Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá ngạnh cranoglanis bouderius (richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 128 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) là loài thuộc bộ cá
nheo (Siluriformes), họ cá Ngạnh (Cranoglanididae). Trên thế giới, cá Ngạnh phân
bố ở Trung Quốc (các khu vực giáp danh với Việt Nam là đảo Hải Nam, Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam) [7]. Ở Việt Nam, cá Ngạnh thường bắt gặp ở tất cả các
hệ thống sông từ miền Bắc (sông Hồng, sông Mã, sông Lam) đến miền Nam Trung
Bộ. Giới hạn thấp nhất về phía Nam biết được của lồi cá này là sơng Trà Khúc Quảng Ngãi [16]. Cá Ngạnh phân bố ở tầng đáy và kề đáy, thích sống ở những nơi
nước chảy vừa hoặc chậm, đáy nhiều bùn cát. Cá thường sống thành từng đàn, chủ
yếu ở vùng hạ lưu nhiều hơn trung và thượng lưu các sơng ở các tỉnh phía Bắc.
Thịt cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) là loại thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao. Zhang và cs (2009), đã tiến hành phân tích thành phần
axit béo để đánh giá giá trị dinh dưỡng trong thịt cá Ngạnh đã chỉ ra rằng, có tổng
số 11 axit béo trong thịt cá, trong đó gồm 4 axit béo bão hòa và 7 axit béo khơng
bão hịa. Điểm chất lượng của axit béo bão hịa là 33,9%, axit béo chưa bão hịa là
66,03%; trong đó, axit béo mạch đơn chưa bão hòa là 50,49% và axit béo chưa bão
hòa mạch dài là 15,54%. Axit béo trong thịt cá Ngạnh chứa 3 axit chính là C18:1,
C16:0 và C18:2n-6, đều có điểm chất lượng là 80,44% trong tổng số. Ngoài ra,
thành phần axit béo trong thịt cá Ngạnh C. bouderius có sự khác biệt rõ ràng so với
các lồi cá có giá trị kinh tế khác [98].
Cá Ngạnh là đối tượng có giá trị kinh tế, là đặc sản quý được nhiều người
trong và ngoài nước ưa dùng, với giá bán dao động từ 250.000 –350.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, nguồn lợi cá này ngoài tự nhiên ở nước ta đang bị suy giảm nghiêm
trọng do khai thác quá mức, do việc tác động của con người làm thay đổi dòng
chảy, nơi cư trú và bãi đẻ. Hiện nay, danh lục Đỏ của liên minh bảo tồn thiên nhiên
quốc tế (IUCN, 2017) xếp bậc sẽ nguy cấp (VU) và nằm trong danh mục các lồi
thủy sinh q hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển
theo quyết định số 82/2008-QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
(lồi có nguy cơ sẽ nguy cấp – VU) [4]. Bởi vậy, cần có những nghiên cứu toàn




2

diện về đặc điểm sinh học, giá trị nguồn gen, thuần dưỡng và sản xuất giống nhân
tạo đối tượng này.
Hiện nay, các kết quả nghiên cứu trong nước về cá Ngạnh - Cranoglanis
bouderius (Richardson, 1846) mới chỉ dừng lại ở cung cấp một số dẫn liệu về phân
bố, đặc điểm phân loại và sơ lược về đặc điểm hình thái, đặc biệt chưa có nghiên
cứu nào về đặc điểm sinh sản, sinh trưởng, dinh dưỡng, quy trình kỹ thuật sản xuất
giống và ni thương phẩm đối tượng này. Trong đó, những kết quả về nghiên cứu
về đặc điểm sinh học của cá Ngạnh là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu
nuôi thuần dưỡng, sản xuất giống nhân tạo đối tượng này trong điều kiện nuôi nhốt.
Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh học sinh
sản của cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) ngoài tự nhiên là cơ
sở khoa học rất có ý nghĩa để thực hiện các nghiên cứu về nuôi thuần dưỡng và kỹ
thuật sinh sản nhân tạo.
Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn trên, được sự đồng ý của Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật
sản xuất giống cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều
kiện ni tại tỉnh Nghệ An”. Qua đó bước đầu xây dựng cơ sở khoa học cho việc
bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài cá này, đồng thời làm tiền đề nghiên cứu sản
xuất giống phục vụ mục tiêu đa dạng hóa đối tượng ni ngọt ở tỉnh Nghệ An và
vùng Bắc Trung Bộ.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản và ương
nuôi cá Ngạnh trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An. Qua đó góp phần làm cơ sở
cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống cá Ngạnh, nhằm cung cấp nguồn cá

giống cho nuôi thương phẩm và bảo tồn được nguồn gen quý này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản (phân loại, hình thái, sinh
trưởng, dinh dưỡng và sinh sản) nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ


3

thuật sản xuất giống nhân tạo cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) tại Nghệ An.
- Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh - Cranoglanis
bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nội dung luận án là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng, là nguồn tài liệu tham
khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trên cá Ngạnh và một số loài cá trong họ
Cranoglanididae.
- Đề tài đưa ra được các dẫn liệu một cách đầy đủ và có hệ thống về đặc điểm
hình thái, giải phẫu, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh học sinh sản của cá Ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846).
- Đề tài lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh
Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thử nghiệm sinh sản cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) trong điều kiện nhân tạo là các dẫn liệu ban đầu nhằm cung cấp cơ sở khoa
học quan trọng cho việc thuần hóa, sản xuất giống nhân tạo và ni thương phẩm
lồi cá này tại Nghệ An. Từ đó góp phần đa dạng hóa đối tượng ni nước ngọt có
giá trị kinh tế, đồng thời bảo tồn và phát triển được loài cá quý hiếm này.
4. Điểm mới của luận án
Đây là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và khá toàn diện về đặc

điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam. Nội dung của luận án gồm những
điểm mới sau đây:
- Xác định được một số đặc điểm sinh học quan trọng của cá Ngạnh như
phân loại cá Ngạnh bằng phương pháp phân tử, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh
học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh học sinh sản.
- Đặc biệt, luận án đã xác định các biện pháp kỹ thuật về sinh sản cá Ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nhân tạo như: Biện pháp


4

thuần dưỡng; ni vỗ thành thục; kích thích sinh sản; thu tinh và ấp trứng; ương cá
bột lên cá hương và ương cá hương lên cá giống.
- Lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu khoa học về tác nhân gây bệnh và
bước đầu đề xuất một số biện pháp phòng trị bệnh ở cá Ngạnh.
- Trên cơ sở các thử nghiệm khoa học về sinh sản nhân tạo cá Ngạnh, luận án
đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh trong điều kiện
nuôi tại Nghệ An.
5. Bố cục của luận án (128 trang)
- Phần mở đầu (04 trang)
- Chương 1. Tổng quan tài liệu (27 trang)
- Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (20 trang)
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (65 trang)
- Kết luận và đề xuất (03 trang)
- Tài liệu tham khảo (08 trang)
- Các công bố khoa học liên quan đến nội dung của luận án (01 trang)
- Phụ lục của luận án
- Số bảng: 32 bảng
- Số hình: 108 hình



5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Ngạnh
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá Ngạnh được phân loại như sau:
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp cá vây tia: Actinopterygii
Bộ cá Nheo: Siluriformes
Họ cá Ngạnh: Cranoglanididae
Giống cá Ngạnh: Cranoglanis
Loài cá Ngạnh: Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846)
Tên tiếng Anh: Helmet catfish
Tên đồng vật: Bagrus bouderius
Richardson, 1846; Macrones sinensis
Bleeker, 1873; Cranoglanis sinensis
Peters, 1880.
Tên thường gọi: cá Ngạnh (cá
lớn), cá Ngạnh thon (Nguyễn Văn
Hảo, 2005).

Hình 1.1. Cá Ngạnh trưởng thành

1.1.2. Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005) khi phân tích 03 mẫu cá thể cá Ngạnh thu ở
sơng Bằng Giang (Cao Bằng) và sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn) có một số chỉ tiêu hình
thái như sau:
L=238-243 mm, L0= 198-205 mm,
D=5-6; A= 27-35; P=I, 10-11; V= 1,10-11; C= 16;

L0= 4,21-4,27 H= 3,87-4,13 T= 7,07-7,33 Icd= 11,39-12,38 ccd.
T= 2,21-2,53 Ot= 4,80-5,30 O = 2,09-2,30 OO.
H= 1,68-1,71 chiều rộng thân = 2,67 – 2,94h OO= 2,3O. Lcd= 1,61-1,69 ccd.
Thân tròn trơn láng. Phần đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Viền lưng cong
không đều, từ vây lưng tới mõm vát chéo thẳng; từ sau vây lưng gần như thẳng, đến
vây mỡ cong xuống. Viền bụng từ mút mõm đến trước vây lưng gần vạt chéo, đến


6

hậu mơn cong và đến cán đi thóp ngắn. Phần đầu nhìn từ phía lưng lồi, mút trước
hơi hình lưỡi cày. Mõm bẹp, mút hơi hẹp và nhọn, chiều rộng bằng chiều dài. Lỗ mũi
trước tiếp cận với mút mõm, nằm gần cạnh phía trong gốc râu hàm, cách xa lỗ mũi
sau. Lỗ mũi sau cách lỗ mũi trước bằng ½ lần tới viền trước mắt, phía trước mọc râu
mũi. Mắt lớn, nằm bên và ở chính giữa phần đầu; nhìn từ mặt bụng có thể nhìn thấy
phần nhãn cầu.Khoảng cách hai mắt rộng lồi. Có một rãnh nơng chạy từ đỉnh chẩm
kéo dài quá mắt, phần ngang mắt rất rộng. Miệng dưới nằm sát mút mõm, hướng
ngang, hình cong nơng, chiều rộng bằng chiều rộng đầu ở nơi đó. Môi dưới phát triển
hơn môi trên. Rãnh sau môi dưới sâu, ngắt quãng ở giữa, độ rộng bằng đường kính
mắt. Răng trên hai hàm sắc, nhọn. Có 4 đơi râu. Râu mũi gốc to, mút cuối quá viền
mắt. Râu hàm to bẹt, kéo dài chưa tới gốc vây ngực. Râu cằm ngoài tới quá gốc vây
ngực. Râu cằm trong ngắn hơn, chỉ tới phần lõm của mép mang [22].
Vây lưng rất cao, dài hơn chiều dài đầu và hơn chiều cao thân; gai vây ngắn
hơn tia phân nhánh, mé trước sần sùi, mé sau có răng cưa rắn chắc; khởi điểm cách
sau mút cuối xương thìa khoảng 1,5 lần đường kính mắt, tới mút mõm bằng tới khởi
điểm vây mỡ hoặc q một ít. Vây mỡ ngắn, khởi điểm khơng rõ ràng, ước thiên về
nửa sau của gốc vây hậu mơn, mút sau tự do. Vây hậu mơn có gốc dài tương đương
với khoảng cách giữa vây ngực và vây bụng (PV), khoảng cách từ khởi điểm vây hậu
môn (A) tới gốc vây đuôi bằng khoảng cách từ A tới khởi điểm vây ngực, viền vây
hơi bằng. Vây ngực có khởi điểm ở dưới qua lỗ mang, tới mút mõm ngắn hơn tới

khởi điểm vây bụng. Tia gai vây ngực mé trước có răng cưa yếu, mé sau răng cưa
sắc. Vây bụng nhỏ, khởi điểm tới mút mõm bằng tới gốc vây đuôi, mút sau vượt qua
khởi điểm vây hậu môn. Hậu môn cách vây hậu môn bằng 1/3 khoảng cách giữa vậy
bụng và vây hậu môn (VA). Vây đuôi phân thùy sâu, mút nhọn, thùy trên dài hơn.
Gai chấm trên phía lưng thơ ráp, tiếp xúc với gốc vây lưng. Mút sau của
phần nhơ xương thìa nhọn dài bằng 2/3 vây ngực. Phần bụng sau vây bụng hơi lồi.
Đường bên hồn tồn từ phía trên lỗ mang kéo dài ngang bằng đến gốc vây đuôi,
hai bên phân nhánh dạng ống ngắn. Vây hậu môn phủ da ở gốc chiếm khoảng ½
chiều cao vây. Lưng đầu xám đen, thân nhạt dần, bụng trắng nhạt. Các vây có gốc
xám nhạt, ngọn xám đen. Các râu màu đen, còn râu cằm trắng trong [22].


7

1.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) là một lồi đặc hữu trong
hệ thống sơng Châu Giang (Pearl river) (Quảng Châu), hệ thống kênh mương ở đảo Hải
Nam (Trung Quốc), sông Hồng (Việt Nam). Cá Ngạnh cũng phân bố Nam Trung Quốc
(Quảng Đông, Quảng Tây thuộc hệ thống sông Tây Giang và Vân Nam) [22].
Ở Việt Nam, cá Ngạnh loài đặc trưng cho khu hệ được bắt gặp ở tất cả các hệ
thống sông từ miền Bắc đến miền Nam Trung Bộ, không gặp ở miền Nam. Giới hạn
thấp nhất về phía Nam biết được của lồi cá này là sơng Trà Khúc- Quảng Ngãi [16].
Ở Nghệ An, cá Ngạnh được thu thập trên lưu vực sông Lam thuộc khu vực các
huyện: Con Cuông, Tương Dương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, … Nhưng nguồn lợi cá
Ngạnh tự nhiên đang giảm mạnh do áp lực khai thác và thay đổi cấu trúc thủy vực
làm thay đổi bãi đẻ, vùng phân bố của cá. Cá sống ở tầng đáy và kề đáy, cá thích sống
ở nơi nước chảy vừa hoặc chậm, đáy nhiều bùn cát. Cá thường sống thành từng đàn
và thường thấy ở vùng hạ lưu nhiều hơn trung và thượng lưu các sông [22].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Ngạnh thuộc nhóm ăn tạp nên thành phần thức ăn đa dạng. Thức ăn chủ

yếu là các động vật không xương sống, côn trùng, cá con. Trong ống tiêu hóa của cá
cịn gặp một số lồi động vật nhỏ thuộc nhóm giáp xác Crustaceae (Cyclops,
Ostrracoda,...), ấu trùng cơn trùng. Ngồi ra, cá cịn ăn các ngun sinh động vật, ấu
trùng giáp xác, thực vật, các mảnh vụn hữu cơ lắng đọng và cả động thực vật
thượng đẳng. Cá Ngạnh có tập tính kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm, ở những nơi
nước trong. Cá thường bơi theo đàn để kiếm mồi, thường vào ban đêm [22].
Chiều dài ruột của cá Ngạnh tăng dần theo tuổi, song chỉ ngắn hơn chiều dài
thân một ít. Cá tích cực kiếm mồi nên dạ dày thường có độ no cao. Chúng hay tập
trung ở các bến phà, bến cá ven sông và ăn các chất cặn bạ của con người và súc vật
thải ra sông. Thành phần thức ăn thay đổi theo kích thước cá, theo mùa vụ và phụ
thuộc vào nơi sống. Ở những vùng hạ lưu, cá có kích thước lớn, ngồi mảnh vụn
hữu cơ, rau, quả,... thì trong ống tiêu hóa cịn bắt gặp đa số là Annelides, Decapoda,
Mollusca.


8

1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Ngạnh có kích thước trung bình, con lớn nhất nặng 1,5 kg. Cá 1 năm có
thể đạt chiều dài 15,5-21,0 cm, trung bình khoảng 19 cm; năm thứ 2, tăng trưởng
bằng 31,4 % năm đầu, còn các năm sau tăng trưởng chỉ từ 19-23% [22]. Nhìn
chung, cá có tốc độ tăng trưởng lớn, năm sau giảm dần về chiều dài, nhưng lớn
nhanh về khối lượng. Sinh trưởng chiều dài có liên quan đến sự biến động của độ
béo Fulton và độ béo Clark. Độ béo của cá Ngạnh tăng khi chiều dài cá tăng và đạt
lớn nhất ở nhóm tuổi 5+, ngồi ra cịn phụ thuộc các mùa trong năm. Thông
thường, từ tháng 01 đến tháng 3 cá béo nhất.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá đạt tuổi 3+ bắt đầu tham gia sinh sản. Cá phát triển và thành thục tuyến
sinh dục vào cuối mùa Đông, mùa vụ sinh sản vào khoảng từ tháng 3 đến 6 hàng
năm, cá giống cỡ 5-6 cm thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9 hàng năm [22].

Cá Ngạnh đẻ trứng trong hang hốc tự nhiên hoặc tự đào hố ở đáy đất. Cá bố
mẹ bảo vệ trứng và con cái ở nơi đẻ, thời điểm này cá rất dữ. Sức sinh sản của cá
khơng cao, cá ở kích thước 27,5-42,5 cm đẻ được 300-12.500 trứng/cá thể, sức sinh
sản tương đối là 10-23 trứng/g cá. Kích thước trứng 0,9-1,3 mm chiếm 50- 95%
tổng số lượng trứng.
1.2. Tình hình nghiên cứu về cá Ngạnh trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá Ngạnh trên thế giới
a) Các nghiên cứu về tên loài trong chi cá Ngạnh:
Năm 1846, lần đầu tiên Richardson đã mô tả cá Ngạnh (Cranoglanis
bouderius hay C. sinensis) như là loài Bagrus bouderius dựa trên một bức tranh sơn
dầu của Trung Quốc [91].
Đến năm 1880, Peter đã mơ tả giống Cranoglanis cùng với một lồi mới,
Cranoglanis sinensis. Lồi này có đặc điểm chính là có đầu lớn, thân dài vừa phải,
không vẩy. Vây lưng và vây ngực thường có ngạnh cứng, nhớt phủ ở da, vây có độc
tố gây đau nhức cho người bị châm [90].
Vaillant (1893) đã mơ tả lồi Cranoglanis henrici, mặc dù khơng được chú ý
nhiều, nhưng đây là một lồi tương đối có giá trị [94]. Cả Cranoglanis henrici và C.


9

multiradiatus đều có mấu lồi rộng hơn, vây hậu mơn dài hơn (30,2 – 35,0% SL so với
27,6 – 30,0), với nhiều tia nhánh hơn (34 – 39 so với so với 28- 32), và có nhiều đốt
sống hơn C. bouderius (46 - 47 so với 41 - 44). Hai lồi này lại khơng giống nhau,
trong đó C. henrici có miệng rộng hơn (34,5 - 36,4% HL so với 30,8) và đơi mắt bố
trí xa nhau hơn C. multiradiatus (Khoảng cách giữa 2 hốc mắt là 47,0 - 55,0% HL
so với 41,9 - 42,4).
A

B


Hình 1.2. A - mặt trái mấu lồi của Cranoglanis henrici, 143,3 mm SL; B - mặt trái
mấu lồi của C. bouderius, 146,0 mm SL. (Nguồn: Ng H. H. và Kottelat )

A

B

Hình 1.3. Nhìn mặt dưới đầu. A- Cranoglanis henrici, 197,8 mm SL;
B- C. multiradiatus, 187,6 mm SL. (Nguồn: Ng H. H. và Kottelat )
Năm 1926 đến năm 1927, Koller đã mơ tả một lồi cá ở đảo Hải Nam (Trung
Quốc) và đưa ra giống mới Pseudotropichthys với lồi điển hình Pseudotropichthys
multiradiatus, nhưng kết quả nghiên cứu của ơng đã khơng so sánh với các lồi
thuộc giống Cranoglanis và lại xếp giống mới Pseudotropichthys vào phân họ
Bagrinae [85].
Năm 1931, Myer đã thống nhất giống Pseudotropichthys với giống
Cranoglanis và đưa ra họ mới Cranoglanididae (Myers, 1931). Tuy vậy, ông không
đưa ra được vị trí của giống này trong một vài họ đã biết. Do đó, Myer đã đặt tên họ
mới là Cranoglanididae và đã được một số tác giả khác công nhận như Mo
T.P.(1991) [88] [86].
Herre (1934) đã hồi nghi về lồi cá Ngạnh có nguồn gốc ở Hồng Kông. Dựa


10

trên các dữ liệu cơ bản về mẫu ở tỉnh Quảng Tây (Quảng Châu - Trung Quốc). Ông
cho rằng nguồn gốc của cá Ngạnh là ở tỉnh Quảng Châu. Tuy nhiên, ông tin rằng
giống Cranoglanis không xuất hiện ở các đảo gần biển, đặc biệt là mẫu của Koller
thu thập ở đảo Hải Nam. Mặc dù thực tế là cá Ngạnh xuất hiện phổ biến ở sông Tây
Giang (West river) - một nhánh của sông Châu Giang và các nhánh của sông này,

sông Fu ở Quảng Châu-Trung Quốc [83].
Jayaram (1955) đã thống nhất gộp 2 loài C. multiradiatus và C. sinensis thành 2
loài C. bouderius. Gần đây, C. bouderius và C. multiradiatus đã được coi là hai loài
riêng biệt [84].
Bleeker (1973) đã mô tả Macrones sinensis trên một bức tranh vẽ ở Trung Quốc
và được Jayaram & Boeseman (1976) chỉ ra chính là lồi thuộc giống Cranoglanis [84]
Eschmeyer (1998) cho rằng phân bố chuẩn của C. sinensis ở gần Hồng
Kông. Điều này khác với Herre (1934), ông đưa ra giả thuyết là Wuchow ở trung
tâm tỉnh Quảng Đơng, phía Đơng Nam Trung Quốc. Theo Perter (1880) thực tế tên
loài Cranoglanis sinensis cho biết nó đến từ sơng Lian Jiang ở Lianzhou, phía Bắc
tỉnh Quảng Đơng [90].
Gần đây một số tác giả Trung Quốc lại cho rằng Cranoglanis bouderius và
Cranoglanis multiradiatus là hai loài riêng biệt, nghiên cứu này được Chu & Kuang
(1990) phân tích từ mẫu cá thu từ sơng Hồng (Việt Nam); Pan (1991) phân tích từ mẫu
cá thu từ đảo Hải Nam [80].
Ng H. H. và Kottelat (2000) lựa chọn Cranoglanis sinensis là tên chuẩn mới
của Macrones sinensis và Bagrus bouderius. Tác giả đã so sánh mẫu chuẩn của
Cranoglanis sinensis và hình vẽ mơ tả của lồi Cranoglanis bouderius mô phỏng
như bản 19b của Whitechead (1969) [89].
b) Nghiên cứu về hình thái cá Ngạnh:
Theo Ng H. H. & Kottelat M. (2000), cá Ngạnh có thân trần, trơn láng. Viền
lưng cong không đều, từ mút mõm đến gốc vây lưng vát chéo, sau vây lưng đến vây
mỡ thẳng, sau vây mỡ hơi cong lên. Viền bụng cong, nông và đều. Đầu dẹp bằng,
thân và đuôi dẹp bên. Hốc mắt và xương trán nhăn nheo, không được bảo vệ. Cán
đuôi hẹp. Mõm tù. Lỗ mũi gần mõm hơn mắt, hai lỗ mũi trước và sau phân cách, lỗ


11

mũi sau có râu. Có 4 đơi râu (1 đơi râu mũi, 1 đôi râu hàm và 2 đôi râu cằm), râu

hàm kéo dài đến quá gốc vây bụng. Miệng ở dưới, hình vịng cung. Hàm trên dài
hơn hàm dưới. Răng hàm dạng lông nhung, cong, thon dài co lại phía sau và bị ngắt
quãng ở giữa; răng cửa hàm trên rộng, yếu, hình chữ nhật cong, ngắt quãng ở giữa.
Mơi trên dày. Mắt ở 2 bên đầu, có màng mỡ che. Khoảng cách hai mắt rộng. Có
một rãnh ở giữa đầu chạy từ chẩm đến hết mắt. Mút sau phần nhơ của gai xương
thìa ngắn, trịn tầy. Khe mang rộng. Màng mang khơng liền với eo mang. Đường
bên hồn toàn, chạy giữa chiều cao thân [89].
Vách ngăn mang rời và thoát khỏi eo, với 5 (1), 6 (5), 7 (1), hoặc 8 (1) tia.
Vây lưng có ngạnh với 6 (7) hoặc 7 (2) tia; cạnh trước của ngạnh có 3 - 6 răng cưa
và 8 - 14 răng cưa ở cạnh sau. Vây mỡ ngắn, cong lại ở mép sau. Vây hậu môn dài
vừa phải, với 34 (1), 35 (1), 37 (1), 38 (1) hoặc 39 (2) tia. Vây đi hình chạc, 2
thùy ngang bằng nhau, và có 7/7 (2), 7/8 (3) hoặc 8/8 (4) tia. Vây hông lồi ở mép
ngồi và có 9 (2) hoặc 10 (7) tia. Ngạnh vây ngực có 3 hoặc 4 răng cưa ở cạnh
trước, và 10 - 17 răng cưa ở cạnh sau. (%SL): Chiều dài đầu 24,5 - 27,7; rộng đầu
16,1 - 20,4; dày đầu 15,2 - 16,8. Chiều dài trước hậu môn 52,3 - 61,1; chiều dài
trước khung chậu 45,1 - 49,3; chiều dài trước vây ngực 22,6 - 26,9. Bề dày cơ thể ở
vùng hậu môn 20,5 - 26,2; chiều dài cuống đuôi 11,8 - 13,5; bề dày cuống đuôi 7,6 9,4. Chiều dài ngạnh vây ngực 15,3 - 20,8; chiều dài vây ngực 19,1 - 28,5; chiều dài
vây lưng 25,5 - 32,5; chiều dài gốc vây lưng 7,8 - 9,6; chiều dài vây hông 12,8 15,3; chiều dài gốc vây hậu môn 30,2 - 16 35,0; chiều dài vây đuôi 19,7 - 25,8;
chiều dài vây mỡ 12,4 - 18,7; chiều cao lớn nhất của vây mỡ 3,2 - 4,8; khoảng cách
từ vây lưng đến vây mỡ 17,5 - 25,1. (% HL): Chiều dài mõm 40,1 - 49,1; chiều rộng
mõm 34,5 - 36,4; khoảng cách giữa 2 hốc mắt 47,0 - 55,0; đường kính mắt 16,1 19,8; chiều dài râu ở mũi 63,4 - 78,8; chiều dài râu hàm trên 148,1 - 187,1; chiều
dài râu bên trong hàm dưới 38,3 - 50,9; chiều dài râu phía ngồi hàm dưới 76,4 99,5 [89].
Cũng theo Ng H. H. & Kottelat M. (2000) thì trong dung dịch cồn 70%, cá
có màu xám trên vùng lưng và 1/3 bên trên sườn, 2/3 bên dưới sườn và vùng bụng
màu hơi trắng. Vây màu xám, vùng ngoại biên của vây đuôi màu đen, vùng ngoại


12

biên của các vây khác trong suốt. Trong vòng đời, cơ thể từ bạc hơi xám tới màu

đồng, tối ở trên lưng, trắng ở dưới bụng; các vây màu hơi nâu đỏ [89].
c) Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của thịt cá Ngạnh:
Nghiên cứu của Zhang và cs (2009) cho kết quả về hàm lượng thịt và thành
phần dinh dưỡng của thịt cá Ngạnh có 69,92 % là thịt, có hàm lượng protein là
17,89%, chất béo là 5,20 % và hàm lượng tro là 1,10 %. Thịt cá Ngạnh có chứa 17
axít amin ngoại trừ tryptophan và chiếm 79,18 % trong thịt, trong số đó có các axít
amin thiết yếu chiếm 33,04 % và chiếm 46,14 % trong tổng số các axít amin. Các
axít amin như valine, methionine, cystine là những axit amin hạn chế. Tỷ lệ các axít
amin thiết yếu và các axít amin khơng thiết yếu là 0,72. Các axít amin thơm chiếm
29,59 % và 37,37 % trong tổng số các axít amin. Chỉ số axít amin trong cá Ngạnh là
86,60 so với tiêu chuẩn của WHO/FAO [98].
d) Nghiên cứu về đa dạng sinh học loài cá Ngạnh:
Nghiên cứu về đa dạng sinh học của Chu X.L và cs (1990) có sử dụng 55
cặp mồi microsatellite để đánh giá bộ genome của cá Ngạnh (Cranoglanis
bouderius) ở sông Châu Giang (Pearl river) và ở đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Trong đó có 23 cặp mồi có xuất hiện ban trên gel điện di. Trong số đó có 11 cặp
mồi cho thấy sự đa hình của cá Ngạnh ở sơng Châu Giang (Pearl river) và 9 cặp
mồi cho thấy sự đa hình của cá Ngạnh ở đảo Hải Nam. Số allen trong các locus đa
hình là 2 đến 4 và đạt giá trị trung bình là 2,91 [80].
Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để phân tích mối
quan hệ di truyền của các lồi thuộc giống Cranoglanis, trong đó chủ yếu dựa vào
hình thái cá. Hiện nay bằng sự hỗ trợ của chỉ thị phân tử, các nhà khoa học đã có
nhiều nghiên cứu định loại các lồi thuộc giống này, có thể liệt kê một số nghiên cứu
như sau:
Từ năm 1990, nhiều nhà khoa học đã sử dụng marker phân tử (bộ genome
DNA mitochondrial) để định loại các quần thể cá. Tiếp đến, một số nhà khoa
học đã chứng minh rằng vùng D-loop có chứa sự biến động di truyền lớn nhất để
định loài các lồi cá (Meyer, 1931). Phân tích di truyền bằng chỉ thị AFLP sử
dụng kết hợp 18 đoạn mồi để phân tích mối quan hệ phát sinh chủng loại của 60 cá



13

thể cá Ngạnh (Cranoglanis bouderius) được thu thập ở hai vùng sinh thái khác
nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa hình của cả 2 quần thể cá thu thập ở sông
Châu Giang (Pearl river) (Quảng Châu) và ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Kết quả
đạt được về chỉ số giống nhau tương ứng là 0,9462 ± 0,0237 và 0,9465 ± 0,0226
trong 2 quần thể cá thu thập. Chỉ số giống nhau giữa các quần thể cá thấp hơn
trong từng quần thể. Khoảng cách di truyền giữa quần thể cá Ngạnh ở sông Châu
Giang (Pearl river) (Quảng Châu) và quần thể cá Ngạnh ở đảo Hải Nam là 0,0634
± 0,0230. Phân tích cây phát sinh chủng loại cho thấy hai quần thể cá này là một
loài và các cá thể trong cùng một quần thể kết hợp với nhau trước, sau đó kết hợp
với các cá thể ở ngồi quần thể [80].
e) Nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cá Ngạnh:
Zhou và cs (2012), nghiên cứu quy trình sản xuất giống nhân tạo và sự phát
triển phôi của cá Ngạnh thơng qua việc sử dụng kích dục tố LHRH-A, DOM và não
thùy thể cá Chép (Carp pituitary extract CPE) trên cá bố mẹ đạt 4 năm tuổi. Kết quả
đạt được là cá đẻ trứng đạt kích thước trung bình 1,10 ± 0,2 mm. Trứng được thụ
tinh ở nhiệt độ 26-290C sau 26 giờ 10 phút thì nở đạt tỷ lệ 33 % [99].
Như vậy, kết quả nghiên cứu được công bố ở trên thế giới cho thấy, cá
Ngạnh mới chỉ được tập trung nghiên cứu chủ yếu về đặc điểm phân loại, hình thái,
đa dạng sinh học lồi, nguồn gen, đặc điểm phân bố, dinh dưỡng và các thành phần
axit amine trong thịt cá. Chưa có nghiên cứu nào về sản xuất giống và nuôi thương
phẩm cá Ngạnh được công bố trên thế giới. Đây là hạn chế trong tổng quan nghiên
cứu theo nội dung của đề tài.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Ngạnh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về cá Ngạnh cũng chưa nhiều, chỉ
tập trung nghiên cứu về đặc điểm phân loại và điều tra đặc điểm sinh thái của loài
này ngồi tự nhiên như: Đặc điểm hình thái, tập tính ăn, mùa vụ sinh sản và đặc
điểm phân bố. Cho đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất giống nhân

tạo và nuôi thương phẩm đối tượng này.


14

Trước thực trạng về nguồn lợi giảm sút ở các sông suối tự nhiên của nước ta,
yêu cầu cần thiết phải phục hồi, bảo tồn, khai thác nguồn gen và bổ sung đối tượng
ni mới có giá trị kinh tế cho người ni. Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học
Vinh đã có những nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá Ngạnh
tại lưu vực sông Lam (Nghệ An). Bước đầu đã có những nhận định về đặc điểm
sinh học sinh sản như mùa vụ sinh sản, sức sinh sản, các giai đoạn phát triển của
tuyến sinh dục và đã tiến hành thử nghiệm cho sinh sản cá Ngạnh trong điều kiện
nhân tạo.
Cao Xuân Dũng và cs. (2010), nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử
nghiệm sinh sản nhân tạo cá Ngạnh (Cranoglanis henrici). Cá Ngạnh (Cranoglanis
henrici) được thu mua tại 3 địa điểm chính mà chúng phân bố tự nhiên là sơng
Đuống (Hà Nội), sông Cầu (Bắc Ninh) và hồ Thác Bà (Yên Bái) và được nuôi trong
ao đất phục vụ cho việc nghiên cứu các đặc điểm: kích cỡ sinh sản, mùa vụ sinh
sản, khả năng thành thục trong điều kiện ao nuôi và bước đầu thử nghiệm sinh sản
nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cá ngạnh có khả năng thành thục trong ao
nước tĩnh với tỷ lệ 74,4%. Bước đầu nhận thấy, mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh tập
trung từ tháng 5 - 7. Cá trên 350g/con có thể bắt đầu tham gia sinh sản. Hệ số thành
thục dao động 1,67 - 4,46%. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối lần lượt là 5.927 15.906 trứng/cá cái và 7 - 19 trứng/g cá cái. LRHa được xác định là hormone thích
hợp để kích thích cho đẻ cá Ngạnh. Phương pháp thụ tinh khô (50,3 và 18,25%) và
bán ướt (27,14 và 15,1%) cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn so với phương pháp
thụ tinh ướt (13,2 và 0%). Kết quả nghiên cứu là tiền đề quan trọng cho việc sinh
sản nhân tạo và bảo tồn nguồn lợi lồi cá này [15].
Nguyễn Đình Vinh và cs (2013), đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản của cá Ngạnh (Cranoglanis bouderius)
trong điều kiện nhân tạo tại khu vực Bắc Trung Bộ [67].

- Mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh tại lưu vực sông Lam là từ tháng 4 đến
tháng 6, sức sinh sản tuyệt đối giao động từ 3.000 đến 19.128 trứng cá cái, sức sinh
sản tương đối đạt 13-38 trứng/1 g cá cái.
- Sử dụng thức ăn cơng nghiệp có độ đạm 45% để ni vỗ cá bố mẹ đạt các


15

chỉ tiêu nghiên cứu cao nhất như: Số cá cái tham gia sinh sản (9 con), tỷ lệ cá rụng
trứng (91,3%), sức sinh sản thực tế (2686 trứng/kg), tỷ lệ thụ tinh (66,18 %), tỷ lệ
nở (29,5%), năng suất ra bột (514 cá bột/kg cá cái) và thấp nhất là nuôi vỗ cá bố mẹ
sử dụng 100% thức ăn là cá tạp đạt: số cá cái tham gia sinh sản (5 con), tỷ lệ cá rụng
trứng (88,4%), sức sinh sản thực tế (2348 trứng/kg), tỷ lệ thụ tinh (50,13%), tỷ lệ nở
(11,3%), năng suất ra bột (132 cá bột/kg cá cái).
- Sử dụng LRHa kết hợp với DOM với liều lượng 30 µg LRHa + 9 mg
DOM/kg cá cái để kích thích cá Ngạnh cho tỉ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất, lần
lượt là 48% và 21%.
- Thụ tinh cho cá Ngạnh với phương thức thụ tinh khơ đạt tỷ lệ 50,34%. Sử
dụng hình thức ấp trong bể ấp có dịng chảy nhẹ có tỷ lệ cá nở cao, đạt 22,51%.
- Năm 2013, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Yên Bái
đã xây dựng mơ hình “Ni cá Ngạnh thương phẩm trong lồng trên hồ Thác Bà”.
Mơ hình được triển khai từ tháng 5/2013, thử nghiệm 12 lồng nuôi với quy mô
4.320 con và ni theo 4 thử nghiệm. Mơ hình đã áp dụng một số quy trình cơng
nghệ ni cá Ngạnh bằng lồng tre, dùng lưới đặc dụng để nuôi thành cá thương
phẩm. Trong q trình ni thử nghiệm, cá có tốc độ tăng trưởng tốt, sau gần 1 năm
thu hoạch được 3.500 con cá Ngạnh thương phẩm, trọng lượng trung bình 1 – 1,2
kg; tỷ lệ sống trên 80%; số lượng đạt 730 – 880kg/100m3 lồng. Nuôi thương phẩm
cá Ngạnh sử dụng thức ăn cơng nghiệp, có hàm lượng đạm 40%. Tuy nhiên, việc
ni cá hồn tồn dựa vào thu gom con giống ngồi tự nhiên nên khơng mang lại
hiệu quả kinh tế cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trên thị trường [106].

Những kết quả nghiên cứu đạt được còn rất hạn chế, tỷ lệ thành thục đạt 1520%, tỷ lệ sống của giai đoạn từ cá bột lên cá hương tương đối thấp, trung bình chỉ
đạt 9,69%. Chưa có các cơng bố về ương ni cá các giai đoạn bột, hương, giống
cũng như về thức ăn hay mật độ ương nuôi cá Ngạnh. Để từng bước khắc phục
những hạn chế này, cần có nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá
giống nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Những khó khăn hiện nay
làm ảnh hưởng đến kết quả ương có thể là mật độ và thức ăn phù hợp là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Ngạnh. Vì vậy, nghiên


16

cứu về ảnh hưởng của thức ăn và mật độ ương ni của cá Ngạnh trong điều kiện khí
hậu Nghệ An nhằm góp phần vào việc hồn thiện cơng nghệ sản xuất giống và ương
ni cá Ngạnh, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng của cá Ngạnh giai đoạn từ
cá hương lên cá giống cỡ 10-15 cm sẽ làm cơ sở cho việc phát triển đối tượng nuôi
bản địa này trong thời gian tới là cần thiết cũng như đóng góp cho việc nghiên cứu
hồn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá quý hiếm này ở Việt Nam [67].
1.3. Tình hình nghiên cứu về một số loài cá da trơn ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu về cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá thuộc họ Pangasiidae,
bộ cá da trơn (Siluriformes) được nuôi phổ biến tại Việt Nam từ lâu đời nay (Cacot,
1994). Từ năm 1999 việc sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá Tra và Basa đã
thành công, tạo tiền đề cho sự phát triển nghề nuôi cá tra và basa tại đồng bằng sông
Cửu Long. (Lê Thành Hung và ctv., 2007). Sản lượng cá Tra, Basa nuôi tại Việt
Nam tăng trưởng rất nhanh trong khoảng 10 năm nay, đạt khoảng một triệu tấn năm
2008 [29]. Cá Tra, Basa là lồi cá ăn tạp. Theo truyền thống cá được ni với thức
ăn tự chế biến bao gồm các nguyên liệu như cám gạo và cá tạp. Tuy nhiên do khả
năng cung cấp cá tạp có hạn chế và sự bất tiện khi sản xuất thức ăn tự chế biến nên
dần dần thức ăn này được thay thế bằng thức ăn viên công nghiệp. Nghiên cứu về
dinh dưỡng và thức ăn trên cá Tra, Basa rất ít được thực hiện và cơng bố trên các

tạp chí chun ngành.

Hình 1.4. Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
(Nguồn: Nguyễn Văn Sáng)
Theo Lê Thanh Hùng và ctv (2007), nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là yêu
cầu tiên quyết trong sản xuất thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về nhu


17

cầu dinh dưỡng của cá tra, basa chưa có nhiều. Dùng phương pháp broken line
method để xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu đã xác định nhu cầu protein của cá
basa, cá tra và cá hú (P.conchophilus) giai đoạn cá giống 15-20g với mức năng
lượng 20 kJ/kg, có giá trị lần lượt là 27,8%. 32,2% và 26,6%. Nhu cầu protein
tương đối lần lượt cho cá Basa, cá Tra và cá hú: 16,6 gam; 16,3 gam và 13,3 gam
protein/kg cá/ngày. Pathmasothy và Jin (1988) đã nghiên cứu xác định nhu cầu
protein cá tra là 32% với lượng thức ăn 5% thể trọng. Như vậy nhu cầu tương đối
protein của cá tra theo tác giả này tương đương 16,0 g/kg cá/ngày. Khi so sánh tăng
trưởng khi cùng cung cấp lượng protein như nhau, cá Basa có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất kế đến là cá Tra và sau cùng là cá Hú [29].
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009), đã nghiên cứu xác định như cầu lysine
của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống (2.48±0.01g). Thí
nghiệm được tiến hành với 7 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (38%) và
mức lipid (7%). Hàm lượng lysine từ 7,3 g đến 31,3 g lysine/kg thức ăn (19,3 đến
82,4 g/kg protein) với bước nhảy là 4 g/kg thức ăn.Kết quả thí ngiệm cho thấy tốc
độ tăng trưởng đặc biệt và hiệu quả sử dụng protein đạt cao nhất tại hàm lượng
lysine là 61,4 g/kg protein và sai khác có ý nghĩa với mức lysine từ 19,3 g đến 40,3
g/kg protein (p<0.05). Thành phần protein của cá chịu ảnh hưởng có ý nghĩa bởi
mức lysine trong thức ăn. Khi mức lysine tăng đến 50,9 g/kg protein thì FCR được
cải thiện có ý nghĩa. Kết quả phân tích đường cong gẫy khúc (Broken line) dựa trên

sự tương quan giữa tốc độ tăng trưởng đặc biệt với hàm lượng lysine trong thức ăn
cho thấy hàm lượng lysine tối ưu cho cá Tra giống là 20,3 g/kg thức ăn (tương ứng
53,5 g/kg protein) [23].
Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2010), đã tiến hành nghiên cứu xác định như
cầu methionine của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống (3,32
g/con). Thí nghiệm được tiến hành với 6 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein
(38%) và mức lipid (7%). Hàm lượng methionine từ 4,5 g đến 14,5 g methionine/kg
thức ăn (11,9 đến 38,2 g/kg protein) với bước nhảy là 2 g/kg thức ăn.Kết quả thí
nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc biệt và hiệu quả sử dụng protein đạt cao
nhất tại hàm lượng methionine là 32,9 g/kg protein và sai khác có ý nghĩa với mức


18

methionine từ 11,9 g đến 22,4 g/kg protein (p<0,05). Hàm lượng protein của cá chịu
ảnh hưởng có ý nghĩa bởi mức methionine trong thức ăn. Khi mức methionine tăng
đến 27,7 g/kg protein thì FCR được cải thiện có ý nghĩa. Kết quả phân tích đường
cong gẫy khúc (Broken line) dựa trên sự tương quan giữa tốc độ tăng trưởng đặc
biệt với hàm lượng methionine trong thức ăn cho thấy hàm lượng methionine tối ưu
cho cá tra giống là 10,1 g/kg thức ăn (tương ứng 26,7 g/kg protein) [24].
Từ Thanh Dung (2010), nghiên cứu về bệnh trắng gan trắng mang (TGTM)
trên cá Tra giống đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Mục tiêu đề tài nhằm xác định các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu và bạch
cầu, mầm bệnh vi khuẩn và kí sinh trùng của 164 mẫu cá bệnh TGTM trong 17 ao cá
tra. Kết quả phân tích cho thấy số lượng hồng cầu ở cá bị TGTM giảm trầm trọng, chỉ
còn 4,57% so với cá khỏe. Xuất hiện nhiều dạng bất thường của hồng cầu như sự gia
tăng tế bào tiền trưởng thành hoặc sự hiện diện của tế bào mất nhân, hồng cầu hai
nhân cũng thường thấy trong máu cá TGTM. Bên cạnh đó, tế bào bạch cầu ở cá bệnh
cũng giảm nghiêm trọng. Bạch cầu của cá bị TGTM giảm thấp khác biệt một cách có
ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá khỏe. Kiểm tra vi khuẩn và kí sinh trùng cho thấy

hai tác nhân này khơng phải là nguyên nhân gây ra bệnh TGTM [13].
Theo Vũ Đặng Hà Quyên và cs (2014), nghiên cứu thành phần ký sinh trùng
ký sinh trên cá Tra (Pangasianodon hypophthamus) bằng phương pháp phân tử và
hình thái cho thấy: Dựa vào đặc điểm hình thái, nghiên cứu đã phát hiện được 9 lồi
ký sinh trùng, trong đó, 2 lồi bào tử sợi Myxobolus spp., 2 lồi trùng lơng
Ichthyonyctus spp., 2 lồi sán lá đơn chủ Thaparocleidus siamensis và T.
campylopterocirrus, 2 loài sán lá song chủ Prosorhynchus gracellescens và
Bucephalus sp. và loài giun trịn Cucullanus chabaudi. Sử dụng trình tự gen 28S
rDNA để nghiên cứu vị trí phân loại của lồi T. campylopterocirrus cho thấy mối
quan hệ gần gũi với T. siamensis và Thaparocleidus sp. (sự khác biệt trình tự lần
lượt là 0,9% và 2,2%). Nghiên cứu trên gen ITS1 rDNA (Internal Transcribed
Spacer 1) cho thấy Bucephalus sp. có quan hệ gần gũi với B. minimus và B.
polymorphus (với sự khác biệt trình từ lần lượt là 10,1% và 34,1%) [49].


19

1.3.2. Nghiên cứu cá Lăng vàng (Mystus nemurus Cuvier & Valenciennes, 1839)
Cá Lăng vàng (Mystus nemurus Cuvier & Valenciennes, 1839) là một loài
cá thuộc họ cá Lăng (Bagridae), bộ cá da trơn (Siluriformes). Con đực trưởng thành
có thể dài 65cm. Lồi này phân bố ở các sơng Mê Kơng, Chao Phraya và Xe
Bangfai và cũng hiện diện ở bán đảo Malacca, Sumatra, Java và Borneo [55].

Hình 1.5. Cá Lăng vàng (Mystus nemurus Cuvier & Valenciennes, 1839)
(Nguồn: Nguyễn Quang Huy)
Ở miền Nam, loài cá Lăng vàng (Mystus nemurus Cuvier & Valenciennes,
1839) cũng là lồi cá da trơn có giá trị kinh tế cao và thịt thơm ngon. Loài cá này
phân bố trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ nhạt thuộc miền Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2002, nhóm nghiên cứu chủ trì là Ngơ Văn
Ngọc (Khoa Thủy sản-Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) đã thành cơng

trong việc cho cá Lăng vàng sinh sản và ương nuôi cá giống tại trại thực nghiệm Nuôi
trồng thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, có thể nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ (thu từ nguồn khai thác tự nhiên) trong
ao đất diện tích nhỏ, điều kiện môi trường không quá phức tạp.
Dùng LRHa tiêm kích thích sinh sản cho cá. Tại nhiệt độ 29-300C, thời gian
hiệu ứng 11-12 giờ, sức sinh sản 126364-142000. Trứng được khử dính và ấp trong
bình vây tại nhiệt độ nước 300C trứng nở sau 20 giờ. Dùng Moina và trùng chỉ để
ương nuôi cá bột sau 14 ngày cá đạt chiều dài 2,7-2,9 cm và có kích cỡ khá đồng
đều. Theo nhận định của tác giả thì cá Lăng vàng là một trong những đối tượng nuôi
quan trọng trong tương lai gần vì chúng ăn tạp có sức sinh sản cao có thể ni mật
độ dày và tăng trưởng nhanh.
Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Quang Huy (2012), đã nghiên cứu xác định một số
tác nhân gây bệnh trên cá Lăng vàng (Mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa Yên


20

Thành, Nghệ An. Nghiên cứu đã xác định được 5 loại ký sinh trùng ký sinh trên cá Lăng
vàng nuôi trong lồng trên hồ chứa, gồm Trùng quả dưa (Chthyophthyrius multifiliis); ấu
trùng sản lá song chủ (Centrocestus formosanus); Trùng bánh xe (Trichodina sp); Sán lá
đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus sp) và giáp xác chân chèo (Ergasilus sp). Tỷ lệ nhiễm ký
sinh trùng cao nhất vảo tháng 4 và sau đó giảm dần. Đã phân lập được loài vi khuẩn
Aeromonas hydrophila và nấm Achlya sp từ vết lở loét và vây bị ăn mịn của cá Lăng
vàng ni trên hồ chứa [25].
Nguyễn Thị Hồng Thắm và cs (2012), đã tiến hành Thử nghiệm một số loại
thức ăn viên dùng nuôi thương phẩm cá Lăng vàng (Mystus nemurus) trong lồng
trên hồ chứa tại Yên Thành - Nghệ An. Nghiên cứu đã thử nghiệm bốn loại thức ăn
viên có năng lượng tương tự nhau (2,93-3,10 kcal/g) nhưng khác nhau về hàm
lượng protein và lipid là D1 (35% Pr, 10% L), D2 (42% Pr, 10% L), D3 (42% Pr,
5% L) và D4 (35% Pr, 5% L). Cá thí nghiệm có cỡ ban đầu 47,0 ± 1,2 g/con được

cho ăn ngày 2 lần đến no trong 85 ngày nuôi. Cá sử dụng thức ăn D2 có hàm lượng
protein và lipid cao nhất tăng trưởng nhanh nhất, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất
(P< 0,05). Cá ăn thức ăn D4 có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, hiệu quả sử dụng
protein thấp nhất và hệ số chuyển đổi thức ăn cao nhất. Cá ăn thức ăn D3 có tốc độ
tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein tương tự như cá ăn thức ăn D1 (p>0,05)
nhưng có hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn (P<0,05). Tỉ lệ sống của cá ăn các loại
thức ăn thí nghiệm đều cao (93,3-94,0%) và khơng có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức thức ăn. Dựa vào kết quả trên, thức ăn D2 có hàm lượng protein 42% và lipid
10% là thức ăn phù hợp nhất cho nuôi thương phẩm loài cá này trong số 4 loại thức
ăn nghiên cứu [55].
1.3.3. Nghiên cứu cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803)
Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803)là tên gọi một loài cá
trong giống cá Lăng (Hemibagrus) của họ cá Lăng (Bagridae), bộ cá da trơn
(Siluriformes). Cá Lăng là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất, trong tự
nhiên đã bắt được những con từ 40 –50 kg [7].


21

Hình 1.6. Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803)
(Nguồn: Trần Anh Tuấn)
Sản lượng cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) đã giảm sút
nghiêm trọng và được xếp vào mức sắp nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, cần phải
bảo vệ gấp [7]. Với mục đích bảo tồn và đưa lồi cá có giá trị kinh tế cao vào tập
đồn cá ni, từ năm 2002-2004, Bộ Thuỷ sản đã giao Viện nghiên cứu nuôi trồng
Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá lăng chấm trong
điều kiện nuôi”. Thành công của đề tài khẳng định công nghệ sản xuất giống cá lăng
chấm có thể được áp dụng tại hầu hết các trại sản xuất giống thủy sản khu vực miền
Bắc. Đồng thời đề tài đã bố trí các thí nghiệm ương ni cá bột, cá hương và cá
giống và tìm ra mật độ ni, loại thức ăn phù hợp. Kết quả thu được cho thấy mật

độ ương ni 1000-1300 con/m2 sẽ có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao và giun
chỉ là loại thức ăn phù hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cá lăng chấm giai
đoạn cá hương lên giống [62].
Theo Nguyễn Đức Tuân (2006), cá Lăng chấm bố mẹ có khả năng thành thục
tốt trong điều kiện nuôi ao, hệ số thành thục và sức sinh sản cao hơn so với cá thành
thục trong điều kiện tự nhiên. Công thức nuôi vỗ cá bố mẹ đạt hiệu quả cao nhất là
trong điều kiện ao có phun mưa nhân tạo, tạo dịng chảy trong ao từ tháng 12 đến
khi kết thúc vụ đẻ và sử dụng thức ăn tươi sống trong giai đoạn nuôi vỗ thành thục
cá bố mẹ, tỷ lệ cá cái thành thục đạt 91,67%, tỷ lệ cá đực thành thục đạt 84,00%. Tỷ
lệ cá cái rụng trứng đạt 93,33%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 76,01%, tỷ lệ nở trung bình
59,19%, sức sinh sản tương đối thực tế đạt 4432 trứng/kg cái cái. Hỗn hợp kích dục
tố phù hợp nhất để kích thích cá bố mẹ cá Lăng chấm rụng trứng và tiết tinh là
LRHa + DOM với liều lượng 15 - 20 μg LRHa + 6mg DOM/kg. Động vật phù du
và trùng chỉ là loại thức ăn thích hợp nhất để ương nuôi cá bột đến 15 ngày tuổi với
mật độ ương phù hợp là 4000-6000 con/m2. Sau 15 ngày ương cá đạt chiều dài


22

trung bình 1,99-2,03cm, trọng lượng trung bình 0,058 - 0,062gr, tỷ lệ sống 84,92 87,32%. Có thể ương cá hương từ 15 đến 30 ngày tuổi bằng trùng chỉ, thịt cá và
thức ăn tổng hợp với mật độ ương thích hợp là 1000-1300 con/m2, tỷ lệ sống đạt
trên 90% [62].
Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Quang Huy (2016), đã nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ nuôi lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Lăng Chấm (Hemibagrus
guttatus) nuôi thương phẩm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mật độ phù
hợp để nuôi cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) từ giai đoạn cá giống lên cá
thương phẩm qua hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1, nuôi cá giống từ cỡ 31,7 ± 4,3g ở
các mật độ 1,5, 2,0, 2,5 và 3,0 con/m2. Thí nghiệm 2, nuôi cá từ cỡ 406,8 ± 41,5g ở
các mật độ 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0 con/m2. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu
nhiên hồn tồn, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá trong cả hai thí nghiệm

được ni trong các ơ lưới trong ao với diện tích 80 m2/ơ. Cá được cho ăn thức ăn
chế biến có hàm lượng protein 46,2%, lipid 10,3% (cho ăn vào 8h) và cá tạp (cá mè
và cá biển) theo tỷ lệ 50:50 (cho ăn vào 16h) theo mức thỏa mãn. Ở cả hai thí
nghiệm, khi tăng mật độ nuôi tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn giảm
(p<0,05). Ở thí nghiệm thứ 2, khi tăng mật độ ni lên 2 con/m2 cịn làm giảm tỉ lệ
sống của cá so với mật độ nuôi 0,5 con/m2 (p<0,05). Mật độ phù hợp để nuôi
thương phẩm cá Lăng chấm theo tiêu chí tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn và tỉ lệ
sống cao ở cỡ cá 31,7 g/con là 1,5 con/m2 , và ở cá ở cỡ cá 406,8 g/con là 0,5
con/m2[63].
1.3.4. Nghiên cứu về cá Chiên (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000)
Loài cá Chiên (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000) thuộc giống cá
Chiên (Bagarius) là một giống cá da trơn thuộc phân họ Sisorinae, họ Sisoridae, bộ
Siluriformes, lớp Actinopterygii. Giống cá Chiên gồm 5 lồi, trong đó có 4 lồi còn
tồn tại tới ngày nay là B. bagarius, B. rutilus, B. suchus, B. yarelli và 1 loài bị tuyệt
chủng là B. gigas [7].


23

Hình 1.7. Cá Chiên (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000)
(Nguồn: Nguyễn Đình Vinh)
Cá Chiên (Bagarius rutilus) là một trong những loài cá da trơn có triển vọng
kinh tế cao trên cả hai lĩnh vực là sản phẩm thực phẩm và làm cá cảnh, đây thực sự
là một đối tượng thủy sản bản địa có khả năng phát triển thành một sản phẩm thủy
sản nước ngọt có tiềm năng chế biến thành những sản phẩm cơng nghiệp có giá trị
kinh tế cao như phi lê đơng lạnh, đóng hộp, ... tạo tiền đề cho phát triển nuôi trồng
thủy sản khu vực Bắc miền Trung.
Từ năm 2011 – 2014, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã thực hiện
nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chiên
(Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000). Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng sinh lý

của cá Chiên giai đoạn cá hương là nhiệt độ 16,7 – 39,60C; DO 16,8mg/l; pH 4,7 –
8,9 và giai đoạn cá giống nhiệt độ 15,1 – 40,80C; DO 1,2mg/l; pH 4,6 – 9,5. Thịt á
Chiên có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó Protein 21,3%; chất khơ 24,79%; tro
1,19%; acid béo 1,55%; năng lượng tinh 1,02kgcal/g và có 14 loại acid amin [10].
Tỷ lệ cá Chiên ni thành thục là 80,3% (nuôi trong lồng) và 77,4% (nuôi
trong bể). Sử dụng LRHa là tốt nhất cho kích thích sinh sản cá Chiên với tỷ lệ đẻ
đạt 72,5%. Thu tinh bằng phương pháp bán ướt cho kết quả cao nhất với tỷ lệ thụ
tinh đạt 59,7%, tỷ lệ nở đạt 63,4%; tỷ lệ dị hình 8,67% [10].
Từ năm 2013 - 2015, nhóm nghiên cứu trường Đại học Vinh do Nguyễn
Đình Vinh làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ đã thành cơng trong việc hồn thiện quy
trình sản xuất giống cá Chiên (B. rutilus). Kết quả cho thấy: cá cái sử dụng thức ăn
có bổ sung giun quế (5÷10%) có sức sinh sản tương đối cao. Thời điểm thích hợp
tiêm kích dục tố cho cá đực là trước thời điểm ước đoán tiêm liều quyết định của cá
cái 90 phút. Trứng cá Chiên được thụ tinh khô đạt tỷ lệ nở 48,64%; cao hơn so với


24

trứng được thụ tinh bán ướt (12,84%). Sử dụng hình thức ấp trứng có sục khí trong
thùng xốp để ấp trứng cá Chiên. Giai đoạn cá bột lên cá hương tốc độ tăng trưởng về
chiều dài và khối lượng ở mật độ 4 con/lít (14,3 mm/con; 0,1 g/con) cao hơn ở mật độ
6con/lít và 8con/lít. Ở giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống sử dụng thức ăn là
giun quế tốt hơn thức ăn hỗn hợp (tự phối) và thức ăn là cá tạp. Đã xác định nguyên
nhân và đề xuất giải pháp phòng trị của 3 bệnh lở loét do vi khuẩn trên cá Chiên B.
rutilus: Bệnh lở loét do vi khuẩn Shewanella gelidimarina, Bệnh lở loét do vi
khuẩn Streptococcus spp, bệnh lở loét do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla [66].
* Về nghiên cứu ương từ cá bột lên cá hương:
Nguyễn Anh Hiếu và cs (2008), qua nghiên cứu phương pháp ương cá bột lên
cá hương và sử dụng 2 hình thức ương và các cơng thức về mật độ, công thức thức ăn,
kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương chia làm 2 giai đoạn [27]:

+ Giai đoạn 1: Ương từ 2-5 ngày tuổi, ương trong bể có nước chảy nhẹ mật
độ ương 1.000 con/m2 sử dụng các công thức thức ăn khác nhau, kết quả ương bằng
lòng đỏ trứng gà cho tỷ lệ sống cao nhất 69,5% .
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn 6-30 ngày tuổi, ương nuôi trong bể xi măng và giai
trong ao, sử dụng 3 công thức thức ăn, mật độ ương 1.000 con/m2. Kết quả tỷ lệ sống
cao nhất (89,5%) khi ương trong bể có nước chảy nhẹ và sử dụng công thức thức ăn
gồm: 50% động vật phù du + 50% ấu trùng muỗi lắc Chironomus, kết quả ương trong
giai đạt tỉ lệ sống thấp hơn, trung bình 52,8%. Khi ương cá Chiên từ cá bột lên cá
hương với 3 mật độ, kết quả cao nhất ở mật độ 3000 con/ m2 tỷ lệ sống đạt 69% .
* Về nghiên cứu ương từ cá hương lên cá giống 30 ngày tuổi:
Nguyễn Anh Hiếu, Trần Ngọc Thư (2009), ương cá hương lên cá giống cỡ 57 cm, sử dụng 2 công thức về mật độ, 2 công thức thức ăn, ương nuôi từ cá hương
lên cá giống 30 ngày tuổi bằng hai hình thức:
+ Hình thức ương trong bể xi măng: Sử dụng CTTA (50% động vật phù du +
50% giun quế) kết quả tỷ lệ sống đạt 42,53%. Khi sử dụng CTTA (50% cá xay nhỏ
+ 50% TACN Cargill 40% protein) kết quả tỷ lệ sống đạt 32,83%. Kết quả ương ở
mật độ 300 con/ m2 tỷ lệ sống đạt 35,39% [27].
+ Hình thức ương trong giai: Sử dụng CTTA1 cùng loại như ương trong bể


25

xi măng, kết quả trong giai đoạn đạt tỷ lệ sống 27,73%, Khi sử dụng CTTA2 cùng
loại như ương trong bể xi măng, kết quả tỷ lệ sống đạt 20,97%. Kết quả ương ở mật
độ 300 con/m2, đạt tỷ lệ sống 21,67% [27].
1.3.5. Nghiên cứu về cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801)
Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là một trong những loài cá
trơn thuộc họ Siluridae, bộ Siluriformes. Trên thế giới, giống Wallago đã xác định
được 6 loài là: Wallago attu, W. leerii, W. hexanema, W.maculalatus, W.
madalkenae, W. tweediei. Các mẫu cá Leo được nghiên cứu thuộc loài Wallago attu.
Chúng phân bố rộng ở Nam và Đông Nam Châu Á như Pakistan, India, Sri Lanka,

Nepal, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Camphuchia, Maylasia, Indonesia và
Việt Nam. Ở các thủy vực tự nhiên, cá Leo thường sống trong hang dọc những con
sơng, hồ và bể lớn. Cá có thể sống cả ở nước ngọt và nước lợ. Nhiệt độ thích hợp để
cá Leo sống và sinh trưởng là 22,0 – 25,00C. Chúng thường cư trú dọc bờ cỏ của
những cánh đồng, ao, hồ sâu và yên tĩnh hoặc nước chảy chậm [43].

Hình 1.8. Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801)
(Nguồn: Trần Văn Võ)
Theo Phan Phương Loan, Trương Văn Đăng (2006), nghiên cứu được thực
hiện từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 2 năm 2006 tại An Giang. Đề tài tập trung
nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân loại, sinh học sinh sản cá Leo ngoài tự
nhiên. Mẫu cá Leo được thu mỗi tháng 1 lần ở 5 điểm thu mẫu dọc theo tuyến sông
Hậu thuộc địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá Leo trên tuyến
sông Hậu thuộc địa bàn tỉnh An Giang chỉ có một giống và một lồi duy nhất là
Wallago attu. Cá Leo trong tự nhiên là loài chỉ sinh sản một lần trong năm, mùa vụ
sinh sản của cá tập trung vào các tháng 5, 6, 7. Nghiên cứu đã thu được cá Leo
thành thục ở trạng thái sẵn sàng sinh sản có khối lượng 1.550 gam, tương ứng với


×