Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tiêu chí sản xuất rau an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.81 KB, 2 trang )

TIÊU CHÍ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1. Về số người tham gia
- Diện tích canh tác tập chung theo đơn vị hành chính là ấp, liên ấp hoặc xã.
- Tối thiểu 90% số hộ trồng rau trong vùng đồng thuận sản xuất rau an toàn
phải được tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn di chi cục bảo vệ thực
vật Thành phố tổ chức và cấp giấy chứng nhận và hộ hoặc nhóm hộ trồng
rau phải có bản đồng thuận sản xuất theo quy trình kỹ thuật rau an toàn
- Đảm bảo trên 95% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quy trình
sản xuất rau an toàn của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
2. Đất canh tác:
- Đât trồng rau phải là đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát
triển của rau, tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có
tầng canh tác dày 20-30 cm.
- Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh
viện ít nhất 2km, với chất thải của thành phố ít nhất 200m.
- Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không được tồn dư
hóa chất độc hại
3. Nước tưới:
- Vì trong rau xanh chứa trên 90% nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng sản phẩm, cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử
dụng nước giếng, nếu không thì cần dùng nước sông, ao hồ không ô nhiễm.
Nước sạch còn để pha các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật
- Nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loại hóa chất và vi sinh vật
độc hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt
nước ao tù đọng chưa qua sử lý
- Các chỉ tiêu phân tích lý hóa tính chất, nguồn nước xạch trong vùng phải
đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT của
Bộ Nông Nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”
4. Giống:
- Chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh.
- Phải biết rõ lý lịc nơi sản xuất giống, giống nhập phải qua kiểm dịch thực


vật.
- Khuyến khích sử dụng các giống mới, giống lai F1 có chất lượng và chất
lượng cao.
- Hạt giống đem trồng phải sử lý hóa chất hoặc nhiệt
5. Thuốc bảo vệ thực vật:
- Sử dụng khi thực sự cần thiết và luân phiên các thuôc bảo vệ thực vật khác
nhau. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hước dẫn ghi
trên các nhãn của các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Tuyệt đối không
sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cấm BVTV cấm và hạn chế sử
dụng.
- Khuyến khích sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có
độ độc thấp (nhóm III IV). Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng
hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường
- Biện phấp canh tác: Thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn do sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, chú ý luân canh, xen canh các
loại rau khac nhau để giảm mức độ lây lan sâu bệnh
6 Phân bón:
- Không sử dụng rac rưởi các lại phân ủ chưa hoai, không sử dụng các loại
phân chuồng tươi để loại trừ vi sinh vật gây bệnh,
- Tùy từng loại rau mà định số lượng và chủng loại cân đối, hợp lý và có thời
gian cách ly an toàn trước khi sử dụng
- lượng phân bón trong một năm khoảng: 20 tấn phân hữu cơ, 500Kg Supe
lân nung chảy, 250-300Kg phân Kali cho 1Ha
6. Thu hoạch và bao gói
Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già héo, quả bị sâu dị dạng…
Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao túi sạch trước
khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành, có
địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng
7. Kết quả mong đợi từ mô hình.
- Quy hoạch được vùng sản xuất rau an toàn

- Tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người sủ dụng, đảm bảo sức khỏe
người tiêu dùng
- Sản xuất rau theo hướng bền vững lâu dài
- Nâng cao thu nhập cho người trồng rau
- Tạo được đầu ra ổn định và nắm bắt được thị trường rau sạch
8. Tính bền vững của mô hình rau sạch
- Nếu thực hiện thep đúng các tiêu chí trên thì mô hình có tính bền vũng rất
cao, do đảm bảo được đầu ra của sản phẩm vì thi trường rất ưa chuộng các
sản phẩm rau chất lượng cao an toàn cho sức khỏe

×