Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sản xuất rau an toàn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.48 KB, 3 trang )

Sản xuất rau an toàn

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta.
Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có
thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi tưới nước bón phân cũng như phun thuốc BVTV
nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, dư lượng thuốc BVTV (do phun thuốc
không đảm bảo thời gian cách ly); Đạm (do bón dư thừa vượt quá nhu cầu của cây); các
loại vi trùng và ký sinh trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm vi sinh). Các vấn đề
nêu trên tồn dư trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-
1995, có khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Đặc biệt, ở các bếp ăn tập thể, các
nhà trẻ mẫu giáo hoặc ở các khu vực thành thị đông dân cư. Như vậy, việc sản xuất và
cung cấp rau an toàn cho thị trường đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrat
(NO
3
) kim loại nặng, dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức cần thiết.
Phương pháp sản xuất
Có nhiều phương pháp sản xuất rau như: trồng trong nhà kín, trong nhà lưới, trồng thủy
canh và trồng ngoài đồng. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó.
Trong điều kiện trồng rau mà nhu cầu người tiêu dùng chưa đòi hỏi phải có nguồn rau
sạch thì có thể áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong điều kiện ngoài đồng. Đây là
phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn tiền với biện pháp quản lý theo quy trình IPM.
Với hình thức canh tác này mới có thể đáp ứng đủ nguồn rau xanh cho nhu cầu người tiêu
dùng. Hơn nữa, phương pháp này vừa đảm bảo được năng suất cao mà giá thành sản
phẩm cũng không đội lên so với sản xuất theo tập quán nông dân.
Ở Vĩnh Long Chi Cục BVTV đã ứng dụng quy trình sản xuất rau theo chế độ IPM và
INM (Integrated nutrient management) bắt đầu từ năm 1997 đến nay, đặc biệt là việc đưa
màn phủ nông nghiệp vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả một cách rõ rệt. Với hơn 45
điểm tập huấn nông dân và gần 50 điểm nghiên cứu trên rau màu đã mang lại hiệu quả
hết sức thiết thực. Đặc biệt trong 2 năm 2000 và 2001, đã tiến hành thực hiện 2 đề tài
"Xây dựng mô hình chuyên canh rau sạch" tại 2 huyện Bình Minh (xã Thuận An) và
huyện Long Hồ (xã Phước Hậu). Kết quả đã tổ chức được 5 CLB nông dân tham gia sản


xuất rau an toàn, cung cấp một phần nhu cầu rau trong địa bàn tỉnh. Trong năm 2002 và
2003, Chi Cục BVTV đã xây dựng thêm 6 CLB ở những vùng trồng rau trọng điểm như
Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình. Tất cả thành công trên đã mở ra một hướng mới
trong sản xuất rau an toàn, đáp ứng phần nào nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trong
dân.
Biện pháp thực hiện
* Ứng dụng những tiến bộ KHKT về giống, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác, để tạo ra
các sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
* Các đối tượng được đưa vào sản xuất là: huyện Bình Minh gồm cà chua, dưa leo, khổ
qua, salad son, đậu que; Huyện Long Hồ, TXVL gồm Cà chua, dưa leo, khổ qua và một
loại cây gia vị khác. Tất cả đều được tập huấn kỹ thuật sản suất các loại rau an toàn theo
quy trình hướng dẫn. Đối với những cây rau chưa có quy trình thì chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu để hoàn thiện quy trình huấn luyện.
* Thành lập tổ, nhóm nông dân tham gia các nghiên cứu đồng ruộng dưới sự hướng dẫn
và theo dõi của cán bộ kỹ thuật. Sau đó, tổ chức hội thảo đầu bờ để nông dân tự đánh giá
kết quả nghiên cứu và làm mô hình cho các nông dân khác trong khu vực và vùng lân cận
học tập làm theo.
* Tuyên truyền rộng rãi mô hình sản xuất với lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn
thể, các cán bộ kỹ thuật và một số đối tượng có nhu cầu sử dụng.
* Bàn bạc với lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể có phương án thành lập CLB
sản xuất rau an toàn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển và duy trì
- Cần xác định vùng trồng rau an toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và xã hội ở
địa phương. Tránh bố trí những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm trong hiện tại và tương lai.
- Cần thành lập các nhóm nghiên cứu là những nông dân đã có tập quán sản xuất rau.
Từ đó chúng ta mới nâng lên thêm một bước trong sự cải tiến biện pháp canh tác của họ.
Ngoài sự hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật thì việc quan tâm của chính quyền các cấp và
các ngành hữu quan là không thể thiếu được. Điều làm được là đã có sự phối hợp giữa
nhà khoa học với nhà nông nhưng vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhà quản lý và
nhà kinh doanh. Nếu có sự phối hợp giữa bốn nhà mới có thể thúc đẩy tốt hơn việc phát

triển và duy trì nguồn cung ứng rau an toàn cho người tiêu dùng.
Th.sĩ Nguyễn Văn Duyệt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×