đưa vào tin đều phải khách quan, khoa
học, nó cịn được thể hiện ở chỗ tìm ra phương pháp truyền tải thơng tin nhanh nhất,
ngắn gọn nhất, xúc tích nhất.
1.1.2.2 Tiêu chí viết của bản tin
Để có thể đáp ứng được các đặc điểm, tính chất mà một bản tin vốn có, cần phải
có những tiêu chí nhất định. Bất cứ một tác phẩm báo chí nào đều có mục đích là trả
lời đúng, kịp thời những câu hỏi liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người, tình
huống, hồn cảnh. Đó là 6 câu hỏi gồm 5 “W” và 1 “H” trong tiếng Anh:
What? Chuyện gì, cái gì xảy ra?
Who? Ai liên quan?
Where? Xảy ra ở đâu?
When? Xảy ra khi nào?
Why? Tại sao xảy ra?
How? Xảy ra như thế nào?
9


Từ đó có thể hình thành “cơng thức” 5W hoặc 5W+H (How). Đây là những câu
hỏi cơ bản đối với tất cả các tác phẩm báo chí và cấu trúc thơng tin nói chung. Đối với
tin - một thể loại báo chí ngắn gọn, cơ đúc, súc tích, có tính thời sự cao nên việc trả lời
các câu hỏi trên cũng không rập khuôn, cứng nhắc, mà phải linh hoạt, chủ động, tùy
thuộc vào mức độ giá trị sự kiện hay ý đồ của người viết, tòa soạn để trả lời các câu
hỏi trên một cách hợp lý.

1.1.3. Vị trí, vai trị của bản tin báo chí
1.1.3.1. Vị trí
Có thể thấy, tin gắn liền với sự hình thành và phát triển của con người, khi mà
người vượn cổ biết cách vẽ các hình lên vách đá để trao cho người khác một thơng
điệp nào đó. Hay khi người ta dùng tù, đốt lửa hoặc các tín hiệu riêng để cảnh báo sự
nguy hiểm, là khi “mẹ đốp” đi rao mõ “chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông…”.
Khi xã hội phát triển, nhu cầu thông tin tăng cao, những tiếng mõ đã không đủ sức
để đưa thông tin đi nhanh và rộng hơn trong phạm vi công chúng đông đảo. Sự xuất
hiện của tin báo chí đã đáp ứng được nhu cầu này và trở thành một trong những thể
loại cơ bản, thông dụng nhất. Từ khi xuất hiện, tin có một vị trí quan trọng trong hoạt
động báo chí. Vì nó cung cấp thơng tin nhanh, gọn, súc tích về đời sống xã hội, sự kiện
chính trị, văn hóa, kinh tế,…
1.1.3.2. Vai trị
Tin báo chí có thể xem là cơ sở, nền tảng thơng tin để từ đó có thể phát hiện đề tài,
xây dựng chủ đề để viết bài phù hợp với các thể loại báo chí khác. Tin báo chí ln
phản ánh những cái mới, gắn liền với nhu cầu nhận thức mới của con người. Nó luôn
bám sát vào sự kiện mới một cách nhạy bén và năng động.
Đối với cơ quan báo chí, tin vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa là phương thức
phản ánh sự kiện. Đối với mỗi giai đoạn thời điểm lịch sử, tin báo chí cũng góp phần
định hướng, tun truyền, đáp ứng nhu cầu thơng tin cho cơng chúng.
Ngồi ra vai trị của báo chí khơng chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông
tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống (khác với việc
phản ánh của văn học là qua hình tượng nghệ thuật được hư cấu), mà cịn ở việc định
hướng thông tin tới công chúng. Điều này, ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
10


về mặt nhận thức đối với người làm báo, khi mà thông tin trên mạng xã hội ngày càng
bùng nổ khó kiểm sốt, cạnh tranh khốc liệt với thơng tin chính thống trên báo chí.
Báo chí định hướng thơng tin là định hướng dư luận xã hội bằng thông tin và định

hướng việc tiếp nhận thông tin cho công chúng. Đây là trách nhiệm chính trị, trách
nhiệm xã hội của người làm báo. Hằng ngày, công chúng tiếp nhận khối lượng thơng
tin tràn ngập từ nhiều nguồn và có cả thơng tin khơng được kiểm chứng. Mặt khác
cũng có những bộ phận cơng chúng “đói thơng tin”, cần được cung cấp thơng tin một
cách có định hướng. Định hướng thơng tin là nhu cầu khách quan từ các cấp lãnh đạo,
quản lý xã hội và cả từ phía cơng chúng.
1.1.4. Các dạng tin báo chí
Dạng tin trước hết là một tin báo chí được trình bày dưới nhiều hình thức khác
nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng khi truyền tải nội dung qua các kênh truyền thông,
thông tin đại chúng. Do có rất nhiều phân dạng tin và nhiều cách gọi vì thế đề tài này
sẽ dựa trên quan điểm của PGS.TS Đinh Văn Hường về một số dạng tin phổ biến.
1.1.4.1. Tin văn (tin ngắn)
Tin vắn là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn tắt nhất sự kiện,
sự việc, nhân vật xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Dung lượng của dạng tin này
thường dao động trong vòng 60-100 chữ (khoảng 3-4 dịng). Do dung lượng ngắn nên
tin vắn thường khơng có lời bình. Nhưng tin vắn vẫn có thể có tít hoặc khơng có tít
tùy theo cách trình bày. Vị trí của tin vắn cũng khá đa dạng. Thông thường tin vắn
được bố cục trong một chuyên mục, dưới các tiêu đề “Tin vắn thế giới”, “Tin vắn
trong nước”, “Tin giờ chót”, “Tin sau 0 giờ” (Báo Nhân dân, Tuổi trẻ), “Tin đọc
nhanh”, “Thời sự quốc tế”, “Tin mới nhận” (Báo Lao động), “Tin vắn”, “Thế giới
trước 0 giờ” (Báo Sài Gịn giải phóng)…và có tính thức thời cao nhất trong một tờ báo.
Trong công thức 5W+H, tin vắn thường trả lời 4 câu hỏi (what, who, when,
where?). Cách trình bày trên báo in cho thấy:
+Ví dụ 1: Đại sứ Liên bang Nga về nước
Ngày 15-10-2003, Đại sứ Liên bang Nga Igo- Ivanốp đã đến chào từ biệt Bộ
trưởng Ngoại giao Nguyễn Di Niên nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. [2,
tr36]
11



Đây là tin vắn, rất ngắn, chỉ thông báo, phản ánh sự kiện, khơng có bình luận. Nếu
tin vắn được đặt vào một chuyên mục thì dùng ký hiệu, nền màu, in đậm, in nghiêng
câu đầu, hoặc có tít kết hợp các yếu tố trên để tách biệt các sự kiện khác nhau (ví dụ
lấy qua báo in).
Nhìn chung, tin vắn được sử dụng nhiều trên các loại hình báo chí và ngày càng
phong phú, đa dạng, sáng tạo.
1.1.4.2. Tin bình
Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức bình luận
nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để định hướng dư luận, xã hội.
Tuy nhiên bình luận và thể hiện quan điểm của nhà báo chỉ ở mức độ nhất định do yếu
tố tin là chính.
Đặc biệt, người viết cần cẩn trọng, nhạy cảm khi thể hiện quan điểm, thái độ
trước các vấn đề trong nước, quốc tế hay nhân vật nào đó. Đây là dạng tin theo cơng
thức 5W+H.
Ví dụ 1: Đấu giá 5 tấm ảnh đầu tiên trong chùm ảnh triển lãm ấn tượng Điện
Biên tại bảo tàng Hồ Chí Minh hơm 14-4. Tấm ảnh được trả cao nhất “Sở chỉ huy của
ta ở hang Thẩm Púa” đã thuộc về anh Nguyễn Danh Long, giảng viên trường múa
Việt Nam với mức giá 15 triệu đồng. Nhận thấy trong cuộc đấu giá, những tấm ảnh có
giá trị lịch sử được ưu ái hơn những tấm ảnh Điện Biên trong thời kỳ đổi mới.
(Lao Động, 15.4.2004)
Ví dụ 2: Quảng Bình khởi cơng xây dựng Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng
Sáng ngày 29-11, tại khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới, Cơng ty may 10 khởi cơng
xây dựng xí nghiệp may xuất khẩu mang tên Hà Quảng với kinh phí 34,2 tỉ đồng trên
diện tích xây dựng 5,6 ha. Xí nghiệp được trang bị 500 máy may của Nhật, Đức, Đài
Loan, Mỹ với công suất thiết kế 2,72 triệu sơ mi quy chuẩn/năm, thu hút 1300 lao
động. Đây là dự án đầu tư thu hút được nhiều lao động tại Quảng Bình từ trước đến
nay.
(Lao động, 1.12.2003)

12



Với hai tin trên, chỗ gạch chân là yếu tố bình nhẹ nhàng, mức độ nhất định. Yếu
tố tin và sự kiện vẫn chính. Tất nhiên, tin phản ánh, thơng báo hay có bình luận tùy
thuộc vào ý đồ người viết và cơ quan báo chí đó.
1.1.4.3. Tin dự báo
Tin dự báo là dạng tin để dự kiến, dự đoán các sự kiện tiêu biểu sẽ xảy ra trong
hiện tại và tương lai. Đây là dạng tin được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi tạo được
chủ động cho cơng chúng để đón đọc, nghe, xem và truy cập những sự kiện hay vấn đề
mà mình quan tâm hay ưa thích. Do là dự báo nên tính chính xác chỉ tương đối. Số
lượng sự kiện thường từ 3 trở lên, được thiết kế theo cách riêng.
Ví dụ 1: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) bản tin cuối ngày (23h) các tối chủ
nhật đều có mục “Sự kiện tuần tới”, dự kiến những sự kiện quan trọng trong nước và
thế giới để khán giả theo dõi (từ thứ 2 đến thứ 7) tuần tiếp theo.
Ví dụ 2: Báo Thanh niên thứ 2 hàng tuần, trên trang 2 góc phải phía trên có mục
“Sự kiện tuần này” như sau:
Sự kiện tuần này
-từ ngày 8.3 đến 14.3.2004
-Ngày 7,8/3 tại Điện Biên: Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia và tỉnh
Điện Biên tổ chức Hội Thảo Khoa học Quốc gia về chiến thắng Điện Biên Phủ.
-Từ 8-11/3: Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm Singapore.
-Ngày 8/3: Nhiều hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ra mắt Trung tâm phụ nữ
và phát triển.
-Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội phối hợp Quỹ tiền tệ quốc tế tổ chức Hội
chức Hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mơ từ ngày 8-10/3
-Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức liên hoan thông tin lưu động cơ sở “Về với Điện
Biên” từ ngày 9-12/3 tại Điện Biên.
(Báo Thanh niên, thứ 2, ngày 8.3.2004)
Các báo Nhân dân, Hà Nội mới, Lao động, Tuổi trẻ và các báo khác cũng sử dụng
dạng tin này khá phổ biến.

13


1.1.4.4. Tin tổng hợp
Tin tổng hợp là dạng tin tóm tắt, tái hiện, hệ thống lại những sự kiện quan trọng,
tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xảy ra trong thời gian và
không gian nhất định. Đây là dạng được sử dụng rộng rãi bởi nó đáp ứng nhu cầu
khách quan của cơng chúng về thông tin.
Thực tế, ai cũng muốn biết nhiều thông tin hàng ngày về mọi lĩnh vực nhưng
không phải lúc nào cũng đọc báo, nghe đài, xem tivi, truy cập mạng Internet đầy đủ và
đều đặn. Vì vậy, cơng chúng muốn có một bức tranh tổng quan trong một thời gian và
không gian nhất định để ổn định nhận thức của mình hoặc có đầy đủ số liệu, dữ liệu để
hiểu sâu vấn đề mình quan tâm.
Người làm tin tổng hợp phải có năng lực lựa chọn, phân tích, tổng hợp và bố cục
làm cho sự kiện thực sự có ý nghĩa và lơi cuốn người đọc.
Tin tổng hợp thường được trình bày dưới tiêu đề “Tin trong ngày”, “Hà Nội tuần
qua”, “Việt Nam trong tuần”, “Thế giới tuần qua”, Việt Nam trong tuần”, “Thế giới
tuần qua”, “Kinh tế - xã hội”, “Hình ảnh – sự kiện”…trên các loại hình báo chí.
Ví dụ 1:
“Hà Nội tuần qua”
(Từ ngày 10/6 đến 16/6/2004)
-Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố
Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009.
-Khai trương Triển lãm Sản phẩm nông nghiệp Hà Nội 2004 tại Khu triển lãm
Giảng Võ.
-Đoàn Ca múa nhạc Thăng Long gồm 25 thành viên biểu diễn tại Lễ khai mạc
Festival Huế - 2004
-Kết thúc giải cờ vua Hà Nội 2004 tại Cung văn hóa Thanh niên. Đồn Đại học
Bách khoa Hà Nội đoạt giải nhất toàn đoàn.
-Thời tiết nắng nóng kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ. Nhiệt độ ba ngày qua

tại Hà Nội 37-39 độ C.
14


Với tin trên cho thấy tuần qua tại Hà Nội diễn ra các sự kiện tiêu biểu về các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, thời tiết…Đó là dạng tin tổng hợp với thời
gian từ ngày 10/6 đến 16/6 tại Hà Nội.
Ví dụ 2:
“Thế giới trong tuần”
(từ 25/6 -30/6/2004)
-Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh các nước G8 họp trong 5 ngày tại Mỹ.
-Nhiều cuộc đánh bom tự sát tiếp tục xảy ra tại I-rắc.
-Một con tin người Hàn Quốc bị các phần tử Hồi giáo sát hại tại I-rắc. Tiếp đó là
việc bắt giữ 3 con tin người Thổ Nhĩ Kỳ.
-Triển lãm xe hơi 2004 tại CHLB Đức với 25 hãng xe hơi nổi tiếng thế giới đã
tham gia hội chợ.
-Kết thúc loạt trận tứ kết giải bóng đá Euro 2004. 4 đội Séc, Hà Lan, Hi Lạp, Bồ
Đào Nha tiếp tục vào vịng bán kết.
Đó cũng là dạng tin tổng hợp về tình hình thế giới trong vòng 7 ngày qua (từ 25/6
đến 30/6/2004).
Trên thực tế cũng có một số cơng trình xem tin tổng hợp là kiểu tin bình nhưng
được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau, tái hiện lại tin tức một cách cụ thể kèm
theo một số lời bình luận. Nếu dựa theo tiêu chí đó, ở chun mục “Quốc tế” của báo
Thanh niên, tin tổng hợp xuất hiện khá nhiều.
1.1.4.5. Chùm tin
Chùm tin là dạng tin gồm một số tin điểm lại, hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu
có chung chủ đề thống nhất trong một thời gian và không gian nhất định. Dạng tin này
có ý nghĩa tuyên truyền, cổ động, gây ấn tượng và tập trung sự chú ý của dư luận về
một chủ đề nhất định.
Trên các loại hình báo chí thường có các mục thể hiện chùm tin như: “An ninh –

trật tự”, “Văn hóa – Nghệ thuật”, “Khoa học – kỹ thuật”, “Hướng tới 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội”, “Chúc mừng Đại hội VIII – Hội Nhà báo Việt Nam”…
15


×