Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phương pháp quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.58 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ HUỆ

PHƢƠNG PHÁP QUY NẠP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ HUỆ

PHƢƠNG PHÁP QUY NẠP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG NHẬN THỨC KHOA HỌC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Gia Thơ

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân
tôi. Các tài liệu đƣợc trích dẫn trung thực. Nội dung đã trình
bày trong luận văn chƣa đƣợc công bố ở bất kì công trình khoa
học nào.
Hà nội, ngày 23 tháng 9 năm 2015
Ngƣời cam đoan

Đặng Thị Huệ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………….….…… tr.1
Chƣơng 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƢƠNG PHÁP
QUY NẠP …………………………………………………………….............tr.6
1.1. Phƣơng pháp quy nạp thời kỳ cổ đại .........................................…....….…tr.6
1.1.1. Điều kiện về tự nhiên – kinh tế và lịch sử - xã hội của Hy Lạp cổ đại....tr.6
1.1.2. Những tƣ tƣởng cơ bản về phƣơng pháp quy nạp thời kỳ cổ đại...........tr.17
1.2. Sự phát triển của phƣơng pháp quy nạp thời kỳ cận đại đến hiện đại......tr.24
1.2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội phƣơng Tây thời kỳ cận hiện đại
…………………………………………………………………………..........tr.25
1.2.2. Nhƣng tƣ tƣởng cơ bản về phƣơng pháp quy nạp thời kỳ cận đại đến hiện đại
..........................................................................................................................tr.28
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA PHƢƠNG PHÁP QUY NẠP TRONG NHẬN THỨC
KHOA HỌC …………………………………………………………….….. tr.50
2.1. Một số nội dung cơ bản của phƣơng pháp quy nạp ..............……..….....tr.50
2.1.1. Đặc điểm của phƣơng pháp quy nạp......................................................tr.50
2.1.2. Một số phƣơng pháp nhận thức bằng quy nạp ......................................tr.54
2.2. Phƣơng pháp quy nạp trong nhận thức khoa học .....................................tr.58
2.2.1. Vai trò của phƣơng pháp quy nạp trong quá trình nhận thức................tr.58
2.2.2. Vai trò, ý nghĩa của phƣơng pháp quy nạp trong các khoa học cụ thể

…………………………………...……………………………………….......tr.67
KẾT LUẬN …………………………………………………………...……..tr.88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………….….. tr.90


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhân loại đã bƣớc qua thiên niên kỷ thứ hai và đang ở vào những năm
đầu của thiên niên kỷ thứ ba, một thiên niên kỷ mới với bao biến đổi mạnh mẽ
mang tính chất toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế chính trị, tƣ tƣởng đến
văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ; từ cuộc sống gia đình cho đến các thể
chế xã hội và môi trƣờng sống của con ngƣời. Chính sự vận động và phát triển
của xã hội ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp đó đòi hỏi con ngƣời phải
tìm hiểu một cách sâu sắc, nhằm làm sáng tỏ những quy luật của sự vận động và
phát triển của nó. Sự vận động không ngừng của thực tiễn xã hội phá vỡ chân lý
sáo mòn, những đồ thức luận máy móc, buộc phải điều chỉnh thƣờng xuyên cách
tiếp cận đối với nhiều vấn đề thực tiễn mới. Là một lĩnh vực của đời sống xã hội
nên khoa học cũng không thể nằm ngoài tính quy định này. Khoa học là hệ
thống tri thức tự nhiên, xã hội và tƣ duy, đƣợc tích lũy trong quá trình nhận thức
trên cơ sở thực tiễn, đƣợc thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học
thuyết. Nhiệm vụ của khoa học là phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các
hiện tƣợng, sự vật, quá trình, từ đó dự báo về sự vận động, phát triển của chúng,
định hƣớng cho hoạt động của con ngƣời. Khoa học vừa là hình thái ý thức xã
hội, vừa là một dạng hoạt động, một công cụ nhận thức. Mỗi khoa học đều có
phƣơng pháp luận của mình, đó chính là lý luận về phƣơng pháp. Tƣ tƣởng
phƣơng pháp luận của nghiên cứu khoa học xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, tuy
nhiên, với tƣ cách là bộ môn độc lập, phƣơng pháp luận chỉ xuất hiện vào thời
kỳ Phục hƣng. Một trong những điển hình cho các phƣơng pháp luận nghiên cứu
khoa học đƣợc các nhà tƣ tƣởng từ cổ chí kim quan tâm nghiên cứu và vận dụng
trong nghiên cứu khoa học là quy nạp. Đây là một trong những phƣơng pháp hết

sức cơ bản của nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý tính - nhận thức bằng tƣ duy
trừu tƣợng. Cũng chính vì lẽ đó, phƣơng pháp này không chỉ đƣợc nghiên cứu
vận dụng trong các khoa học cụ thể, mà còn đƣợc nghiên cứu tƣơng đối sâu sắc
trong triết học và lôgíc học. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ,

1


máy tính điện tử, trí năng nhân tạo, tin học,… đều liên quan chặt chẽ với sự phát
triển của các phƣơng pháp nhận thức.
Đang trên con đƣờng đổi mới, nƣớc ta là nƣớc đi sau trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đây là thời cơ và cũng là thách thức lớn trong quá trình
hội nhập quốc tế. Đứng trƣớc nhiệm vụ lớn lao trong giai đoạn cách mạng hiện
nay là làm sao trong một thời gian ngắn có thể thúc đẩy nhanh nhất quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc phát triển khoa học, công nghệ mà cơ sở
của sự phát triển đó là các khoa học cơ bản giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.
Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu các phƣơng pháp nhận thức, trong đó có quy nạp
là việc làm cần thiết.
Từ những lí do cụ thể đó, cùng với những học hỏi lý luận từ các lý thuyết
về phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Phƣơng
pháp quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học” làm đề tài cho luận
văn thạc sỹ của mình, với mong muốn nhận thức sâu hơn và trang bị cho mình
kiến thức về phƣơng pháp quy nạp để sau này nghiên cứu, thực hiện các công
trình khoa học, góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nƣớc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong các tài liệu triết học, lôgíc nghiên cứu khoa học ở nƣớc ngoài và
trong nƣớc, có rất nhiều tài liệu đã bàn về phƣơng pháp quy nạp, quá trình hình
thành và phát triển của phƣơng pháp này và ngày nay vẫn đƣợc tiếp tục nghiên
cứu. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử việc nghiên cứu và vận dụng phƣơng pháp
này có những mức độ khác nhau. Chẳng hạn, ở thời kỳ cổ đại Hy Lạp,

Dèmocrite, Socrate, Platon, Aristotle … đã đề cập đến những vấn đề về lôgic
quy nạp. Sau các nhà Hy Lạp cổ đại có nhiều đại biểu tiếp tục nghiên cứu và
phát triển phƣơng pháp quy nạp, đặc biệt bƣớc sang thời kỳ cận đại, do nhu cầu
của thực tiễn phát triển khoa học mà nổi lên hai khuynh hƣớng song hành: một
hƣớng đề cao vai trò của quy nạp mà đại biểu là Francis Bacon và John Stuard
Mill và hƣớng khác đề cao vai trò của diễn dịch mà đại biểu là Rone Decacto và
Lebniz. Ở phƣơng Tây có các tác giả đã có nhiều công trình về vấn đề này nhƣ:
Henry D. Kyburg (với tác phẩm “Probability and inductive logic” – đã đƣợc
2


dịch ra tiếng Nga); K. R. Popper; H. Reichenbach, I. Lakatas, C. G. Hempel, N.
R Hanson, M. Bunge … Ở Liên Xô cũ, có các tác giả: G. L. Rudavin, X. A.
Lebedev, X. A. Ianovxkaia, B. N. Piatnhixuwn, X. P. Ruddaia, V. A. Xvetlov,
D. P. Gorki, A. P. Septulin, …
Về phía các tác giả Việt Nam có tác giả Nguyễn Gia Thơ “Lôgíc quy nạp
và vai trò của nó trong nhận thức khoa học” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2005, tác giả đã đi sâu phân tích ý nghĩa của lôgíc học nói chung, vai trò của
của lôgic quy nạp trên hai phƣơng diện nhận thức luận nói chung và phƣơng
diện hình thành tri thức mới trong các khoa học cụ thể, đặc biệt trong toán học
và khoa học tự nhiên, trong đó tác giả đã đề cập tới quá trình hình thành và phát
triển phƣơng pháp quy nạp trong lịch sử triết học. Hà Thiên Sơn với “Mối quan
hệ biện chứng giữa quy nạp và diễn dịch trong nhận thức khoa học” - Luận án
tiến sĩ triết học, Hà Nội, 1999, trƣớc khi đi sâu nghiên cứu mối quan hệ biện
chứng giữa quy nạp và diễn dịch trong quá trình xây dựng giả thuyết và lý
thuyết khoa học, tác giả đã đề cập tới vấn đề quy nạp và diễn dịch trong lịch sử
triết học phƣơng Tây trƣớc Mác.
Tác giả Lê Văn Kiện: “Lôgíc toán và vai trò của nó trong nhận thức khoa
học” trong Luận văn thạc sĩ triết học, trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nội, 2008, đã đề cập khá sâu sắc đến các hƣớng cải cách lôgíc hình thức

của Aristotle; Tác giả Đinh Thị Cúc - “Lôgíc mệnh đề cổ điển và ảnh hƣởng của
nó đối với chủ nghĩa thực chứng” - Luận văn thạc sĩ triết học, Viện triết học,
2010, đã bàn về lôgíc học Aristotle và khoa học cận đại, các hƣớng cải cách
lôgíc học Aristotle và sự xuất hiện lôgíc mệnh đề cổ điển.
Bên cạnh đó, còn có một số bài báo viết về vấn đề này, chẳng hạn: “Về
một số khía cạnh nhận thức luận của Lôgíc quy nạp trong Triết học cổ đại Hy
Lạp” của Nguyễn Gia Thơ trên tạp chí triết học số 2/1994, đã chỉ ra một số khía
cạnh nhận thức luận của phƣơng pháp quy nạp trong triết học cổ đại Hy Lạp;
Bài báo của Hà Thiên Sơn “Những bƣớc đi đầu tiên của Francis Bacon tới việc
xây dựng phƣơng pháp quy nạp” công bố tại tạp chí triết học số 1/1996, đã bàn
tới phƣơng pháp quy nạp do Francis Bacon xây dựng; tác giả Phạm Văn Dƣơng
3


với bài “Lôgíc học với việc xây dựng phƣơng pháp nhận thức khoa học” trên tạp
chí triết học, số 7/2004, đã đề cập tới lôgíc học của Aristotle và Francis Bacon
với các bƣớc phát triển và vai trò của chúng.
Có thể nói, việc nghiên cứu, bàn về phƣơng pháp quy nạp có nhiều, chúng
tôi chọn đề tài: “Phƣơng pháp quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa
học” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn kế
thừa các công trình nghiên cứu đi trƣớc, nhằm góp phần làm sâu sắc hơn nữa về
phƣơng pháp quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của phƣơng pháp quy
nạp và vai trò của phƣơng pháp quy nạp trong nhận thức khoa học.
Để đạt đƣợc mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ sự hình thành và quá trình phát triển phƣơng pháp quy nạp
trong lịch sử triết học phƣơng Tây.
Hai là, phân tích vai trò của phƣơng pháp quy nạp trong nhận thức khoa
học.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu của mình trong lịch sử
triết học phƣơng Tây. Đồng thời, để luận chứng cho các luận điểm, chúng tôi sử
dụngchủ yếu các tài liệu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là thế giới quan, phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Luận văn cũng sử dụng một số luận điểm quan trọng
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề này.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống
nhất lôgic và lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp kết hợp phân
tích với tổng hợp, phƣơng pháp so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Một là, làm rõ sự hình thành và phát triển của phƣơng pháp quy nạp trong
lịch sử triết học phƣơng Tây.
4


Hai là, làm rõ vai trò của phƣơng pháp quy nạp trong nhận thức khoa học.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sâu sắc hơn những tri thức về phƣơng pháp quy
nạp trong lịch sử triết học phƣơng Tây và vai trò của phƣơng pháp quy nạp trong
nhận thức khoa học.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về lịch sử triết học, lôgíc học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chƣơng, 4 tiết và 8 tiểu tiết.

5



Chƣơng 1.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHƢƠNG PHÁP QUY NẠP
1.1. Phƣơng pháp quy nạp thời kỳ cổ đại
1.1.1. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế và lịch sử - xã hội của Hy Lạp cổ đại
Đất nƣớc Hy Lạp cổ đại - cái nôi của các khoa học nói chung, của các tƣ
tƣởng triết học, lôgíc học nói riêng, là một lãnh thổ vô cùng rộng lớn, lớn hơn
rất nhiều lần so với đất nƣớc Hy Lạp ngày nay. Hy Lạp cổ đại bao gồm miền
Nam bán đảo Ban Căng, vùng ven biển Tiểu Á và các đảo của vùng biển Êgiê.
Với sự phân bố đất đai nhƣ vậy, với điều kiện tự nhiên trời phú, đất nƣớc Hy
Lạp tọa lạc vào một vị trí vô cùng thuận lợi. Khí hậu, đất đai, biển cả và lòng
nhiệt thành của con ngƣời là những tài vật, tài lực vô giá để tạo ra sự phát triển
khác nhau giữa các vùng. Có vùng phù hợp với sự phát triển của nông nghiệp
với điều kiện tự nhiên mƣa gió thuận hòa. Có vùng thuận lợi cho sự tăng trƣởng
của thƣơng nghiệp, thủ công nghiệp do có nhiều hải cảng ở vùng biển Êgiê.
Cũng nhờ những điều kiện đó mà tƣ duy của con ngƣời nơi đây đƣợc tự do bay
bổng, sự thông thƣơng giữa Hy Lạp với các nƣớc, các vùng văn minh khác thời
kỳ đó không ngừng đƣợc mở rộng về mọi mặt.
Chính điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng đã góp phần quyết định
sự phát triển khác nhau của các ngành kinh tế và do đó cũng quyết định các mặt
đời sống xã hội khác, kể các các quan điểm triết học, các tƣ tƣởng lôgíc học.
Nền kinh tế Hy Lạp cổ đại phát triển đều cả về nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thƣơng nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công
nghiệp từ cuối thế kỷ thứ VII Tr. CN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn
bán, giao lƣu trong khu vực, dẫn đến sự ra đời các thành bang (Polis) và các
trung tâm văn hóa nhƣ Athènes, Sparte. Sang thế kỷ XV cho đến thế kỷ IX trƣớc
công nguyên, xu hƣớng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã hiện dần và
ngày càng lộ rõ.


6


Nằm trên vùng đồng bằng thuộc trung bộ Hy Lạp, thành bang Athènes là
nơi có nhiều hải cảng thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch, làm xuất hiện các
quan hệ tiền - hàng từ rất sớm và chính quan hệ này đã giúp cho giai cấp chủ nô
giàu lên nhanh chóng. Do vị trí địa lý nhƣ vậy nên Athènes phát triển mạnh mẽ
về thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp. Còn ở Sparte lại tăng trƣởng về nông
nghiệp. Cơ sở của nền kinh tế ở Hy Lạp chính là dựa trên chế độ chiếm hữu nô
lệ. Thời kỳ này, nô lệ là những ngƣời giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất.
Trong dân cƣ, lực lƣợng này chiếm đa số (ở Athènes có tới 250 nghìn nô lệ trên
340 nghìn dân). Tuy họ chỉ đƣợc coi là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói”
nhƣng chính họ lại là lực lƣợng quyết định sự đi lên của nền kinh tế thời cổ đại
này. Lực lƣợng sản xuất trong xã hội không ngừng phát triển đã kéo theo sự
phân công lao động trong xã hội: giữa lao động chân tay và lao động trí óc,
trong nông nghiệp chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, nghề thủ công xuất hiện. Lúc
này, những ngƣời lao động trí óc đầu tiên cũng xuất hiện ở Athènes. Họ là một
bộ phận đƣợc học hành trong giai cấp chủ nô giàu có. (Athènes đã trở thành,
không chỉ là một trung tâm văn hóa của Hy Lạp cổ đại mà còn là chiếc nôi của
triết học Châu Âu). Điều này góp phần phát sinh các ngành khoa học, trong đó
có triết học, lôgíc học.
Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã thì chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời,
đây là xã hội có giai cấp đầu tiên của loài ngƣời. Giai cấp chủ nô và nô lệ là hai
giai cấp cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ, bên cạnh đó còn có dân tự do. Giai
cấp chủ nô nắm trong tay toàn bộ quyền hành, còn giai cấp nô lệ không đƣợc
tham gia và không đủ khả năng tham gia các hoạt động xã hội, chính trị và văn
hóa. Họ không có một chút quyền lợi nào ngoài phải lao động cƣỡng bức tàn
bạo. Tài sản nằm trong tay giai cấp chủ nô có đƣợc là do bóc lột sức lao động
của những ngƣời nô lệ. Cuộc sống khổ cực của giai cấp nô lệ chính là bản án tố
cáo mặt trái của xã hội chiếm hữu nô lệ. So với phƣơng Đông, chế độ chiếm hữu

nô lệ ở Hy Lạp cổ đại phát triển cao hơn và đầy đủ đến mức điển hình.
Có thể khẳng định chế độ chiếm hữu nô lệ là một chế độ xã hội có hình
thức áp bức bóc lột tàn bạo nhất, dã man nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch so với
7


tất cả các hình thức áp bức bóc lột ở các chế độ xã hội có giai cấp khác. Do vậy,
ở xã hội này luôn luôn diễn ra những cuộc nổi dậy tự phát của nô lệ chống lại
chủ nô song kết cục thƣờng bị thất bại, thậm chí bị đàn áp rất dã man. Nguyên
nhân chính của những thất bại đó là do họ không có khả năng xây dựng một thế
giới quan phản ánh những quyền lợi của mình. Họ xuất thân từ cuộc sống lao
động chân tay nặng nề ở các bộ lạc khác nhau, do đó họ đã không có tiếng nói
chung, ngôn ngữ chung. Tuy nhiên, nhờ có chế độ đó, giai cấp chủ nô Hy Lạp
cổ đại mới có thể thoát ly đƣợc hoạt động lao động chân tay vất vả để xây dựng
các khoa học, trong đó có triết học, nghệ thuật. Ph. Ăngghen trong tác phẩm
“Chống Đuy rinh” đã khẳng định “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia
Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì
không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế
quốc La Mã, thì không có Châu Âu hiện đại đƣợc” [9, 7]. Phải có những khả
năng của chế độ chiếm hữu nô lệ mới tạo ra đƣợc sự phân công lao động quy mô
lớn trong nông nghiệp và thủ công nghiệp, mới làm nên sự giàu có của đất nƣớc
Hy Lạp cổ đại.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nền kinh tế phát triển về mọi mặt dần dần
dẫn tới sự tách rời thành thị với nông thôn, các quốc gia - tỉnh thành Hy Lạp
đƣợc thành lập. Đó là nơi tập trung những cơ quan đầu não kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao,… do giai cấp chủ nô xây dựng nhằm bảo vệ và củng cố
quyền sở hữu, quyền áp bức bóc lột của họ đối với nô lệ và dân tự do. Sự thành
lập và phát triển của các thành thị góp phần làm cho văn hóa Hy Lạp tiến bộ,
những nơi đó xuất hiện nền công nghiệp, thƣơng nghiệp và những hình thức đầu
tiên của khoa học, triết học, nghệ thuật.

Đặc điểm chính về phƣơng diện chính trị của chế độ Hy Lạp cổ đại là sự
tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp giữa các thành bang. Đó là cuộc đấu tranh giai
cấp ngày càng gay gắt, ngày càng phức tạp giữa chủ nô và nô lệ, giữa những
ngƣời giàu có và dân “tự do”. Trong bản thân giai cấp chủ nô cũng có mâu
thuẫn, là mâu thuẫn giữa chủ nô quý tộc - tập trung ở thành bang Sparte nơi
nông nghiệp phát triển với chủ nô dân chủ - tập trung ở thành bang Athènes hình
8


thành trên cơ sở của sự phát triển thƣơng nghiệp, thủ công nghiệp. Những mâu
thuẫn này đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài trên 30 năm, làm cho đất
nƣớc Hy Lạp suy yếu, lực lƣợng sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng. Chiến tranh,
nghèo đói đã châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của nô lệ. Chớp lấy thời cơ, nhà
nƣớc Macédoine ở phía bắc Hy Lạp dƣới sự chỉ huy của vua Philippe đã đem
quân thôn tính toàn bộ Hy Lạp và đến thế kỷ thứ II Tr. CN, Hy Lạp một lần nữa
rơi vào tay đế chế La Mã.
Thƣơng nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã đƣa tới sự xuất hiện tầng
lớp chủ nô dân chủ. Địa vị của những chủ nô dân chủ về kinh tế, chính trị ngày
càng đƣợc nâng cao, song họ lại bị chủ nô quý tộc kìm hãm. Vì thế, tầng lớp chủ
nô dân chủ đấu tranh quyết liệt với chủ nô quý tộc. Cuộc đấu tranh này đƣợc
phản ánh rõ rệt trong triết học. Cũng từ sự phát triển của nền sản xuất nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp và hàng hải của Hy Lạp cổ đại đã đặt ra
những nhu cầu thực tiễn quyết định sự phát sinh và phát triển những tri thức về
thiên văn học, khí tƣợng học, toán học và vật lý học. Khoa học thực nghiệm
(quan sát) đã cho phép thu đƣợc những tri thức khoa học nhƣ: Phát minh ra lịch
một năm gồm 12 tháng với 365 ngày của Thalès, những phát kiến về toán học
của Thalès và Pythagore, hình học của Euclid, vật lý học của Acsimet,… đã tạo
điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành triết học, hình thành những tƣ tƣởng
lôgíc học. Những tri thức này đòi phải giải thích tự nhiên nhƣ là tổng thể. Chúng
làm cho các quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo nguyên thủy vào

khoảng thế kỷ VII - VI Tr. CN đã không còn đáp ứng với và lý giải đƣợc những
vấn đề mới của thế giới quan. Những khám phá khoa học đầu tiên của con ngƣời
cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của
các tôn giáo và thần thoại, đòi hỏi con ngƣời phải có cách lý giải mới về thế giới
xung quanh và cuộc sống của mình. Trong hình thức sơ khai ban đầu những tri
thức này xen kẽ với tri thức triết học, với quan điểm chính trị và chúng gắn
quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất chặt chẽ không thể chia cắt đƣợc.
Lúc này, triết học và các khoa học khác chƣa có sự phân ngành cụ thể. Các nhà
triết học đồng thời là các nhà toán học, thiên văn học, vật lý học, đạo đức học,…
9


Qua đó có thể thấy, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn chặt với
nhu cầu của thực tiễn và không tách rời các khoa học.
Sự giao lƣu tƣ tƣởng Đông - Tây đã tạo điều kiện cho triết học Hy Lạp
phát triển, quan hệ chính trị, giao lƣu văn hóa, khoa học, nghệ thuật với phƣơng
Đông là cơ sở cho sự nảy nở rực rỡ của tƣ tƣởng triết học và tính muôn màu
muôn vẻ của nó trong thời kỳ cổ đại Hy Lạp. Do nhu cầu buôn, bán, trao đổi
hàng hóa mà các chuyến vƣợt biển đến với các nƣớc phƣơng Đông đã trở nên
thƣờng xuyên. Khi những con thuyền tung mình lƣớt sông thì tầm nhìn của
những ngƣời Hy Lạp cổ đại cũng đƣợc mở rộng, những thành tựu văn hóa của
Ai Cập, Babylon đã lôi cuốn con ngƣời Hy Lạp. Những tinh hoa về toán học,
thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lƣờng,… và cả những yếu tố huyền học cũng
đƣợc ngƣời Hy Lạp đón nhận. Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp nhƣ
Pythagore, Démocrite đã từng chu du sang Ai Cập, Babylon… tiếp thu những tri
thức khoa học đã đƣợc tích lũy ở đây… Alan CBowen cho rằng “nền khoa học
mới phát triển ở Lonia vào thế kỷ VI Tr. CN chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên
văn học Babylon, hầu nhƣ việc tạo ra bảng chữ cái là dựa vào các tƣ liệu của
ngƣời Phoenicia cũng nhƣ sự sáng tạo về điêu khắc và kiến trúc Hy Lạp dựa trên
các mẫu vật của Ai Cập (Theo nghĩa rộng nhất, đây là tất cả những gì thuộc về

thời kỳ Phƣơng Đông hóa văn hóa Hy Lạp)” [1, 17]. Những bƣớc phát triển của
tƣ duy đã đƣa ngƣời Hy Lạp cổ đại sáng tạo ra chữ viết từ thế kỷ VIII Tr. CN
với 24 chữ cái.
Với những thành tựu trên, nền văn hóa Hy Lạp cổ đại đã trở thành một
trong những nền văn hóa rực rỡ nhất, sớm nhất của nhân loại. Nó vẫn còn giá trị
cho đến ngày nay.
Quá trình lịch sử trên đây góp phần tạo nên sự hình thành và phát triển về
mọi mặt của đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại, trong đó có triết học. Sự hình thành
triết học cũng nhƣ tƣ tƣởng lôgíc học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu
nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tích lũy của truyền
thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các hình thái sinh hoạt tôn

10


giáo, trong các mầm mống của tri thức khoa học và là kết quả của đời sống kinh
tế - xã hội.
Sự ngạc nhiên trƣớc thế giới rộng lớn và đầy bí hiểm đã thúc đẩy con
ngƣời tìm hiểu thế giới ấy. Ở buổi đầu lịch sử, hạn chế của năng lực nhận thức
đƣợc bù đắp bằng trí tƣởng tƣợng và các hiện tƣợng tự nhiên, thần thánh hóa
chúng. Thần thoại là sự đối thoại đầu tiên, đầy tính hoang tƣởng của con ngƣời
với tự nhiên. Ngƣời nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của xúc cảm và trí
tƣởng tƣợng; những quan niệm của họ về sự vật hãy còn mơ hồ, rời rạc, phi
lôgíc. Khi những điều kiện lịch sử cụ thể, những cơ sở của một nền kinh tế - xã
hội phát triển đến một trình độ nhất định đã làm thành tiền đề cho những tƣ
tƣởng triết học, lôgíc học ở Hy Lạp cổ đại ra đời. Và sự xuất hiện của các nhà
triết học đầu tiên đã đặt dấu chấm hết đối với sự phát triển của thần thoại.
Những viễn cảnh bóng bẩy do tƣ duy của con ngƣời tạo ra đã bớt đi sự hấp dẫn
trong khi những nhu cầu của đời sống thƣờng nhật trở nên bức bách đòi hỏi phải
đƣợc giải thích bằng tri thức chân thực. Niềm tin chất phác, ngây thơ vào sự tồn

tại của thần thánh đã đƣợc thay thế bằng những luận giải sâu sắc hơn của lý tính,
của sự thông thái.
Triết học ra đời nhƣ một phƣơng án giải quyết mâu thuẫn giữa bức tranh
thần thoại về thế giới, đƣợc xây dựng trên tƣởng tƣợng, với nhận thức và tƣ duy
mới, nhƣ sự phổ biến tƣ duy từ diện hẹp ra diện rộng, từ tản mạn đến hệ thống.
Con đƣờng từ thần thoại đến triết học, theo Hegel, là con đƣờng đi từ tính hoang
tƣởng đến lý tính tƣ duy, từ hình thức diễn đạt thông qua biểu tƣợng đến hình
thức diễn đạt bằng khái niệm [69, 14]. Những tri thức triết học đã cố gắng đem
đến lời giải đáp nghiêm túc, sâu sắc, hợp lý, có hệ thống về những gì diễn ra
xung quanh, về vị trí của con ngƣời thế giới và thế giới của chính con ngƣời, do
con ngƣời tạo ra cùng những giá trị, chuẩn mực, những định hƣớng cho mình.
Đó là lí do vì sao các nhà triết học lại đƣợc gọi là những ngƣời yêu mến sự
thông thái.
Theo các tác giả cổ đại thì từ “nhà triết học” do Pythagore nêu ra trƣớc hết
để chỉ những ngƣời dùng lý tính của mình để suy tƣ về lẽ sống tìm kiếm chân lý.
11


Sau đó Platon sử dụng thuật ngữ này để chỉ một lĩnh vực đặc biệt. Pythagore tự
gọi mình là “ngƣời yêu mến sự thông thái” chứ không phải là nhà thông thái và
chỉ có Chúa mới có sự thông thái toàn diện, còn con ngƣời chỉ hƣớng tới nó. Sau
này, Héraclite và có thể cả các nhà triết học thuộc trƣờng phái Milee đều giữ
thái độ rất thận trọng trong cuộc hành trình tìm kiếm chân lý, một mặt họ xem
sự thông thái là nói điều chân lý, lời nói tự nhiên nhƣng mặt khác vẫn gán cho
sự thống thái ý nghĩa thần linh, siêu nhiên, bởi lẽ thần linh cũng nhƣ con ngƣời,
nhƣng thần linh hiểu cái mà con ngƣời thấy nhƣng không hiểu. Điều này giải
thích vì sao thuật ngữ “triết học” hiểu theo nghĩa “yêu mến sự thông thái” dễ
đƣợc chấp nhận. Nó không chỉ bày tỏ khát vọng hiểu biết, khám phá của con
ngƣời đối với thế giới, sự “thế tục hóa” thông thái thần linh mà còn ngụ ý con
đƣờng vô tận của nhận thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Mặt khác, triết học Hy Lạp ra đời, phát triển trên cơ sở của sự đấu tranh
quyết liệt giữa tri thức khoa học và tín ngƣỡng tôn giáo. Sự ra đời của triết học
gắn liền với sự định hình tƣ tƣởng vô thần, hoặc chí ít ra các nhà triết học cổ Hy
Lạp cũng cố gắng giải thích thánh thần (trời, thƣợng đế) là gì, vai trò vị trí của
thần linh, tín ngƣỡng trong đời sống con ngƣời. Trên cơ sở đó họ có những đánh
giá nhìn nhận, giúp cho con ngƣời hiểu vai trò, thân phận của mình, bớt đi sự sợ
hãi đối với thần thánh.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận và đánh giá vai trò của con ngƣời trong hệ
thống vũ trụ là khác nhau, các chức năng của thân thể và tinh thần của con ngƣời
cũng khác nhau, do đó sự khái quát triết học (cách triết lý) của các nhà tƣ tƣởng
cũng khác nhau. Họ chia thành hai trƣờng phái đấu tranh với nhau kịch liệt: Chủ
nghĩa duy vật tự phát lấy các yếu tố vật chất làm nền tảng (Thalès,
Dèmocrite,…), chủ nghĩa duy tâm lấy tƣ tƣởng, ý niệm (Platon,…) làm cơ sở
nguồn gốc xây dựng nên thế giới… Sự đấu tranh giữa hai xu hƣớng trở nên
quyết liệt: xu hƣớng duy vật của Dèmocrite và xu hƣớng duy tâm của Platon đã
ngự trị trong sự phát triển triết học suốt hai ngàn năm qua.
Triết học Hy Lạp không chỉ hình thành, ra đời ở một thời điểm, mà nó
sinh thành trên những mảnh đất khác nhau của Đại Hy Lạp. Sự giao lƣu giữa các
12


“vùng”, những “nôi” triết học tạo nên sự đan xen nội tại của triết học Hy Lạp.
Sự giao lƣu của các dòng họ khác nhau đã hoàn tất vẻ phức tạp đa dạng toàn
diện của triết học Hy Lạp. Đối lập với triết học phƣơng Đông nặng về cảm tính,
triết học Hy Lạp thiên về lý tính (duy lý) đã đặt nền móng cho phƣơng pháp tƣ
duy khoa học biện chứng ngây thơ. Chính các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã
xây đắp nền tảng cho thế giới quan duy vật (tự phát) và duy tâm (khách quan)
trong cách nhìn nhận thế giới. Sự ra đời của triết học Hy Lạp gắn liền với sự ra
đời của chủ nghĩa duy vật tự phát, biện chứng ngây thơ. Aristotle - nhà lịch sử
triết học đầu tiên trong lịch sử đã khẳng định rằng, các nhà triết học đầu tiên là

các nhà “tự nhiên luận” và là những ngƣời duy vật. Chủ nghĩa duy vật của các
nhà tƣ tƣởng cổ đại Hy Lạp đã hình thành và trƣởng thành trong mối liên hệ chặt
chẽ với sự tích lũy tri thức khoa học, trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo và
chống các yếu tố tôn giáo của thần thoại.
Mác viết: “Các nhà triết học không phải là những cây nấm mọc lên trên
đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế
nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã đƣợc suy tƣ trong các khái niệm triết
học” [9, 11]. Thật vậy, từ sự phân tích trên có thể thấy, bên cạnh sự kế thừa
thuần túy những tƣ tƣởng ở bên ngoài (toán học, thiên văn học…) Hy Lạp cổ đại
đã không ngừng tự mình vƣơn lên trên cơ sở những điều kiện do thiên nhiên và
con ngƣời nơi đây tạo ra. Điều kiện quyết định sự hình thành và phát triển của
triết học Hy Lạp, của những tƣ tƣởng lôgíc học phôi thai chính là kết quả nội
sinh tất yếu của cả một dân tộc, một thời đại.
Có thể phân sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại thành ba thời kỳ sau
đây:
- Triết học thời kỳ sơ khai, hay thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên
(còn gọi là thời kỳ trƣớc Socrate). Đây là thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô
lệ. Triết học thay thế thần thoại, mong muốn tìm kiếm những lời giải nghiêm
túc, hợp lý cho những vấn đề của tồn tại và nhận thức. Phần lớn các triết gia tập
trung trong các trƣờng phái Milet, trƣờng phái Pythagore, trƣờng phái Héraclite,

13


trƣờng phái Elée, đồng thời là các nhà khoa học hoặc có am hiểu nhất định về
khoa học.
Triết học tách khỏi ảnh hƣởng của thế giới quan thần thoại, tôn giáo
nguyên thủy, chập chững những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng chinh phục thế
giới, tìm hiểu bản nguyên và bản tính thực sự của thế giới. Thế giới quan triết
học còn ở trình độ sơ khai, chất phác, ấu trĩ nhƣng đã mang tính hệ thống và tính

phân cực rõ ràng. Triết học tự nhiên chiếm ƣu thế (nhằm vƣợt qua thần thoại,
thế hệ các triết gia đầu tiên cố gắng lý giải những nguyên nhân của thế giới từ
chính những chất liệu có sẵn của thế giới), những vấn đề nhận thức luận, nguồn
gốc của sự sống đƣợc đặt ra. Đây là thời kỳ hình thành trong dạng phôi thai
những khuynh hƣớng và những phƣơng pháp tƣ duy cơ bản nhất.
- Triết học thời kỳ cực thịnh (còn gọi là triết học thời kỳ Socrate), gắn với
những bƣớc thăng trầm của nền dân chủ chủ nô. Thời kỳ này các triết gia đã
quan tâm tới vấn đề con ngƣời - một vấn đề cực kỳ thiết thân và nhạy cảm mà ở
thời kỳ trƣớc chƣa đƣợc đề cập tới. Mặc dù giữa các nhà triết học vẫn còn nhiều
bất đồng về vấn đề này nhƣng nhìn chung họ đều khẳng định con ngƣời là tinh
hoa cao quý nhất của tạo hóa. Khi Socrate tuyên xƣng: “Con ngƣời hãy tự biết
mình” thì ông đã tạo ra một bƣớc ngoặt trong sự phát triển của triết học. Ngƣời
ta bảo ông đã đƣa triết học từ trên trời xuống bám rễ ở trần gian. Cùng với
Protagore – ngƣời đã khẳng định: “con ngƣời là thƣớc đo của vạn vật”, Socrate
đã tấu lên bài ca về con ngƣời không phải nhƣ loài thú man rợ, mà con ngƣời có
giáo dục, văn minh, tức ngƣời Hy Lạp, là con ngƣời thẩm mỹ, là sinh linh tƣơng
đồng với tác phẩm nghệ thuật, pho tƣợng,… và cũng là những con ngƣời đầy
những nỗi lo toan vất vả, vật lộn với cuộc sống hàng ngày… trong khát vọng
vƣơn lên để hiểu chính mình, rộng ra là hiểu những gì xung quanh con ngƣời và
cao hơn là xác lập đƣợc chỗ đứng, thân phận của bản thân mình trong biển cả vũ
trụ mênh mông. Nghĩa là triết học phải bắt nguồn từ con ngƣời, vì con ngƣời,
lấy con ngƣời làm “thƣớc đo”, chuẩn mực của vạn vật, từ đó mới tìm hiểu đến
những yếu tố khác.

14


Các triết gia tiêu biểu của thời kỳ này là Dèmocrite, Socrate, Platon,
Aristotle, những cây đại thụ đã làm rạng danh nền triết học Hy Lạp cổ đại.
- Thời kỳ Hy Lạp hóa. Thời cổ đại, Hy Lạp là một đất nƣớc điển hình cho

sự phồn thịnh về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, song sự phồn thịnh đó cũng
không khiến Hy Lạp trở thành cƣờng quốc bá chủ. Sau nhiều lần đi thôn tính
những nƣớc láng giềng, mở rộng lãnh thổ bằng sức mạnh chính trị, quân sự của
mình thì chiến tranh đã làm cho Hy Lạp cổ đại suy sụp về kinh tế, chính trị và
quân sự. Lợi dụng tình hình đó vua Philippe của nƣớc Macédoine ở phía bắc Hy
Lạp có quân đội hùng mạnh đã đem quân xâm chiếm. Nhƣng ngƣời hoàn thành
sự nghiệp xây dựng đế chế lớn mạnh nhất (bao gồm cả Hy Lạp) thời cổ đại là
Alexandre - con của vua Philippe. Đến thế kỷ II tr. CN, La Mã chinh phục Hy
Lạp, nhƣng Hy Lạp lại chinh phục La Mã về văn hóa. Lịch sử gọi thời kỳ này là
thời kỳ Hy Lạp hóa. Có thể nói rằng, trong lịch sử có lẽ Hy Lạp cổ đại là đất
nƣớc mở đầu cho hiện tƣợng là một đất nƣớc bị thôn tính về mặt lãnh thổ, khuất
phục về mặt chính trị nhƣng lại đồng hóa đƣợc kẻ xâm lƣợc bằng những giá trị
văn hóa của mình.
Triết học của thời kỳ này không còn sôi nổi nhƣ thời kỳ trƣớc nữa. Lúc
này, đứng trƣớc thời cuộc rối ren, các triết gia bàng quan, lảng tránh những vấn
đề trung tâm của triết học mà hƣớng vào thế giới bên trong chìm đắm với những
suy tƣ về định mệnh, ngập chìm trong đời sống tình cảm, những ham muốn,…
Sự suy tàn của triết học cổ đại đã bắt đầu, cái chết đã đƣợc báo trƣớc bằng sự ra
đời của Cơ Đốc giáo (Christainisme) ngay trên mảnh đất này, mà lúc đó ngƣời
Hy lạp gọi bằng cái tên Khristos.
Bƣớc vào thế kỷ thứ IX - VII Tr. CN nền sản xuất chiếm hữu nô lệ ở Hy
Lạp cực kỳ phát triển. Đó cũng là thời kỳ mà Hy Lạp cổ đại đang cùng nhân loại
chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Nền sản xuất phát triển, quan hệ
tiền - hàng đƣợc đẩy mạnh làm cho thƣơng mại và trao đổi hàng hóa đƣợc tăng
cƣờng. Lúc này ngƣời Hy Lạp đã có thể đóng đƣợc những chiến thuyền lớn cho
phép họ vƣợt nghìn trùng biển khơi, qua biển Địa Trung Hải tìm đến những
miền đất mới. Nhờ đó lãnh thổ Hy Lạp và thuộc địa của nó ngày một mở rộng,
15



tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế, xã hội, tƣ tƣởng, văn hóa trong nƣớc
và giao lƣu với nƣớc ngoài.
Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến các quan hệ và tổ chức xã hội cũ bị
đảo lộn. Khi mà xã hội còn tồn tại dƣới hình thức nguyên thủy nhƣ bộ lạc, bộ
tộc,… thì tổ chức xã hội còn mang tính cộng đồng cao, cuộc sống của mỗi cá
nhân hầu nhƣ hoàn toàn “hòa tan” vào cuộc sống cộng đồng. Nhƣng giờ đây, khi
sản xuất phát triển, diễn ra sự phân công lao động, của cải dƣ thừa thì trong xã
hội nảy sinh các ham muốn chiếm hữu và sau đó là các chế độ tƣ hữu về của cải.
Điều kiện đó buộc mỗi cá nhân phải ý thức và suy nghĩ hơn cho bản thân mình,
cần có một lập trƣờng, lối sống riêng phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhu cầu đó
đòi hỏi sự ra đời của triết học, giúp con ngƣời không chỉ biết tuân theo nề nếp
sẵn có, mà còn phê phán những giá trị chuẩn mực xã hội cũ, đồng thời xây dựng
một nền tảng thế giới quan mới. Điều đó đã đƣợc Socrate lần đầu tiên nhận thấy
khi coi triết học chính là sự tự ý thức của con ngƣời về chính bản thân mình.
Quá trình phân công lao động phát triển cho phép trong xã hội xuất hiện
tầng lớp những ngƣời chuyên sống bằng lao động trí óc càng tạo điều kiện nảy
sinh các tƣ tƣởng triết học. Ngay từ khi ra đời, các tƣ tƣởng triết học, lôgíc học
đã mang tính giai cấp sâu sắc. Là thế giới quan của giai cấp chủ nô, các tri thức
triết học dần dần trở thành các tƣ tƣởng thống trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Mác và Ăngghen nhận xét: “Trong mọi thời đại, những tƣ tƣởng của giai cấp
thống trị là những tƣ tƣởng thống trị … giai cấp nào chi phối những tƣ liệu sản
xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tƣ liệu sản xuất tinh thần. Những
tƣ tƣởng thống trị … chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất
thống trị … đƣợc biểu hiện dƣới hình thức tƣ tƣởng” [21, 66-67].
Tuy nhiên, những tƣ tƣởng triết học ở thời cổ vẫn còn mang tính tự phát,
chúng không đƣợc các triết gia cổ đại ý thức một cách tự giác. Dƣới con mắt của
họ, triết học ra đời từ nhu cầu hiểu biết của con ngƣời. Aristotle phản ánh quan
niệm đó: “Chính sự ngạc nhiên đã thức tỉnh mọi ngƣời triết lý. Lúc đầu họ ngạc
nhiên bởi những điều trực tiếp làm cho họ băn khoăn, sau đó họ dần dần đặt ra


16


những vấn đề cơ bản hơn, chẳng hạn nhƣ về sự thay đổi vị trí của mặt trăng, mặt
trời và các vì sao, và cả về nguồn gốc vũ trụ” [trích theo 61, 148].
Nhƣ những phần trên đã phân tích, ta thấy rõ điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội làm cơ sở nảy sinh những tƣ tƣởng triết học, lôgíc học.
Triết học thời cổ đại bao gồm nhiều bộ môn chuyên ngành: Đạo đức học,
thẩm mĩ học, lôgíc học, triết học tự nhiên, … Qua quá trình phát triển từ thời cổ
đại tự bản thân nó đã hình thành nên những chuyên ngành nhƣ vậy, trong đó
lôgíc học là ngành luôn luôn “kề vai sát cánh” cùng triết học và đóng một vai trò
rất quan trọng làm công cụ nhận thức, lập luận cho những suy tƣ, lập luận triết
học. Những tƣ tƣởng lôgíc học sinh ra do những nhu cầu của bản thân triết học,
ra đời song song với triết học.
Ở thời kỳ cực thịnh, các nhà triết học bắt đầu quan tâm đến phƣơng pháp
nhận thức, phƣơng pháp nghiên cứu phục vụ cho các lý thuyết, quan điểm, công
trình nghiên cứu của mình. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học Hy
Lạp cổ đại, thời kỳ sản sinh ra những tên tuổi lớn, làm rạng danh nền văn hóa
Hy Lạp: Dèmocrite, Socrate, Platon, Aristotle, … Trong các tƣ tƣởng của các
ông, tƣ tƣởng về phƣơng pháp quy nạp đã là những tƣ tƣởng cơ bản, sơ khai, đặt
nền móng cho sự hoàn thiện tƣ tƣởng về phƣơng pháp quy nạp sau này.
1.1.2. Những tư tưởng cơ bản về phương pháp quy nạp thời kỳ cổ đại
Quy nạp với tƣ cách là một phƣơng pháp nhận thức khoa học đã xuất hiện
trong triết học cổ đại Hy Lạp. Nhƣng cụ thể là ai đã đặt ra vấn đề này đầu tiên
thì khó có thể trả lời chính xác. Nhiều ý kiến cho rằng ngƣời đầu tiên đƣa ra vấn
đề này là Socrate (469 - 399 tr. CN) và Dèmocrite (460 - 370 tr.CN).
Trong “Siêu hình học” Aristotle đã viết: “Công bằng mà nói thì có hai vấn
đề thuộc về công lao của Socrate - lập luận quy nạp và sự hình thành các định
nghĩa chung: Trong cả hai trƣờng hợp đều nói về khởi nguyên của tri thức”
[trích theo 30, 26]. Theo Socrate thì quy nạp là một quá trình vận động của tƣ
duy nhƣ sau: Đầu tiên đƣa ra một định nghĩa thử về một khái niệm chung nào đó

(ví dụ “lòng dũng cảm”, “đức hạnh”,…), sau đó xem xét các ví dụ khác nhau
trong sự sử dụng chúng và dùng các ví dụ cụ thể hàng ngày để chứng minh
17


chúng. Phƣơng pháp quy nạp ở ông luôn gắn liền với học thuyết về bản chất của
tri thức đạo đức ẩn kín bên trong điều khiển mọi hành vi của con ngƣời. Vì vậy
phƣơng pháp quy nạp có nhiệm vụ giải thích một cách hợp lý và vạch ra những
chuẩn mực đạo đức đó. Mặc dù coi quy nạp có một chức năng nhận thức quan
trọng, song theo ông thì những lập luận quy nạp không có khả năng tạo ra đƣợc
những kết luận chân thực một cách tất yếu. Từ đó, Socrate cho rằng, chân lý đạo
đức, nếu có, thì nó có tính bẩm sinh.
Dèmocrite là ngƣời đầu tiên đƣa ra phƣơng pháp chứng minh quy nạp nhờ
các thông số kinh nghiệm. Ông đề cao nhận thức kinh nghiệm, cảm tính, mở
đƣờng cho phƣơng pháp quy nạp - kinh nghiệm của Epicure sau này.
Platon (427 - 347 tr. CN) - nhà triết học cổ đại Hy Lạp, học trò của
Socrate, không hạn chế việc xem xét vấn đề quy nạp chỉ trong khuôn khổ của tri
thức đạo đức, mà rộng hơn - trực tiếp gắn quy nạp với các phƣơng pháp xây
dựng khoa học, nhƣ là một hệ thống tri thức trọn vẹn duy nhất. Platon giải quyết
vấn đề quy nạp dựa trên học thuyết bản thể luận của mình, học thuyết về hai thế
giới. Theo Platon thì quá trình nhận thức khoa học diễn ra theo hai con đƣờng:
1) Con đƣờng từ dƣới lên trên: Lý tính đi từ tri giác cảm tính về những cái
đầu tiên, đặt khái niệm có tính chung ít hơn dƣới những khái niệm có tính chung
nhiều hơn, “cái đa dạng” dƣới “cái thống nhất”.
2) Con đƣờng từ trên xuống dƣới: Lý tính đi từ “những cái đầu tiên” hoặc
“những giống cao nhất” đến “các loài”, chia “giống” thành các “loài”. Tuy
Platon không đặt tên cho hai con đƣờng nhận thức trên là “quy nạp” và “diễn
dịch”, nhƣng theo nhiều nhà phân tích thì thực chất đó là hai phƣơng pháp cơ
bản của tƣ duy khoa học: Quy nạp và diễn dịch. Con đƣờng từ dƣới lên trên là
quy nạp, con đƣờng từ trên xuống dƣới là diễn dịch.

Theo nhận thức luận của Platon thì không nên hiểu phƣơng pháp quy nạp
là phƣơng pháp khái quát các tài liệu của tri giác cảm tính và nhận thức kinh
nghiệm thành những khái niệm chung. Ông cho rằng trong quá trình nhận thức,
kinh nghiệm, nhận thức cảm tính chỉ đóng vai trò là “đòn bẩy”, đánh thức dậy
hoạt động hồi tƣởng của linh hồn - làm cho linh hồn nhớ lại các ý niệm đã tồn
18


tại từ trƣớc mà thôi. Mặc dù thừa nhận tính cần thiết của quy nạp trong nhận
thức khoa học, song Platon cho rằng nhờ quy nạp ta chỉ có thể nhận đƣợc những
“ý kiến chân thực” mà không phải là tri thức. Theo Platon, tri thức (tổng thể
những ý niệm) đã có sẵn và bất biến, quá trình nhận thức là quá trình tâm hồn
con ngƣời hồi tƣởng lại những cái đã có mà thôi. Do đó quá trình nhận thức theo
quan điểm của ông tách rời khỏi thế giới hiện tƣợng có thể nhận thức bằng cảm
tính. Điều đó xuất phát từ thế giới quan thể hiện trong học thuyết về hai thế giới
của ông. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, đối với Platon
thì phƣơng pháp quy nạp có thể đƣợc xem một cách đơn thuần nhƣ là một con
đƣờng nhận thức ngƣợc lại với diễn dịch.
Aristotle (384 - 322 tr. CN) - là học trò xuất sắc của Platon, song quan
điểm triết học, lôgíc học của ông có những điểm khác với ngƣời thầy của mình
về cơ bản. Nếu nhƣ trong học thuyết triết học của Platon ta thấy có sự tách rời
giữa thế giới ý niệm và thế giới những sự vật cảm tính, và do đó những ý niệm
(khái niệm) chung tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào thế giới hiện tƣợng có
thể nhận thức đƣợc bằng cảm tính, thì Aristotle hiểu ngƣợc lại: Không có cái
chung nếu thiếu những cái đơn nhất có thể nhận thức bằng cảm giác và tri giác.
Theo ông: “… Kết luận bằng con đƣờng quy nạp không thể thực hiện đƣợc đối
với những ngƣời mất khả năng tri giác cảm tính, bởi tri giác cảm tính luôn
hƣớng tới cái đơn nhất, ta không thể có tri thức về nó bằng cách nào khác. Trên
thực tế thì nhận thức cái đơn nhất bằng cái chung không thể thiếu tri giác cảm
tính” [66, 289]. Việc giải quyết vấn đề quy nạp thông qua liệt kê đơn giản ở

Aristotle chính là giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn
nhất, ông đã chỉ ra rất đúng vai trò của nhận thức cảm tính trong mối quan hệ
này khi cho rằng cả cái chung cũng không nên xem xét thiếu quy nạp, bởi vì cả
cái gọi là trừu tƣợng cũng đƣợc nhận thức bằng quy nạp… Nhƣng quy nạp
không thể thiếu tri giác cảm tính, vì bằng tri giác cảm tính ta nhận thức đƣợc các
sự vật riêng biệt, vì tri thức về chúng không thể nhận thức đƣợc bằng cách khác.
Chính vì lẽ đó mà Aristotle coi phép quy nạp liệt kê (hay khái quát quy nạp) là
một con đƣờng nhận thức quan trọng. Quy nạp thông qua liệt kê theo Aristotle
19


có hai ý nghĩa: 1. Nhƣ là hình thức đặc thù của suy luận. 2. Nhƣ là phƣơng pháp
chứng minh. Ông phân ra thành quy nạp hoàn toàn và quy không hoàn toàn
tƣơng ứng với quy nạp tam đoạn luận và không tam đoạn luận. Chỉ có loại quy
nạp hoàn toàn là Aristotle xem nhƣ dạng kết luận hình thức mang tính quy luật.
Ông gọi đó là tam đoạn luận thông qua quy nạp. Aristotle đƣa ra ví dụ sau về
quy nạp tam đoạn luận:
Ngƣời, ngựa, la – sống lâu
Ngƣời, ngựa, la – thực thể không có mật
Kết luận: Tất cả những thực thể không có mật – sống lâu [66, 248-249].
Theo Aristotle, kết luận trên chỉ đúng khi thuật ngữ biên (thực thể không
có mật) chu diên trong tiểu tiền đề. Còn kết luận đúng theo tam đoạn luận (nhất
quyết) trên thì kết luận phải là phán đoán khẳng định riêng: “Một số thực thể
không có mật, sống lâu”. Ở đây ta thấy diễn ra “bƣớc nhảy quy nạp” theo
nguyên tắc của Aristotle là kết luận đi từ “một số cái” đến “tất cả”. Mặc dù quy
nạp thông qua tam đoạn luận nhƣ vậy (với điều kiện giả định đã cho) về mặt
hình thức vẫn có thể cho phép ta rút ra kết luận một cách tất yếu. Song tính chân
thực của các kết luận đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào tính chân thực của các tiền
đề, mà sự xác nhận chúng lại chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm. Cho nên,
theo ý nghĩa đó, cả quy nạp hoàn toàn và không hoàn toàn, theo Aristotle, đều là

những suy luận “biện chứng”, có nghĩa là những suy luận mà trong các tiền đề
và kết luận của chúng có những phán đoán mang tính xác suất chân thực. Các
suy luận quy nạp chỉ có khả năng thực hiện trong nhận thức chức năng xác nhận
độ tin cậy của những khái quát khoa học, chức năng chứng minh một cách “biện
chứng” tính chân thực của chúng.
Aristotle cho rằng đối tƣợng của khoa học là những tri thức chân thực một
cách tất yếu. Những tri thức đó chỉ có đƣợc nhờ phép chứng minh bằng tam
đoạn luận. Ông viết “... Ở đây chúng ta sẽ nói rằng chúng ta có tri thức và bằng
phƣơng tiện của phép chứng minh. Thuật ngữ “phép chứng minh” tôi hiểu là
tam đoạn luận khoa học” [66, 259]. Quá trình chứng minh có thể kéo dài nhƣng
không thể vô hạn, vì không thể chứng minh đối với tất cả. Vậy thì tất yếu cần
20


thiết thừa nhận sự tồn tại những tri thức đầu tiên chân thực một cách tất yếu, vô
điều kiện. Và những tri thức đầu tiên ấy không thể nhận đƣợc bằng con đƣờng
diễn dịch (tam đoạn luận) mà phải bằng quy nạp. “Chỉ có sử dụng phƣơng pháp
chứng minh khác đƣợc xây dựng trên cơ sở khác nhau giữa cái đƣợc biết trƣớc
đối với chúng ta và bằng phƣơng pháp, mới cho ta tri thức” [66, 261]. Nhƣng
quy nạp chỉ là điều kiện cần nhƣng chƣa đủ để cho lý tính nhận thức “những cái
đầu tiên”. Quy nạp chỉ chuẩn bị về mặt kinh nghiệm cho lý tính trực quan
“những cái đầu tiên” không cần chứng minh của tri thức mà tính chân thực của
chúng đƣợc lý tính nhận ra một cách trực tiếp. Điều đó có đƣợc theo Aristotle, là
nhờ có “trực giác của trí năng”. Nói cách khác, vấn đề quy nạp mà Aristotle đặt
ra chủ yếu là để nhằm giải quyết những vấn đề, mệnh đề xuất phát, hay đóng vai
trò là tiền đề của phép diễn dịch. Các kết luận của dãy diễn dịch đúng hay không
là phụ thuộc phần lớn vào những khái niệm, mệnh đề xuất phát đó. Theo
Aristotle thì những luận đề xuất phát đó là kết quả của khái quát quy nạp (quy
nạp liệt kê), và tính chân thực của chúng không chứng minh đƣợc bằng tam
đoạn luận, mà nhờ vào “trực giác của trí năng”. Nhƣ vậy, từ chỗ phê phán Platon

về ý niệm bẩm sinh, Aristotle cũng không tránh khỏi lặp lại kết luận tƣơng tự về
“trực giác của trí năng” (nhƣ là “sự hồi tƣởng lại các ý niệm của tâm hồn” của
Platon). Sự khác nhau chỉ là ở chỗ Aristotle phân tích trực giác, lý tính, rằng
chúng “trực quan” cái chung trong chính các sự vật, còn ở Platon thì đó là sự
nhớ lại trong thế giới đặc biệt các bản chất ý niệm.
Qua phân tích trên chúng ta có thể thấy cả Socrate, Platon, Aristotle đều
cho rằng các kết luận quy nạp luôn mang tính xác suất chân thực; đều thừa nhận
quy nạp là một mắt khâu không thể thiếu đƣợc trong quá trình nhận thức. Nhƣng
việc nghiên cứu, xây dựng phƣơng pháp trên đã không đƣợc chú ý một cách
thỏa đáng do hạn chế của lịch sử. Socrate sử dụng quy nạp nhƣ là phép chứng
minh quy nạp, Platon lý giải vấn đề quy nạp nhƣ là cái ngƣợc lại của diễn dịch
và, phƣơng pháp của ông là phản kinh nghiệm. Còn Aristotle thì phát triển vấn
đề quy nạp sang lĩnh vực lôgíc hình thức và phƣơng pháp của ông đã kết hợp
đƣợc (tuy không triệt để) chủ nghĩa duy cảm và duy lý, chủ nghĩa kinh nghiệm
21


×