Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hình thành trứng nghỉ của luân trùng nhiệt đới Brachionus rotundiformis Tschugunoff dòng siêu nhỏ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.82 KB, 2 trang )

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hình thành
trứng nghỉ của luân trùng nhiệt đới
Brachionus rotundiformis Tschugunoff dòng
siêu nhỏ





Dòng luân trùng siêu nhỏ nhiệt đới tạo ra trứng mixis ở nhiệt độ từ 30-35oC nhưng
sự sinh sản hữu tính và hình thành trứng nghỉ không thực hiện được do sự thay đổi
nhanh chóng các yếu tố môi trường.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hình thành trứng nghỉ đựợc tiến hành
ở qui mô nhỏ (500 mL) và qui mô lớn (500 L). Luân trùng được nuôi ở nhiệt độ
30oC, độ măn từ 15-17 ppt với mậ
t độ ban đầu là 1 cá thể/mL. Sau 4 ngày thí
nghiệm, luân trùng đạt tới giai đoạn tăng trưởng nhanh cùng với sự hoạt động của
trứng mixis, lúc này nhiệt độ nước trong thí nghiệm được thay đổi đến 25oC. Luân
trùng ở nghiệm thức đối chứng được nuôi ở nhiệt độ 30oC trong suốt thí nghiệm.
Tảo Nannochloropsis oculata tươi hoặc đông lạnh và tảo nước ngọt Chlorella
vulgaris lần lượt được sử dụng để làm thức ăn cho luân trùng trong các thí nghiệm
ở qui mô nhỏ và qui mô lớn. Sự hình thành trứng nghỉ cao hơn có ý nghĩa được
phát hiện ở thí nghiệm nuôi luân trùng (giảm từ 30oC xuống 25oC) so với nghiệm
thức đối chứng. Ở thử nghiệm nuôi qui mô lớn, luân trùng tạo ra 2,6 x 10^6 trứng
nghỉ trong suốt 9 ngày thí nghiệm, cao hơn 1,6 lần so với luân trùng được nuôi
nghiệm thức đối chứng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhiệt độ giảm từ 30oC xuống 25oC sau khi trứng mixis
hoạt độ
ng sẽ làm tăng sự hình thành trứng nghỉ ở luân trùng B. rotundiformis siêu


nhỏ.

Người dịch: Ths. Nguyễn Thị Kim Liên (
), BM Thủy sinh học
ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguồn tin: Mavit Assavaaree, Atsushi Haiwara, Takayuki Kogane and Misao
Arimoto. Effect of temperature on resting egg formation of the tropical SS-type
rotifer Brachionus rotundiformis Tschugunoff. FISHERIES SCIENCE 2003; 69:
520-528.

×