Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng quan điểm toàn diện của sự nhận thức khoa học để phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.44 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, trình độ khoa học kỹ thuật và những hiểu biết của
con người đối với thế giới tự nhiên đã và đang dần tiến đến trình độ cao nhất. Kinh tế
xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người
ngày càng được nâng cao, tuy nhiên đi kèm với nó là tình trạng mơi trường ngày
càng bị ô nhiễm trầm trọng, hệ sinh thái bị hủy hoại, nhiều sinh vật quý hiếm tuyệt
chủng và đặc biệt là “sự ấm lên của trái đất” gây nhiều hệ lụy khôn lường đối với thế
hệ con người hiện tại và trong tương lai. Chúng ta đều biết phát triển là xu thế chung
của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống; mặt khác, con người đang
sống trong một thế giới rộng lớn với rất nhiều mối liên hệ phức tạp, trong đó giữa
mơi trường và phát triển có mối liên hệ hết sức chặt chẽ: mơi trường là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi
trường. Tác động của hoạt động phát triển đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi
là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng
có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự
nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy
thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm
họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Tại Hội thảo quốc
tế về vấn đề “Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp trong hội nhập quốc tế”
diễn ra ngày 17 và 18 tháng 03 năm 2008 tại TPHCM do Đại học Quốc gia TPHCM,
Viện môi trường và tài nguyên, Viện nghiên cứu khoa học của Đại học Lausanne,
Thụy Sĩ đồng tổ chức, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng trước vấn nạn kinh tế phát
triển nhưng để lại hậu quả môi trường ngày càng ơ nhiễm, trong đó có ý kiến khẳng
định nếu phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ mơi trường thì những thảm họa do
ảnh hưởng mơi trường về lâu dài sẽ lớn hơn những hiệu quả kinh tế thu được rất
nhiều, chúng ta cần phải đặt ra quan điểm phát triển bền vững để tránh hậu họa về
sau.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng quan điểm toàn diện
của sự nhận thức khoa học để phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam”. Trong phạm vi của tiểu luận này và tầm hiểu
biết cịn hạn chế của mình, tơi muốn đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé trong bước


đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ mơi trường, từ đó
có khả năng tìm kiếm con đường phát triển bền vững của Việt Nam trong những năm
tới nhằm đưa Việt Nam từng bước trở thành một nước phát triển trong khu vực và
trên thế giới. Mặt khác, hoàn thành tiểu luận này cũng cho tơi một cái nhìn thấu đáo
về một số vấn đề cấp thiết của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1


Chương I: Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học, phép biện chứng về
mối liên hệ phổ biến
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học:
Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học là nguyên lý của phép biện
chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến. Phép biện chứng duy vật có vai trị làm sáng
tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội lồi người và của
tư duy. Vì vậy, ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa
khái qt nhất. Ngun lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng các sự vật hiện tượng và
các q trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm
nhập và chuyển hố lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều
kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự
chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan. Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện
chứng còn khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng
chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các
hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì
chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới
vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa các sự vật với nhau, trong
toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian. Quan điểm duy vật biện chứng
khơng chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật,
các hiện tượng, các q trình mà nó cịn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó.

Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát
triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ bên trong là mối
liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc
tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trị quyết định đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngồi là mối liên hệ giữa các sự
vật, các hiện tượng khác nhau, thơng thường khơng có tính quyết định mà phải thông
qua các mối liên hệ bên trong để phát huy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mối
liên hệ bên ngồi cũng hết sức quan trọng, đơi khi cịn giữ vai trị quyết định. Ngồi
ra cịn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối liên hệ chung bao qt
tồn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng
biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác
động qua lại được thực hiện thơng qua một hay một số khâu trung gian. Có mối liên
hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu
nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của
2


cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai
đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử
phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng. Quan điểm duy vật
biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó.
Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hố cho nhau. Sự chuyển hố đó có thể diễn
ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách
quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.2 Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản ánh
tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới dù có
đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng khác
nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất. Xét dưới góc độ nhận thức lí
luận, nó là cơ sơ lí luận của quan điểm tồn diện. Với tư cách là một nguyên tắc

phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm tồn diện
địi hỏi để có nhận thức đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là: trong mối
liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính
sự vật đó, hai là: trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác, kể
cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn thế nữa quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức đúng
sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con
người. Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát
triển của sự vật hay hiện tượng đó. Nhưng quan điểm tồn diện khơng đồng nhất với
cách xem xét dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng
đó, nó địi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất của sự vật hay
hiện tượng đó. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực
tiễn, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến địi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải
bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng
như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy phải sử dụng
đồng bộ nhiều phương pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi
những liên hệ tương ứng. Để tránh những phương pháp luận sai lầm trong việc xem
xét sự vật, hoạt động cần tránh chủ nghĩa chiết trung, thuật ngụy biện. Mọi sự vật
hiện tượng đều tồn tại trong không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của
không gian thời gian đó. Do đó chúng ta cần kết hợp quan điểm toàn diện với quan
điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.

3


Chương II: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
ở Việt Nam
2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường:
Mơi trường sinh thái là tồn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh thái
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội lồi người. Nó

là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát
triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế nhằm cải thiện và phát
triển đời sống của con người. Vì vậy giữa mơi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế
có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Như chúng ta đã biết môi trường sống được sinh
ra và tồn tại trong tự nhiên, vì vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập
với ý thức con người. Tuy nhiên sự biến đổi của mơi trường lại hồn tồn phụ thuộc
vào ý thức của con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc
xấu đi, từ đó sinh ra khái niệm “đạo đức sinh thái”.
Đầu tiên cần phải nói rằng đạo đức có liên quan trực tiếp đến lợi ích, “lợi ích
đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức”. Đạo đức sinh thái lại là một dạng thức
đặc biệt của đạo đức xã hội, là thứ đạo đức được thể hiện trong mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên (với môi trường sống xung quanh). Đúng như C.Mác đã viết:
“Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự
nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người; ... chỉ
có trong xã hội, tự nhiên mới biểu hiện ra là cơ sở của sự tồn tại có tính chất người
của bản thân con người. Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là
tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành
con người đối với con người”. Là một dạng đặc biệt của đạo đức xã hội, đạo đức sinh
thái bao gồm những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, những nguyên tắc,
chuẩn mực quy định, điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình biến đổi và cải
tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho sự sống của con người, cho sự tồn tại và phát triển
không ngừng của xã hội trong những điều kiện tự nhiên - xã hội nhất định. Ngoài
những đặc trưng cơ bản của đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái còn có những nét đặc
thù riêng, đó là:


Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, cịn tự nhiên
ln là khách thể. Chủ thể và khách thể đạo đức xã hội tác động qua lại với nhau
tuân theo những chuẩn mực giá trị đạo đức. Nếu bên chủ thể chỉ biết đến lợi ích
của riêng mình, bất chấp lợi ích của khách thể (từ cá nhân cho đến xã hội) thì bị

coi là kẻ vơ đạo đức, có thể bị trừng phạt hay bị trả giá ngay. Trong đạo đức sinh
thái, con người với tư cách chủ thể đạo đức luôn chủ động quan hệ và tác động
4






lên tự nhiên một cách có ý thức, có mục đích là mang lại lợi ích về cho mình.
Trong khi đó, sự tác động của tự nhiên lên con người và xã hội chỉ là sự tác động
mù quáng, vô thức, hay chỉ là “sự phản xạ tự nhiên”. Do vậy, sự ứng xử vô đạo
đức của con người đối với tự nhiên cứ thế được “tích luỹ” lại, mâu thuẫn giữa con
người và tự nhiên ngày càng sâu sắc dần, nhưng con người không thể nhận biết
được, hay đúng hơn là không thể lường trước được hậu hoạ. Đến lúc con người
nhận thức ra “sự trả thù” của tự nhiên thì đã q muộn và khi đó, con người phải
gánh chịu hậu quả nặng nề do mình gây ra cho mơi trường tự nhiên và cũng là
cho chính bản thân mình.
Đạo đức gắn liền với giá trị. Trong đạo đức sinh thái, lợi ích và giá trị có tính đặc
thù. Tất cả những thuộc tính khách quan vốn có của khách thể tự nhiên hợp thành
bản chất khách quan của nó, tức là giá trị nội tại của khách thể tự nhiên đó. Đây
chính là những giá trị vốn có, tự thân của chúng, chứ khơng phụ thuộc gì vào nhu
cầu và lợi ích của con người. Giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên chính là sự
sống và phục vụ cho sự sống, còn cái mà con người tiếp cận, nhận thức và sử
dụng được từ các yếu tố tự nhiên, tức là cái phục vụ được cho lợi ích của con
người, là giá trị sử dụng của các khách thể tự nhiên. Các giá trị này khơng hồn
tồn phụ thuộc vào giá trị nội tại của chúng, mà chủ yếu bị quy định bởi nhu cầu
và lợi ích của con người, bởi sự nhận thức của con người, bởi trình độ phát triển
của khoa học và công nghệ của xã hội. Do vậy, một khi những điều kiện này thay
đổi, thì lập tức, những giá trị sử dụng của các khách thể tự nhiên cũng bị thay đổi

theo. Trong quan hệ với tự nhiên, con người chỉ tập trung khai thác những giá trị
sử dụng và thực dụng của các khách thể tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu và
thoả mãn được lợi ích ngày càng cao của mình, nhưng lại quên đi giá trị nội tại
của chúng là sự sống và phục vụ cho sự sống. Với cách “hành xử” như vậy, con
người đã vơ tình vi phạm nghiêm trọng đến đạo đức sinh thái. Chẳng hạn, việc
khai thác và sử dụng rừng một cách bừa bãi trên khắp thế giới trong nhiều thế kỷ
qua, nhất là trong thế kỷ vừa qua, đã mang lại hậu hoạ sinh thái vô cùng nặng nề,
mà một trong những thảm hoạ nguy hiểm nhất hiện nay là sự biến đổi khí hậu
tồn cầu theo chiều hướng tiêu cực. Những thảm hoạ sinh thái đó khơng chỉ đang
tàn phá tự nhiên, mà cịn tàn phá cả chính sự sống của con người, sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người. Điều này đã chứng tỏ rằng, con người chưa nhận
thức được thấu đáo giá trị nội tại của thực vật, của rừng đối với đời sống của vạn
vật, trong đó có con người và xã hội, mà chỉ biết khai thác giá trị sử dụng của
chúng đến cạn kiệt.
Trong đạo đức sinh thái, mối quan hệ chỉ theo một chiều, nghĩa là chỉ có con
người chủ động quan hệ, tác động lên các khách thể tự nhiên, chỉ có con người tự
5


giác đặt ra các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giá trị phục vụ cho lợi ích của
mình,... để từ đó, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình đối với tự nhiên. Do vậy,
để đảm bảo được sự hài hồ về lợi ích giữa con người và tự nhiên, địi hỏi con
người phải có tính tự giác, tự ý thức rất cao. Muốn thực hiện được điều này, một
mặt, con người cần phải biết nuôi dưỡng, phát huy tình u vốn có của mình đối
với thiên nhiên, “nhân chi sơ tính bản thiện”, ni dưỡng tinh thần, đạo lý “Thiên
- Nhân hoà đồng”, “Thiên - Nhân hợp nhất”; mặt khác, cần phải có những hiểu
biết sâu sắc về các giá trị của các yếu tố tự nhiên, các quy luật tồn tại, vận động
và phát triển của chúng, phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và trách
nhiệm quan trọng của con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Trên cơ sở
những hiểu biết đó, con người mới có thể lựa chọn, xác định được những chuẩn

mực hành vi đạo đức đúng đắn, phù hợp trong quá trình khai thác, sử dụng hợp lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hồn tồn phụ thuộc vào
con người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người,
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người từ đó ta có thể thấy mơi trường cũng
chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được
thông qua một thực thể đó là con người. Mơi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế
hoạt động vì tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên
thiên nhiên nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Nhưng tài nguyên của môi
trường không phải là vô hạn. Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải
tạo mơi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do mơi trường
bị suy thối. Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính con người gây ra.
Một sản phẩm do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà con người chịu tác động trực
tiếp vì con người khơng thể sống mà không chịu sự tác động của môi trường. Ngược
lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo vệ mơi trường thì khơng những nó làm
cho đời sống của con người ngày càng được cải thiện mà nó cịn có khả năng cải
thiện cả mơi trường do kinh tế phát triển nhà nước có ngân sách cho những dự án bảo
vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác được thay thế dần bởi các
nguồn tài nguyên nhân tạo.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, trước khi có nền kinh tế thị trường, mơi
trường thiên nhiên nước ta đã bị tàn phá. Song, từ khi phát triển nền kinh tế thị
trường, môi trường tự nhiên bị tàn phá nhanh hơn, với quy mô lớn hơn. Bởi lẽ, trong
kinh tế thị trường, con người được kích thích bởi lợi ích kinh tế trước mắt đã lao vào
dịng xốy của các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và môi trường cùng các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm
6


tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất. Nhiều hậu hoạ sinh thái đã xảy ra, như
nhiều dịng sơng, hồ ao đã bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải độc hại của các nhà máy,

xí nghiệp, khu liên hợp chế xuất, bởi nước thải bẩn của các cơ sở chăn ni, bệnh
viện, điển hình và tai tiếng nhất là vụ nước thải của nhà máy bột ngọt Vêđan đã làm
chết dịng sơng Thị Vải và huỷ hoại mơi trường sống quanh vùng, vụ việc nhà máy
đóng tàu Vinashin, v.v.. Việc khai thác và sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, như rừng, khoáng sản, kim loại quý hiếm,... đã dẫn đến sự cạn kiệt của
chúng, đặc biệt là rừng. Tệ nạn không bảo đảm vệ sinh an toàn lương thực, thực
phẩm ngày càng phổ biến và nguy hiểm hơn. Các tệ nạn xã hội đang gây ra sự ô
nhiễm môi trường xã hội, như nạn ma tuý, mại dâm, đại dịch bệnh HIV- AIDS,...
không chỉ phổ biến ở các thành phố, mà còn len lỏi đến hang cùng ngõ hẻm trên khắp
đất nước, gây ra biết bao tai hoạ cho cuộc sống con người, không chỉ hôm nay mà
cho cả các thế hệ mai sau.
Nước ta còn là một trong những nước đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất
của sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Mưa lũ, ngập lụt, lốc xoáy, hạn hán xảy ra thường
xuyên trên khắp mọi miền đất nước, năm sau lại nặng nề hơn, tổn thất lớn hơn năm
trước. Tất cả những điều đó đang địi hỏi phải xây dựng một đạo đức sinh thái mới
phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước và thế giới. Yêu cầu xây dựng đạo
đức sinh thái ngày nay trở nên bức xúc hơn bao giờ hết, nó địi hỏi phải xuất phát từ
lương tâm, trách nhiệm của con người đối với tự nhiên, nhưng suy đến cùng, là đối
với sự sống cịn của chính mình và các thế hệ con cháu mai sau trước thực trạng
xuống cấp nghiêm trọng của môi trường sống.
2.2 Môi trường đang bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam:
2.2.1 Trong cơng nghiệp:
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng tồn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt
Nam bước vào công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới này được tiến hành trên toàn
diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như đổi mới tư duy, hệ thống kinh
tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính… Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển
từ nền kinh tế chỉ huy, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong hơn hai thập kỷ qua thực hiện chủ trương và đường

lối đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Chính sách đổi
mới đã mang lại những thay đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn
minh, công bằng và dân chủ. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng trung bình hơn
7%/năm. Đặc biệt trong cơng nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ
7


có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên
trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất
đạt 17%/năm. Tỷ trọng cơng nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng cơng
nghiệp hố, từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000 và 40,24% năm
2009. Sự phát triển của q trình cơng nghiệp hố trong những năm qua một mặt là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng mặt
khác nó đã ít nhiều bộc lộ những mặt trái của nó mà nếu khơng có biện pháp bảo vệ
cụ thể thì trong tương lai khơng xa chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm
trọng do chính chúng ta gây ra.
Số lượng doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt kể từ sau khi Luật
Doanh nghiệp được ban hành. Năm 2000, cả nước có 42.288 cơ sở sản xuất kinh
doanh hoạt động thì đến hết năm 2007, con số đó là 183.920 (tăng 335%). Chỉ tính
riêng năm 2007, cả nước đã có thêm 58.916 doanh nghiệp được đăng ký mới (chiếm
gần 1/3 tổng số doanh nghiệp hoạt động). Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh
nghiệp và cơ sở kinh doanh đó là sự gia tăng của chất thải rắn hàng năm, tổng lượng
chất thải rắn hiện nay đã lên tới con số hơn 12 triệu tấn/năm. Việc quản lý chặt chẽ
chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn, khơng có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn
để lưu giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí, khơng có nhà máy xử lí chất thải độc.
Phần lớn chất thải rắn nguy hại này thuần tuý chỉ được chôn chung lẫn lộn với rác
thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây mối nguy hại rất lớn đối với môi
trường sống. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động, nghiêm
trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp
chất thải và ở vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều

bệnh như đau mắt, bệnh đường hơ hấp, bệnh ngồi da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,
… đều do loại chất thải rắn gây ra. Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn
tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Tại các đô thị này, tuy
chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi
năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt cả nước.
Ngồi ra, trong q trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp thường
thải ra một lượng nước thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất cũ
chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử
lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt, gây ô nhiễm trầm trọng đối với
nhiều dịng sơng. Trong nhiều trường hợp, nuớc thải ứ đọng lâu ngày cịn gây ơ
nhiễm khơng khí, mất mỹ quan, lan truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cực khác.
Nước thải cơng nghiệp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi
trường đô thị.
8


Khí thải của các cơ sở doanh nghiệp sản xuất cũng là vấn đề cần bàn tới. Ơ nhiễm
mơi trường khơng khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, cơng ngiệp hố chất gây nên.
Ví dụ nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo đều vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện ng Bí, nồng độ bụi đo
trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất
khí độc hại khác như CO2, NO2, SO2… trong khơng khí xung quanh nhiều nhà máy
và khu cơng nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Điều này đã gây
tác động xấu đối với mùa màng và sức khoẻ của nhân dân của cả một vùng rộng lớn
xung quanh các khu vực nhà máy. Tuy trong thời gian qua, phần lớn các nhà máy đã
trang bị thiết bị xử lí bụi nhưng số lượng các nhà máy có thiết bị xử lí khí độc hại cịn
rất ít mà chủ yếu được thải thẳng ra ngồi khơng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ con người.
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố càng phát triển thì nhu cầu khai thác các
thành phần mơi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất ngày càng

tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát triển và môi trường đồng
thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm
chất lượng môi trường. Nạn khai thác gỗ trái phép gây ra sự suy giảm nghiêm trọng
độ che phủ của rừng. Nếu như năm 1945 độ che phủ nước ta đạt 43% thì tính đến
tháng 12 năm 2000 độ che phủ rừng chỉ còn 29, 8% và tính đến đầu năm 2009 đạt
38,7%.
Ngồi ra cịn nhiều vấn đề ô nhiễm do công nghiệp gây ra như việc nhập khẩu các
thiết bị lạc hậu từ nước ngoài, hay tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất…
2.2.2 Trong nông nghiệp:
Nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và cho đến
nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên, nông sản và
hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu khống sản và hàng hố nơng lâm, thuỷ hải sản
chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nước ta đang trên đà hội
nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc tế.Tuy nhiên đi đôi với sự gia
tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường
ngày càng lớn. Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo
được và việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất
khẩu có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta trong tương lai. Mặt khác, các
ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội để thâm canh, gia tăng
sản lượng dẫn đến việc phá huỷ tài nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và
9


chăn ni khơng hợp lí. Để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả… người nông dân
thường phun các loại chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… Trình độ nhận thức
và chun mơn của người dân cịn thấp, thêm vào đó đội ngũ cán bộ nơng nghiệp cịn
chưa nhiều vì vậy người nơng dân chưa ý thức được hành động của họ sẽ dẫn đến
hậu quả gì. Việc sử dụng các loại hố chất và sau đó vứt ngay các loại vỏ, bao đựng

trên ruộng trước tiên gây ô nhiễm nguồn nước sau là gây nguy hiểm cho những người
sử dụng các loại rau, củ, quả đó. Thực tế là trong năm 2002, ở miền Bắc, giá nhãn và
vải đã mất giá nghiêm trọng do Trung Quốc không nhập khẩu vì hàng chưa đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng… Sử dụng hố chất khơng được phép trước tiên là gây ô
nhiễm nguồn nước, không tiêu thụ được hàng hoá, sau cùng là gây ra thoái hoá đấtmột sự mất mát lớn. Môi trường nông thôn cũng đang kêu cứu.
2.2.3 Trong du lịch – biển:
Cùng với tăng trưởng kinh tế, các phương tiện thông tin, giao thông vận tải ngày
càng dễ dàng và thuận tiện. Đây là điều kiện để hoạt động du lịch phát triển nhanh
chóng. Ngành du lịch nước ta hiện nay còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Tuy nhiên trong hơn 10 năm qua, cùng với quá trình đổi mới và
chuẩn bị hội nhập nền kinh tế thế giới du lịch nước ta cũng đã có những bước phát
triển ban đầu. Năm 2001 tồn ngành đón 2,33 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần
9%so với năm 2000, vượt kế hoạch 6% so với năm 2000. Du lịch phát triển tạo nhiều
công ăn việc làm cho dân cư và thu được một lượng ngoại tệ lớn cho ngân sách quốc
gia. Tuy nhiên cũng như sự phát triển trong công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động
du lịch cũng đang tác động đến môi trường về nhiều mặt.
Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ
sở hạ tầng như làm đường giao thông khách sạn, các cơng trình thể thao, các khu vui
chơi giải trí. Điều đó gây phá hoại hoặc tổn thất tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ
sinh thái.
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước, đặc biệt là các
chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vận tải
thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các
điểm du lịch, vui chơi giải trí cịn phổ biến, điều đó khơng những ảnh hưởng tới vệ
sinh cơng cộng và mơi trường mà cịn gây cảm giác khó chịu cho du khách.
Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên thì đó cũng là điều đe doạ tới chất lượng
khơng khí. Trước hết là ơ nhiễm khơng khí do giao thơng vận tải. Du khách có thể đi
bằng đường bộ hoặc máy bay. Tuy nhiên không giống như ô tô, xe máy… ô nhiễm
10



do máy bay ít được nhận thấy trực tiếp. Thế nhưng đây lại là phương tiện gây ô
nhiễm trực tiếp lên tầng ơzơn.
Sự phát triển du lịch cịn tạo nên mối đe doạ tới các hệ sinh thái như phá những
khu rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú của
các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản
phẩm phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi
mồi, san hô… tại nhiều điểm du lịch của nước ta. Ngoài ra việc khai thác hải sản biển
cũng đang ở mức báo động. Đánh cá ven bờ giảm một cách đáng kể và số thuyền
đánh cá đã tăng lên một cách nhanh chóng do có sự khuyến khích của chính phủ.
Việc khai thác dầu khơng hợp lí cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
biển.
2.2.4 Gia tăng mức tiêu thụ:
Việt Nam là một nước đang phát triển về kinh tế, kinh tế phát triển kéo theo thu
nhập cũng tăng lên. Đời sống người dân càng được nâng cao thì nhu cầu về các
phương tiện trong cuộc sống cũng đòi hỏi cao hơn, nhu cầu của con người bây giờ
khơng cịn là ăn no, mặc ấm nữa mà đã tiến đến một bước cao hơn dó là nhu cầu ăn
ngon, mặc đẹp. Với mức dân số như hiện nay là trên 86 triệu người và ước tính đến
năm 2042 sẽ có khoảng 155 triệu người, tất cả sống trong một đất nước có diện tích
chỉ bằng ½ nước Pháp. Vấn đề sẽ trở nên khó khăn hơn với 55% dân số dưới 25 tuổi,
tức là sẽ có một sự bùng nổ về dân số khi những người trẻ tuổi này bước vào tuổi
sinh nở. Dân số đông, kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại cũng tăng, hàng ngày lượng
khí thải từ các phương tiện giao thơng như ơ tơ, xe máy… đang góp một phần khơng
nhỏ vào ơ nhiễm khơng khí. Dân số đông, nguời ta lấp ao hồ để lấy đất ở. Rừng ngày
càng bị thu hẹp do nhu cầu khai thác gỗ để sản xuất ra đồ dùng phục vụ cho con
người. Các loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trước tình trạng săn bắt
tràn lan để làm vật trưng bày hoặc làm thực phẩm cho các thực khách… Hệ sinh thái
đang mất đi sự cân bằng trước sự phá hoại như vũ bão của con người.
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường:
“Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả lại ta

bằng đại bác”. Thực tế cho thấy, đi kèm với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta gây ra. Trong vòng 7
năm trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như bão xoáy, lụt lội, hạn hán…ngày càng
tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ như hạn hán ở miền Trung, bão lụt ở đồng
bằng sông Cửu Long, cháy rừng ở U Minh… đã cướp đi sinh mạng của nhiều người,
thâm hụt vào ngân sách quốc gia hàng trăm tỷ đồng - một con số không nhỏ đối với
11


một quốc gia cịn nghèo như Việt Nam. Ngồi ra, đi đôi với sự suy giảm môi trường,
các bệnh về thời tiết cũng gia tăng, thiệt hại người do các bệnh về đường nước tăng
như sốt rét, tiêu chảy... Các bệnh liên quan đến đường ruột bệnh giun, bệnh sán
máng, giun trong máu… các bệnh về hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi… Cuộc
sống của con người đang bị đe doạ.
2.4 Giải pháp giải quyết vấn đề:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tăng cường quan hệ
thương mại song phương với các nước trên thế giới và đã chính thức gia nhập Tổ
chức thương mại Thế giới(WTO) vào tháng 1 năm 2007, tham gia tích cực vào các
định chế kinh tế khu vực như ASEAN, APEC, ASEM… và đặc biệt là hiệp định
thương mại Việt -Mỹ. Để hàng Việt Nam có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh với
các nước khác chúng ta cần:
 Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở cơng
nghiệp.
 Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng
lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
 Bắt buộc các nhà máy mới đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng và
vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn mơi trường.
 Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển công
nghiệp.
 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thốt nước, xử lí nước thải công nghiệp

trước khi thải ra môi trường.
 Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công nghiệp,
chất thải y tế và các loại chất thải khác.
 Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng hành
lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
 Tăng cường vai trò của nhà nước trong khâu thẩm định, kiểm tra các mặt hàng
nhập khẩu vào nước ta như máy móc, thiết bị vật tư, nguyên vật liệu, các
giống mới…
 Cần bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo sự phát
triển bền vững.
 Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại cho người sử
dụng cũng như cho đất trồng.
12


 Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm có nhãn sinh thái
Ngồi ra để đảm bảo sự phát triển bền vững, Nhà nước của chúng ta cần:
 Có chính sách ưu đãi đối với những hộ nhận khốn rừng.
 Có hình phạt nặng hơn nữa đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép.
 Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật.
 Khai thác gỗ hợp lí .
 Cán bộ kiểm lâm có chức vụ và quyền hạn cao hơn nữa để công tác kiểm lâm
được chặt chẽ hơn, ngoài ra cán bộ kiểm lâm cần có những chính sách ưu đãi
hơn.
 Khai thác dầu hợp lí.
 Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại quý hiếm.
 Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

13



LỜI KẾT
Việt Nam đang trên con đường cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước với nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục tiêu cơ bản nhất
của mọi sự phát triển xã hội đó là phát triển để cải thiện nâng cao chất lượng cuộc
sống và vì sự sống trường tồn bền vững. Đây là vấn đề quan trọng trong công cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước hiện nay cũng như về lâu dài. Tất cả các bài
học kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình quy hoạch phát triển trước đây cần phải
được vận dụng triệt để cho quá trình phát triển của tương lai sao cho tránh được
những hậu quả có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trình phát triển
kinh tế. Chúng ta bảo vệ môi trường không phải nhằm mục đích hạn chế q trình
phát triển kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình
phát triển tất yếu này, đồng thời nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi con
người chúng ta. Do đó, bảo vệ mơi trường và tăng trưởng kinh tế phải có sự thống
nhất.Có phát triển mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ mơi trường và có bảo
vệ mơi trường mới đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định. Hơn 20 năm qua, cùng
với việc chấp nhận nền kinh tế thị trường, với việc đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, những giá trị đạo đức nói chung, đạo
đức sinh thái nói riêng đã đột ngột bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho mơi
trường. Sự kích thích mạnh mẽ của lợi ích tối đa trước mắt, kết hợp với những
phương tiện kỹ thuật hiện đại đã làm cho con người lao vào khai thác và tận dụng tự
nhiên bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra và trên thực tế đã xảy ra. Điều đó có nghĩa
là, những giá trị của đạo đức sinh thái truyền thống đang phải đối mặt với những
thách thức to lớn và vô cùng mới mẻ trong những điều kiện phát triển mới của đất
nước và thời đại. Như vậy, cho đến nay, sự chuyển đổi các giá trị của đạo đức sinh
thái mới chỉ theo hướng có lợi cho con người, vì lợi ích trước mắt của con người và
xã hội. Tuy nhiên, vì mục tiêu phát triển bền vững, sự chuyển đổi này là không thể
chấp nhận được và chắc chắn sẽ bị phủ định. Con người Việt Nam cần xây dựng một
đạo đức sinh thái mới trên cơ sở phát huy những nét đẹp trong đạo đức sinh thái
truyền thống dân tộc, đồng thời kết hợp với việc tiếp thu những giá trị sinh thái mới,

sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Muốn làm được như vậy, chúng ta
cần phải biết gắn kết đạo đức sinh thái với trách nhiệm xã hội của con người đối với
môi trường sống của mình.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO




















Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Trâm, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Xây dựng đạo đức sinh thái một trách nhiệm xã hội của con người với

tự nhiên, Tạp chí triết học số 6 (217) năm 2009.
Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 v/v phê duyệt chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050.
Thơng cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2009 – Tổng cục
thống kê.
Giáo sư Lê Quý An, Du lịch và mơi trường, Tạp chí Du lịch, số 12, 1999.
Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học về môi trường chuyên ngành mỏ luyện kim, hóa
chất, Tạp chí Cơng nghiệp, số 19, 1999.
Craig Leisher, Môi trường Việt Nam những điều cần làm, Tạp chí Bảo vệ mơi
trường, số 7, 2001.
Lê Minh Đức, Bảo vệ môi trường và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam, Con
số và sự kiện, số 12, 1999.
Thạc sĩ Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Đặng Thị Thu Hồi, Hội nhập kinh tế thế giới với
bảo vệ mơi trường ở Việt Nam, Tạp chí chun đề mơi trường kinh tế, 2001.
Tiến sĩ Nguyễn Đắc Huy, Đinh Đắc Tường, Nguyễn Mỹ Hồng, Một vài suy nghĩ
về quản lý mơi trường trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, Tạp chí chun
đề mơi trường kinh tế, 2001.
Tiến sĩ Trần Thanh Lâm, Một tiếp cận mới trong quản lý thương mại và bảo vệ
mơi trường ở Việt Nam, Tạp chí xây dựng số 3, 2002.
Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững, Tạp chí
Bảo vệ môi trường, số 6, 2002.
Nhiều tác giả, Định hướng Nhà nước và hiện trạng môi trường ở Việt Nam, Tạp
chí Cơng nghiệp, số 18, 2000.
Nhiều tác giả, Mơi trường, quá khứ, hiện tại, tương lai, Tạp chí Khoa học công
nghệ và môi trường, số 7, 2002.
Tiến sĩ Danh Sơn, Các lợi ích về bảo vệ mơi trường ở nước ta, Tạp chí bảo vệ
mơi trường, số 2 năm 2001.
Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Một vài giải pháp môi trường cho các cơ
sở sản xuất vừa và nhỏ, Tạp chí Bảo vệ mơi trường, số 7, 2001.


15



×