Thiết kế đồ họa có phải chỉ là việc
tạo ra hình ảnh?
Khi thời điểm phát minh ra các ký tự có thể sắp xếp (di chuyển) được trong lĩnh vực in ấn
được coi là khởi nguồn của Typography, theo thời gian tất cả các loại tư liệu đi kèm với
các thiết kế đồ họa (bao gồm in ấn, nhiếp ảnh, hình ảnh số và đồ họa màn hình). Dĩ nhiên,
xuất phát của đồ họa thủ công hay đồ họa máy tính đều là các hình ảnh vẽ tay như minh
họa, phác thảo…
“Cũng giống như hàng trăm ngàn mặt chữ hay các phương thức tạo dựng các ngôn từ,
cũng có hàng tá cách tạo ra các hình ảnh” - nhà thiết kế đồ họa Quentin Newark giải
thích. Bạn có thể sử dụng các biểu tượng, các bức ảnh hoặc sử dụng thêm nghệ thuật
manipulated để tạo ra những hình ảnh mong muốn; hoặc sử dụng các tư liệu lịch sử hay
tự tạo ra các hình ảnh cho chính mình. Do vậy, có thể nói không chỉ có một cách duy nhất
để tạo ra hình ảnh hay sử dụng hình ảnh. Nhà thiết kế Neville Brody lập luận rằng, thông
qua việc sản xuất và sử dụng hình ảnh, bạn có thể theo dõi sự phát triển của những gì mà
nhiều người trong số chúng ta giờ đây vẫn gọi là thiết kế đồ họa.
Nếu bạn nhìn lại một ai đó như Toulouse-Lautrec, thì sẽ thấy ông ấy không chỉ dẫn dắt
doanh nghiệp, nhận các hồ sơ thầu khoán, tìm các bối cảnh, nghiên cứu và tìm hiểu cũng
như thực hiện các bức vẽ – mà ông ấy còn đảm nhận in ấn, phân phối các tác phẩm nữa.
Từ những khởi điểm nhỏ như vậy, chúng ta có thể hình dung về những gì mà chúng ta
gọi là một họa sĩ thương mại.
Và Newark lần theo ý tưởng này bằng cách thực hành nó với các bức ảnh cũng như các
từ ngữ được sử dụng trong thế kỷ 20 khi mà các nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng như Milton
Glaser đang dẫn dắt nhiều xu hướng truyền thông hình ảnh. “Minh họa, nếu bạn muốn
chỉ định bằng một từ nào đó, là một khía cạnh của việc tạo hình hay xây dựng hình ảnh”,
Newark cho biết. “Một số nhà thiết kế đồ họa không khác gì các nhà minh họa. Do vậy,
với một nhà thiết kế đồ họa như Milton Glaser hay Seymour Chwast, họ cũng là những
nhà minh họa và cũng thực hành thiết kế đồ họa”.
Và một ví dụ điển hình gần đây là những người giống như Paul Davis đang làm, anh ta có
thể vẽ, nhưng cũng có thể làm cho các bức vẽ của mình nói (phát ra âm thanh), do đó có
thể coi anh ấy sử dụng ngôn từ và ngôn ngữ, các bong bóng tư tưởng, các bong bóng phát
âm,… và là một nhà thiết kế rất có năng lực theo phong cách riêng của mình. Theo nhà
thiết kế kiêm kịch bản gia, ông Adrian Shaughnessy, thì minh họa đã trở thành một yếu tố
rất phổ biến trong nhiều thiết kế đồ họa liên quan đến xây dựng thương hiệu trong một
vài năm qua. Điều này một phần là kết quả mong muốn của các doanh nghiệp đang gia
nhập vào môi trường toàn cầu hóa và trong vai trò lính đánh thuê.
Minh họa là một loại hình mang tính “nhân bản” và cá thể của truyền thông hình ảnh.
Các nhà thiết kế và minh họa đang ngày càng thích “nhúng” nghệ thuật chữ (typography)
vào tác phẩm của họ. Điều này tạo ra một “thông điệp mới nhờ sự kết hợp trực tiếp
Typography với các giác quan quyến rũ của minh họa, pattern và tạo dáng”, Adrian nhận
định trong tạp chí Eye magazine. Đó là công việc mà nhà thiết kế đồ họa chọn lựa, phát
triển và cấu trúc hình ảnh, bảng màu, bố cục trình bày, các sản phẩm giấy, các kỹ thuật in
và tổng thể các phong cách đồ họa theo một cách nào đó để giúp các khách hàng của họ
đạt được một hiệu quả mong muốn. Tùy theo tính chất của dự án, người thiết kế và khách
hàng, tiến trình này có thể cho phép thoải mái thể hiện nghệ thuật hoặc gắn chặt nó với
những đòi hỏi thương mại nhất định nào đó. Trong nhiều trường hợp, chính sức ép giữa
hai phương thức tiếp cận này sẽ tạo ra những tác phẩm tốt nhất và hiệu quả nhất.
Như vậy, thiết kế không hẳn chỉ là việc tạo ra hình ảnh, mà đó còn là ý đồ, bố cục, màu
sắc, phương cách thể hiện và việc chuyển tải nội dung thông điệp của nhà sản xuất…
idesign dịch từ cgnewspaper.