Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

kỹ thuật và dịch vụ nhắn tin trong hệ thống thông tin di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.11 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
2.1.2 Điều gì khiến SMS trở nên thành công trên toàn thế giới 17
c) Tin nhắn SMS ít ồn ào hơn trong khi bạn vẫn tiếp xúc với điện thoại 17
2.1.3 Các ứng dụng dựa trên dịch vụ SMS 18
a) Các ứng dụng của khách hàng 18
Dịch vụ gửi và nhận tin nhắn 18
2.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ NHẮN TIN SMS 20
2.2.1 Thời gian hiệu lực của một tin nhắn SMS 20
2.2.2 Tin nhắn báo cáo 20
2.2.3 Tin nhắn nội mạng 20
2.2.4 Tin nhắn ngoài mạng 20
2.2.5 Tin nhắn quốc tế 22
2.3 GIỚI THIỆU SMS GATEWAY 22
Mã nguồn mở và phần mềm cho SMS Gateway 22
2.4 NHỮNG LỚP GIAO THỨC 22
2.4.1 Lớp ứng dụng 22
2.4.2 Lớp chuyển đổi 23
2.4.3 Lớp tiếp sóng 23
2.4.4 Lớp liên kết 23
2.5.2 Cấu trúc tin nhắn 27
a.1) Sự loại trừ những bản sao 33
a.2) Thời gian có hiệu lực 33
a.3) Thời gian tuyệt đối 34
a.4) Địa chỉ người nhận 34
a.5) Địa chỉ SME 34
b) Báo cáo sự đệ trình tin nhắn 35
38
d) Bản thông báo về sự phân phối tin nhắn 39
d.1) Bảng thông báo phân phối hợp lệ 40
d.2) Bảng thông báo phân phốit không hợp lệ 40
e) Thông báo tình trạng 42


4.1 GIỚI THIỆU MMS 59
4.1.1 Những thành công của MMS 59
4.1.2 Các hình thức thanh toán 59
4.1.3 Hướng dẫn sử dụng dịch vụ tin nhắn MMS 60
Có hai loại tin nhắn MMS được sử dụng : 60
1
4.1.4 Những ứng dụng khác 60
4.2 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MMS 60
4.2.1 MMS Environment 60
4.2.2 MMS Client 60
4.2.3 MMS Center 61
4.2.4 MMS Interfaces 62
4.3 CÁC DỊCH VỤ CỦA MMS 63
4.3.1 Gửi tin nhắn 63
4.3.2 Nhận tin nhắn 63
4.3.3 Tin nhắn báo cáo 64
4.3.4 Các kiểu địa chỉ gửi 64
LỜI NÓI ĐẦU
Truyền thông di động - một ngành công nghiệp khổng lồ của thế giới đang vận hành
với những công nghệ tiên tiến nhất đang phát triển không ngừng. Việt Nam cũng
không nằm ngoài trào lưu chung trong việc ứng dụng các công nghệ truyền thông.
Chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ di động Việt Nam đang ở vị trí nào trong tiến trình
hội nhập cùng với giới truyền thông trên thế giới.
Hiện nay mọi người hầu như đều sử dụng điện thoại di động vì vậy các nhà sản xuất
không ngừng phát triển các loại điện thoại đa chức năng để phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của các hãng điện thoại di động thì các nhà cung cấp
dịch vụ cùng phát triển không ngừng. Hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ ra đời kéo
theo hàng loạt các dịch vụ kèm theo. Trong số các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra cho
người sử dụng chọn lựa thì dich vụ nhắn tin là một trong những dịch vụ mang lại
những hiệu quả cao cho người sử dụng cũng như lợi ích thương mại cho các nhà cung

cấp dịch vụ.
Là một sinh viên ngành Điện tử viễn thông, ngoài việc áp dụng những tính năng của
dịch vụ thì cần phải hiểu biết về cấu trúc kỹ thuật cũng như các quá trình truyền một
gói tin. Trên cơ sở những kiến thức đã học cùng sự hướng dẫn làm đề tài của thầy Th.s
Vũ Văn Rực. Em đã lựa chọn đề tài “ Kỹ thuật và dịch vụ nhắn tin trong hệ thống
thông tin di động”.
Cấu trúc đề tài gồm có 4 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Trình bày tổng quan về dịch vụ nhắn tin và trung tâm tin nhắn SMSC
Chương 2: Đây là chương chính của đề tài. Do đó em xin đi sâu nghiên cứu cấu trúc
và quá trình truyền của các gói tin cũng như dịch vụ của SMS
Chương 3: Dịch vụ nhắn tin tăng cường EMS
Chương 4: Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS
Sau 3 tháng nghiên cứu đề tài dưới sự hướng dẫn của thầy Th.s Vũ Văn Rực đến nay
em đã hoàn thành đề tài. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy trong
2
tổ bộ môn, đặc biệt thầy Th.s Vũ Văn Rực đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong quá
trình làm đồ án để đồ án hoàn thành đúng tiến độ.
Do thời gian không dài và hạn chế về trình độ cũng như tài liệu tham khảo, đề tài
không tránh khỏi những sai sót mong quý thầy cũng như các bạn góp ý để đề tài của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 01 năm 2011
Sinh viên
Phạm Ngọc Thanh
Chương I
CẤU TRÚC MẠNG VÀ TRUNG TÂM SMSC
1.1 TỔNG QUÁT VỀ DỊCH VỤ NHẮN TIN
1.1.1 Giới thiệu về các dịch vụ nhắn tin.
Từ những năm 1980, đã xuất hiện ý tưởng đưa tin nhắn, thông báo tới những người
dùng riêng lẻ từ các nhà cung cấp dịch vụ. Ít nhà chuyên môn tin tưởng SMS có thể

được gửi nhận giữa những người dùng di động với nhau. Năm 1985 và 1987 các nhà
chuyên môn đã có nhiều cuộc thảo luận nghiên cứu chi tiết về dịch vụ SMS. Ban đầu,
tin nhắn SMS chỉ được xem xét như là một phương tiện để nhắc nhở.
Và tới ngày 3/12/1992, tin nhắn thương mại SMS đầu tiên đã được gửi qua mạng
Vodafone GSM tại đất nước Anh.
Trong thời đại phát triển hiện nay, SMS càng trở nên hữu ích và tiện lợi hơn. Lý do
sự phát triển này là do dịch vụ đã đem lại 1 cách thức trao đổi thông tin mới, nhanh
chóng, tiện dụng và kinh tế cho các thuê bao di động.
Các dịch vụ mà tin nhắn ngắn có thể cung cấp đó là:
- Gửi tin nhắn.
- Thông báo có thư thoại.
- Nhắn tin hỗn hợp( Unified mesaging).
- Thông báo có email.
- Tải tiếng chuông, hình ảnh, logo,….
- Dịch vụ chát.
- Dịch vụ thông tin quảng bá và quảng cáo.
- Dịch vụ định vị.
Ở Việt Nam dịch vụ nhắn tin hiện nay được các thuê bao trả trước và trả sau sử
dụng rất phổ biến. Bởi ngoài lợi thế tiết kiệm, tiện ích, tin nhắn còn mang đến hững
3
thông điệp lãng mạng mà không phải lúc nào người ta cũng có thể thổ lộ trực tiếp bằng
lời.
Một số công nghệ nhắn tin khác :
• EMS: Dịch vụ nhắn tin cải thiện ( Enhanced Messaging Service – EMS), phiên
bản nâng cấp dịch vụ SMS. EMS hỗ trợ nội dung tin nhắn truyền tải ở nhiều dạng ( gửi
nhận nhạc chuông, ảnh tĩnh, ảnh động…). Bên cạnh đó, dịch vụ này còn cho phép kết
hợp nhiều nội dung trong cùng một tin nhắn ở những thiết bị đầu cuối hỗ trợ EMS.
• MMS: Dành riêng cho mạng thế hệ 3( 3G) và tiếp sau, dịch vụ nhắn tin đa
phương tiện (Multimedia Messaging Service – MMS) cung cấp giải pháp kỹ thuật hỗ
trợ nội dung thông tin truyền tải phong phú hơn nhiều từ text, âm thanh, hình ảnh,

video…MMS cũng là dich vụ nhắn tin đầu tin có thể khai thác được tính mở của mạng
Internet trong việc nhắn tin. Khác với EMS ( hoạt động dựa trên nền các hệ thống cung
cấp SMS), MMS đặt ra yêu cầu mới đối với hệ thống cung cấp dịch vụ cũng như thiết
bị đầu cuối . Cuộc cách mạng tin nhắn hướng tới MMS cũng lệ thuộc vào những công
nghệ hỗ trợ Java, môi trường hỗ trợ ứng dụng di động -MexE và một số công nghệ hỗ
trợ khác bao gồm hệ thống cung cấp dịch vụ tại các địa phương và công nghệ tính phí (
billing sytem).
• MIM: MIM- nhắn tin tức thời trong môi trường di động là phương hướng phát
triển tiếp theo của IM ( dịch vụ nhắn tin tức thời IM trong môi trường cố định đang
được Microsoft, Yahoo triển khai). Trong môi trường di động người dùng IM bị giới
hạn bởi băng thông và giao diện (UI).Tuy nhiên, bù lại họ lại đang được lợi từ tính di
động. Đó là người sử dụng MIM có nhu cầu trao đổi thông tin với người sử dụng MIM
khác hoặc IM cố định. Bên cạnh đó, MIM sẽ bao gồm nhiều tính năng nổi trội và phổ
biến nhờ khả năng hỗ trợ hoạt động giữa nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
• ICM: ICM ( inter Carrier Messaging)còn được biết tới nhiều như nhắn tin giữa
các nhà cung cấp dịch vụ hoặc giữa các mạng khác biệt ( Interoperator, Inter network
Messaging). ICM liên quan tới nhiều khả năng truyền tải giữa các cung cấp dịch vụ mà
không phụ thuộc vào công nghệ được triển khai ( CDMA, GSM, Iden hay TDMA ).
không phụ thuộc vào giao thức SMSC ( CIMD, SMPP, UCP). Điểm mạnh của ICM,
ngoài tính năng hỗ trợ người dùng, các mạng trao đổi tin nhắn với nhau còn hỗ trợ các
nhà dịch vụ tận dụng công nghệ của nhau trong bảo mật tin nhắn, mở rộng thị trường
• UM: Dịch vụ nhắn tin thống nhất : là khái niệm “ gom” toàn bộ các định dạng
tin nhắn từ âm thanh, text (SMS). Email, thậm chí cả Fax dưới một dạng thống nhất.
Cách thức hiển thị là người dùng sẽ được cung cấp các hòm thư ( Unified Mailbox)
hoặc dịch vụ thông báo ( Alert Service), tiết kiệm thời gian hơn trong việc tiếp cận
thông tin…UM cũng đồng nghĩa với khả năng Gửi/ nhận âm thanh, bản Fax, Email…
từ một giao diện thống nhất, có thể ở trên điện thoại di động, điện thoại cố định, hoặc
máy tính cá nhân.
• Voice messaging: Công ty One voice technologies đã thông báo kế hoạch tích
hợp hệ thống nhắn tin di động Mobile voice messaging của họ với Windows messager.

Khi hệ thống này được hoàn thành, nó sẽ cho phép người sử dụng gửi/nhận tin nhắn
qua điện thoại. Điểm thuận tiện nhất của công nghệ này là nó không bắt người sử dụng
4
mất thời gian ấn các phím chữ cái trên chiếc máy di động mà tin nhắn sẽ được truyền
qua giọng nói. Công nghệ này hứa hẹn một tương lai phát triển rất mạnh của dịch vụ
nhắn tin ngắn
1.1.2 Các kiểu nhắn tin
a) Nhắn tin từ mạng Internet tới máy di động và ngược lại.
• Tổng quan dịch vụ nhắn tin trên Internet:
Hiện nay dịch vụ nhắn tin ICQ từ Internet trở nên rất quen thuộc đối với những
người truy cập mạng. Bởi vì tiện lợi của nó là ta có thể nhắn hàng trăm tin nhắn mà
không phải trả tiền, chỉ mất phí sử dụng dịch vụ Internet, nên số người nhắn tin trên
mạng ngày càng đông. Khi không có điện thoại di động và dịch vụ 141 không đáp ứng
được thì nhắn tin ICP là giải pháp tối ưu. Nhờ vào ưu điểm này mà số người sử dụng
dịch vụ ICQ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ nhắn tin ICQ, bạn sẽ mất không ít thời gian. Đây
chính là nhược điểm duy nhất và lớn nhất của dịch vụ này và nó đã hạn chế rất nhiều
người sử dụng dịch vụ. Rất ít người truy cập mạng chỉ với mục đích nhắn tin. Họ
thường sử dụng dịch vụ này song song với công việc cần thiết khác của họ trên mạng.
• Nhắn tin từ mạng Internet tới máy điện thoại di động:
Hiện hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ đã cho phép nhắn tin từ mạng Internet vào
điện thoại di động. Để sử dụng được dịch vụ này người dùng chỉ vào một số trang Wed
hỗ trợ dịch vụ này để đăng ký tên và mật khẩu là có thể sử dụng. Nếu không bị nghẽn
mạng, việc nhắn tin này cũng cho phép người sử dụng nhắn tin vào các thuê bao của
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ giới hạn số lượng tin nhắn có thể
trong 1 ngày ( tùy theo số lượng mà các nhà mạng cho phép). Ngoài ra còn phụ thuộc
vào máy điện thoại di động có thuê bao dịch vụ nhắn tin hay không, vì tại một số nước
trên thế giới, nhắn tin là một loại dịch vụ lựa chọn và phải trả cước dịch vụ chứ không
phải mặc định như ở Việt Nam.
• Nhắn tin từ máy điện thoại di động tới mạng Internet

Nhắn tin từ máy điện thoại di động tới mạng Internet cũng được dùng khá phổ
biến. Trường hợp này mẫu nhắn tin được chỉ ra trong chương 2 đối với từng trường
hợp nhắn tin cụ thể. Cước tính cho dịch vụ nhắn tin này cũng giống như cước tính
trong trường hợp nhắn tin giữa những máy di động với nhau.
b) Nhắn tin tư máy di động tới máy di động
Người dùng điện thoại di động không có gì xa lạ với dịch vụ nhắn tin ngắn. Dịch
vụ nhắn tin ngắn này đã được phát triển từ rất lâu , nhưng ngày nay nó vẫn trở nên hấp
dẫn đối với những người dùng di động. Bởi vì những lợi ích mà nó đem lại cho người
dùng và những tiện dụng của nó là đáng kể.
Để thực hiện gửi một tin nhắn ngắn từ máy di động tới máy di động trước hết
người dùng phải cài đặt dịch vụ trên máy điện thoại. Hiện nay việc cài đặt dịch vụ này
là tự động do nhà cung cấp dịch vụ mặc định.
Ngoài dịch vụ nhắn tin văn bản, hiện nay dịch vụ tin nhắn ngắn cũng cung cấp cả
dịch vụ tin nhắn hình, bài hát…
c) Nhắn tin từ máy bàn tới máy di động và ngược lại
5
a) Từ máy bàn tới máy di động
Trường hợp nhắn tin từ máy bàn tới máy di động, hiện nay đã được các nhà mạng
hỗ trợ dịch vụ này.
b) Từ máy di động tới máy bàn.
Trong trường hợp này được sử dụng khi máy bàn có thêm bộ tự động ghi lại lời
nhắn khi không có người nhấc máy. Sau một số lần nhất định không có ai nhấc máy,
thì bộ tự động ghi lại lời nhắn này sẽ được kích hoạt và nó tự động đọc lại dòng thông
báo mà đã được lưu khi cài đặt. Sau khi nghe xong dòng thông báo này, người gọi sẽ
nhắn lại những gì mà mình muốn nhắn và máy sẽ tự động ghi lại lời nhắn đó. Khi
muốn nghe ta chỉ mở lại lời nhắn đó.
d) Nhắn tin từ máy bàn tới máy bàn
Để nhận được tin nhắn và hiển thị chúng thì máy cố định cần lắp thêm một hệ
thống hỗ trợ, đồng thời cũng phải được hỗ trợ bởi trung tâm.
1.2 CẤU TRÚC MẠNG TRONG QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN NHẮN

Cấu trúc của mạng trong quá trình truyền tin nhắn nó khác với cấu trúc của mạng
trong quá trình liên lạc thoại giữa các máy di động.
Cấu trúc như hình 1.1 sau:
Hình 1.1 Cấu trúc mạng trong quá trình truyền tin nhắn ngắn
Trong đó :
MS
TE
ME
SIM
B
T
S
B
T
S
BSC
HLR
MSC
SMSC
PSTN
Gateway
Email Gateway
Internet
MS
MS
Um Ai
6
− TE ( Terminal Equipment- thiết bị cuối) : Là một thiết bị như là một trợ lý số cá
nhân được kết nôi với thiết bị di động. Thực hiện các chức năng không liên quan đến
mạng di động như: máy tính, fax

− MS ( Mobile Station- Trạm di động) : Đây là thiết bị di động, nó là một máy di
động cầm tay và thực hiện các chức năng gửi, nhận tin nhắn ngắn. Nó còn được gọi là
thực thể nhắn tin. Ngoài việc chứa chức năng vô tuyến chung và xử lý giao diện vô
tuyến, MS còn phải cung cấp các giao diện với người sử dụng ( như micro, loa, màn
hình hiển thị, bàn phím để quản lý cuộc gọi) hoặc giao diện với một số thiết bị khác
( như: giao diện với máy tính cá nhân, fax ). Cấu tạo của nó gồm hai phần chính là :
o ME ( Mobile Equipment- Thiết bị di động): gồm máy thu phát vô tuyến,
việc hiển thị và những bộ xử lý tín hiệu số.
o SIM ( Subcriber Identity Modul- Modul nhận dạng thuê bao): Nó lưu trữ
thông tin về thuê bao, và cho phép mạng nhận dạng ra người sử dụng. Đồng thời nó
cũng quản lý ứng dụng.
− Hệ thống con gồm có:
o BTS ( Base Transceiver Station- Trạm thu phát gốc): Gồm có những máy
thu phát vô tuyến cho việc thông tin với trạm di động. Có thể coi BTS là các modem
vô tuyến phức tạp có thêm một số chức năng khác.
o BSC ( Base Station Controller- Bộ điều khiển trạm gốc): Nó quản lý
những nguồn vô tuyến cho một hoặc nhiều trạm gốc, hay nói cách khác nó có nhiệm vụ
quản lý tất cả các giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ xa của BTS và
MS. Một phía BSC được nối với BTS còn phía kia nối với MSC. Trong thực tế BSC là
một tổng đài nhỏ có khả năng tính toán đáng kể. Một BSC trung bình có thể quản lý tới
vài chục BTS, và phụ thuộc vào lưu lượng của các BTS này.
o MSC ( Mobile Switching Centre- Trung tâm chuyển mach di động): Ở hệ
thống thông tin di động chức năng chuyển mạch chính được thực hiện bởi MSC. Một
mặt nó giao diện với hệ thống con, một mặt nó giao diện với mạng ngoài là mạng điện
thoại chuyển mạch công cộng. Giao diện này cho phép các thuê bao có thể nhận tin
nhắn từ mạng điện thoại cố định.
o HLR ( Home Location Register- Bộ đăng ký vị trí thường trú): Là một
khối có chức năng quản lý tất cả các thuê bao di động bằng cách lưu giữ tất cả các
thông tin về thuê bao. Một HLR có thể phục vụ cho nhiều MSC.
o SMSC ( Short Messaging Service Centre- Trung tâm của dịch vụ tin

nhắn): Nó quản lý việc phân phối và chấp nhận của những bản tin và các lệnh tới và
những thực thể nhắn tin ngắn trong việc lưu trữ và vận chuyển phù hợp.
o Email GW ( Email Gateway- Cổng vào thư điện tử): Được sử dụng trong
trường hợp làm việc liên mạng giữa dịch vụ nhắn tin và thư điện tử của mạng Internet.
Như vậy có hai phần tử bổ sung trong kiến trúc là trung tâm phục vụ nhắn tin
SMSC và cổng vào thư điện tử. Cấu trúc của mạng trong quá trình gửi tin nhắn có ba
phần tử quan trọng là : Máy gửi và nhận tin nhắn gọi là thực thể nhận và gửi tin nhắn
7
( SME), trung tâm phục vụ của dịch vụ tin nhắn SMSC và cổng vào thư điện tử gọi là
Gateway Email
• Thực thể nhắn tin SME
Những phần tử mà có thể gửi hoặc nhận tin nhắn được gọi là thực thể nhắn tin.
Thực thể này có thể là một ứng dụng phần mềm trong một máy di động nhưng nó cũng
có thể là một thiết bị fax, thiết bị telex, hay một dịch vụ mạng từ xa Nó phải được định
hình để có thể hoạt động hợp lý trong một mạng di động. Thiết bị này là một cấu hình
tiêu biểu trong việc xử lý bằng tay, và cũng là nơi tạo ra những tin nhắn ngắn. Đồng
thời cũng là giao diện duy nhất giữa người và máy.
Một thực thể nhắn tin có thể là một dịch vụ mà kết nối liên thông tới trung tâm
dịch vụ nhắn tin SMSC một cách trực tiếp hoặc thông qua cổng vào thư điện tử. SME
cũng có cấu hình mở rộng và được ký hiệu là ESME. Khi đó một ESME có thể đại
diện cho một dịch vụ WAP, một cổng thư điện tử hoặc một dịch vụ thư thoại.
Thực thể nhắn tin được chia là hai loại đó là: Thực thể gửi tin nhắn ( khi nó thực
hiện quá trình phát tin nhắn) và thực thể nhận tin nhắn ( Khi nó nhận một tin nhắn).
• Trung tâm phục vụ của dịch vụ nhắn tin SMSC
Trung tâm tin nhắn SMS chịu trách nhiệm xử lí các thao tác của một mạng không
dây. Khi một tin nhắn được gửi từ một điện thoại di động, nó sẽ đến trung tâm tin nhắn
trước. Trung tâm tin nhắn sau đó mới gửi tới nơi của nhận. Một tin nhắn SMS có thể
phải đi qua nhiều mạng thực thể (như SMSC và SMS Gateway) trước khi tới được nơi
đến. Nhiệm vụ chính của một trung tâm tin nhắn là ấn định và điều khiển đường đi cho
tin nhắn SMS. Nếu người nhận không sẵn sàng (đang tắt máy chẳng hạn) thì tin nhắn

SMS sẽ được giữ lại tại trung tâm và sẽ gửi đi khi người nhận đã sẵn sàng (bật máy lên
lại).
Khi sử dụng điện thoại bạn cần phải biết số của trung tâm tin nhắn của mạng mà
mình đang dùng để có thể sử dụng được dịch vụ SMS. Mặc định khi bạn lắp SIM của
nhà cung cấp dịch vụ vào điện thoại của mình thi số này đã được nhập vào nhưng trong
trường hợp bạn sử dụng nhiều SIM khác nhau của các nhà cung cấp khác nhau có thể
bạn không sử dụng được dịch vụ tin nhắn thì bạn phải nhập vào số của trung tâm tin
nhắn. Số của trung tâm tin nhắn thực chất là một số điện thoại di động được ghi theo
chuẩn quốc tế (ví dụ trung tâm của Mobifone: +84900000060).
• Cổng vào thư điện tử Email Gateway
Cổng vào thư điện tử cho phép việc chuyển đổi một thư điện tử thành một tin nhắn
bằng cách liên kết một trung tâm phục vụ của dịch vụ nhắn tin SMSC với mạng
Internet. Thông qua cổng vào thư điện tử này, các tin nhắn có thể được truyền từ một
thực thể nhắn tin tới một trạm của mạng Internet và ngược lại. Chức năng của cổng vào
thư điện tử là chuyển đổi những cấu trúc của một tin nhắn( từ SMS thành thư điện tử
và ngược lại) nhận và truyền những tin nhắn SMS giữa thực thể nhắn tin và phạm vi
mạng Internet.
8
1.3 CẤU TRÚC TRUNG TÂM CỦA HỆ THỐNG NHẮN TIN- SMSC
1.3.1 Cấu trúc hệ thống SMSC
a) Cấu trúc tổng thể của hệ thống
Sơ đồ cấu trúc tổng thể của hệ thống SMSC được mô tả như hình 1.2 sau:
Hệ thống SMSC gồm các thành phần chính sau:
− SFE Store and forward: Lưu trữ và phân tách bản tin.
− EI ( Etern Interface- giao diện ngoài). Các dịch vụ mở rộng được kết nối vào
trung tâm SMSC thông qua giao diện này và tuân theo chuẩn SMPP, TAP
− MAP Interface: phần giao tiếp với mạng di động thông qua chuẩn MAP hoặc
thông qua kênh báo hiệu 7-SS7
− Trạm làm việc OAM Database
Hình 1.2: Cấu trúc tổng thể của SMSC

b) Cấu trúc phần cứng của hệ thống
− SMSC Server:
o FTSERVER: Dự phòng nóng bằng phần cứng.
o Card mạng: Ethernet, 2×10/100 Base- T hoặc tương đương.
Mail
GW
WEB
GW
PUSH /
PULL GW
Remote
Operator
EI
OAM
Database

SFE
MAP
interface
Các dịch vụ do
nhà phát triển
thứ 3 cung cấp
Interne
t
Mặt cắt được
chuẩnhóa
(SMPP,TAP )
LAN
Cấu hình cơ
bản SMSC

SS7- MAP
9
o Có hệ thống đĩa cứng RAID system, được tổ chức thành từng khay, việc
nâng cấp dung lượng sẽ được mở rộng theo các khay này.
o Hard disk ID (0).
o Hard disk ID (1).
− EI Server:
o ML 370 compaq.
o Card mạng: Ethernet, 2×10/100 Base- T hoặc tương đương.
o Ổ đĩa cứng SCSI, Mirror.
− OAM Workstation:
o PC thông thường, hệ điều hành Window 98, NT, 2K, XP…với card mạng
hoặc modem.
− Giao tiếp mạng GSM:
o Phần cứng giao tiếp mạng GSM thông qua báo hiệu số 7 được mua của
Intel, bao gồm hai modul chạy chia tải.
o Phần mềm của thiết bị giao tiếp SS7 được hỗ trợ bởi các lớp MTP,
SCCP, TCAP.
− Router: Cho phép kết nối hệ thống với các mạng khác.
− Power Supplier: Là bộ cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.
c) Cấu trúc phần mềm của hệ thống.
Phần mềm của hệ thống có cấu trúc như sau:
Gồm có các modul sau:
− SMSC Server: Bao gồm các modul:
+Modul Daemon: là modul phần mềm thực hiện các chức năng sau:
Khởi tạo và shutdown hệ thống.
Giám sát tất cả các node của hệ thống.
Tự động khởi tạo lại khi một node nào đó của hệ thống bị lỗi.
Nhận các bản tin từ các EI, chuyển đổi khung dạng, chuẩn trước khi lưu trữ trên
DB.

10
DB
DAEMON
node
DB
Node
comm
SMSG
Node
comm
IPC
SMPP
EI
Remote
Operator
EI
Event
Node
OAM&P
Node
ASC
sc
(service centre)
IPC
Local
MMI
PSTN
Remote
MMI
IP

SMSC Server
comm comm
comm
Hình 1.3 Cấu trúc phần mềm của hệ thống.
+Modul DB: Lưu trữ dữ liệu, nó bao gồm:
Dữ liệu hệ thống và các dữ liệu khách hàng. Dữ liệu hệ thống bao gồm thông tin
cài đặt cấu hình hệ thống, các bảng chứa thông tin logo, trạng thái,…
Các dữ liệu khách hàng là các bản tin khách hàng gửi, các dữ liệu khách hàng
được lưu tạm thời trong CSDL và được gửi và được phát theo một quy chế quy định
trước.
+Modul SMSG:
Modul này thực hiện chức năng như một EI. Đây là EI quan trọng của hệ thống
vì vậy mà nó được chạy trên SMSC Server để được dự phòng nóng.
SMSG quản lý trực tiếp các thiết bị phần cứng giao tiếp mạng GSM qua thủ tục
báo hiệu CSS7/MAP.
Các chức năng giám sát các kênh báo hiệu cũng được SMSG hỗ trợ và cho phép
thay đổi cấu hình từ các MMI.
− EI Server:
Là nơi thực hiện các chức năng giao tiếp các SME. EI server hiện tại hỗ trợ các
giao diện chuẩn SMPP, giao diện riêng cho nhắn tin nhân công từ xa. EI server được
thiết kế sẵn sàng khi bổ sung các giao diện mới. Trong EI server chứa nhiều node khác
nhau, mỗi node xử lý một kiểu giao diện. Các node trên EI server tồn tại độc lập với
11
nhau và sử dụng chung IPC. Mỗi EI có một file các tham số cấu hình riêng. Các tham
số này được load khi EI tương ứng được khởi tạo. Mô hình này rất linh hoạt cho phép
mỗi EI có thể tồn tại trên cùng sererver hoặc các server riêng biệt và có thể khởi tạo tự
động hoặc bằng tay được minh họa như hình 1.4.
Event node có thể được thực hiện trong EI server như một node độc lập.
Các EI trong EI server xử lý các thông tin từ các SME mở rộng, chuyển bản tin về
cấu trúc chuẩn và chuyển về trung tâm dịch vụ SMSC.

Các EI trong EI server không lưu CSDL mà truyền trực tiếp các thông tin nhận
được tới đích.
− EI server gồm các Modul sau:
+Modul SMPP: là modul thực hiện chức năng cổng SMPP server, tuân theo
chuẩn SMPP 3.3 và 3.4, đồng thời hỗ trợ nhiều kết nối đồng thời vào hệ thống.
+Modul OPEI: Là cổng giao tiếp Operator EI , cho phép nhắn tin từ bản nhân
công. Chuẩn giao tiếp này tự định nghĩa nội bộ và có nhiều tính năng đặc biệt thoa tác
trên bản tin.
+Modul Event: Dùng cho việc hiển thị các thông tin từ các modul khác của hệ
thống. Thông tin bao gồm các sự kiện,lỗi, hay trace (dấu vết) các bản tin theo điều
kiện cho trước.
+Modul OAM&P:
Thực hiện các chức năng OAM cho hệ thống.
Các lệnh từ các MMI được gửi tới OAM&P sau đó được định tuyến đến modul
thích hợp. Kết quả từ các modul sẽ được tổng hợp và gửi lại cho MMI đã yêu cầu.
OAM&P có khả năng hỗ trợ nhiều MMI cùng lúc.
OAM&P cũng thực hiện các chức năng dianostic hệ thống theo định kỳ bằng
cách gửi các yêu cầu giám sát tới các modul của hệ thống và ghi nhận kết quả.
IBC
EI
1
EI
2
EI
n
EI Server
SMPP TAP Private
12
Hình 1.4 Cấu trúc EI Server.
+ Modul ACSL: Là modul thực hiện các chức năng gateway giữa các MMI và

các hệ thống khác nhau. SMSC có thể hoạt động cùng lớp mạng với hệ thống khác
như VMS, ACS cho phép từ một MMI duy nhất có thể gửi lệnh đến hệ thống bất kỳ
bằng cách định tuyến theo mã đầu của lệnh.
− OMA workstation: Gồm có
− Modul MMI có các chức năng sau:
Quản trị hệ thống, thiết lập cấu hình.
MMI có thể chạy trên cùng mạng LAN với hệ thống từ xa hoặc qua mạng IP.
Nhiều MMI có thể kết nối đồng thời vào một hệ thống hoặc một MMI có thể
truy xuất vào nhiều hệ thống có chức năng khác nhau.
Cơ chế quản trị quyền truy nhập hệ thống.
Chức năng giám sát các sự kiện.
Chức năng giám sát lỗi.
Chức năng hiển thị trạng thái kênh.
Chức năng quản lý file dựa theo giao thức FTP.
Chức năng hiển thị thông tin bản quyền.
Chức năng mở tài liệu hướng dẫn.
Chức năng thoát khỏi chương trình.
− Report tools: Chứa các công cụ lập bảng, biểu mẫu thống kê báo cáo.
d) Các dịch vụ của hệ thống SMSC.
− Dịch vụ nhắn tin cơ bản:
+ Nhắn tin ngắn text từ Mobile đến Mobile trong cùng mạng và các mạng
đã roaming.
+ Nhắn ảnh, chuông giữa các thuê bao.
− Dịch vụ nhắn tin quảng bá:
SMSC có khả năng phát thông tin theo chế độ quảng bá. Mục đích của dịch vụ
quảng bá này là cho phép nhắn cùng một nội dung tin tới số lượng thuê bao trong thời
gian ngắn. Khác với chế độ nhắn tin thông thường, dịch vụ quảng bá được xử lý trực
tiếp thông qua CSDL và giảm được số lần thực hiện lại, do vậy có thể phát với tốc độ
rất cao, kịp thời cho nhà khai thác trong việc quảng cáo, phát thông tin thời tiết, thể
thao,…

− Dịch vụ nhắn tin nhân công:
Modul phần mềm nhắn tin nhân công cho phép gửi tin tới thuê bao di động từ các
bàn khai thác viên. Modul phần mềm này có thể nối với SMSC qua cổng SMPP.
− Các dịch vụ gia tăng:
+ Dựa trên hệ thống SMSC, các nhà phát triển dịch vụ có thể phát triển
được rất nhiều dịch vụ gia tăng, các gateway dịch vụ này được nối tiếp vào hệ thống
qua giao diện chuẩn SMMP.
13
+ Các dịch vụ gia tăng: Chat, mail alert, download ringtone,logo,
nhắn tin từ web,
− Cài đặt dịch vụ cho khách hàng.
− Cài đặt dịch vụ nhắn tin cơ bản.
− Cài đặt dịch vụ nhắn tin quảng bá: Để sử dụng dịch vụ này cần:
+Khai báo một số thuê bao làm số nhận dạng dịch vụ quảng bá.
+Kích hoạt một số dịch vụ quảng bá: Lệnh LOAD.BRCLIST.
+ Điền nội dung file quảng bá.
+ File chứa danh sách thuê bao.
+ Chạy file Brc.exe trong bộ công cụ kèm theo.
− Cài đặt dịch vụ khác: Các dịch vụ gia tăng khác được cài đặt thông qua cổng
SMPP, để kết nối vào cổng SMPP cần khai báo tên sử dụng, password, địa chỉ IP,…
1.3.2 Các tính năng của hệ thống SMSC.
Hệ thống SMSC gồm các tính năng sau:
− Hệ thống SMSC được phát triển nhằm phục vụ nhu cầu nhắn tin ngắn trong
mạng thông tin di động. Nó gồm các chức năng sau:
Xử lý tin nhắn: Chấp nhận và phân phối tin nhắn, phân phối lại tin nhắn, lưu trữ
tin nhắn, quản lý dữ liệu cơ sở, định dạng và sắp xếp tin.
Chức năng phụ: Quản lý việc thực hiện, quản lý thuê bao, xác nhận việc phân
phối, phân phối theo nhóm,…
− Hệ thống liên kết giữa mạng di động và các hệ thống có khả năng phát và nhận
bản tin ngắn khác (gọi chung là Short message entity: SME).

− Hệ thống nhận các bản tin vào dưới các khuôn dạng dạng: bản tin dạng text, các
biểu tượng notification, các bản tin số, các bản tin dạng nhị phân từ các nguồn kết nối
với hệ thống thông qua giao diện ngoài EI và phân phát chúng đến các máy mobile
thông qua các giao thức báo hiệu SS7/MAP.
1.3.3 Các thông số của hệ thống SMSC.
Hệ thống SMSC gồm có các thông số sau:
−Giao tiếp mạng GSM tuân theo chuẩn GSM 03.40 và 09.02 (phase 2).
−Cơ chế dự phòng nóng cho khối xử lý chính.
−Cơ chế dự phòng chia tải cho khối giao tiếp báo hiệu.
−Sử dụng CSDL thời gian thực.
1.3.4. Tính năng kỹ thuật của hệ thống SMSC.
− Môi trường phát triển:
Các modul phần mềm của hệ thống trên SMSC server được xây dựng và chạy
trên môi trường hệ điều hành Window 2000 và Win NT 4.0.
Hệ điều hành tại SMPP server và các giao diện GUI có thể là Win NT
Workstation, Win 2K.
Công cụ phát triển là C, Visual C.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Oracle + Fast DB.
−Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu của hệ thống bao gồm hai phần
14
Dữ liệu quản lý: Chứa các loại dữ liệu liên quan tới tổ chức dịch vụ, quản trị hệ
thống, thống kê tổng hợp.
Dữ liệu bản tin: chứa dữ liệu động các bản mang thông tin của khách hàng đang
chờ xử lý. Dữ liệu quản lý này được tổ chức quản lý bởi phần mềm SMSC sử dụng hệ
cơ sở quản trị dữ liệu Oracle, cho phép nhà khai thác lập thống kê báo cáo dễ dàng.
Dữ liệu bản tin là một cơ sở dữ liệu realtime tự phát triển, gọn nhẹ và tốc độ nhanh.
CSDL bản tin cung cấp một số thư viện chỉ việc truy xuất.
−Giao tiếp truyền thông: Về mặt truyền thông
Hệ thống SMSC giao tiếp với mạng GSM thông qua báo hiệu số 7 (SS7/MAP).
Hệ thống giao tiếp tối đa 4 kênh SS&-64kbps.

Hệ thống giao tiếp với các thực thể NON-SMS như các APP server, Email
gateway, VMS,…thông qua chuẩn giao diện SMPP. Cổng SMPP hỗ trợ đa liên kết
hoạt động đồng thời.
−Khả năng nâng cấp mở rộng của hệ thống SMSC:
Hệ thống có khả năng mở rộng dung lượng đến 128 K BHSM.
Số thuê bao phục vụ không hạn chế.
Khả năng quản lý: Mỗi thuê bao có thể có tới 20 messages trong CSDL và con số này
có thể thay đổi khi thiết lập cấu hình.
Hệ thống dễ dàng chuyển sang các hệ điều hành mới UNIX, LIMIX,…
Thời gian lưu bản tin cho phép từ 1 đến 7 ngày.
Khả năng dự phòng: Server được dự phòng nóng bằng phần cứng, các modul giao
tiếp mạng SS7 được dự phòng chia tải.
Khả năng mở rộng dịch vụ: Hệ thống SMSC cho phép dựa vào nhưng phương
thức đã xây dựng trước để tạo ra những dịch vụ mới hoàn toàn theo nhu cầu thị hiếu
của khách hàng và thực tế mạng lưới
Dung lượng hệ thống 128KBHSM
Báo hiệu với mạng GSM SS7 (whitebook) MAP version 1.2
Số kênh báo hiệu tối đa 4
Dự phòng báo hiệu SS7 Loadsharing
Dự phòng điều khiển Dự phòng nóng bằng phần cứng
FTSERVER
Báo hiệu với thực thể NON-SMS SMPP V3.3, V3.4
Ngôn ngữ sử dụng ASM, C, C++, PL/SQL
Khả năng quản lý Có khả năng quản lý từ xa
Thiết lập cấu hình mềm dẻo
Báo cáo, thống kê lưu lượng, trạng thái
của hệ thống
Giao diện tiếng việt
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle, FastDB
Bảng 1.1 các thông số kỹ thuật của hệ thống SMSC.

15
Chương 2
DỊCH VỤ NHẮN TIN SMS
2.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NHẮN TIN SMS
2.1.1 SMS là gì?
SMS là dịch vụ nhắn tin ngắn. Đó là công nghệ cho phép gửi và nhận những thông
báo giữa các điện thoại di động . SMS xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Âu năm 1992.
Nó được bao gồm trong chuẩn GSM ngay từ khi bắt đầu. Sau đó nó được chuyển đến
những công nghệ không dây như CDMA và TDMA. Các chuẩn GSM và SMS trước
đây được phát triển bởi ETSI (European Telecommunications Standards Institute –
Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu ). Hiện nay 3GPP (Third Generation Partnership
Project – Dự án quan hệ đối tác thế hệ thứ ba) chịu trách nhiệm phát triển và bảo trì.
Đúng như tên gọi “Short Message Service”, dữ liệu của tin nhắn SMS rất hạn chế.
Mỗi tin nhắn SMS chứa tối đa 140 bytes dữ liệu, vì vậy mỗi tin nhắn chứa:
16
• 160 kí tự 7-bit GSM được sử dụng (viết tin nhắn tiếng Anh không dấu –
Bảng mã GSM Default Alphabet).
• 70 kí tự 16-bit Unicode UCS-2 được sử dụng (viết tin nhắn tiếng Việt có dấu
– Bảng mã Unicode UCS-2).
Tin nhắn văn bản SMS hỗ trợ đa ngôn ngữ toàn cầu. Nó làm việc tốt với mọi ngôn
ngữ được hỗ trợ bởi Unicode, bao gồm tiếng Ả rập, tiếng Trung Hoa, tiếng Nhật và
tiếng Triều Tiên.
Bên cạnh đó, tin nhắn SMS còn chứa dữ liệu nhị phân. Do đó nó có khả năng gửi
nhạc chuông, hình ảnh, danh bạ, hay cấu hình WAP tới một điện thoại di động. Một lợi
thế khác của SMS là nó hỗ trợ tất cả các điện thoại GSM nên người sử dụng có thể sử
dụng nó trên bất kì loại điện thoại GSM nào. Không giống như SMS, các công nghệ
khác như WAP hay Java thì không được hỗ trợ trên các loại điện thoại di động đời cũ.
2.1.2 Điều gì khiến SMS trở nên thành công trên toàn thế giới
a) Tin nhắn SMS có thể đọc và gửi bất cứ lúc nào
Ngày nay hầu hết mỗi người đều có một điện thoại di động và luôn mang theo

chúng. Vì vậy chúng ta có thể gửi và nhận tin nhắn mọi lúc mọi nơi, bất kể là ở nhà,
văn phòng hay trên xe buýt
b) Tin nhắn SMS có thể được gửi đến một máy điện thoại di động đang tắt
Không giống như một cuộc điện thoại, bạn có thể gửi một tin nhắn SMS đến cho
người khác ngay cả khi người đó không mở điện thoại hay đang ở trong vùng không
phủ sóng. Hệ thống SMS của nhà cung cấp dịch vụ sẽ lưu giữ tin nhắn SMS đó lại và
sau đó gửi nó cho người nhận khi điện thoại di động của người đó được mở hoặc có
sóng trở lại.
c) Tin nhắn SMS ít ồn ào hơn trong khi bạn vẫn tiếp xúc với điện thoại
Không giống như một cuộc điện thoại, bạn không cần đọc hay trả lời một tin nhắn
SMS ngay lập tức. Hơn nữa, viết và đọc tin nhắn SMS không gây bất kỳ tiếng ồn nào.
Trong khi bạn phải chạy ra khỏi một rạp hát hay thư viện để trả lời một gọi điện thoại
thì bạn không phải làm như vậy nếu như bạn sử dụng tin nhắn SMS.
d) Tin nhắn SMS hỗ trợ 100% điện thoại GSM và có thể trao đổi với các mạng
không giây khác
Tin nhắn SMS là một công nghệ rất phổ biến. Mọi điện thoại di động GSM đều hỗ
trợ nó. Bạn không chỉ có thể trao đổi SMS với những người sử dụng di động cùng
mạng mà bạn còn có thể trao đổi SMS với những người sử dụng di động của các nhà
cung cấp dịch vụ khác trên toàn thế giới.
e) Tin nhắn SMS là một công nghệ thích hợp cho việc xây dựng những ứng dụng
không dây
Trước hết, tin nhắn SMS được hỗ trợ bởi 100% điện thoại di động GSM. Nên việc
xây dựng những ứng dụng không dây dựa công nghệ SMS sẽ khiến cho số lượng người
sử dụng tăng lên ngày càng cao.
Hai là, tin nhắn SMS có khả năng chứa dữ liệu nhị phân bên cạnh dữ liệu văn bản
nên người dùng có thể chuyển nhạc chuông, hình ảnh, danh bạ điện thoại… đến máy
khác.
17
Thứ ba, tin nhắn SMS cho phép thanh toán thương mại một cách tiện lợi. Đây chính
là các dịch vụ gia tăng dựa trên tin nhắn SMS. Người sử dụng sẽ trả phí cho các tin

nhắn với nội dung là những hình ảnh, nhạc chuông mà nhà cung cấp thu phí thông qua
các mã số được gửi trong tin nhắn. Các mã số này được qui định bởi nhà cung cấp và
quảng cáo đến với người sử dụng dịch vụ.
2.1.3 Các ứng dụng dựa trên dịch vụ SMS
a) Các ứng dụng của khách hàng.
• Dịch vụ gửi và nhận tin nhắn
Truyền tin văn bản từ người tới người là ứng dụng SMS thường được dùng nhất và
đó là điều mà công nghệ SMS từ trước tới giờ sử dụng. Trong những loại văn bản này,
một người sử dụng di động nhấn một thông báo văn bản SMS sử dụng bàn phím của
điện thoại di động , sau đó nhập vào số của người nhận và chọn nhấn vào tùy chọn gửi
trên màn hình. Khi điện thoại di động nhận được tin nhắn SMS, nó sẽ thông báo cho
người sử dụng bằng nhạc chuông hoặc rung.
Một ứng dụng tán gẫu (chat) cũng là một dạng truyền tin văn bản từ người tới
người. Một nhóm người sẽ trao đổi những tin nhắn SMS với nhau. Trong một ứng chat,
mọi thông báo văn bản SMS gửi và nhận được hiển thị toàn bộ trên màn hình của điện
thoại di động. Những tin nhắn SMS được viết bởi những người khác nhau thì được
trình bày bằng những màu khác nhau để có thể phân biệt được.
• Dịch vụ cung cấp thông tin
Một loại ứng dụng phổ biến khác của dịch vụ SMS là gửi những thông tin tới người
sử dụng di động. Nhiều nhà cung cấp dùng SMS để gửi thông tin về tin tức, thời tiết và
dữ liệu tài chính cho những thuê bao của họ. Những dịch vụ thông tin này thường mất
phí. Tin nhắn trả phí là một cách được dùng bởi những nhà cung cấp nội dung để cung
cấp thông tin đến những người sử dụng của họ.
• Dịch vụ download
Tin nhắn SMS có thể chứa dữ liệu nhị phân vì thế SMS có thể được sử dụng để tải
dữ liệu tử trên mạng xuống. Những đối tượng có thể tải xuống như nhạc chuông, hình
ảnh, ứng dụng, games… Tất cả những điều này đều phải trả phí dịch vụ.
• Dịch vụ thông báo và tin khẩn
SMS là một công nghệ rất thích hợp để chuyển những sự báo động và thông báo
những sự kiện quan trọng.

• Gửi mail, Fax và tin nhắn thoại
Trong một hệ thống thông báo email, server gửi một tin nhắn văn bản cho điện thoại
di động của người sử dụng bất cứ khi nào một email được gửi đến inbox. Tin nhắn văn
bản có thể bao gồm địa chỉ email của người gửi, tiêu đề và vài dòng email đầu tiên.
Những trường hợp sử dụng cho thông báo Fax hay giọng nói cũng tương tự.
• Thương mại điện tử và giao dịch thẻ tín dụng
Bất cứ khi nào mà một giao dịch thương mại điện tử hay thẻ tín dụng được dùng,
server sẽ gửi một tin nhắn văn bản cho điện thoại di động của người sử dụng. Người sử
dụng có thể biết ngay lập tức khi có bất kỳ giao dịch nào đã xảy ra.
• Thị trường chứng khoán
18
Trong ứng dụng báo động thị trường chứng khoán, một chương trình đang theo dõi
và phân tích thị trường chứng khoán một cách liên tục. Nếu có một thay đổi nào diễn
ra, chương trình sẽ gửi một thông báo văn bản về tình trạng hiện tại cho điện thoại di
động của người sử dụng. Chẳng hạn, bạn có thể cấu hình hệ thống báo động sao cho
nếu giá cổ phiếu của một công ty tăng hay giảm, nó sẽ gửi một tin báo động SMS cho
bạn.
• Theo dõi hệ thống từ xa
Đây là ứng dụng cảnh báo từ xa qua SMS. Một chương trình sẽ theo dõi tình trạng
của một hệ thống từ xa liên tục. Nếu xảy ra bất cứ điều gì, chương trình sẽ gửi một
thông báo văn bản cho người quản trị hệ thống biết được. Chẳng hạn, một chương trình
có thể được viết để ping tới server một cách liên tục. Nếu không có sự đáp lại từ server,
chương trình sẽ gửi một thông báo đến cho người quản trị hệ thống biết có thể server
đang bị treo.
b) Ứng dụng của các nhà khai thác mạng trên cơ sở của tin nhắn SMS
• Khóa SIM
Trong trường hợp người sử dụng chỉ muốn dùng một SIM cho máy của mình thì
chỉ cần nhắn tin và yêu cầu tới tổng đài là xong. Và trong trường hợp này đảm bảo cho
người dùng an toàn khi mất máy. Khi bị mất mày người sử dụng có chỉ cần báo mất
máy với tổng đài, và khi đó tổng đài sẽ chặn tất cả các cuộc gọi của máy này. Và khi

người sử dụng muốn đổi SIM khác thì phải dùng đúng SIM đó nhắn tin đến tổng đài để
thay SIM. Khi tổng đài đồng ý thì việc thay đổi SIM khác mới có ý nghĩa.
• Cập nhật thông tin trên SIM.
Thông qua những bản tin nhắn SMS, những nhà khai thác mạng có thể cập nhật,
quản lý từ xa các tham số đã được cài đặt sẵn trên SIM. Để làm được công việc này thì
những nhà khai thác mạng chỉ cần gửi tới máy di động cần kiểm tra một hoặc nhiều
bản tin ngắn với những tham số mới. Bên cạnh đó các nhà khai thác mạng còn sử dụng
phương pháp này để cập nhật các số truy cập của hộp thư thoại dịch vụ mà khách hàng
quan tâm.
• Đặt thời gian chờ thư.
Thời gian đợi tin nhắn là thời gian mà tin nhắn có thể tồn tại hay được lưu trữ lâu
nhất trên mạng khi máy di động của bạn ngoài vùng phủ sóng, tắt máy hay không thể
xử lý tin nhắn ngay lạp tức. Thời gian này cho phép người sử dụng đặt và có các
khoảng thời gian là 1 ngày, 1 tuần. Căn cứ vào thời gian này mà tin nhắn của ta có thể
tồn tại được bao lâu trên mạng trước khi được xử lý bởi máy nhận.
• Vào dịch vụ WAP.
Dịch vụ WAP là một dịch vụ sử dụng giao thức WAP ( Wireless Application
Protocal- Giao thức ứng dụng không dây). Đây là một dịch vụ công nghệ mới cho phép
thuê bao di động truy nhập các thông tin trên mạng Internet, gửi và nhận Email và
nhiều dịch vụ khác mà nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ như bản tin, tỷ giá hôi đoái, giải trí,
thông tin về dịch vụ chuyến bay… trên màn hình máy điện thoại.
Không phải bất kỳ loại máy điện thoại nào cũng có thể sử dụng dịch vụ WAP mà chỉ
có những loại máy nào có tính năng hỗ trợ WAP mới có thể sử dụng dịch vụ này.
19
2.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DỊCH VỤ NHẮN TIN SMS
2.2.1 Thời gian hiệu lực của một tin nhắn SMS
Một tin nhắn SMS được lưu giữ tạm thời tại trung tâm tin nhắn khi điện thoại của
người nhận nằm ngoài vùng phủ sóng hoặc đang tắt máy. Nó có thể chỉ rõ thời gian mà
sau đó tin nhắn SMS sẽ bị xóa bởi trung tâm tin nhắn khi đó tin nhắn này sẽ không
được gửi tới người nhận nữa.

Chẳng hạn bạn đang xem một chương trình giải trí trên Tivi vào lúc 8 giờ và nó sẽ
hết vào 9 giờ. Lúc này bạn muốn gửi một tin nhắn SMS đến cho một người người bạn
để thông báo về chương trình đang chiếu trên Tivi. Khi đó bạn hạn định cho thời gian
hiệu lực của tin nhắn SMS là trong vòng một giờ kể từ lúc gửi. Khi đó nhân viên của
trung tâm tin nhắn sẽ không gửi tin nhắn đến cho người bạn của bạn nữa nếu như hết
một giờ mà người đó vẫn không bật máy.
2.2.2 Tin nhắn báo cáo
Nếu như bạn muốn biết chắc rằng tin nhắn SMS của bạn có đến được người nhận
hay không bạn có thể dùng tùy chọn này trên menu cài đặt tin nhắn.
Khi tin nhắn của bạn được gửi đi, trung tâm tin nhắn sẽ gửi một tin báo cáo về máy
bạn để thông báo về trạng thái tin nhắn gửi đi của bạn có đến được đích hay không.
2.2.3 Tin nhắn nội mạng
Nếu có 2 người cùng sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp, sự truyền tin của một
tin nhắn SMS từ người này đến người kia sẽ bao gồm chỉ có một mạng. Tin nhắn SMS
này được gọi là một tin nhắn SMS cùng mạng hay nội mạng.
Thông thường những tin nhắn cùng một mạng sẽ có chi phí thấp hơn những tin nhắn
ngoài mạng. Đôi khi có những dịch vụ của một nhà cung cấp cho phép nhắn tin nội
mạng miễn phí. Đây là hình minh họa cho quá trình truyền tin của những tin nhắn nội
mạng:
Hình 2.1. Mô hình quá trình truyền tin của những tin nhắn nội mạng
2.2.4 Tin nhắn ngoài mạng
Or
SME SMSC
Re
SME
1 Gửi tin nhắn
Thông báo phản
hồi
3 Thông báo tình
trạng

2 Phân phối tin
Thông báo tin được phân phôi
20
Tin nhắn liên mạng hay tin nhắn ngoài mạng là tin nhắn giữa hai người sử dụng dịch
vụ của hai nhà cung cấp khác nhau. Tin nhắn liên mạng sẽ có chi phí cao hơn so với tin
nhắn nội mạng. Quá trình truyền tin liên mạng có thể có một hoặc nhiều trung tâm tin
nhắn SMSC. Đây là hình minh họa cho quá trình truyền tin của những tin nhắn liên
mạng:
Hình 2.2. Mô hình quá trình truyền tin của những tin nhắn liên mạng
Trường hợp hai nhà cung cấp có sự truyền tin cơ bản giống nhau (cùng là mạng
GSM chẳng hạn), khi đó chỉ cần một SMSC của người gửi nhận tin rồi gửi tin cho
người nhận giống như cách truyền tin nội mạng.
Hình 2.3. Mô hình quá trình truyền tin của những tin nhắn khác mạng
Trường hợp hai nhà cung cấp có sự truyền tin khác nhau (mạng GSM và mạng
CDMA chẳng hạn), khi đó cần hai SMSC khác nhau. Một SMSC của người gửi và một
SMSC của người nhận. Hai SMSC này có thể liên lạc với nhau thông qua một SMS
Gateway (sẽ được trình bày ở dưới) hoặc thông qua một giao thức truyền thông khác
mà cả hai đều được hỗ trợ.
Or
SME
1 Gửi tin nhắn
4 Thông báo
tình trang
Or
SMSC
2 Truyền tin
Re
SMSC

Re

SME
3 Phân phối tin
21
2.2.5 Tin nhắn quốc tế
Tin nhắn liên mạng được mở rộng ra thêm nữa thành hai loại: tin nhắn liên mạng
nội bộ và tin nhắn liên mạng quốc tế. Tin nhắn liên mạng nội bộ là tin nhắn được gửi
giữa các điện thoại thuộc cùng một quốc gia và tin nhắn liên mạng quốc tế là tin nhắn
được thực hiện bởi các điện thoại thuộc những quốc gia khác nhau.
Chi phí của tin nhắn quốc tế sẽ cao hơn tin nhắn liên mạng nội bộ. Do đó tin nhắn
nội mạng sẽ nhỏ hơn hoặc bằng tin nhắn liên mạng nội bộ và tin nhắn liên mạng nội bộ
sẽ nhỏ hơn hoặc bằng tin nhắn quốc tế.
2.3 GIỚI THIỆU SMS GATEWAY.
Một vấn đề của truyền tin SMS là những SMSC được phát triển bởi các giao thức
của những công ty khác nhau và hầu hết các giao thức này đều giữ độc quyền. Chẳng
hạn, Nokia có một giao thức SMSC gọi là CIMD trong khi một nhà cung cấp khác là
CMG lại có một giao thức gọi là EMI. Vì vậy không thể kết nối được hai SMSC này lại
với nhau. Để giải quyết vấn đề này, một SMS Gateway được đặt giữa hai SMSC. Sau
đây là hình minh họa cho SMS Gateway:
Hình 2.4. Mô hình SMS Gateway
SMS Gateway làm việc như một cầu nối giữa hai SMSC. Nó chuyển một giao thức
SMSC thành một giao thức khác. Đây chính là cách để kết nối hai nhà cung cấp dịch
vụ khác nhau để có thể trao đổi các tin nhắn liên mạng.
Mã nguồn mở và phần mềm cho SMS Gateway
Có những phần mềm ứng dụng mở cho SMS Gateway có thể được tải xuống miễn
phí qua mạng. Một bộ phần mềm chất lượng cao là Kannel, được viết bằng ngôn ngữ
lập trình C. Kannel có thể xử lý những kết nối tới SMSC, điện thoại di động và
GSM/GPRS modem. Nó có một interface HTTP/HTTPS cho việc gửi và nhận tin nhắn
SMS. Những thông tin về Kannel có thể được tìm thấy trên trang web:
/>2.4 NHỮNG LỚP GIAO THỨC.
2.4.1 Lớp ứng dụng

Là sự hiện thực trong SMES (là một thực thể có thể gửi hoặc là nhận một tin nhắn
ngắn. Một SME có thể định vị trong một mạng cố định,di động) trong mẫu của những
22
phần mềm ứng dụng gửi,nhận và phiên dịch nội dung của tin nhắn. Lớp ứng dụng này
thì cũng được biết như là SM-AL(Short-Message-Application-Layer).
2.4.2 Lớp chuyển đổi
Một tin nhắn được xem như là một chuỗi của những octect chứa đựng thông tin như
là chiều dài của tin nhắn, người tạo ra tin nhắn hoặc là người nhận, ngày nhận,…Lớp
chuyển đổi thì có kí hiệu là SM-TL (Short Message-Transger-Layer).
2.4.3 Lớp tiếp sóng
Cho phép chuyển một tin nhắn qua lại giữa những mạng khác nhau. Một mạng có
thể tạm thời lưu trữ một tin nhắn. Ở lớp này,MSC (Tổng đài di động) ngoài chức năng
chuyển mạch bình thường của nó, nó còn sử dụng 2 chức năng khác. Chức năng đầu
tiên gọi là SMS gateway MSC gồm có , nhận được một tin nhắn từ một SMSC (SMS
Centre) và thẩm vấn HLR (Home Location Register - Bộ ghi định vị thường trú) để thu
được đường đi của tin nhắn và hơn nữa là chuyển tin nhắn tới mạng nhận. Chức năng
thứ hai, gọi là SMS Interworking MSC (SMS-IW-MSC :sự tác động lẫn nhau của SMS
và MSC) gồm có, nhận được một tin nhắn từ mạng di động và chuyển nó tới SMSC.
Lớp này gọi là viết tắt là SM-RL ( Short Message Relay Layer).
2.4.4 Lớp liên kết
Cho phép truyền một tin nhắn tại mức độ vật lý (tự nhiên). Thay cho mục đích này,
tin nhắn thì được bảo vệ với mức thấp những lỗi kênh (channel errors). Lớp này viết tắt
là SM-LL (Short Message Link Layer). Một chồng những lớp giao thức vận chuyển
của SMS được chỉ ra ở hình:
Hình 2.5. Mô hình các lớp giao thức
23
Thay cho mục đích của việc vận chuyển, một ứng dụng vẽ bản đồ nội dung tin nhắn
và những chỉ dẫn phân phát có liên kết lên trên một TPDU ( Transfer Protocol Data
Unit : Nghi thức chuyển đổi đơn vị dữ liệu) tại lớp chuyển đổi (SMS-TL). Một TPDU
thì bao gồm, những kiểu tham số khác nhau của tin nhắn,…chỉ rõ một tình trạng có

thông báo hay không thì đòi hỏi phải chứa đựng phần văn bản của tin nhắn,…Mỗi tham
số thì được thêm vào đầu bởi sự viết tắt (abbreviation) TP cho giao thức chuyển đổi
như TP-Message-Type-Indicator(TP-MTI : kiểu chỉ báo), TP-Status-Report-
Indicator(TP-SRI) , TR-User-Data (TP-UD),…
Tại lớp chuyền đổi, sự trao đổi của một tin nhắn từ người gửi SMS (thực thi) đến
người nhận SMS gồm có từ hai đến ba bước. Ba bước đó được thể hiện bởi hình:
Hình 2.6 Mô hình cơ chế vận chuyển tin nhắn giữa người nhận và người gửi
Sau khi được tạo thành bởi người gửi SMS, thì tin nhắn được đệ trình bởi SMSC
(bước 1). SMSC có thể thử lại điều đó với những phần tử mạng khác nhau, người gửi
tin nhắn đó thì được phép gửi tin nhắn. SMSC thì chuyển tin nhắn đến người nhận
SMS (bước 2). Nếu người nhận SMS chưa sẵn sàng cho việc nhận tin nhắn, thì SMSC
sẽ tạm lưu trữ tin nhắn đó cho đến khi nào người nhận SMS bắt đầu sẵn sàng hoặc cho
đến khi tin nhắn hết giá trị (hết thời gian tồn tại). Khi nhận tin nhắn hay là xoá tin nhắn
bởi mạng. một báo cáo về tình trạng của tin nhắn có thể được chuyển quay trở lại người
gửi SMS ( bước 3), chỉ khi báo cáo này được yêu cầu bởi người gửi SMS trong thời
gian kiểm tra tin nhắn.
24
Hình 2.7 Các kiểu thực hiện giữa một SME và một SMSC
• SMS-SUBMIT (SMS- Kiểu chấp nhận) : Giao dịch này tương ứng với sự
kiểm tra một đoạn tin nhắn từ SME tới SMSC. Trên sự kiểm tra của một
đoạn tin nhắn, SMSC thừa nhận sự kiểm tra với sự giải quyết của SMS-
SUBMIT-REPORT.
• SMS-DELIVER ( SMS- Kiểu phân phối) : Sự giao dịch này tương ứng với
sự phân phát của một đoạn tin nhắn từ SMSC đến SME. Trên sự phân phát
đoạn tin nhắn, SME thừa nhận sự phân phát với sự giải quyết của SMS-
DELIVER-REPORT.
• SMS-STATUS-REPORT ( SMS- Kiểu thông báo tình trạng) : Sự giao
dịch này tương ứng với việc vận chuyển của một thông báo tình trạng từ một
SMSC đến một SME.
• SMS-COMMAND (SMS- Kiểu lệnh): Sự giao dịch này tương ứng với yêu

cầu từ một SME.
• SMS- SUBMIT- REPORT ( SMS- Kiểu thông báo): Quá trình này phù
hợp với việc thông báo từ trung tâm SMSC quay trở lại thực thể gửi tin nhắn
gốc ban đầu Or SME.
• SMS- DELIVER- REPORT ( SMS- Kiểu thông báo phân phối): Đây là
quá trình mà thực thể nhận tin Re SME gửi một thông báo về kết quả thu
nhận tin nhắn mà trung tâm SMSC đã phân phối. Dựa vào kết quả thu nhận
tin nhắn, mà thực thể nhận tin nhắn Re SME gửi lại trung tâm một thông báo
về kết quả thu nhận tin nhắn đó.
Như vậy tại lớp vận chuyển có sáu quá trình trao đổi thông tin có thể được đưa ra
giữa thực thể nhắn tin SME và trung tâm của dịch vụ nhắn tin SMSC. Mỗi một khối dữ
liệu giao thức truyền truyềnải phù hợp với một quá trình trao đổi riêng biệt
25

×