Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhắn tin trong lúc điều khiển xe có thực sự nguy hiểm hơn lái xe khi say

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.82 KB, 3 trang )

Nhắn tin trong lúc điều khiển xe có thực sự nguy hiểm hơn lái xe khi say?
Nhắn tin là một hình thức truyền thơng nhanh chóng cho phép người dùng gửi
160 ký tự trở xuống từ điện thoại của họ.

 
Một nghiên cứu của nhóm Pew Research được thực hiện vào năm 2009 và 2010
đã báo cáo rằng trong số những người Mỹ có điện thoại di động thì 58% người
lớn và 66% thanh thiếu niên dùng chúng để gửi tin nhắn. Với tỷ lệ phần trăm cao
như vậy, nhiều người mang thói quen đó vào trong xe. Nghiên cứu tương tự của
Pew cho thấy 34% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại để nhắn tin trong khi đang
lái xe và 47% người lớn thừa nhận họ cũng làm như vậy.
Trong năm 2008, Cục quản lý an tồn giao thơng đường bộ quốc gia (NHTSA)
của Mỹ đã báo cáo rằng gần 6.000 người tử vong và hơn 5.000 người bị thương
do tai nạn gây ra bởi những tài xế bị mất tập trung trong lúc lái xe. Nghiên cứu
không nhằm vào việc nhắn tin, nhưng nó cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc
lái xe khi bị phân tâm. Giống như các nguyên nhân gây sao lãng trong lúc lái xe,
nhắn tin cần sự tập trung tinh thần, chính điều này dẫn đến những tai nạn đáng
tiếc xảy ra hàng năm.
Nhưng có bằng chứng nào chứng minh rằng nhắn tin trong khi lái xe là nguy
hiểm hơn lái xe khi say rượu? Mặc dù nghiên cứu hiện đang được tiến hành để đo
lường mức độ ảnh hưởng của việc nhắn tin trong khi điều khiển xe, một số người
trong ngành ô tô và những người khác trong giới nghiên cứu cho rằng việc nhắn
tin chắc chắn là nguy hiểm hơn lái xe khi say. Bởi vì khi mắt của người lái khơng
cịn quan sát phía trước thì họ khơng thể phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra


trên đường.
Chúng ta hãy xem xét hai ví dụ cụ thể dưới đây để chứng minh nhắn tin trong khi
lái xe nguy hiểm hơn nhiều so với việc lái xe khi say.
Trong năm 2009, tạp chí Car and Driver đã tiến hành một cuộc kiểm tra lái xe với
tổng biên tập của họ và một thực tập sinh để chứng minh hoặc bác bỏ quan niệm


trên. Bước đầu tiên của thử nghiệm là kiểm tra và đo thời gian phản ứng của cả
hai người lái trong điều kiện không say và khơng bị mất tập trung, sau đó làm
tương tự nhưng lần này họ đọc và gửi nhắn tin trên điện thoại di động. Một chiếc
đèn gắn trên kính chắn gió mơ phỏng một chiếc xe phanh ngay phía trước xe của
họ. Khi họ đọc và gửi tin nhắn, thời gian phản xạ của họ được tính từ lúc đèn
sáng cho đến lúc họ đạp phanh khi xe ở vận tốc 56,3 km/h và 112,7 km/h. Cả hai
người lái đều có thời gian phản xạ lâu hơn (thời gian họ đọc và gửi tin nhắn
khi )so với lúc họ không bị phân tâm. Sau lần kiểm tra ban đầu, cả hai tài xế sẽ
được uống rượu ở mức cho phép về tình trạng say xỉn theo tiểu bang của họ.

Khi chạy thử lại lần nữa trong lúc say, thời gian phản xạ của cả hai người tốt hơn
so với khi họ đọc hoặc gửi tin nhắn trong khi tỉnh táo. Tạp chí Car and Driver đề
cập rằng bài kiểm tra này được thực hiện trên đường băng sân bay kín, khơng có
biển báo hay khúc cua. Mặc dù được thử nghiệm ở một nơi kín nhưng thời gian
phản xạ chậm do nhắn tin có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong tình huống
lái xe thực.
Một bài kiểm tra khác được tiến hành bởi Phịng thí nghiệm nghiên cứu giao
thơng ở London đã tiến thêm một bước nữa. Người ta phát hiện ra rằng những
người nhắn tin trong khi lái xe có thời gian phản xạ chậm hơn, nhiều khả năng bị
chệch khỏi làn đường và thậm chí lái xe tệ hơn những người đang phê cần sa.
Nghiên cứu cho thấy thời gian phản xạ của những người nhắn tin trong khi lái xe
thấp hơn 35% so với khi họ lái xe mà không bị phân tâm. Lái xe trong tình trạng
say xỉn, thời gian phản ứng chỉ kém 12% so với khi lái xe vẫn tỉnh táo và khơng
có bất kỳ sự phân tâm nào. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có một sự
giảm đáng kể về khả năng duy trì khoảng cách lái xe an tồn giữa các xe trong
khi nhắn tin và khả năng kiểm soát tay lái giảm 91% so với những người lái xe
mà không bị phân tâm. Một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu cuối


cùng đã kết luận rằng nhắn tin trong khi lái xe là một trong những điều nguy hiểm

nhất mà người lái làm trong khi điều khiển xe.



×