Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

(Đề tài NCKH) Xây dựng cẩm nang tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở tại Trường THCS Lê Qúy Đôn Thành Phố Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH
VIÊN
XÂY DỰNG CẨM NANG TUYÊN TRUYỀN PHỒNG CHỐNG BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN – THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC.
Mã số đề tài: SV2021 - 53

Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH TẾ

SV thực hiện: NGUYỄN HOANG MAI TRINH

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh
Năm thứ: 04

Lớp, khoa: 17125CL3A

Số năm đào tạo: 04

Ngành học : Kế toán

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài : NGUYỄN HỒNG MAI TRINH

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nga

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021



2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê số lượng về thực trạng nhận thức của học sinh về hành vi
bạo lực học đường
Bảng 2: Thống kê số lượng về mức độ bạo lực
Bảng 3: Khảo sát nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Bảng 4: Khảo sát về thái độ của cha mẹ khi con có hành vi bạo lực
Bảng 5: Khảo sát về hành vi ứng xử khi thấy bạn mình đánh nhau
Bảng 6: Khảo sát hậu quả của bạo lưc học đường
Biểu đồ 1: Thực trạng nhận thức của học sinh về hành vi bạo lực học đường
Biểu đồ 2: Thống kê số lượng về mức độ bạo lực

3


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ đầy đủ

BLHĐ

Bạo lực học đường

HS


Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

4


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng cẩm nang tuyên truyền phồng chống bạo lực học đường
cho học sinh trung học cơ sở tại trường THCS Lê Quý Đôn – thành phố Thủ
Đức.
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hoàng Mai Trinh
- Lớp: 17125CL3A

Mã số SV: 17125127

Khoa: Đào tạo Chất lượng cao

- Thành viên đề tài:

Stt

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

1

Nguyễn Hồng
Khương Duy

17125012

17125CL1A

Đào tạo Chất
lượng cao

2

Vũ Thị Hương Giang

17125020

17125CL4A


Đào tạo Chất
lượng cao

3

Nguyễn Thị Bảo Hà

17141005

17125CL1B

Đào tạo Chất
lượng cao

4

Nguyễn Thị Quỳnh
Như

17125072

17125CL1A

Đào tạo Chất
lượng cao

- Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nga
2. Mục tiêu đề tài:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết về bạo lực học đường.
- Đánh giá thực trạng bạo lực diễn ra tại trường THCS Lê Quý Đôn.

- Xây dựng cẩm nang tuyên truyền để đề ra biện pháp nhằm tuyên truyền và nâng cao
ý thức cho giới trẻ.
3. Tính mới và sáng tạo:
Cẩm nang phải được thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
độ tuổi học sinh THCS. Những yêu cầu về văn phong, ngơn từ, độ khó, độ sâu của
kiến thức cần phù hợp với yêu cầu chung cũng như đặc thù của độ tuổi. Tính mới này

5


còn được xem xét ở sự mong đợi, hứng thú, thói quen đọc cẩm nang tun truyền của
học sinh. Ngồi ra, tùy thuộc vào thực trạng của bạo lực học đường và đặc điểm của
địa phương nghiên cứu để có hình thức, nội dung phù hợp, thực tế.
Những nội dung trong cẩm nang xây dựng dựa trên văn bản, đề tài, các cơng
trình khoa học nghiên cứu về bạo lực học đường làm nền tảng. Tất cả các tri thức phải
được thể hiện rõ ràng, đúng đắn dựa trên những tài liệu đã được cập nhật mới nhất.
Kết quả, số liệu nghiên cứu, khảo sát phải được công bố khách quan. Về hình thức của
cẩm nang, bố cục phải đảm bảo tính thống nhất, hợp lí, phải làm bật được ý nghĩa
trọng tâm, khơng trình bày lan man, khó hiểu, tuân thủ những quy chuẩn khoa học.
Song song đó, cẩm nang cần đảm bảo tính sáng tạo ở bình diện định hướng sử dụng.

4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả khảo sát cơng tác giáo dục phịng, chống bạo lực học đường ở
trường THCS Lê Quý Đôn cho thấy, công tác này được hầu hết các trường triển
khai thực hiện. Bước đầu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đã nhận
thức đúng về tầm quan trọng của công tác này trong nhà trường và chú trọng
thực hiện nhưng nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức chưa thực sự đa
dạng, mức độ thực hiện chưa thường xuyên, chưa có sự vào cuộc đồng bộ của
các lực lượng trong nhà trường nên chưa đáp ứng được với đòi hỏi của thực tiễn.
Để khắc phục những hạn chế này, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học

sinh nói chung và cơng tác giáo dục phịng, chống bạo lục học đường nói riêng ở
các trường THCS Lê Q Đơn trước hết địi hỏi phải có sự chuyển biến tích cực
về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục đạo đức học
sinh. Bên cạnh đó, cần có sự đổi mới căn bản về cơng tác tổ chức hoạt động giáo
dục phòng, chống bạo lực học đường, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài
nhà trường trong việc giáo dục và quản lí giáo dục đối với hoạt động này.
5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Quyển cẩm nang phải dựa trên cơ sở thực tiễn giáo dục ở địa bàn Thành phố Thủ Đức.
Ngoài việc truyền đạt kiến thức đơn thuần, cịn phải hướng đến việc hình thành thái

6


độ, kĩ năng cần thiết để học sinh có thể áp dụng vào cuộc sống xây dựng môi trường
học tập lành mạnh, hòa nhã với bạn bè, lối sống văn hóa. Những cơ sở thực tiễn đáng
chú ý: Q trình giáo dục học sinh THCS đã có những thay đổi cơ bản, sự đổi mới về
mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức, sự đổi mới về
phương pháp dạy học, cơ sở vật chất theo hướng đa dạng hóa, phong phú và hiện đại
hơn. Đổi mới giáo dục theo hướng cho học sinh thêm nhiều lựa chọn để trang bị cho
bản thân ngoài kiến thức trong chương trình giáo dục chính khóa như kĩ năng sống,
kiến thức về pháp luật, kiến thức để bảo vệ bản thân đang được ưu tiên. Các phương
tiện thông tin, công nghệ phát triển hiện đại cũng tác động khá nhiều vào cơng tác
phịng chống bạo lực học đường nói chung và trong việc xây dựng quyển cẩm nang
nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng cẩm nang phịng chống bạo lực học đường cho học
sinh THCS vừa bám sát thực tiễn, vừa được các em ủng hộ, quan tâm.

Ngày 10 tháng 06 năm 2021
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài


(kí, họ và tên)

7


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………
Ngày 25 tháng 06 năm 2021
Người hướng dẫn
(kí, họ và tên)

Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nga


8


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng, phương pháp, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Tổng quan đề tài nghiên cứu trước đó
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
1.1. Khái niệm tuổi thanh niên
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên học sinh trung học cơ sở
1.3. Khái niệm về bạo lực
1.4. Khái niệm bạo lực học đường
1.5. Khái niệm hành vi bạo lực học đường
1.6. Nhận diện hành vi bạo lực học đường
1.7. Biểu hiện của bạo lực học đường
1.8. Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường
1.9. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường
Chương 2: Thực trạng nhận thức về bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở
Lê Quý Đôn
2.1. Khái quát chung về Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
2.2. Thực trạng nhận thức về bạo lực học đường của học sinh trường THCS Lê Q
Đơn
2.3. Thực trạng cơng tác quản lý phịng, chống bạo lực học đường tại trường THCS Lê
Quý Đôn
Chương 3: Các biện pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường
3.1. Nâng cao năng lực học tập và rèn luyện của học sinh
3.2. Nâng cao năng lực quản lý, củng cố nề nếp kỷ cương, tổ chức kỷ luật nhà trường

một cách khoa học và hiệu quả
3.3. Nhà trường tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh, kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nhân cách học

9


3.4. Phối hợp tốt với các lực lượng xã hội để giáo dục thế hệ trẻ.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực học đường (BLHĐ) không phải là vấn đề mới nhưng cũng chưa bao giờ
cũ trong xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự mở cửa
hội nhập, giao thoa văn hóa đã có những tác động làm biến đổi lối sống của đại bộ
phận dân cư theo cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực. Đặc biệt trong giới trẻ hiện nay,
với những điều kiện mới và môi trường mới làm biến đổi nhận thức của họ một cách
sâu sắc, rõ nét. Một mặt, họ có bản lĩnh cũng như lối sống hiện đại, bắt kịp với xu thế
trên toàn thế giới, đáp ứng được địi hỏi của một xã hội cơng nghiệp. Mặt khác, lối
sống thực dụng và sự mai một các giá trị chuẩn mực xã hội cũng theo đó mà gia tăng.
Hiện nay, trẻ ở độ tuổi vị thành niên với những đặc điểm tâm sinh lý nhạy cảm
rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ theo những mặt trái của xã hội. Số lượng trẻ em chưa thành
niên tham gia vào tệ nạn xã hội cũng như làm trái pháp luật ngày càng gia tăng đáng
báo động. Nghiêm trọng hơn là những chuẩn mực của xã hội, đạo đức con người ngày

càng bị vi phạm. Gần đây, liên tục xuất hiện các trường hợp BLHĐ gây chấn động dư
luận xã hội. Ban đầu chỉ là những xích mích nhỏ trong lớp học nhưng do thiếu kinh
nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề, mâu thuẫn nhỏ trở thành nguyên nhân của các
vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết lẫn nhau trong học sinh. Bạo lực học đường ngày càng
diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh tình trạng các nam sinh
đánh chém nhau được coi là rất phổ biến thì việc nữ sinh xúc phạm, xỉ nhục, đánh
nhau không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Cũng như vây, hàng loạt vụ học
sinh bị thầy cô bạo lực xuất hiện trên các diễn đàn, mạng xã hội, báo chí, youtube,…
gây xơn xao dư luận về nhân phẩm và đạo đức nghề giáo viên. Nhưng không chỉ thầy
cô đối xử thô bạo với học sinh mà ngược lại có những học sinh bạo lực với chính thầy
cơ của mình chỉ do những hiểu nhầm, mâu thuẫn nhỏ trong quá trình tiếp xúc, học tập.
Xây dựng đạo đức con em, chính là xây dựng nền đạo đức cho xã hội, đem lại sự công
bằng văn minh, tốt đẹp cho quốc gia. Do đó rất cần sự quan tâm của các ban ngành,
đoàn thể đến sự phát triển của thế hệ trẻ.
Nhiều nghiên cứu về tình trạng BLHĐ đã thực hiện. Tuy vậy, những cơng trình
nghiên cứu chủ yếu chỉ đề cập lí luận, nguyên nhân và các biện pháp phòng chống
bằng cách tăng cường giáo dục nhưng vẫn chưa đưa ra các sản phẩm có tính ứng dụng

11


cao nhằm phịng chống, hạn chế tình trạng BLHĐ cho HS trung học cơ sở (THCS). Vì
vậy, đề tài “Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống bạo lực học
đường cho học sinh trung học cơ sở tại trường THCS Lê Quý Đôn, Thành phố Thủ
Đức” được xác lập.
2. Đối tượng, phương pháp, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu thực trạng: bao gồm 260 học sinh thuộc khối 6, 7, 8, 9 trường
THCS Lê Quý Đôn.

- Khách thể nghiên cứu bổ trợ gồm hiệu trưởng các trường THCS, giáo viên và phụ
huynh có con học ở trường THCS thuộc nhóm mẫu khảo sát.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Xây dựng cẩm nang tuyên truyền phòng chống BLHĐ cho HS THCS tại
TPHCM.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu về nội dung và hình thức cẩm
nang tun truyền phịng chống BLHĐ HS THCS mong muốn; tìm hiểu mức độ hài
lịng của HS về quyển cẩm nang khi tiến hành thử nghiệm cẩm nang.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
Phương pháp này được khai thác chủ yếu qua các kĩ thuật tạo ra sản phẩm hoạt
động. Mục tiêu là tạo ra cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ. Dựa trên
các tài liệu về BLHĐ, về tâm lí HS THCS và kết quả khảo sát nhu cầu của HS THCS
để xác định nội dung – hình thức cẩm nang; các yêu cầu kĩ thuật, ứng dụng và yêu cầu
chung khi xây dựng cẩm nang nhằm phòng chống BLHĐ.
2.2.3. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm được tiến hành nhằm thử nghiệm tính thu hút, phù hợp
và sự chấp nhận, thái độ hài lòng của HS THCS đối với cẩm nang tuyên truyền phòng
chống BLHĐ đã xây dựng sơ khởi.

12


2.2.4. Các phương pháp khác
Các phương pháp khác được sử dụng gồm: phương pháp nghiên cứu lí luận, phỏng
vấn, chuyên gia và thống kê toán học.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc xây dựng cẩm nang như biện pháp tuyên truyền nhằm phòng chống
BLHĐ cho học sinh THCS tại TPHCM. Chỉ tập trung vào việc xây dựng những nội

dung tuyên truyền và hình thức trình bày cẩm nang là chủ yếu.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường THCS Lê Quý Đôn – Thành phố Thủ Đức.
- Thời gian: Từ tháng 10/2020 đến tháng 05/2021.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết về bạo lực học đường.
- Đánh giá thực trạng bạo lực diễn ra tại trường THCS Lê Quý Đôn.
- Xây dựng cẩm nang tuyên truyền để đề ra biện pháp nhằm tuyên truyền và nâng cao
ý thức cho giới trẻ.
4. Tổng quan đề tài nghiên cứu trước đó
4.1. Trên thế giới
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới xuất hiện mà đã song hành cùng giáo dục
từ khi nó ra đời nhưng được chú ý nhiều trong thời gian gần đây. Bạo lực học đường
thể hiện trong hai mối quan hệ chủ yếu: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với
học sinh. Một bộ phận nhỏ các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiện nay do nhận
thức lệch lạc nên đã có những hành vi bạo lực học đường.
Theo thống kê thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên
quan trực tiếp tới bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng
lên, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
* Ở châu Mỹ: Nền giáo dục Mỹ được đánh giá là tiên tiến nhất toàn cầu nhưng hệ
thống các trường học của nước này đang đương đầu với bạo lực học đường nhiều nhất
trên thế giới, đặc biệt là những vụ bạo lực học đường có sử dụng hung khí. Hàng năm,
nước Mỹ đều chất đống các vụ học sinh nổ súng trong nhà trường. Theo thống kê của
cơ quan quản lý giáo dục nước này, năm 2009 có 12,4% học sinh từng đánh nhau hoặc

13


thậm chí gây thương tích nặng cho người khác trường học. Và đáng sợ hơn là 5,9%
học sinh có mang theo vũ khí sát thương( như dao, súng...) khi tới trường. Một quốc

gia khác ở châu Mỹ cũng đau đầu vì nạn bạo lực học đường là Haiti. Mới đây nhất,
đầu tháng 3/2015, nước này đã xảy ra 2 vụ nghiêm trọng tại trường Lycee Fritz PierreLouis, trong đó hai học sinh bị đâm trọng thương.
* Ở Châu Úc: Bộ giáo dục bang Queensland tuyên bố vào tháng 7/2009 rằng mức độ
gia tăng của bạo lực tại các trường học là hồn tồn khơng thể chấp nhận và thừa nhận
rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành vi bạo lực. 55.000 học sinh đã bị đình
chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần 1/3 trong số đó bởi hành vi khơng
đúng đắn về thể chất.
- Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên trong
năm 2008, trong đó những xung đột do các nam sinh gây ra chiếm 76%.
* Khu vực châu Âu: Tại Anh, năm 2007 một cuộc điều tra 6 nghìn giáo viên cho thấy
hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bới các học sinh trong 2 năm trước đó,
cũng trong năm đó có hơn 7 nghìn trường hợp được cảnh sát gọi tới để giải quyết các
vụ bạo lực tại Anh.
- Tại Wales: Một cuốc điều tra năm 2009 cho thấy 2/5 giáo viên thông báo đã từng bị
tấn công trong lớp học, 49% đã từng bị đe dọa tấn công.
- Tại Bulgaria: Sau nhiều báo cáo trong nhiều thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học,
Bộ giáo dục đã đưa ra những quy luật chặt chẽ hơn vào năm 2009 về những hành vi
của học sinh, gồm cả ăn mặc khơng thích hợp, say rượu và mang điện thoại. Các giáo
viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không tuân theo.
* Khu vực châu Á: Tại Nhật Bản, một cuộc điều tra của bộ giáo dục cho thấy các học
sinh ở các trường công lập có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007 là 52756
trường hợp, tăng khoảng 8 nghìn so với năm trước, trong đó có khoảng 7 nghìn vụ
giáo viên là đối tượng bị tấn công.
- Tại Hàn Quốc: Theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% học sinh nam và 5,8% học
sinh nữ từ lớp 4 tới lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc bị làm tổn thương, tại đất
nước này hơn 70 trường học đã áp dụng cảnh sát học đường nhằm xóa bỏ bạo lực học
đường.
- Tại Philippines: Trung tâm Hỗ trợ bạo lực học đường đã được thành lập ba năm và
hoạt động như một cơ quan chính phủ. Tình trạng bạo lực học đường ở đất nước này


14


rất đáng báo động. Đặc biệt tại đây các vụ bạo lực có ngun nhân khá nhiều từ bất
đồng tơn giáo của học sinh. Chính vì thế, chính phủ Philippines đã phải xây dựng cả
một chiến lược rộng lớn để giải quyết vấn đề này.
- Tại Indonesia: Có tỷ lệ bạo lực trường học cao nhất trong 5 quốc gia nói trên. 84%
HS cho biết từng bị đánh. Tỷ lệ này ở Pakistan là thấp nhất với 43%. Dù tỷ lệ thấp
nhất nhưng giám đốc khu vực châu Á của Plan, ơng Mark Pierce cho rằng tình trạng
này vẫn là không thể chấp nhận được.
* Ở châu Phi: Cao ủy Nhân quyền Nam Phi cho biết 40% trẻ em được phỏng vẫn nói
rằng chúng từng là nạn nhân của tội phạm trường học. Chỉ có 23% học sinh cảm thấy
an toàn khi đặt chân tới lớp. Nam Phi được liệt kê vào một trong những quốc gia có hệ
thống trường học nguy hiểm nhất trên thế giới, nên bạo lực học đường chiếm một tỉ lệ
rất cao ở đất nước này.
 Tóm lại: Theo thống kê ở tất cả các châu lục trên thế giới đều xảy ra bạo lực học
đường và sự gia tăng các vụ bạo lực học đường là xu hướng chung hiện nay mà mọi
quốc gia đều phải đương đầu và quan tâm đến vấn đề này.
4.2. Trong nước
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối
với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không
mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời
gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các
vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh
nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư
luận xã hội. Đặc biệt, cịn có các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục
có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, ngồi ra cịn có hiện
tượng học sinh hành hung thầy giáo, cơ giáo. Và ngược lại cũng có các hiện tượng
thầy giáo, cơ giáo dùng lời nói xúc phạm học trị, dùng vũ lực để “giáo dục” học sinh.
Ơng Phùng Khắc Bình ngun Vụ Trưởng Vụ Cơng tác học sinh - sinh viên, Bộ

GD&ĐT Việt Nam cho biết : Thống kê từ Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến năm
2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần đây xảy
ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn;
nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Ở nhiều nơi, do

15


mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân
trường,…
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 – 2010 trên
toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường
học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1. 558 học
sinh, buộc thơi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo số
lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh
nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau. Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1
học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh
cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thơi học có thời hạn vì
đánh nhau.
Theo thống kê của Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao, nếu năm 1986 có 3.607
người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726
em. Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị
phát hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma tuý học đường ngày càng trở thành vấn
đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma t, thì
đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.
Năm 2008, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ mơn Giới và Gia đình, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội cùng cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu về hành vi bạo lực của nữ sinh trung học, khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT
thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội). Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi
cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo

sát cũng cho biết có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các
bạn khác. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%,
2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các
em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường”
(57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%).
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là
chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và
47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là
chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.

16


Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% không sử dụng phương tiện nào, đây
là những em khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào
cấu, xé áo... Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy khơng gây nên những
thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý,
tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám
đông. Dụng công cụ sử dụng khi đánh nhau là 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng
gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao lam, ống tuyp nước. Những phương tiện
này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi
mạng sống của bạn học.
Về nguyên nhân đánh nhau giữa các bạn nữ, khảo sát cho thấy có những lý do rất
đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh
(24%), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Đáng lo ngại là có những lý do
khơng thể hình dung được, ví dụ người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng
đánh (12%).
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ
việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự
can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó

vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc
học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng Internet,
coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở các địa phương như
Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang,…). Bên cạnh đó, cịn
có những vụ việc học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho
bạn, có vụ việc xảy ra gây tử vong.
Cũng theo Ơng Phùng Khắc Bình nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh
viên thừa nhận: “Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của việc
giáo dục đạo đức, lối sống cho HS là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người;
chưa quan tâm đầy đủ, huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo
đức HS. Khơng ít nơi cịn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo
dục từ khi mới có biểu hiện, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật. Một bộ phận thầy
cô giáo, lẽ ra phải là tấm gương cho học sinh về đạo đức, lối sống thì lại vi phạm
chuẩn mực đạo đức”.

17


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm tuổi thanh niên
Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 đến 25 tuổi, chia làm hai giai đoạn nhỏ:
 Từ 14,15 – 17,18 tuổi: Đây là giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh niên mới lớn, thanh
niên học sinh)
 Từ 17,18 – 25 tuổi: Đây là giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (tâm lý học lứa tuổi
nghiên cứu tuổi thanh niên học sinh ở các trường Trung học phổ thông)
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên học sinh trung học cơ sở
Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng sự phát
triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời
kỳ tương đối êm ả về mặt sinh lý.

Học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi nhạy cảm, dễ tiếp thu cả những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của xã hội. Hoạt động của học sinh ngày càng phong phú và phức
tạp, các em khơng cịn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, luôn luôn mong muốn
thể hiện vai trị của người lớn cả trong gia đình và trong nhà trường. Các mối quan hệ
xã hội của học sinh được mở rộng, các em tự khẳng định mình trong các mối quan hệ,
quyết định sự lựa chọn nghề của mình.
Học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi dễ bị tác động xấu lôi kéo. Sự bốc đồng
tâm lý do bị kích động nếu khơng được định hướng sẽ dẫn tới bạo lực, ở lứa tuổi này
các em có sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm
soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống và sai lệch trong quan
điểm sống. Ở Trung học cơ sở các em khao khát khẳng định cái “ tôi” mạnh mẽ hơn
bao giờ hết, các em mong muốn thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, niềm tin và hành
động theo cách của riêng mình, khơng phụ thuộc vào người lớn.
Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi Trung học cơ sở là sự phát triển tự ý thức, nhu
cầu tự khẳng định mình rất cao, có đời sống tình cảm, xúc cảm phong phú nhưng lại
thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống, suy nghĩ chưa đúng đắn nên có thể có hành vi bạo
lực với người khác khi có mâu thuẫn, xung đột.
1.3. Khái niệm về bạo lực
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực song nó chủ yếu được hiểu theo
nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học.

18


- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ” (Theo từ điển Tiếng Việt –
Hoàng Phê chủ biên, 2003).
- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ
chính quyền” (Đại từ điển Tiếng Việt, 1998).
Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của
một phương thức vận động chính trị.

Dưới góc nhìn xã hội học thì khái niệm này được hiểu rộng hơn.
- Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản. Bạo
lực có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạo lực
cũng như cho những người bị hại. Cá nhân, gia đình, trường học, nơi làm việc, cộng
đồng, xã hội, và môi trường – tất cả đều bị tổn thương do bạo lực gây ra.
- Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại
từ rất lâu trong lịch sử. Với bản chất như vậy thì bạo lực cũng có thể là những hình
thức chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thể là trấn áp,
đe doạ, gây sức ép về mặt tâm lý, tâm thần.Bạo lực xảy ra có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau, chẳng hạn như: do mâu thuẫn giữa hai bên về các lĩnh vực trong cuộc
sống khơng thể hịa giải; do sự cạnh tranh, ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau; do sự tham vọng
hay cố chấp của một người hay một bè phái nào đó; do sự nóng giận bột phát thiếu suy
nghĩ,… Tuy nhiên, cho dù do nguyên nhân nào đi nữa thì bạo lực cũng là một hành
động tiêu cực, mang lại nhiều hậu quả khôn lường, không như mong muốn. Bạo lực có
thể làm cho con người bị thương tật về mặt thể xác, tổn thương về tinh thần thậm chí
có thể nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia; gây ảnh hưởng xấu tới xã
hội như an ninh xã hội khơng được an tồn, người dân lo lắng, hoang mang, sợ hãi,
tiêu phí tiền bạc để chữa trị thương tật,… Bạo lực trở thành vấn nạn chung của toàn xã
hội cần phải được ngăn chặn kịp thời.
1.4. Khái niệm bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong
môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe
dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong,
đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối
tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với
những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa

19



học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công
nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với
nhau. Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh và xảy ra ở hầu
hết các cấp, bậc học. Đó là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức của xã hội hay nội quy của nhà trường.
Xét về góc độ văn hóa, bạo lực học đường là một hiện tượng phản văn hóa, coi
thường pháp luật, nội quy trường học, đi ngược lại những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp trong xã hội, của nhà trường.
Xét từ góc độ giáo dục, bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục
không được như mong muốn, là một trong những biểu hiện xuống cấp chất lượng giáo
dục, nhất là giáo dục đạo đức, chuẩn mực văn hóa truyền thống dân tộc.
Bên cạnh thuật ngữ bạo lực học đường, người ta thường nói tới thuật ngữ “bắt
nạt học đường”. Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường và thậm
chí nhiều lúc người ta cịn đồng nhất giữa bắt nạt và bạo lực học đường. Tuy nhiên, về
bản chất, bạo lực học đường và bắt nạt học đường có sự khác biệt nhất định.
Tác giả Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp
lại một cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người
khác. Bắt nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được
quyền lực trên người khác”
Rõ ràng, có thể phân biệt bạo lực học đường và bắt nạt học đường như sau:

20


Bạo lực học đường

Bắt nạt học đường

- Đề cập đến quan hệ giữa cá nhân với


- Đề cập đến quan hệ cá nhân hay nhóm

cá nhân, nhóm với cá nhân hay giữa

với cá nhân là chủ yếu

nhóm với nhóm
- Đề cập đến hành vi từ giáo viên - đến

- Đề cập đến hành vi từ học sinh đến học

học sinh, từ học sinh đến giáo viên, học

sinh là phổ biến hơn cả

sinh với học sinh ở học đường
- Đề cập đến quyền lực sức mạnh từ

- Đề cập đến quyền lực sức mạnh từ phía

phía này đến phía khác và cả sự chống

này đến phía khác

đối hay sự tạo dựng quyền lực từ nhóm
yếu thế
- Đề cập đến sự trấn áp mang tính trực

- Đề cập đến sự trấn áp mang tính trực


tiếp và cả gián tiếp với nhiều hình thức

tiếp, cụ thể nhiều hơn

lâu dài, phong phú, phức tạp
- Đề cập đến sự tự vệ mang tính yếu ớt

- Đề cập đến sự tự vệ mang tính yếu ớt,

hay mạnh mẽ, phản kháng thiếu sức

phản kháng thiếu sức mạnh, chống đối

mạnh hay có sức mạnh, chống đối

khơng tự tin

khơng tự tin hoặc rất quyết liệt dẫn đến
những mâu thuẫn và xung đột bạo lực
- Tính chất của hành vi rất đa dạng

- Tính chất của hành vi thường khơng

nhưng màu sắc bạo lực có nguy cơ diễn

quá mạnh mẽ hay không quá gây thương

ra xét trên chuẩn hành vi xã hội, thương

tổn nặng nề


tổn mang tính trực tiếp hay gián tiếp,
lâu dài
1.5. Khái niệm hành vi bạo lực học đường
Hành vi bạo lực học đường là hành động mang tính sức ép, có biểu hiện dùng
sức mạnh để trấn áp, đè ép, tổn thương từ phía người này đến người khác từ nhóm đến
cá nhân, từ nhóm đến nhóm là chủ yếu và nó diễn ra trong quan hệ học đường.

21


Theo từ điển, hành vi bạo lực học đường là hành động mang tính bạo hành diễn
ra trên những khách thể trong môi trường học đường dẫn đến những thương tổn về
tinh thần, tâm lý và cả thể xác.
Nhìn một cách khái quát, hành vi bạo lực học đường là sự sử dụng vũ lực hay
quyền lực một cách có ý thức để đe dọa hay thực sự uy hiếp một cá nhân hay một
nhóm học sinh làm gây ra hay có nguy cơ gây ra thương tật, chết, hay tổn thương tâm
lý, kìm hãm sự phát triển hay tước đoạt quyền của cá nhân hay nhóm học sinh đó. Nói
cách khác, hành vi bạo lực học đường là hành vi sử dụng sức mạnh để gây sức ép, uy
hiếp, đe dọa từ khách thể này đến khách thể khác nhằm đạt được một mục tiêu nhất
định. Hành vi này diễn ra trong quan hệ giữa các khách thể trong phạm vi học đường
và những mối quan hệ giữa khách thể tồn tại trong học đường với khách thể khác có
liên quan. Hành vi này về cơ bản gần như có đầy đủ những dấu hiệu của hành vi bạo
lực và gây ra những hậu quả cả về thể chất lẫn tinh thần từ hai phía trong mối quan hệ
bạo lực học đường, đặc biệt là với người bị bạo lực học đường. Hành vi bạo lực học
đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: Từ việc dùng sức mạnh vũ lực để thực
hiện hành vi tác động lên người khác mà họ không mong muốn như: túm tóc, cào cấu,
xé áo, lăng nhục, đánh đập, tát, đấm, đá, dùng hung khí tấn cơng, dọa nạt, mắng chửi,
đổ tội oan, vu khống, tung tin đồn thất thiệt… Các hình thức bạo lực học đường này
diễn ra với những mức độ và quy mô khác nhau, xuất phát từ những mâu thuẫn và

xung đột khác nhau. Điều này tạo ra những thương tổn nhất định hoặc những thương
tổn lâu dài khó có thể định lượng.
Tóm lại, hành vi bạo lực học đường được hiểu là hành vi sử dụng sức mạnh từ
một khách thể hay nhóm khách thể này đến khách thể khác làm tổn hại đến thể chất,
tinh thần và vật chất của người khác dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong
môi trường học đường. Từ đây, bạo lực học đường và hành vi bạo lực học đường sẽ
được xem xét từ phía học sinh đến học sinh là chủ yếu.
1.6. Nhận diện hành vi bạo lực học đường
1.6.1. Nhận diện hành vi bạo lực học đường
* Về mặt đạo đức: Có hai loại:
- Bạo lực về thể xác: Là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý,
đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về thể xác diễn ra
trong phạm vi trường học.

22


- Bạo lực về tinh thần: Là những lời nói và hành vi thô bạo, ngang ngược bất
chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh
thần diễn ra trong phạm vi trường học.
* Về mặt hành động: Có hai loại:
- Loại thụ động: Là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức
không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị
bạn bè rủ rê…. loại hành vi này khơng đáng lo ngại vì có thể giáo dục, cung cấp thơng
tin để học sinh hiểu đúng, từ đó các em có hành vi đúng đắn.
- Loại chủ động: Là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc,
chuẩn mực đạo đức của nhà trường, của xã hội nhưng vẫn cố ý làm khác. Đối với loại
bạo lực học đường này, việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, địi hỏi sự kiên trì, nhẫn
nại của cha me, thày cô, nhà trường và xã hội.
* Về mặt nhân cách con người: Bạo lực học đường gồm có 4 loại:

 Bạo lực giữa học sinh với học sinh
 Bạo lực giữa giáo viên với học sinh
 Bạo lực giữa học sinh với giáo viên
 Bạo lực giữa phụ huynh học sinh với giáo viên
Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu loại bạo lực giữa học sinh và học sinh
1.6.2. Dấu hiệu của bạo lực học đường
Bạo lực học đường thường trải qua ba giai đoạn là trước, trong và sau hành vi
bạo lực và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu, báo trước bằng các biểu hiện, chứng cứ
nhận biết được gồm có:
- Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực.
 Dấu hiệu xa như học sinh học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời.
 Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gổ, hăm dọa, kết băng nhóm, mang theo hung khí
trong người…
- Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: Là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vi bạo
lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại.
Ngoài ra, các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vơ tình hay cố ý với người
bị hại

23


- Dấu hiệu hậu bạo lực: chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau khi bị xử lý
đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thỏa mãn của người
gây hại.
Đối với công tác giáo dục cần xem xét tường tận và lưu ý các dấu hiệu trong
một vụ bạo lực học đường nhưng các dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì
nó là chỉ báo để nhà trường tiến hành can thiệp, ngăn chặn các hành vi bạo lực học
đường hiệu quả, kịp thời, định hướng cách giải quyết thỏa đáng nhằm ngăn chặn bạo
lực xảy ra. Dấu hiệu sau bạo lực cũng cần được xem xét để có thể giáo dục cảm hóa
người gây hại, ngăn chặn hành vi tiếp diễn đối với những dấu hiệu ân hận, hối cải sau

bạo lực.
1.7. Biểu hiện của bạo lực học đường
Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt
tinh thần thơng qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người
thông qua những hành vi bạo lực.
1.8. Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường
1.8.1. Nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh
Do học sinh khơng có khả năng kiểm sốt hành vi và tự kiềm chế kém; Học
sinh kém khả năng tập trung, hiếu động; Học sinh dễ bị căng thẳng về xúc cảm; Học
sinh có những thái độ và suy nghĩ chống đối xã hội, mất lòng tin vào những điều tốt
đẹp; Học sinh đã từng có các hành vi bạo lực trong quá khứ; Học sinh có tiền sử hoặc
đang sử dụng ma túy, rượu và thuốc lá hay các chất kích thích.
Tình trạng “dư thừa sức lực” của học sinh ở lứa tuổi dậy thì khiến các em phát
triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, kiềm chế kém. Hơn nữa, các em đang muốn
chứng tỏ bản thân, khẳng định cái “tôi” cá nhân, nhưng lại không biết thể hiện bằng
cách nào, do đó, muốn dùng vũ lực như một cách thể hiện sự vượt trội của mình so với
bạn bè.
1.8.2. Nguyên nhân xuất phát từ gia đình
- Cha mẹ có thu nhập và học vấn thấp; Cha mẹ nghiện ngập hay phạm pháp;
bạo lực trong gia đình; Cha mẹ thiếu quan tâm hay khơng tạo được quan hệ tình cảm
với con cái; Cha mẹ kém khả năng kiểm soát con cái; Cha mẹ kém tình thương yêu và

24


nối kết trong gia đình; Chức năng giáo dục trong gia đình kém; Biện pháp giáo dục và
kỷ luật khơng nhất quán, quá dễ dãi hay quá khắc nghiệt; Cha mẹ ly thân hoặc ly hơn;
Cha mẹ có tiền án, tiền sự hoặc đang ngồi tù; Gia đình vừa trải qua những cú sốc về

tinh thần như mất người thân, kiện cáo, phá sản,…
- Gia đình chính là nơi hình thành cho các em nhân cách sống và cách ứng xử
trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người với
chính bản thân mình...
- Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư
xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó, dần hình thành trong trẻ
những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng.
- Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia
đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các cơng việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát
và chăm sóc con cái thường xun hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái
quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự
kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm
mà chúng ta cần suy nghĩ.
1.8.3. Nguyên nhân xuất phát từ nhà trường
Học sinh bị thầy cô, ban giám hiệu, hay nhân viên nhà trường bạo hành, bạc
đãi, đe dọa, làm nhục; Bị bạn bè ruồng bỏ hắt hủi hay bắt nạt; Khơng khí thù địch hay
lề lối bất công trong lớp học; Giáo viên không quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm
của học sinh; Biện pháp kỷ luật của thầy cô và nhà trường không nhất quán, quá dễ dãi
hay quá khắc nghiệt; Chương trình học quá nhiều; Nhà trường, lớp học thiếu các
gương tích cực trong đời sống và thiếu những hoạt động xã hội lành mạnh; Học sinh
giao du với bạn bè phạm pháp trong nhà trường; Học sinh không muốn học và thất bại
trong việc học; Nhà trường có truyền thống tồn tại các băng nhóm bạo lực; Nhà trường
khơng có mối liên hệ tích cực với gia đình học sinh cũng như các tổ chức xã hội khác;
Nhà trường khơng có các hoạt động tham vấn học đường cần thiết,… Vấn đề giáo dục
đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình - nhà trường và xã hội.


25


Bên cạnh đó, áp lực chương trình học tập nặng nề hiện nay cũng đang là mối
quan tâm cần giải quyết. Học sinh hầu như khơng có nhiều thời gian để tham gia các
hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, đội nhóm, nhằm rèn luyện kỹ năng, trau dồi nhân
cách. Thầy cô trong trường cũng bị áp lực dạy nặng nề nên phần nào buông lỏng việc
“dạy làm người” cho các em. Tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường chưa phát huy hết
vai trò là “một người bạn của thanh thiếu niên”, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng
sống trang bị cho các em học sinh các cấp học…
1.8.4. Nguyên nhân xuất phát từ cộng đồng, xã hội va các phương tiện truyền
thông
- Phân tầng kinh tế - xã hội có diễn biến phức tạp, khoảng cách giàu nghèo
giữa các gia đình, giữa các vùng miền ngày càng rõ nét, áp lực kinh tế dẫn đến giảm
sút vai trị của gia đình đối với việc bảo vệ và chăm sóc con cái. Tình trạng bất bình
đẳng về cơ hội phát triển của trẻ em giữa các vùng miền.
- Chức năng kinh tế của gia đình đã lấn áp chức năng giáo dục con cái của cha
mẹ và những người thân trong gia đình, làm xao nhãng việc chia sẻ tình cảm, giáo dục
phịng tránh những nguy cơ tiêu cực của mơi trường sống có thể ảnh hưởng đến trẻ.
- Bạo lực gia đình, bạo lực ngồi cộng đồng xã hội cũng là “đường link” dẫn tới
các hành vi bạo lực của trẻ em Việt Nam.
- Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, trẻ em được tiếp cận với các trò
chơi điện tử và mạng Internet từ khi cịn rất nhỏ, từ đó, dẫn đến các hiện tượng nghiện
game online, nghiện internet cũng như các trang mạng xã hội, ảnh hưởng từ các trị
chơi mang tính bạo lực cao, các em bất chấp pháp luật, chuẩn mực đạo đức để được
thỏa mãn “nhu cầu bạo lực” thơng qua các trị chơi online, rời xa cuộc sống thực tìm
đến thế giới ảo của internet.
- Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, phim ảnh mang tính bạo
lực cũng góp phần hình thành “nhu cầu bạo lực” của trẻ em Việt Nam.
- Đặc biệt, các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia

đình và ngồi xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi,
đánh người thi hành công vụ, …
1.9. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường

26


×