Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài soạn giảng VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.88 KB, 11 trang )

A. PHẦN CẤU TRÚC BÀI GIẢNG.
I. Tên bài giảng:
VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
II. Mục đích- yêu cầu:
- Cung cấp cho học viên những tri thức khoa học một cách có hệ thống
và cơ bản nhất về vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cần nhận thức một cách đúng đắn cơ sở khoa học những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình giải quyết vấn đề dân tộc
hiện nay.
- Trên cơ sở đó xây dựng niềm tin, lập trường, quan điểm đúng đắn để
nhìn nhận vấn đề dân tộc một cách khoa học.
Có ý thức chống lại những quan điểm, hành động sai trái của kẻ thù
trong việc xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng ta trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc.
III. Phương pháp giảng:
- Phương pháp diễn giảng là chủ yếu.
- Kết hợp với phương pháp thuyết trình nêu vấn đề.
IV. Kết cấu bài giảng:
I. Dân tộc, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc và mối
quan hệ giữa các dân tộc.
II. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin.
III. Phương hướng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
V. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình THCT “CNXH-KH”- Học viện CTQG HCM- Hà Nội
1997.
2. Giáo trình CNXH-KH- khoa CNXH-KH- Phân viện BC&TT.


3. Đảng cộng sản Việt Nam “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ


quá độ lên CNXH”- NXB Sự thật- Hà Nội 1991.
4. Văn kiệm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX.
VI. Hình thức kiểm tra và tiến trình giảng:
1. Hình thức kiểm tra:
Trách nghiệm (bằng việc phát phiếu hỏi)
2. Tiến trình giảng:
Thời gian
Tiết 1

NỘI DUNG
I. Dân tộc, hai xu hướng khách quan…..
1. Khái niệm về dân chủ.

Tiết 2

2. Hai xu hướng khách quan….
a. Hai xu hướng khách quan.
b. Mối quan hệ giữa các dân tộc theo hai xu hướng.
3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

Tiết 3

II. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa MácLênin.
1. Các dân tộc có quyền tự quyết.
2. Các dân tộc hồn tồn bình đẳng.
3. Liên hiệp công nhân tất cẩ các dân tộc.

Tiết 4

III. Phương hướng củng cố, tăng cường khối đại đoàn

kết...
1. Vài nét về dân tộc Việt Nam và một số đặc điểm.
2. Phương hướng, giải pháp thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta.


B. Phần nội dung giảng chi tiết
* Đặt vấn đề:
Dân tộc là một phạm trù lịch sử và hết sức phức tạp. Tính phức tạp của
dân tộc được biểu hiẹn trên những khía cạnh sau:
-> Hiện nay trên thế giới có khoảng 10 nghìn dân tộc người. Trong đó,
các dân tộc có trình độ phát triển cao chiếm khoảng 170-180 nước. Cịn đa só
các dân tộc khác thì ở các trình độ phát triển khác nhau.
-> Sự thiên di của các dân tộc diễn ra liên tục trong lịch sử, trên tồn thế
giới khơng có một quốc gia nào là có duy nhất một dân tộc mà là nhiều dân
tộc trong một quốc gia.
Ví dụ: Các dân tộc của Trung Quốc đã thiên di sang Việt Nam, Lào,
Singapo… định cư.
+ Vào thế kỷ XII: thì có dân tộc Lự di cư sang Việt Nam.
+ Cách đây từ 200-300 năm thì có dân tộc Nùng, Cao Lan, Sàn chỉ,…
cũng sang Việt Nam.
-> Trong q trình phát triển thì có dân tộc phát triển đi lên, có dân tộc
lại đi xuống.
Ví dụ: +Dân tộc Tácta(ở Nga): Trước đây khơng có quốc gia dân tộc.
Nhưng hiện nay là khu tự trị cộng hoà Tácta.
+ Người Digan khơng có tổ quốc. Bởi họ là các dân tộc du mục
từ Châu Á sang Châu Âu, hiện nay họ sống nhiều ở các nước Đông Âu
(Rumani, Balan, Hungari…)
Hiện nay, trên thế giới xuất hiện nhiều vấn đề gay gắt trong việc xung
đột dân tộc, sắc tộc rất phúc tạp. Nên việc giải quyết vấn đề dân tộc, sắc tộc



phải khoa học và cách mạng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Bởi những đặc trưng tâm lý về: - Tâm lý
- Truyền thống
- Huyết thống
- Tập quán tín ngưỡng luôn đan xen nhau
thông qua vấn đề dân tộc.
I. DÂN TỘC, HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT
TRIỂN DÂN TỘC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC.
1. Khái niệm dân tộc.
Dân tộc là sản phẩm của một q trình lịch sử lâu dài của xã hội lồi
người. Trước khi dân tộc xuất hiện loài người đã trải qua các hình thức cộng
đồng sau: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.
Vậy, như thế nào là thị tộc, bộ lạc, bộ tộc?
* Thị tộc: (ở Việt Nam gọi là dòng họ)
Là hình thức cộng đồng người sớm nhất, dựa trên cơ sở những quan hệ
huyết thống, những người trong một thị tộc đều do một tổ tiên sinh ra.
Thị tộc có những đặc trưng sau:
+ Mỗi thị tộc có tên riêng.
+ Mỗi thị tộc có chung một thứ tiếng.
+ Mỗi thị tộc có những thói quen, quan niệm, tín ngưỡng chung.
+ Có một số yếu tố chung của nền văn hoá nguyên thuỷ.
+ Thị tộc bầu ra và bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự.
+ Mọi thành viên trong thị tộc có quyền và nghĩa vụ như nhau.
* Bộ lạc: (ở Việt Nam gọi là làng hay mường)
Là hình thức cộng đồng người phát triển từ thị và có những đặc trưng
sau:
+ Mỗi bộ lạc có tiếng nói riêng.
+ Mỗi bộ lạc có chung lãnh thổ, chung tiếng nói, tập qn tín ngưỡng và

những yếu tố chung của nền văn hoá nguyên thuỷ.


+ Đứng đầu bộ lạc là Hội đồng tù trưởng (gồm các tù trưởng của các thị
tộc).
+ Bộ lạc có vị thủ lĩnh tối cao.
+ Nhiều bộ lạc hợp thành liêm minh bộ lạc.
* Bộ tộc:
Là hình thức cộng đồng người đầu tiên không dựa trên quan hệ huyết
thống mà dựa trên những mối liên hệ địa vực (hay mối liên hệ kinh tế còn yếu
chưa phát triển mạnh và tạo nên một cộng đồng người ổn định như dân tộc).
Bộ tộc có những đặc trưng sau:
+ Bộ tộc có tên goi riêng.
+ Bộ tộc có lãnh thổ riêng.
+ Nền kinh tế chia cắt, mạnh mún, tự cấp tự túc.
+ Tiếng nói của các bộ lạc dần dần hồ vào nhau thành tiếng nói chung
của thị tộc.
=>Tóm lại: Trong xã hội thị tộc và bộ lạc thì chưa có chế độ tư hữu,
chưa có giai cấp và Nhà nước. Dần dần lực lượng sản xuất phát triển và có sự
phân công lao động đầu tiên, kéo théo chế độ tư hữu bất bình đẳng về tài sản
và sự phân chia giàu nghèo xuất hiện. Từ đây chế độ công hữu thị tộc bắt đầu
tan rã và bị thay thế bằng xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử- Đó là chế
độ chiếm hữu nơ lệ.
* Khái niệm dân tộc:
Cho đến nay, có nhiều quan điểm về dân tộc. Nhưng tiệu chung đều cho
rằng: Dân tộc là một cộng đồng người cùng nhau sinh sống ổn định trong lịch
sử, trong một khu vực, có chung đời sống kinh tế, văn hố, ngơn ngữ và tâm
lý xã hội.
Qua khái niệm trên, cho thấy dân tộc được thể hiện qua 4 đặc trưng cơ
bản sau:

Thứ nhất, dân tộc có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là
đặc trưng rất quan trọng của cộng đồng dân tộc. Cộng đồng về kinh tế là cơ sở


để liên kết các bộ phận, các thành viên của cả dân tộc lại. Nó tạo nên sự vững
chắc cho cả cộng đồng dân tộc.
Thứ hai, dân tộc có lãnh thổ chung ổn định. Bởi Vận mệnh dân tộc gắn
liền với việc xác lập lãnh thổ dân tộc. Trên lãnh thổ đó các thành viên của dân
tộc gắn bó với nhau, cùng lao động sản xuất để tồn tại và phát triển.
Thứ ba, dân tộc có tiếng nói chung.
Để làm công cụ giao tiếp giữa người với người trong mọi lĩnh vực: kinh
tế, văn hố, tình cảm…
Thứ tư, dân tộc có tâm lý riêng (tâm lý dân tộc).
Để biểu hiện kết tinh trong nền văn hố dân tộc và nó tạo nên bản sắc
riêng của nền văn hoá dân tộc.
=> Các đặc trưng trên liên hệ với nhau thành một chỉnh thể, đồng thời
mỗi đặc trưng có vị trí xác định. Nếu tách từng đặc trưng nào-> sai lầm trong
chính sách.
* Như vậy, con đường hình thành dân tộc ở từng nơi có khác nhau.
Bởi do 2 điều kiện quy định (kinh tế, chính trị) cụ thể là ở:
- Phương Tây:

Kinh tế: dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa(TBCN) được xác lập.
CNTB đã thúc đẩy sự nhảy vọt của các
nhân tố đã hình thành trong thời kỳ thị tộc,
bộ lạc, bộ tộc-> Tạo nên mức cao hơn và
kết dính hơn=> dân tộc.
chính trị: giai cấp tư sản đã đóng vai trị chủ yếu
thúc đẩy sự ra đời Nhà nước Trung ương

tập quyền=> dân tộc.

- Phương Đơng:

Kinh tế: Do hồn cảnh lịch sử mang tính đặc thù,
dân tộc đã hình thành trước khi CNTB
được xác lập. Tính đặc thù đó do phải
thường xun đấu tranh chinh phục thiên


nhiên để tồn tại và phát triển nông nghiệp;
đồng thời chống ngoại xâm.
chính trị: Nhà nước Trung ương tập quyền được
xác lập.
- Chây Phi, Mỹ Latinh:

Kinh tế: dân tộc được hình thành gắn liền với
việc CNTB Châu Âu đi tìm thị trường và
thuộc địa.
chính trị: gắn với yếu tố thực dân=> dân
tộc.

Giải thích các thuật ngữ:
Ở đây, dân tộc được hiểu là có quốc gia một dân tộc và quốc gia nhiều
dân tộc.
+ Quốc gia một dân tộc:
Đó là trong một quốc gia có một dân tộc, biên giới của quốc gia và biên
giới của dân tộc chỉ là một. Quốc gia một dân tộc được hình thành trong điều
kiện yếu tố chính trị, kinh tế.
+ Quốc gia nhiều dân tộc:

Đó là quốc gia mà giữa quốc gia và dân tộc không phải là một. Quốc gia
nhiều dân tộc ra đời trong điều kiện chính trị xuất hiện trước yếu tố kinh tế;
yếu tố kinh tế phát triển chậm, không đủ sức xoá bỏ những khác nhau giữa
các khu vực trong một quốc gia-> Do đó, ở mỗi khu vực cụ thể là một dân tộc
cụ thể nằm trong một quốc gia thống nhất.
2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc và mối quan
hệ giữa các dân tộc.
a. Hai xu hướng khách quan:
Ngay trong điều kiện của CNTB, sự phát triển của dân tộc và mối
quan hệ giữa các dân tộc đã diễn ra theo hai xu hướng:
* Xu hướng phân lập:


- Là xu hướng xuất hiện ở các quốc gia nhiều dân tộc và ở các nước là
thuộc địa hay phụ thuộc.
- Nguyên nhân của xu hướng này: là sự áp bức dân tộc nhỏ yếu khác
hoặc của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa.
- Mục tiêu của xu hướng này: là đấu tranh thoát khỏi ách áp bức dân tộc
để thiết lập quốc gia dân tộc. Trong đó dân tộc này có quyền lựa chọn chế độ
chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
* Xu hướng liên hiệp:
- Là xu hướng tăng cường nối liên hệ, sự giao lưu, hợp tác giữa các dân
tộc trên nhiều lĩnh vực.
- Nguyên nhân của xu hướng này: là sự phát triển của lực lượng sản xuất
đã mang tính chất xã hội hố cao, hình thành xu hướng liên hiệp, quốc tế hoá
đời sống kinh tế- xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Mục tiêu của xu hướng này: là các dân tộc tranh thủ thời cơ để đẩy
nhanh nhịp độ phát triển, đồng thời cùng nhau giải quyết những vấn đề toàn
cầu đặt ra.
b. Mối quan hệ giữa các dân tộc theo hai xu hướng khách quan.

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc sẽ vận động sự
mâu thuẫn nhưng thống nhất nhau. Làm cho mỗi dân tộc tiến tới sự độc lập,
tự chủ, phồn vinh. Đồng thời, các dân tộc khơng ngừng xích lại gần nhau.
Hiện nay, hai xu hướng này đang biểu hiện rất điển hình:
Trong

Bối cảnh CNTB: thì hai xu hướng này gặp nhiều trở lực.
Biểu hiện bởi nguyện vọng của các dân tộc bị áp bức là
đòi: độc lập, tự do, tự quyết. Nhưng lại bị chủ nghĩa đế
quốc tìm mọi cách ngăn cản. Cịn nhu cầu tăng cường
quan hệ tren cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
cũng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận mà thay vào đó là
những liên minh bất bình đẳng, bị cưỡng bức đối với các
dân tộc nhỏ yếu, lạc hậu do chủ nghĩa đế quốc lập ra.


Bối cảnh XHCN: thì việc thực hiện hai xu hướng này có
sự thống nhất về cơ bản. Bởi sự tăng cường tính thống
nhất dân tộc là một q trình hợp quy luật. Điều đó
khơng mâu thuẫn, khơng bài trừ tính đa dạng dân tộc
trong bản sắc của mỗi dân tộc-> các dân tộc đều tự chủ,
bình đẳng và xích lại gần nhau hơn.
Đảng ta khẳng định: “Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với
sự củng cố, phát triển của cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường
tính cộng đồng, tính thống nhất là một q trình hợp quy luật, nhưng tính
cộng đồng, tính thống nhất khơng mâu thuẫn, khơng bài trừ tính đa dạng, tính
độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc” (Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện
Đại hội Đảng, NXBST, Hà Nội 1997, tr 98)
Cho nên, mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng giữa hai xu hướng
trên- như thực tế ở nhiều nước đã chứng minh bao giờ cũng dẫn tới hậu quả

tai hại.
3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Cùng với sự xuất hiện giai cấp và dân tộc, thì mối quan hệ giữa dân tộc
và giai cấp cũng nảy sinh.
+ Xét về mặt giai cấp: thì trong cộng đồng dân tộc có giai cấp giữ vai trị
thống trị, nắm chính quyền Nhà nước và đại diện cho dân tộc.
+ Xét về mặt dân tộc: thì giai cấp thống trị khi xem xét và giải quyết vấn
đề lợi ích và quan hệ dân tộc bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của giai cấp
mình.
-> Cho nên, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: Thực
chất vấn đề dân tộc là vấn đề giai cấp.
Và các nhà sáng lập CNXH khoa học đã luận chứng mối quan hệ này
trên hai phương diện:
* Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề giai cấp, vấn đề cách mạng
XHCN.


- Dân tộc nảy sinh trước hết do sự biển đổi của sự phát triển kinh tế- xã
hội ở mức độ nhất định, chứ không phải do sự biến đổi trong các nhân tố
thuần tuý dân tộc (tộc người)
Ví dụ:

Phương Tây: Trong điều kiện kinh tế- xã hội của CNTB->
hình thành dân tộc.
Phương Đông: Mặc dù ở một số nước dân tộc ra đời trước
CNTB, nhưng cũng phải chờ đến khi điều kiện kinh tếxã hội đạt tới mức độ phát triển nhất định.

- Từ khi dân tộc xuất hiện, phong trào dân tộc thường gắn với cuộc đấu
tranh giai cấp và chịu sự quy định của đấu tranh giai cấp.
Bởi sự tiến bộ của phong trào dân tộc xét đến cùng là do nội dung dân

chủ, hướng tới mục tiêu giải phóng con người, trước hết là những người lao
động bị áp bức.
- Trong công cuộc xây dựng xã hội mới, nếu không biết gắn liền với
công cuộc xây dựng trên lĩnh vực kinh tế- xã hội với thực hiện chính sách giai
cấp đúng đắn thì việc xây dựng quan hệ giữa dân tộc- giai cấp không thể đạt
kết quả vững chắc được.
* Tính độc lập tương đối và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề dân tộc
trên những cơ sở sau:
- Dân tộc chỉ xuất hiện trên cơ sở điều kiện kinh tế- xã hội nhất định,
nhưng nếu chưa có sự chín muồi của những nhân tố dân tộc (ý thức dân tộc,
tâm lý dân tộc, tình cảm dân tộc, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn hố dân
tộc…)-> Dân tộc đó cũng chưa xuất hiện.
Và nếu để mất đi những đặc trưng dân tộc thì cộng đồng người cũng mất
ranh giới của sự tồn tại riêng biệt.
Ví dụ: Việt Nam trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, gần 100 năm Pháp
thuộc, nếu không giữ được những đặc trưng dân tộc thì sẽ bị đồng hố.


- Sự xuất hiện và phát triển của dân tộc có những quy luật tồn tại. Đó là
một trong những nguyên nhân qqqtj làm cho loài người từ thấp đến cao, hình
thức trước chuẩn bị cho hình thức sau.
Ví dụ: Thị tộc-> bộ lạc-> bộ tộc-> dân tộc.
- Sau khi chịu sự quy định của nhân tố kinh tế- xã hội, dân tộc bao giờ
cũng tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Ví dụ:

ở phương Tây: CNTB ra đời-> dân tộc được hình thành. Sự
hình thành dân tộc đã đáp ứng nhu cầu của
CNTB trong việc tổ chức sản xuất, phân công
lao động và trao đổi sản phẩm trên phạm vi

rọng lớn.
ở phương Đông: Bên cạnh nhân tố giai cấp, nhân tố dân tộc
cần đặc biệt chú ý phân tích và phát huy. Sự
phát triển của ý thức dân tộc, tình cảm dân tộc,
lịng hào dân tộc… nếu được định hướng đúng
đắn, sẽ hoà nhập với ý thức giai cấp tiến bộ, ý
thức quốc tế chân chính tạo nên những động lực
to lớn cho sự phát triển của xã hội.

Giai cấp giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường giai cấp của mình.
Lập trường đó được thể hiện một cách khái quát trong Cương lĩnh dân tộc của
chủ nghĩa Mác-Lênin.
II. NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN.
* Cương lĩnh dân tộc là gì?



×