Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Luận án chính sách phát triển nông nghiệp trung quốc sau khi gia nhập wto bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 230 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nơng nghiệp là khu vực kinh tế có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó khơng chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm
cho nhu cầu đời sống con người, mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn nhân
lực cho hoạt động phi nông nghiệp. Sự phát triển của khu vực nông nghiệp sẽ tạo ra thị
trường rộng lớn cho cơng nghiệp và dịch vụ; đồng thời nó cịn đóng vai trị tích cực
làm tăng nguồn thu ngoại tệ trong xuất khẩu và nền nông nghiệp phát triển bền vững
sẽ góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, mặc dù nơng nghiệp chỉ cịn
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong GDP (1-5%), nhưng các nước này vẫn rất chú trọng
đến sự phát triển của nông nghiệp và thực hiện phát triển theo hướng đa dạng, hiện đại,
bền vững. Điều này không chỉ liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia trong xu thế kinh
tế thế giới có nhiều biến động, mà cịn gắn với mơi trường sinh thái và những vấn đề
chung của các quốc gia trong thế giới đương đại hiện nay. Đối với các nước đang phát
triển, vị trí và vai trị của nơng nghiệp lại càng được chú ý hơn vì ở các nước này phần
lớn cư dân và lao động chủ yếu sống ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp cho đến nay
vẫn là nòng cốt, là trụ cột của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển của nông
nghiệp sẽ tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình cơng nghiệp hóa đang diễn ra tại các
nước này.
Mấy thập kỷ gần đây, tồn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Nó vừa là cơ
hội vừa là thách thức với tất cả các nước trong phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế
đang lan tỏa sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc
gia. Trong xu thế hội nhập và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế, sản xuất nông
nghiệp cũng chịu ảnh hưởng từ các hiệp định nông nghiệp mà WTO quy định như
các vấn đề về xuất nhập khẩu nông sản, hàng rào kỹ thuật thương mại, an toàn thực
phẩm... Do vậy, việc đáp ứng những quy định ngày càng “khắt khe” của các nước
phát triển không phải là điều dễ dàng, đặc biệt với các nước chậm phát triển khi gia
nhập WTO. Thực tế, các tranh chấp thương mại trên thị trường nông sản đã diễn ra ở


nhiều nước. Vì vậy, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần có những thay đổi phù
hợp trong bối cảnh hội nhập, khi là thành viên của WTO.
Trung Quốc sau bốn thập kỷ cải cách và mở cửa (kể từ 1978 đến nay), cùng với
đà tăng trưởng chung của nền kinh tế, nông nghiệp đạt được những thành tựu quan
trọng. Nông nghiệp Trung Quốc từ trạng thái tự cấp tự túc đã chuyển sang sản xuất


2
hàng hóa và phát triển hướng ra thị trường thế giới và trở thành một trong những nước
sản xuất lương thực lớn nhất thế giới. Mặc dù chỉ chiếm hơn 7% diện tích canh tác thế
giới, nhưng Trung Quốc có thể cân đối lương thực cho hơn 1/5 (tức 22%) dân số thế
giới (Trình Quốc Cường, 2008)1.
Theo "Nhân dân Nhật báo" Trung Quốc, thống kê về sản lượng lương thực
trong cả nước do Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố, sản lượng lương
thực cả nước năm 2018 đạt hơn 657,9 triệu tấn (tăng gấp 4,8 lần so với năm 1949
và đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 2,6%). Như vậy, sản lượng lương
thực Trung Quốc liên tục đạt mức "tăng 15 năm liên tiếp"2. Đặc biệt, Trung Quốc
có nhiều mặt hàng nơng sản đứng đầu thế giới về sản lượng như: thịt lợn (46% sản
lượng thế giới), bông sợi (24%), trà (23%), lê (70%), táo (48%), đào (32%) (Ngơ
Thị Tuyết Mai, 2011). Điều đó cho thấy, năng lực sản xuất tổng hợp lương thực của
Trung Quốc đã có bước đột phá về lượng và chất, đồng thời có sự đóng góp vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế.
Trung Quốc khơng những có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu lương thực,
thực phẩm trong nước, mà cịn đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động xuất
khẩu nông sản3. Điều quan trọng hơn, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này
đã đưa nền nông nghiệp từ kém cạnh tranh dần trở thành “nông trại của thế giới”. Hiện
Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu châu Á về xuất khẩu nông sản. Đạt
được kết quả này, một mặt Trung Quốc đã thực hiện những thay đổi, điều chỉnh một
số chính sách phát triển nông nghiệp để phù hợp quy định của WTO, đồng thời thực
hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Ở Việt Nam, nông nghiệp ln giữ vai trị quan trọng trong đời sống xã hội.
Với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, tư duy về phát triển nơng nghiệp đã có những thay đổi. Ngày nay, phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững trong hội nhập WTO là yêu cầu cần thiết và là
nhiệm vụ không dễ đối với Việt Nam. Một mặt, phải đối diện với áp lực cạnh tranh
1

Các chuyên gia cho biết Trung Quốc có thể ni sống hơn 20% dân số thế giới, trong khi chỉ sở hữu 9% quỹ đất màu
mỡ và 6,6% trữ lượng nước ngọt thế giới. Điều này trở nên khả thi do năng suất của nhiều loại cây trồng tăng lên, ví
dụ như năng suất lúa ở Trung Quốc cao hơn 50% so với mức trung bình tồn cầu và năng suất lúa mì là 55%.
2
Năm 2012, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt xấp xỉ 580 triệu tấn, tăng 18,3 triệu tấn so với năm 2011, liên
tiếp 5 năm (2008-2012) Trung Quốc duy trì sản lượng lương thực ổn định ở mức trên 520 triệu tấn.
3
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 35,6 tỷ USD
(gấp 3 lần 2001), năm 2011 đạt 60,75 tỷ USD, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung
Quốc đạt 175,77 tỷ USD (tăng 12,9% so với 2011), trong đó xuất khẩu đạt 63,29 tỷ USD (tăng 4,2% so với
2011).


3
của thị trường thế giới; đồng thời phải tuân thủ những quy định từ sản xuất đến xuất
khẩu theo quy định của WTO và yêu cầu của thị trường toàn cầu.
Với nước ta, đây vẫn là những vấn đề mới mẻ và chưa có tiền lệ. Điều này
đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền nơng
nghiệp hàng hóa nói chung. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam
đạt hơn 40 tỷ USD. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam nhiều lần bị EU từ chối nhập
khẩu do không bảo đảm yêu cầu chất lượng4.
Gia nhập WTO mang đến cho ngành nông nghiệp Việt Nam triển vọng về
một “sân chơi” lớn, đồng thời cũng phải đối diện với những “luật chơi” hết sức chặt

chẽ, đó là các quy định về an tồn thực phẩm, chất lượng, giá cả. Thực tế này đòi
hỏi chính sách phát triển nơng nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi cho phù hợp với
khuôn khổ pháp lý của WTO đồng thời hướng nền nông nghiệp phát triển bền
vững.
Trong suốt thế kỷ 20, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc,
phát triển từ sản xuất truyền thống sang giai đoạn hiện đại hóa. Đặc biệt, trong những
năm đầu của thế kỷ 21, với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KHCN, tồn cầu
hóa và hội nhập, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức; tư duy về phát triển nông
nghiệp ở các nước đã có sự thay đổi.
Việc ban hành chính sách nói chung và chính sách phát triển nơng nghiệp nói
riêng ở mỗi quốc gia, người ta thường dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong nước,
có tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới. Do đó, việc thiết kế và
điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, ngoài
căn cứ cơ sở lý luận chung và thực tiễn nước ta thì việc học tập, tham khảo kinh
nghiệm của nước ngoài là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Việt Nam và Trung Quốc là hai
quốc gia nằm ở vùng châu Á, tuy quy mô và vị thế của hai nước trong nền kinh tế thế
giới có sự khác nhau, song hai nước có một số điểm tương đồng về con đường phát
triển, chính sách phát triển kinh tế nói chung, nơng nghiệp nói riêng khi gia nhập
WTO. Vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cả quá trình chuẩn bị gia
nhập, đàm phán và đối sách sau khi gia nhập WTO sẽ là những bài học tham khảo
bổ ích đối với Việt Nam (Lê Hữu Tầng và Lưu Hàm Nhạc, 2002).

4

Theo vietnameconomy và VASEP


4
Trao đổi thương mại của Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc đã trở thành nhà
nhập khẩu đứng thứ nhì thế giới (nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng từ

243,6 tỷ USD năm 2001 lên 1.840 tỷ USD năm 2017, tăng trưởng trung bình
13,5%/năm). Trung Quốc là quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu rất lớn và xứng đáng
để Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát
triển nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu những kinh nghiệm trong chính sách phát
triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về
lý luận và thực tiễn với Việt Nam trong q trình phát triển ngành nơng nghiệp,
nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa nơng sản mà
Việt Nam đang và sẽ xuất khẩu ra thị trường thế giới theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: Luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm
trong chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với
Việt Nam
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển nơng nghiệp ở
các nước sau khi gia nhập WTO
- Đánh giá những thành công, hạn chế; phân tích ảnh hưởng của chính sách phát
triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đối với nông nghiệp và rút
ra bài học kinh nghiệm
- Luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát
triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát
triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu nội dung chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc
sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, luận án khơng nghiên cứu tồn bộ các chính sách
(gồm các chính sách đối nội và đối ngoại), mà lựa chọn và tập trung vào một số chính
sách có liên quan đến hoạt động đối ngoại, cụ thể:
- Chính sách sách thuế quan và các rào cản phi thuế

- Chính sách trợ cấp xuất khẩu


5
- Chính sách hỗ trợ trong nước
- Chính sách thiết lập và hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT)
Đây là những chính sách chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc do WTO đặt ra khi
các quốc gia tham gia vào tổ chức thương mại thế giới. Chúng liên quan trực tiếp tới
hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp khi hội nhập thị
trường toàn cầu. Tham gia vào WTO, Trung Quốc và các nước thành viên khác phải
tuân thủ đúng các quy định mà tổ chức này đặt ra.
+ Phạm vi thời gian: 2001 - nay (đối với Trung Quốc khi là thành viên của
WTO) và 2007 đến nay (đối với Việt Nam)
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu 2 quốc gia: Trung Quốc và Việt
Nam
4. Câu hỏi nghiên cứu
(i) Gia nhập WTO ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nơng nghiệp và chính sách
phát triển nơng nghiệp Trung Quốc như thế nào?
(ii) Những thay đổi căn bản của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO là gì? Ảnh hưởng của nó đối với ngành nông nghiệp của
Trung Quốc? lĩnh lực nào chịu ảnh hưởng nhiều và bài học kinh nghiệm rút ra
là gì?
(iii) Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam đến đâu?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận - khung nghiên cứu của luận án
Khi tham vấn xây dựng chính sách cho chính phủ, các nhà hoạch định chính sách
thường dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách đó. Khung lý thuyết là
cơ sở khoa học cho việc hoạch định, trong khi đó những khía cạnh về điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật, môi trường là cơ sở thực tiễn để hoạch định cũng như thực thi chính

sách.
Vì vậy, nghiên cứu của luận án cũng được tiếp cận dựa trên mơ hình này. Để
đạt mục tiêu nghiên cứu, khung nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
Tương tác giữa các
yếu tố thúc đẩy sự
điều chỉnh, thích
nghi và hồn thiện

Lý thuyết
(Theories)

Chính sách
(Policies)


6

Ngun tắc
quốc tế và quan
điểm chính phủ

Thực tiễn
(Practics)

Hình 1. Mối quan hệ giữa chính sách, lý thuyết và thực tiễn
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ và nhóm tác giả (2009)
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chính sách phát triển
nơng nghiệp


Bối cảnh quốc tế:

Điều kiện trong nước:

(1) Đặc điểm của thị
trường nông sản thế giới

- Tiến trình hội nhập
- Mục tiêu của ngành

(2) Quy định của
WTO đối với NN




- Mở cửa thị trường
(hàng rào thuế quan và
phi thuế)
- Trợ cấp nông nghiệp
- Thiết lập và hồn thiện
hàng rào kỹ thuật
thương mại

Đánh giá
Tích cực
Hạn chế

- Quy mô tổ chức

sản xuất
- Kỹ thuật canh tác,
sản xuất, chế biến
- Năng suất nơng
nghiệp, năng suất
lao động

Phân tích ảnh hưởng
- Tích cực
- Hạn chế

Luận giải khả năng vận dụng
kinh nghiệm trong chính
sách phát triển nơng nghiệp
Trung Quốc với Việt Nam.

Điểm tương đồng và khác biệt
giữa Trung Quốc và Việt Nam

Hình 2. Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả luận án xây dựng

5.2. Cơ sở lý thuyết của chính sách phát triển nơng nghiệp trong thương mại quốc tế
• Lý thuyết lợi thế so sánh
Lý thuyết lợi thế so sánh được sử dụng làm cơ sở khoa học cho phân tích trong
luận án vì theo lý thuyết này các nước khi tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu
đều phải khai thác lợi thế này nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia mình.
Để phát triển nơng nghiệp, các quốc gia đều muốn khai thác lợi thế so sánh. Nói
cách khác là khai thác lợi thế, tạo dựng năng lực cạnh tranh cho quốc gia mình. Trung



7
Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, mục tiêu lớn của họ là vấn đề đảm bảo an
ninh lương thực. Tuy vậy, trao đổi thương mại quốc tế cho phép mang lại những kết
quả quan trọng khi họ tận dụng tối đa lợi thế so sánh. Lợi ích đó khơng chỉ đối với nền
kinh tế nói chung, mà ngay cả với khu vực nông nghiệp khi độ “mở cửa” chưa lớn nếu
so sánh giá trị xuất khẩu nông nghiệp với quy mô kinh tế. Lợi thế so sánh trong thương
mại quốc tế không chỉ mang lại sự đa dạng về chủng loại, chất lượng hàng hố, mà cịn
có tác dụng kích thích tăng trưởng, nâng cao mức sống của cư dân tồn thế giới.
• Lý thuyết phát triển bền vững
Phát triển bền vững được hiểu trên ba giác độ cơ bản:
- Phát triển đạt mục tiêu về kinh tế
- Phát triển đảm bảo mục tiêu xã hội, như xố đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập
- Bảo vệ môi trường sinh thái
Đối với một quốc gia đông dân (1,42 tỷ người), Trung Quốc luôn đặt mục tiêu
quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực và khả năng tự cung cấp lương thực trong
nước, đáp ứng nhu lương thực của 1,42 tỷ người. Tuy nhiên, nguồn cung còn nhiều hạn
chế, tiềm năng và năng suất đất đai có giới hạn, lại có xu hướng giảm dần do cơng
nghiệp hố và đơ thị hố. Vì vậy, nâng cao năng suất nông nghiệp trong nhiều năm
trước đây đã được thực hiện thông qua tăng cường sử dụng các loại phân bón hố học.
Điều này cũng khiến cho chất lượng đất đai, chất lượng môi trường bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Trong khi đó, phát triển bền vững là yêu cầu bức thiết đặt ra trong phát
triển kinh tế hiện nay nên Trung Quốc phải kết hợp vừa khai thác tiềm năng, lợi thế
trong nước và các cơ hội quốc tế để phát triển nông nghiệp bền vững.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
-

Thu thập dữ liệu: số liệu sử dụng cho luận án chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được tác
giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đã được cơng bố chính thức, có
nguồn gốc từ:


-

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Cục Hải quan Trung Quốc, Cục Thống kê Trung
Quốc

-

Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, Tổng Cục Hải quan Việt Nam... các báo cáo trên trang web chính thức của
WTO

-

Niên giám thống kê các năm của Trung Quốc và Việt Nam, tổ chức FAO, OECD

-

Trích dẫn từ các nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học, các chuyên gia


8
trong và ngoài nước được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và
quốc tế
-

Số liệu thống kê được đăng tải trên các trang web của các đơn vị đã nêu ở trên
(bằng tiếng Việt, Tiếng Anh).

-


Cách thức xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập được tác giả tập hợp, phân
nhóm theo phương pháp thống kê mô tả và được thể hiện qua các bảng, biểu và
hình vẽ, phản ánh tình hình phát triển nơng nghiệp của Trung Quốc và Việt Nam
theo tiến trình thời gian.

5.4. Các phương pháp nghiên cứu
Để phân tích và đánh giá các tác động của chính sách phát triển nông nghiệp
Trung Quốc tới nền nông nghiệp ở nước này, tác giả luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh và suy luận để tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của chính
sách phát triển nơng nghiệp của Trung Quốc; tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt về nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, điểm tương
đồng và khác biệt trong việc thực hiện các cam kết WTO. Trong nghiên cứu, tác giả sử
dụng chủ yếu phương pháp so sánh để luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm trong
chính sách để phát triển nông nghiệp Trung Quốc gắn với thực tiễn Việt Nam.
Do đề tài luận án nghiên cứu theo chuyên ngành Lịch sử kinh tế, nên tác giả luận
án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Cụ thể,
theo phương pháp nghiên cứu lịch sử, tác giả nhìn nhận sự vật hiện tượng theo tiến
trình lịch sử diễn ra trong quá khứ (qua các mốc thời gian), và phương pháp logic giúp
cho tác giả sâu chuỗi các sự kiện để thấy được mặt bản chất của vấn đề cần nghiên
cứu. Phương pháp phân kỳ lịch sử cũng được tác giả sử dụng để tìm hiểu sâu hơn thấy
được các đặc trưng của sự vật hiện tượng trong các giai đoạn lịch sử cụ thể.
Phương pháp mơ hình hố cũng được sử dụng kết hợp trong việc xây dựng
khung nghiên cứu của luận án, đồng thời phân tích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
của các chính sách phát triển nơng nghiệp đối với những thành tựu mà nền nông
nghiệp Trung Quốc đã đạt được thời gian qua.
Để đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên nền nơng nghiệp của Trung Quốc
sau WTO (do hạn chế về thu thập số liệu), tác giả không sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng (tức là dùng mơ hình kinh tế lượng để xác định các tác động của các

chính sách tới nền nơng nghiệp), thay vào đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu định tính bằng việc phân tích, tổng hợp và lý giải các những nhận xét, đánh giá


9
của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách trong nước cũng như
nước ngồi về mối quan hệ giữa chính sách của Trung Quốc đối với nơng nghiệp nói
riêng, nền kinh tế nói chung.
6. Đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
(i) Xây dựng khung nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp trên trong bối cảnh
gia nhập WTO. Cụ thể, cơ sở lựa chọn chính sách, triển khai chính sách, kết quả
chính sách và điều kiện vận dụng chính sách được nghiên cứu.
(ii) Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, giữa phương pháp nội suy và ngoại
suy, nghiên cứu biến động của nông nghiệp Trung Quốc, đánh giá hiện trạng nông
nghiệp Việt Nam và khả năng vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm từ chính
sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.
Những đóng góp mới về phương diện thực tiễn, những phát hiện, đề xuất mới rút
ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
Thứ nhất, chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc có sự điều chỉnh linh
hoạt để thích ứng với những cam kết WTO, các chính sách được phối hợp đồng bộ đã
đem lại hiệu ứng tích cực với sản xuất và xuất nhập khẩu nơng sản của Trung Quốc.
Thứ hai, chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức
trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của Trung
Quốc để xây dựng các chính sách, áp dụng biện pháp điều chỉnh hiệu quả, đảm bảo
thích ứng tốt nhất yêu cầu của WTO cùng với phát huy lợi thế so sánh của nền sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự linh hoạt trong thực thi chính sách.
Thứ ba, luận án đề xuất khả năng vận dụng vào Việt Nam để xây dựng chính
sách phát triển nơng nghiệp hậu WTO: (i) Chính sách phát triển nơng nghiệp của Việt

Nam tập trung vào các công cụ phi thuế quan được WTO cho phép; (ii) Gia nhập thị
trường nông sản thế giới, Việt Nam cần đưa ra những cảnh báo sớm để ứng phó với hàng rào
kỹ thuật thương mại của nước đối tác, đồng thời hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại
trong nơng nghiệp; (iii) Chính sách hỗ trợ trong nước theo hướng tăng cường các công
cụ theo phân loại của WTO để đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập bền vững và bước
lên tầm cao mới; (iv) Thực thi chính sách phát triển nơng nghiệp cần có sự phối hợp
giữa các cơ quan, bộ, ban ngành; các địa phương chú trọng hoàn thiện quy hoạch sản
xuất và hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật; khuyến khích các hình thức liên kết trong sản
xuất, chế biến.
7. Kết cấu của luận án


10
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, hình, danh mục các từ viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả có liên
quan đến đề tài luận án và phụ lục, luận án được chia thành 4 chương với kết cấu như
sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở
các nước sau khi gia nhập WTO
Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO
Chương 4: Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách
phát triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nông nghiệp Trung Quốc là mảng đề tài được rất nhiều học giả, các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đây là một quốc gia đất rộng người
đông với dân số hơn 1,4 tỷ người. Hơn nữa, nền nông nghiệp Trung Quốc bị chi
phối bởi các mơ hình phát triển kinh tế ở các thời kỳ trước và sau cải cách, mở cửa.
Gần đây, sau khi gia nhập WTO, nơng nghiệp Trung Quốc có nhiều thay đổi. Do
đó, an ninh lương thực và những lợi thế trong trao đổi thương mại cũng là nội dung
có tầm quan trọng đặc biệt trong các nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học
và các học giả trong và ngồi nước.

1.1. Khái lược chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc trước khi
gia nhập WTO
Giai đoạn trước 1978
Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957), trong giai đoạn 1958 - 1978,
Trung Quốc đã thực hiện nhiều phong trào: Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa,
Bốn hiện đại hóa. “Đại nhảy vọt” (1958 - 1965) là một chiến dịch của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, trong đó yêu cầu tất cả người dân Trung Quốc phải tham gia sản
xuất thép, nông dân buộc phải dồn sức vào nhiệm vụ này nên sao nhãng việc đồng
ruộng vốn là công việc chủ đạo của họ, dẫn tới nông dân bỏ hoang mùa vụ. Về nông
nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các “công xã nhân dân” (quy mô mỗi
công xã nhân dân rất lớn: phạm vi một huyện, khoảng 5.000 hộ nông dân). Năm
1958, phần lớn các hộ nông dân đã được đưa vào các công xã. Đây là giai đoạn khắp
nông thôn Trung Quốc tiến hành tập trung tư liệu sản xuất của nơng dân, kinh tế phụ
gia đình bị xóa bỏ và thực hiện chính sách “phân phối bình quân” theo phương châm
“cả nước ăn chung một nồi cơm to, cả nước cùng quá độ nghèo đi lên chủ nghĩa xã
hội, càng nghèo càng cách mạng”. Tư tưởng “tả khuynh” trong phát triển đã khiến
cho nền kinh tế Trung Quốc đứng trước những hậu quả nghiêm trọng.
Sản lượng lương thực năm 1960 sụt giảm xuống còn 160 triệu tấn, hàng năm
Trung Quốc phải nhập một khối lượng lương thực bằng khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng
hóa nhập khẩu. Đây là một thảm họa kinh tế dẫn tới “nạn đói lớn”, một nạn đói tồn quốc

đã lấy đi khoảng 40 triệu sinh mạng. Từ năm 1966 đến 1976, Trung Quốc thực hiện
phong trào “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, công nghiệp nặng lại tiếp tục được tập trung


12
phát triển. Sản xuất nơng nghiệp ngày càng trì trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, năng
suất và thu nhập của người lao động thấp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm bình quân
0,4%. So với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) sản xuất ngũ cốc chỉ cịn 15%.
Chính sách “Bốn hiện đại hóa” trong giai đoạn 1976 - 1978, dẫn đến hàng
năm Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lương thực và thực phẩm chiếm tới 20%
tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Có thể thấy, trong các chính sách này, tư tưởng “tả
khuynh”, chủ quan, nóng vội đã khơng mang lại kết quả mong muốn. Cuối cùng, nền
kinh tế rơi vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng trầm trọng mà người Trung Quốc đã
đúc kết lại trong ba từ “Tử - lãn - cùng”. Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc đã
nhận thức, đánh giá lại thực trạng nền kinh tế và chủ trương cải cách, mở cửa năm
1978. Kể từ đó, Trung Quốc bước sang giai đoạn mới của sự phát triển5.
Giai đoạn 1978 – trước khi gia nhập WTO
Đề cập đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của Trung Quốc sau khi nước
này tiến hành chính sách cải cách và mở cửa từ năm 1978, có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới và của Trung Quốc. Tất
cả các nghiên cứu này đều xoay quanh chủ đề về đường lối, chính sách phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn và nơng dân (gọi là Tam nông) ở Trung Quốc. Nhiều tác giả đi sâu
nghiên cứu về lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, các phương pháp nâng cao năng
suất lao động và chun mơn hóa. Nhiều cơng trình nghiên cứu về cơ chế chính sách
chuyển đổi nền nơng nghiệp Trung Quốc từ sản xuất tự cung tự cấp sang nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về những thay đổi
trong cơ chế chính sách nhằm xóa bỏ các rào cản trong nơng nghiệp để giải phóng sức
sản xuất, nghiên cứu về chế độ khoán tới hộ nông dân trong thập niên 80 của thế kỷ
trước. Tiêu biểu như các tác giả có các cơng trình nghiên cứu được đề cập dưới đây:
Yiphing Huang (1997) đã phân tích nhiều khía cạnh trong cơng cuộc cải cách nền

nơng nghiệp Trung Quốc từ sau khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung
Hoa (1949) cho đến những năm 1990. Cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ
cuối năm 1978. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa XI (1978), Trung Quốc đã coi
“Nơng nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân và nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là
tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”. Với tinh thần
ấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh phải
quan tâm đầy đủ tới lợi ích vật chất của người lao động, phải trả thù lao cho xã viên theo
số lượng và chất lượng lao động, kiên quyết chống “chủ nghĩa bình quân” trong phân
5

Dẫn theo giáo trình Lịch sử kinh tế, chủ biên: Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (2013).


13
phối.
Trong nông nghiệp, chế độ công xã nhân dân được xóa bỏ, thay vào đó Trung
Quốc đã thực hiện “chế độ khốn hộ” trong sản xuất nơng nghiệp. Chế độ khốn thực
chất là hình thức lao động hợp đồng, được ký kết giữa 3 bên: nhà nước, tập thể, hộ hay
nhóm hộ nơng dân. Sau khi ký kết, các đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch của nhà nước
và điều kiện cụ thể để giao ruộng đất và các tư liệu sản xuất cho các hộ hoặc nhóm hộ
nhận khốn kinh doanh. Chế độ khốn ở nơng thơn Trung Quốc là hình thức cụ thể
của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Nhờ đó, người nông dân
đã phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, sức sản xuất trong nông
nghiệp nông thơn được giải phóng. Từ 1979 đến 1984 sản phẩm nông nghiệp tăng 7,4
%/năm và sản lượng ngũ cốc tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 5%. Từ 1982
đến 1984, sản lượng ngũ cốc tăng trưởng khá “ngoạn mục”, trung bình khoảng 8%/năm.
Cải cách trong nơng nghiệp Trung Quốc được đánh giá là rất thành công với
kỷ lục tăng trưởng cao trong sự trỗi dậy của giai đoạn đầu cải cách được gọi là "điều
kì diệu" (Huang, 1997). Tuy nhiên, sau năm 1985 khi chính phủ thúc đẩy cải cách thị
trường, các vấn đề bức thiết lại nằm ở chính lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng

nông nghiệp giảm (trở lại mức dưới 4%). Tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,8%
trong suốt thời kỳ 1985-1994. Mặc dù tỷ lệ này không thấp so với tiêu chuẩn quốc tế,
nhưng ở Trung Quốc nó được coi là sự sụt giảm đáng kể. Sản lượng ngũ cốc chỉ tăng
0,9% mỗi năm, giảm lần đầu tiên vào năm 1985 sau đó thấp hơn ở các năm 1988,
1991, 1994. Giá cả trong nông nghiệp tăng lên và sản lượng ngũ cốc giảm đã gây ra
vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng.
Theo Cục thống kê Trung Quốc, giá thực phẩm tăng khoảng 32% năm 1994.
Áp lực lạm phát cao tác động đến chi phí tiêu dùng, làm tăng chi phí sản xuất đã ảnh
hưởng đến ngân sách nhà nước. Sự đối lập sâu sắc giữa nền nông nghiệp giai đoạn
trước và sau năm 1985 là do chính sách cải cách nơng nghiệp. Các nhà nghiên cứu
chỉ ra rằng, chính phủ giảm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Mặc dù
vậy, chúng ta vẫn phải ghi nhận, những cải cách quyết liệt từ cuối năm 1978 đã giúp
hàng triệu người dân Trung Quốc thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo của Trung Quốc đã giảm
từ 53% (năm 1981) xuống còn 8% vào năm 20016.
Giai đoạn đàm phán, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã có
những thay đổi trong chính sách thuế quan và các rào cản phi thuế. Thuế nhập khẩu
nông sản giảm dần để phù hợp với lộ trình gia nhập (Martin, 2001; J. Huang and S.
6

Cục Thống kê Trung Quốc.


14
Rozelle, 2001, 2007). Họ cũng sử dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan như một
công cụ chủ yếu để điều tiết việc xuất, nhập khẩu đối với một số mặt hàng “nhạy
cảm” như lúa mì, ngơ, gạo, dầu đậu nành, bông, len, đường, dầu cọ (W. Martin,
1999).
Trước khi gia nhập WTO, mức độ tham gia thị trường thế giới của nông nghiệp
Trung Quốc ở mức độ rất thấp. Trung Quốc vẫn cân nhắc tự giải quyết vấn đề lương
thực quốc gia. Đồng thời, họ cũng hạn chế các doanh nghiệp có quyền hợp pháp tham

gia vào thương mại quốc tế. Các loại ngũ cốc, bông, dầu thực vật chỉ được nhập khẩu
thông qua các doanh nghiệp thương mại nhà nước (Martin, 1999; Huang và Rozelle,
2001).
Mức độ đầu tư của chính phủ Trung Quốc cho phát triển nơng nghiệp, như
chính sách khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn
cịn nhiều hạn chế về các nguồn lực. Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận, việc thay đổi
“công nghệ dẫn đầu” là động cơ chủ yếu trong tăng trưởng nông nghiệp (J. Huang and
Rozelle, 1996; Fan and Pardey, 1997). Tuy nhiên, J. Huang và S. Rozelle (2002) chỉ ra
rằng, đầu tư nghiên cứu nông nghiệp của Trung Quốc đã giảm từ đầu những năm 1980
và xuống mức thấp báo động, chỉ 0,44% so với tổng sản phẩm nông nghiệp vào năm
1999 (một trong những mức thấp nhất thế giới). Giai đoạn từ 1970 đến đầu những năm
1990, tỷ lệ đầu tư nông nghiệp so với tổng sản phẩm nơng nghiệp trong nước (AGDP)
cũng có sự giảm sút (năm 1978: 7,65% giảm xuống 3,6% năm 1995).

1.2. Tổng quan các chính sách phát triển nơng nghiệp Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO
Khi tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành trào lưu trên toàn thế
giới, mỗi quốc gia là một thực thể và tồn tại độc lập trong mối liên hệ phụ thuộc, có
tác động qua lại với nhau. Trong xu thế chung của thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế và tự do hóa thương mại đặt ra là một tất yếu khách quan. Bước vào thập
niên 90, khi Trung Quốc chuyển sang giai đoạn nhìn ra thế giới và bắt đầu khởi động
gia nhập WTO, nhiều nghiên cứu về mảng chủ đề này đã được công bố. Tiêu biểu
cho các nghiên cứu về mảng đề tài nông nghiệp, thương mại và WTO lần lượt được
giới thiệu, trong đó có các tác phẩm tiêu biểu như:

1.2.1. Chính sách thương mại nơng nghiệp
Trong giai đoạn đàm phán gia nhập WTO từ cuối những năm 1980, Trung
Quốc đã có một số cải cách căn bản trong chính sách thương mại quốc tế: thuế quan
giảm, xuất nhập khẩu tăng đã có tác động đến các điều khoản thương mại. Từ năm



15
1992 đến 1998, biểu thuế nhập khẩu nông sản đã giảm từ 42,2% xuống 23,6%, năm
2001 là 21% (J. Huang and S. Rozelle, 2002). Để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO,
Trung Quốc đã thực hiện những bước cải cách đáng kể ở tất cả các lĩnh vực. Cải cách
chính sách thương mại theo Vịng đàm phán Urugoay về nơng nghiệp bao gồm 3 lĩnh
vực chủ yếu: tiếp cận thị trường (thuế quan, hạn ngạch thuế quan và các rào cản
thương mại khác), hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu (Hunter và cộng sự, 2001;
Huang và Rozelle, 2001, 2002, 2007).
Theo Martin (2002), phản ứng chính sách của Trung Quốc khi gia nhập WTO
có 2 hình thức chủ yếu: thực hiện các cam kết gia nhập và điều chỉnh một số chính
sách trong nước để phù hợp với những quy tắc của WTO. Giao thức gia nhập WTO
đã dẫn đến những thay đổi quan trọng. Pháp luật là một trong những lĩnh vực có
nhiều thay đổi. Khung pháp lý mới được Trung Quốc phổ biến rộng rãi trong toàn quốc7.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải cách, nhưng vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để
Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình theo Nghị định thư gia nhập WTO
(J. Huang và S. Rozelle, 2001, 2007).
Cụ thể, những thay đổi cho phù hợp cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc
được thấy rõ trong chính sách mở cửa thị trường (chính sách thuế quan và rào cản phi
thuế). Song, từ khi gia nhập WTO, mức độ gia nhập thị trường thế giới tăng đáng kể
(Huang và Rozelle, 2007).
Rào cản thuế quan
Gia nhập WTO, Trung Quốc giảm các rào cản thương mại, giúp quá trình tiếp
cận thị trường được cải thiện (Martin, 1999, 2001; Huang và Rozelle, 2001). Sau khi
kết thúc bước quá độ thực hiện cam kết với WTO, thị trường nông sản Trung Quốc
từng bước được mở rộng. Trung Quốc đã cam kết thực hiện cắt giảm hàng rào thuế
quan thương mại một cách đáng kể. Thực hiện các cam kết WTO về mức thuế trung
bình, thuế nhập khẩu nơng sản 23,1% trước khi gia nhập WTO (2001) đã giảm xuống
còn 17% năm 2004; 15,3% năm 2005 (Nguyễn Xuân Trình và Lê Xuân Sang, 2007;
Chen G, 2011) và chỉ còn 15,1% năm 20088. Trước năm 2000, thuế nhập khẩu đậu

tương rất cao (114%) nhưng đã giảm xuống còn 3% trong năm 2000 và sau đó hạn
ngạch nhập khẩu dần được xóa bỏ (Huang và Rozelle, 2002, 2007). Sự giảm mạnh này
thể hiện, Trung Quốc rất linh hoạt trong việc áp dụng thuế MFN đối với các sản phẩm
để tối đa hố lợi ích.
7

Nhà nước đã bãi bỏ một số quy định về phát triển doanh nghiệp nông nghiệp (ban hành năm 1983) để hỗ trợ
sự phát triển của các trang trại tập thể và sự phát triển của các Xí nghiệp Hương trấn (ban hành năm 1979) để
hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể.
8
Dẫn theo Nguyễn Vĩnh Thanh: Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Thời cơ và thách thức (2011)


16
Một câu hỏi đặt ra, việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu nơng sản có ảnh hưởng
lớn đến nguồn thu của Chính phủ Trung Quốc hay khơng? Nghiên cứu của H. Colby,
X. Diao và F. Tuan (2001) cho biết, việc cắt giảm thuế quan của Trung Quốc không
tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn trực tiếp với các chính sách nơng nghiệp hiện có trước
đó, và hầu như cũng khơng tác động lớn đến nguồn thu của Chính phủ. Bởi Trung
Quốc có thể dễ dàng bù đắp sự sụt giảm trong doanh thu thuế nông nghiệp bằng các
nguồn thu khác. Tại Trung Quốc, nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm một phần rất
nhỏ trong tổng thu thuế của chính phủ.
Vũ Văn Hùng (2013) chỉ ra rằng, cam kết thuế quan của Trung Quốc cũng có
sự khác nhau giữa các đối tác. Đối với Mỹ, Trung Quốc và Mỹ cùng giảm mức thuế
chung đối với nhập khẩu nông sản từ mức 45% xuống còn 17% và 14,4% (15% đối
với các sản phẩm ưu tiên, ví dụ, thịt bị từ 45% xuống 12%, cam quýt từ 40% xuống
12%). Đối với EU, thuế quan đối với nhiều loại nông sản giảm mạnh: dầu cải từ 85%
xuống 9%, bơ từ 30% xuống 10%, quýt từ 42% xuống còn 12%. EU và Trung Quốc
còn ký hiệp định về vệ sinh thực vật theo tinh thần Hiệp định SPS.
Các rào cản phi thuế quan

Cam kết lớn thứ 2 của Trung Quốc là các rào cản phi thuế quan. Một số tác giả
trong và ngoài nước (Du Ying, 2001; Hunter và cộng sự, 2001; Huang và Rozelle,
2001, 2002; Nguyễn Xuân Trình và Lê Xuân Sang, 2007; Vũ Văn Hùng, 2013) nêu rõ,
rào cản phi thuế quan trọng nhất đó là hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu.
Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã sử dụng hệ thống hạn ngạch thuế
quan như một công cụ chủ yếu để điều tiết việc xuất, nhập khẩu đối với một số mặt
hàng “nhạy cảm” như lúa mì, ngơ, gạo, dầu đậu nành, bông, len, đường, dầu cọ (W.
Martin, 1999), các sản phẩm này được đăng ký thuế suất dưới 10% đối với nhập
khẩu một khối lượng nhỏ, trên 10% đối với khối lượng lớn. Sau khi ra nhập WTO,
hạn ngạch nhập khẩu đối với nhiều nông sản đều tăng lên, chẳng hạn so sánh năm
2000 với 2004, mức hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng từ khoảng 7 triệu tấn lên gần
10 triệu tấn; ngô từ trên 4 triệu tấn lên hơn 7 triệu tấn; dầu đậu nành từ gần 2 triệu
tấn lên hơn 3 triệu tấn.
Trong khi đó, hạn ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng được xóa bỏ từ tháng
12/2004, dầu đậu nành được loại bỏ vào năm 2005 (Nguyễn Xuân Trình và Lê Xuân
Sang, 2007; Vũ Văn Hùng, 2013). Các mặt hàng khác nhau được bảo hộ theo những
mức khác nhau. Ngoại trừ đường (20%) và các loại dầu ăn (9%), mức thuế trong hạn
ngạch chỉ 1% đối với gạo, lúa mỳ, ngô và len (Hunter và cộng sự, 2001; Huang và


17
Rozelle, 2002, 2007). Trung Quốc cũng đồng ý loại bỏ hạn ngạch thuế quan cho các loại
dầu ăn sau năm 2006 (Huang và Rozelle, 2007). Các công cụ hạn ngạch, giấy phép
nhập khẩu có tác dụng bảo hộ hàng hố trong nước. Mặc dù gia nhập “sân chơi lớn” và
toàn cầu hoá sẽ mở ra sự đa dạng phong phú về chủng loại, song, việc bảo vệ lợi ích
quốc gia là điều Trung Quốc luôn đặc biệt quan tâm. Đến nay, Trung Quốc vẫn linh hoạt
sử dụng công cụ hạn ngạch đối với các mặt hàng có tính “nhạy cảm” trong hội nhập.

1.2.2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu
Về trợ cấp xuất khẩu nông sản, nhiều học giả đã phân tích, trong đó J. Huang và

S. Rozelle (2002), Nguyễn Tiến Dũng (2010), Vũ Văn Hùng (2013), Trung Quốc cam
kết xóa bỏ tất cả trợ cấp xuất khẩu nông sản ngay sau khi gia nhập WTO và không giới
thiệu thêm bất kỳ khoản trợ cấp nào cho các sản phẩm nông nghiệp trong tương lai.
Trợ cấp này đã đóng vai trị đáng kể trong hỗ trợ xuất khẩu ngô, bông và các sản phẩm
nông nghiệp khác, và theo cách này đã gián tiếp hỗ trợ giá trong nước. Thực tế, sau khi
loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu, một số nông sản của Trung Quốc sẽ có thể chịu áp lực
cạnh tranh mạnh mẽ từ nguồn nhập khẩu. Nghiên cứu của Fuzhi Cheng (2008) hay Vũ
Văn Hùng (2013), bên cạnh việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, các cam kết gia nhập WTO
cịn u cầu với việc kiểm sốt chặt chẽ các dạng đầu tư hay một số dạng hỗ trợ nhất
định.

1.2.3. Chính sách hỗ trợ trong nước
1.2.3.1. Nhóm chính sách hộp xanh lá cây, hộp hổ phách
Nhận thức rõ những thách thức mới của tiến trình hội nhập, Trung Quốc đã
thực hiện một loạt các biện pháp hỗ trợ trong nước mạnh mẽ. Đáng chú ý là các cam
kết chính trị đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Hàng năm, từ 2004 đến
2016, Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ban hành “Văn kiện số 1”.
Đây là tài liệu quan trọng bậc nhất về vấn đề này (J. Huang và G. Yang, 2016).
Với chính sách hỗ trợ trong nước, Du Ying (2000) đã đề xuất một số lựa chọn
đối với Trung Quốc khi gia nhập WTO, đó là: luật và quy định trong nước về thương
mại cần phải được sửa đổi theo quy định của WTO; tăng mức độ hỗ trợ của “Hộp
xanh lá cây” (hộp hỗ trợ thuộc dạng không phải cam kết cắt giảm) trong tổng giá trị
sản lượng nơng nghiệp (vì giá trị còn rất nhỏ, thấp hơn so với các nước phát triển
như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản).
Những nghiên cứu tiếp theo của J. Huang và cộng sự (2011, 2013, 2015, 2016,
2018) hay Ni, H (2013) cũng cho thấy, chính phủ Trung Quốc đã tăng trợ cấp nơng


18
nghiệp, tăng chi phí nghiên cứu và phát triển nơng nghiệp (Huang và Rozelle, 2014;

Bubu et al, 2016), tăng giá nông sản và hỗ trợ thu nhập cho nông dân (OECD, 2013).
Trung Quốc không ngừng gia tăng giá trị hỗ trợ trong nhóm chính sách “Hộp xanh lá
cây” (Ni. H, 2013; Chen Guoqiang, 2011). Chẳng hạn, năm 1997, giá trị hộp xanh
mới đạt 131,3 tỷ NDT; năm 2001 đạt 242,3 tỷ NDT nhưng đến 2005 đã tăng lên
309,6 tỷ NDT; năm 2013 đạt 766,23 tỷ NDT (Fuzhi, 2008; Ni. H, 2013). Trong
nhóm hỗ trợ này, Trung Quốc chuyển từ hỗ trợ sản xuất trong khâu lưu thông sang
trợ cấp trực tiếp, đầu tư cho hạ tầng nông thôn.
Trong khi những thành tựu trong quá khứ của Trung Quốc rất ấn tượng, họ đã
đến giai đoạn phát triển nông nghiệp khi thách thức trước đó gia tăng và xuất hiện
thêm những thách thức mới. Sản xuất thực phẩm tăng lên đã phải trả giá bằng môi
trường cũng như phát triển bền vững (Zhang và cộng sự, 2013; Ni, 2013; Lu và cộng
sự, 2015). Và do vậy, các chương trình bảo vệ môi trường cũng ngày càng được quan
tâm chú trọng. Với chính sách “Hộp xanh da trời”, Trung Quốc cũng gia tăng hỗ trợ
cho sản xuất theo nhóm này như hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, giảm và tiến tới xóa
bỏ các loại thuế đánh vào nơng nghiệp (Tao và Qin, 2007; Liu và cộng sự, 2012),
tăng cường các dịch vụ tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu, bảo vệ môi trường (Ni,
2013; Vũ Văn Hùng, 2013).
Hỗ trợ “Hộp hổ phách”, Trung Quốc là quốc gia đang phát triển, nhưng hỗ trợ
trong nước cam kết ở ngưỡng cho phép chỉ tương đương 8,5% tổng giá trị sản lượng
nông nghiệp, thấp hơn mức 10% đối với các quốc gia đang phát triển khác nhưng ở
trên mức 5% ở các nước phát triển (Huang và Rozelle, 2007; Nguyễn Xuân Trình và
Lê Xuân Sang, 2007; Fuzhi, 2008; Vũ Văn Hùng, 2013). Mấy năm trở lại đây, Trung
Quốc rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ này, với việc gia tăng trợ cấp cho các
sản phẩm, đặc biệt là ngũ cốc.

1.2.3.2. Chính sách phát triển khoa học và công nghệ
Khi nông nghiệp đã đạt những thành tựu căn bản, Trung Quốc đã chú trọng
hơn đến chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và cơng nghệ. Đây là biện pháp có
tính chiến lược lâu dài, bởi nó khơng chỉ giúp tăng năng suất nơng nghiệp, cải thiện
năng lực cạnh tranh, mà cịn góp phần quan trọng cho sự phát triển của một nền nơng

nghiệp hàng hố theo hướng bền vững trước những thách thức của hội nhập và áp lực
tăng dân số.
Trước khi gia nhập WTO, đầu tư của chính phủ Trung Quốc cho KHCN rất hạn
chế. Nhưng đến nửa cuối những năm 1990, khi Trung Quốc chuẩn bị cho việc gia


19
nhập WTO thì đầu tư cho nơng nghiệp, đặc biệt là KHCN đã tăng lên đáng kể (J.
Huang và S. Rozelle, 2001). Trung Quốc đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển
KHCN nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng cao về các sản phẩm
nông nghiệp của một quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Trung Quốc có khát vọng
trở thành nơng xưởng của thế giới với tiềm lực phát triển mạnh mẽ. Họ không ngừng
đầu tư vào KHCN nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao. Babu et al (2015) đã chỉ ra,
Trung Quốc có hệ thống khuyến nơng lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, nghiên cứu của
Hu và Huang (2011); Babu et al (2015); Huang và Rozelle (2014, 2018) cho thấy,
chính phủ Trung Quốc đã tăng cường chi tiêu cho KHCN, nghiên cứu và phát triển;
đồng thời định hướng các doanh nghiệp tham gia sâu, rộng vào hoạt động KHCN.
Ngay từ những năm 1990, Trung Quốc đã chú trọng phát triển các khu nông
nghiệp công nghệ cao. Giai đoạn 1998-2006, Trung Quốc đã phát triển được hơn 400
khu nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều cơ sở sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong cả nước. Thực tế cho thấy, các khu cơng nghệ
cao đóng góp trên 40% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Rõ ràng, những mơ
hình nơng nghiệp cơng nghệ cao đã và đang đẩy mạnh hiện đại hố nơng nghiệp Trung
Quốc, đóng góp quan trọng trong phát triển nền nơng nghiệp hiện đại cũng như phát
triển kinh tế xã hội Trung Quốc (Phạm Thị Thanh Bình, 2018). Hiện nay, Trung Quốc
đã có tới hơn 6.000 khu nơng nghiệp cơng nghệ cao được xây dựng9.
Với quan điểm phát triển nông nghiệp hiện đại là mục tiêu chính trong
chuyển đổi tính chất của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc chủ trương: Tăng cường
đầu tư cơng nghệ, hiện đại hố nơng nghiệp, nghiên cứu các loại giống mới, hỗ trợ
chương trình biến đổi gien, đầu tư cho hệ thống tưới tiêu... Trung Quốc đổi mới các

chính sách nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ cao trong phát triển nông nghiệp nhằm
thực hiện chiến lược trở thành một “siêu cường nông nghiệp” và “kho lương thực
tồn cầu”. Các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao được xem là hạt nhân trong hệ
thống áp dụng rộng rãi các kỹ thuật nông nghiệp, là căn cứ đảm bảo cho việc thực
hiện chiến lược sản xuất nông sản chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Đó cịn là những đầu tàu phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững và
thân thiện môi trường (Babu et al, 2015; Phạm Thị Thanh Bình, 2018).

1.2.3.3. Chính sách lương thực và an ninh lương thực
9

Trong đó có một khu quản lý cấp Quốc gia (khu Dương Lân, Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây), 36 khu được
Chính phủ quyết định thành lập, giao cho địa phương quản lý, hơn 600 khu gọi là khu thị phạm nông nghiệp hiện
đại Quốc gia, khu trình diễn phát triển khoa học cơng nghệ nơng nghiệp tổng hợp, cịn lại là các khu nông nghiệp
công nghệ cao do cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện xây dựng.


20
Du Ying (2000), C. Xiwen (2002) và J. Huang and S. Rozelle (2002, 2007,
2014, 2018), Phạm Thị Thanh Bình (2018), nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới khác
hay J. Huang và G. Yang (2016) nghiên cứu chính sách nơng nghiệp, chính sách
lương thực gần đây của Trung Quốc; các học giả đều ghi nhận, thời kỳ cải cách và
mở cửa từ năm 1978, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan
trọng về sản lượng cũng như thay đổi cơ cấu kinh tế. Theo thời gian, tỷ trọng của
nơng nghiệp trong GDP có xu hướng giảm (trước 1980 nơng nghiệp đóng góp hơn
30% GDP, năm 2000 giảm xuống 16%, đến 2011 còn 10%10) - nhưng giá trị tuyệt
đối thì khơng ngừng tăng lên11. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp
giai đoạn 1980 - 2000 cũng giảm từ 81% xuống còn khoảng 50% (Jikun và Rozelle,
2002) và năm 2010 chỉ cịn 39,5%12. Mặc dù diện tích đất canh tác giảm, đồng thời
Trung Quốc phải đối mặt với sự khan hiếm nước ở phía Bắc, nhưng tốc độ tăng

trưởng nông nghiệp cao hơn so với tốc độ tăng dân số nên Trung Quốc vẫn có thể
tự giải quyết vấn đề lương thực trong nước.
An ninh lương thực - một trong những vấn đề quan trọng trong hoạch định
chính sách ở Trung Quốc - cũng đã được cải thiện đáng kể từ cuối những năm 1970.
Vấn đề này đã minh chứng điều ngược lại với dự đoán của nhiều nhà phân tích kinh
tế cho rằng Trung Quốc sẽ gây áp lực lên an ninh lương thực toàn cầu trong q trình
cơng nghiệp hóa (J. Huang et al, 2007, 2013, 2017). Bên cạnh đó, tình trạng dinh
dưỡng, sinh kế, diện tích nhà ở, thu nhập bình qn đầu người và mức sống của
người dân cũng được nâng cao; được đảm bảo và cải thiện đáng kể nhờ sự thay đổi
trong năng lực sản xuất ngũ cốc do tác động tích cực của tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, khí hậu thuận lợi, tăng giá thu mua đầu ra, chính sách giao đất lâu dài cho
nông dân và thực hiện chế độ khốn đến hộ/nhóm hộ gia đình (J. Huang, 1997; C.
Xiwen, 2002; Huang và Rozelle, 2007, 2014, 2018). Có thể thấy, động lực cá nhân và
giải quyết mối quan hệ thành thị, nông thôn luôn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản
xuất.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, có sự gia tăng trong chênh lệch
thu nhập giữa các nhóm người, giữa các vùng cũng như giữa thành thị và nông thôn.
Do những thay đổi của mơ hình cung, cầu trong giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ 9
(1996-2000), ở hầu hết các sản phẩm nơng nghiệp đều tồn tại tình trạng cung vượt
cầu dẫn đến sự sụt giảm về giá. Năm 1996, thu nhập rịng của nơng dân tăng 9%,
10

Viện nghiên cứu Trung Quốc:
Kinh tế Trung Quốc, Giáo trình Lịch sử kinh tế, chủ biên: Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh
Hưng
12
Kinh tế Trung Quốc, Giáo trình Lịch sử kinh tế, Chủ biên: Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng.
11



21
nhưng tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 4,6% năm 1997; năm 1998 là 4,3%; năm
1999 là 3,8% và chỉ còn 2,1% năm 2000 (Zhenwei Liu, 2002, Huang and Rozelle,
2002, 2007). Hệ quả của tình trạng này là sự sụt giảm trong chi tiêu của nông dân,
gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường nội địa và có thể gây
nên nguy cơ mất ổn định xã hội khu vực nơng thơn.
Vì vậy, khó khăn thách thức lớn của Trung Quốc khi gia nhập WTO chính là
việc nâng cao thu nhập của nơng dân và khẳng định vấn đề này phải được nhấn mạnh
trong toàn bộ hoạt động kinh tế (Xiwen, 2002; Liu, 2002, Huang và Rozelle, 2007,
2014). Các chuyên gia dự đoán rằng, gần như tất cả lợi nhuận trong sản lượng nông
nghiệp sẽ phải đến từ cơng nghệ mới có thể cải thiện đáng kể năng suất nông nghiệp
(J. Huang and Rozelle, 2002, 2010; J. Huang et al, 2001, 2011).

1.2.3.4. Sự thay đổi trong trong cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp
W. Martin (1999) đã nhấn mạnh, Trung Quốc chuẩn bị gia nhập WTO là một
sự kiện quan trọng đối với chính họ và cả các quốc gia xuất khẩu nông sản trên tồn
thế giới. Vấn đề nơng nghiệp ln chiếm vị trí quan trọng trong câu chuyện Trung
Quốc chuẩn bị gia nhập WTO và gia nhập WTO sẽ đòi hỏi một số thay đổi trong
chính sách phát triển nơng nghiệp. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức của
Trung Quốc trong việc thúc đẩy xuất khẩu nơng sản có thể dẫn đến những thay đổi
đáng kể trong quan điểm chính sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc sau này,
đặc biệt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Để nông sản Trung Quốc tham gia
vào môi trường cạnh tranh quốc tế và chia sẻ lợi ích từ thương mại quốc tế khi gia
nhập WTO, Du Ying (2000) đề xuất, Trung Quốc cần điều chỉnh cơ cấu sản xuất
nông nghiệp trong nước dựa vào lợi thế so sánh của mình.
Trước hết, Trung Quốc cần tích cực phát triển các sản phẩm nơng nghiệp mà
ngành đó có lợi thế so sánh (các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, hoa quả, và một số nông
sản đặc biệt khác), nâng cao chất lượng cũng như tăng thị phần các sản phẩm này tại các
thị trường xuất khẩu. Đồng thời, giảm sản xuất các sản phẩm mà Trung Quốc khơng có
lợi thế so sánh. Thứ hai, Trung Quốc cần tích cực phát triển các sản phẩm chế biến, chế

biến sâu, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao thơng qua phát triển khoa
học công nghệ. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến sẽ là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy chuyên mơn hóa và nâng cao chất lượng cũng như giá trị các loại nông sản.
Thứ ba, Trung Quốc phải điều chỉnh và tối ưu hóa mơ hình sản xuất theo vùng trong
nơng nghiệp. Ở khu vực ven biển phía đơng, sản xuất ngũ cốc và một số sản phẩm nông
nghiệp khác khơng có lợi thế so sánh nên giảm và cần chú trọng phát triển các sản phẩm


22
có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm định hướng xuất khẩu. Ở các khu vực phía Tây,
nên trả lại đất canh tác cho lâm nghiệp, thảo nguyên để cải thiện môi trường sinh thái và
tăng cường sản xuất các nơng sản đặc biệt. Cịn ở khu vực trung tâm, nơi có lợi thế so
sánh cho các loại nơng sản quan trọng, cần giảm chi phí sản xuất trên cơ sở ổn định
năng lực sản xuất (Du Ying, 2000; Martin, 2001; RCRE, 2011).
Điều quan trọng nữa là nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp bởi vì
năng suất nơng nghiệp thấp là một trong những ngun nhân chính hạn chế khả năng
cạnh tranh. Do đó, việc Trung Quốc gia nhập WTO đã thúc đẩy đáng kể chiến lược điều
chỉnh cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp của mình. Trung Quốc đã chú ý hơn đến việc tăng
năng suất, chất lượng nơng sản và hiện thực hố giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao
(Du Ying, 2000; Martin, 2001; RCRE, 2011).

1.2.4. Về hàng rào kỹ thuật thương mại nơng nghiệp (TBT)
Trong q trình hội nhập, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các
biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) cũng như thể chế để thực hiện các
thỏa thuận về thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là những vấn đề
quan trọng mà Trung Quốc phải đối mặt. Khi gia nhập WTO, thủ tục kiểm dịch động
thực vật có thay đổi về quy mô và mức độ khắt khe lớn hơn. Trung Quốc đã và đang
kiện toàn hệ thống kiểm dịch động thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế để quản lý việc sử
dụng các hình thức bảo hộ trong nước. Trung Quốc đã chắc chắn phải vất vả trong nỗ
lực của mình để tạo ra một mơi trường thương mại minh bạch và cởi mở đối với các

hàng rào phi thuế quan (Huang và Rozelle, 2007; Vũ Văn Hùng, 2013).
Để thực hiện chiến lược phát triển nền nông nghiệp bền vững sau khi gia nhập
WTO, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp, cải cách nhằm phát huy tối đa lợi
thế của hội nhập, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đối với nông nghiệp.
Nghiên cứu điển hình về TBT nơng nghiệp Trung Quốc, đó là Xiaohua Bao và cộng sự
(2012); Yaxing Zhang và cộng sự (2008), Lê Quốc Bảo (2018). Các học giả chỉ ra,
TBT có vai trị quan trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế. Nó có thể thúc đẩy,
cũng có thể kìm hãm sự phát triển của thương mại, do đó việc xây dựng và hồn thiện
TBT nơng nghiệp là đặc biệt quan trọng ở các quốc gia. Bởi trong xu thế hội nhập, các
nước phát triển trên thế giới ngày càng gia tăng bảo vệ hàng nội địa.
Đồng thời, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt
khe, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: (i)
TBT của một nước đang phát triển có tác động đáng kể đến xuất khẩu của các nước
đang phát triển khác, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của các nước phát


23
triển, (ii) TBT của nước phát triển có tác động đáng kể đến xuất khẩu của cả nước phát
triển và đang phát triển; và (iii) xuất khẩu từ các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi TBT
của một quốc gia phát triển nghiêm trọng hơn TBT của một quốc gia đang phát triển
(Xiaohua Bao, 2012; Lê Quốc Bảo, 2018). Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Yaxing
Yang (2008) cũng đi sâu phân tích thực trạng TBT ở Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO và kinh nghiệm của chính phủ cũng như doanh nghiệp trong thiết kế, hồn thiện
và ứng phó với TBT nước ngoài.

1.3. Tổng quan những nghiên cứu chủ yếu về chính sách phát triển nơng
nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Gia nhập WTO, một sân chơi lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta
còn ở điểm xuất phát thấp. Nông nghiệp là khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương
trước bối cảnh toàn cầu hoá. Do vậy, đây là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu

và các chuyên gia quan tâm.
Những nghiên cứu trong nước về chính sách nơng nghiệp Việt Nam của
Nguyễn Vĩnh Thanh (2010), Nguyễn Xuân Trình và Lê Xuân Sang (2007); Nguyễn
Tiến Dũng (2010); Chu Tiến Quang (2011); Vũ Văn Hùng (2013) và OECD (2015)
phân tích một số điều chỉnh chính sách của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và tác
động của nó đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, nơng nghiệp Việt Nam nói riêng.
Các tác giả phân tích một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình thực hiện
các cam kết gia nhập WTO, đồng thời nêu ra những điều chỉnh trong chính sách
nơng nghiệp Việt Nam để thực hiện các cam kết đó.
Trịnh Thị Ái Hoa (2007); Ngô Thị Tuyết Mai (2011) và Vũ Văn Hùng (2013)
đề cập cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chính sách tiêu thụ nơng sản, xuất khẩu
nơng sản của Việt Nam trong q trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Đồng
thời các tác giả này cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản để hồn thiện chính sách
tiêu thụ nơng sản hay xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới trong thời gian tới.
OECD (2015) rà sốt chính sách nơng nghiệp Việt Nam, phân tích bối cảnh,
xu hướng đánh giá chính sách cũng như môi trường đầu tư cho nông nghiệp để thực
hiện các mục tiêu trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn
tiếp theo.
Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Sĩ Thọ (2010) trình bày những cơ hội, thách thức và
những điều chỉnh chính sách nơng nghiệp Việt Nam Việt Nam khi gia nhập WTO.
Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích khái lược về cam kết thuế quan, các rào
cản phi thuế cũng như vấn đề trợ cấp nông nghiệp giai đoạn chuẩn bị gia nhập và


24
sau khi gia nhập WTO, tập trung nghiên cứu cơ hội và thách thức của Việt Nam
cùng với việc đề xuất, kiến nghị giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh mới.
Nguyễn Tiến Dũng (2010) đi sâu nghiên cứu những cam kết của Việt Nam khi gia
nhập WTO, điển hình là chính sách thuế quan và chính sách trợ cấp nơng nghiệp. Đồng

thời, tác giả làm rõ những điều chỉnh trong chính sách này để phù hợp với cam kết WTO
và đề xuất phương hướng, giải pháp hồn thiện chính sách nơng nghiệp Việt Nam như: hỗ
trợ thu nhập, tín dụng, đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến và phát triển hạ tầng cơ sở.
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào vấn đề điều chỉnh
một số chính sách trong nông nghiệp của Việt Nam (các cam kết thuế quan và hàng
rào phi thuế, một số khía cạnh của trợ cấp nơng nghiệp). Các tác giả chưa phân tích
tồn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, thực tiễn, những điểm tương đồng, khác
biệt giữa hai nước và luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm trong chính sách
phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO gắn với Việt Nam về
phát huy những thành công cũng như đẩy lùi những hạn chế.

1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Có thể nhận thấy, trong mỗi nghiên cứu trên, các tác giả đã mặc dù chọn nông
nông nghiệp làm đối tượng nghiên cứu nhưng có những hướng khác nhau, tùy thuộc
vào phạm vi về nội dung nghiên cứu, cụ thể là đi sâu nghiên cứu một số vấn đề nhất
định.
Chẳng hạn, nghiên cứu của D. Ying (2000) chủ yếu đi sâu phân tích một số
khó khăn, thách thức của Trung Quốc khi gia nhập WTO, gợi ý những lựa chọn để
phát triển nông nghiệp thương mại trong nước như: xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy
KHCN, cải thiện cơ chế tự vệ, điều chỉnh cơ cấu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Những nghiên cứu của H. Colby và cộng sự (2001); J. Huang và S. Rozelle (2001,
2002, 2007, 2011, 2013, 2018) phân tích những thành tựu cơ bản của ngành nông
nghiệp Trung Quốc trước khi gia nhập WTO, những thay đổi trong chính sách nơng
nghiệp trước và sau khi gia nhập WTO (các khía cạnh trong cam kết gia nhập, cải
cách chính sách thương mại nơng nghiệp, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín
dụng, chính sách đầu tư và hỗ trợ nông nghiệp).
J. Huang and Guolei Yang (2016) và Babu et al (2015) đưa đến kết luận khi
nghiên cứu về chính sách lương thực “phát triển nơng nghiệp thông qua cải cách thể
chế, đổi mới công nghệ, cải cách thị trường và tăng cường đầu tư vẫn là chìa khố để



25
đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững của Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO”. Tuy nhiên, các tác giả chưa đánh giá tác động tích cực cũng như hạn chế của
những thay đổi, điều chỉnh đó.
Chen Xiwen (2002) đơn thuần đề cập đến những thành tựu cơ bản của ngành
nơng nghiệp Trung Quốc, cũng như khó khăn mà nước này có thể gặp phải sau khi gia
nhập WTO đó là vấn đề tăng thu nhập cho nơng dân. Zhenwei Liu (2002) trình bày các
mục tiêu mới trong nơng nghiệp Trung Quốc và những điều chỉnh chính sách như:
Quy định đối với nơng nghiệp nơng thơn, chính sách thị trường và thương mại nông
sản, hỗ trợ nông nghiệp, tăng thu nhập của nông dân. Những thay đổi trong chính sách
của Trung Quốc mà các học giả phân tích chủ yếu tập trung vào sự phát triển kinh tế
nơng nghiệp, nơng thơn, tập trung hơn vào khía cạnh đối nội. Một số học giả khác
phân tích cụ thể hơn nội dung một vài chính sách hẹp, chẳng hạn: hàng rào kỹ thuật
thương mại nông nghiệp (Yaxing Zhang và cộng sự, 2008; Lê Quốc Bảo, 2018) hay
chính sách hỗ trợ nâng cao thu nhập cho nông dân (Zhao Yumin và cộng sự, 2004)…
Phạm Thị Thanh Bình (2018) phân tích một số chính sách phát triển nơng
nghiệp bền vững của Trung Quốc như: chính sách quản lý và sử dụng đất, chính sách
thu hút đầu tư, phát triển khu nơng nghiệp cơng nghệ cao, hỗ trợ tài chính và bảo hiểm
nông nghiệp. Tác giả cũng đánh giá kết quả thực thi chính sách của Trung Quốc trong
việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu về chính sách nơng nghiệp Trung Quốc trước
và sau khi nước này gia nhập WTO của các nhà nghiên cứu trong và ngồi Trung
Quốc. Tuy nhiên:
i.

Các cơng trình đi vào nghiên cứu, phân tích một số khía cạnh, vấn đề của chính
sách trong thực tiễn (như nội dung một số chính sách, kết qủa của các chính sách
đó, khơng thực hiện một cách tổng thể các vấn đề của chính sách liên quan đến
việc gia nhập WTO). Trong mỗi nghiên cứu, các tác giả không đề cập một cách

đầy đủ, tồn diện, có hệ thống từ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát
triển nơng nghiệp Trung Quốc trong hội nhập WTO; chưa đề cập cơ sở lý thuyết
của chính sách; chưa đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng tích cực, hạn chế của những
thay đổi trong chính sách đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản cũng
như mức sống của nông dân.

ii.

Các nghiên cứu trên cũng chưa đề cập, phân tích những điểm tương đồng, khác
biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về quá trình cải cách, đổi mới kinh tế; về nền
sản xuất nơng nghiệp và việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp khi 2 nước


×