Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mô hình nuôi tôm trong nhà bạt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.92 KB, 4 trang )





Mô hình nuôi tôm trong
nhà bạt


Hoạt động từ đầu năm 2010, với 10 xã viên tham gia, Hợp tác xã (HTX) nuôi
trồng thủy sản Xuân Thành đã sớm thành công với mô hình nuôi tôm trong
nhà bạt, giá trị kinh tế cao. Hiện tại HTX đang xây dựng thêm nhà bạt để
ương giống phục vụ thả giống vào các thời điểm nhiệt độ ngoài trời xuống
thấp, với mục đích tăng vụ nuôi trong năm, giảm thiểu rủi ro, tăng sản lượng
trên cùng diện tích.
1. Bước đột phá táo bạo
- Ngay từ buổi đầu khởi nghiệp, HTX đã mạnh dạn thuê đất hoang hóa ven
biển tại xã Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) để đầu tư xây dựng hồ
nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, với quy mô xây dựng ao nuôi 3 ha, được đầu
tư bài bản, áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, thả nuôi 3 vụ trong năm,
cho sản lượng 70 – 90 tấn (năng suất 12 – 20 tấn/ha/vụ), cho doanh thu 7 – 10
tỷ đồng, tạo thu nhập cho xã viên ổn định 5 triệu đồng/người/tháng.
- Là chủ nhiệm HTX, anh Hồ Quang Dũng luôn trăn trở tìm cách cải tiến hình
thức nuôi, áp dụng công nghệ cao để tăng thêm vụ nuôi trong năm, hạn chế
rủi ro, nhất là vào mùa đông. Đầu năm 2012, Hồ Quang Dũng đi Hải Phòng,
Quảng Ninh, nơi có điều kiện khí hậu gần giống Hà Tĩnh, có phong trào nuôi
tôm công nghệ cao trong nhà bạt cho hiệu quả cao. Trở về, anh bàn với các
thành viên trong HTX và đi đến quyết định đầu tư xây dựng nhà bạt nuôi tôm
vào vụ đông. Đầu tháng 10/2012, khởi đầu xây dựng 2 nhà bạt trên 2 ao (diện
tích 0,5 ha) với các vật liệu: ống tuýp sắt phi 140, 42, 14, tời cáp, dây cáp, bạt
nilon, lưới sợi tổng hợp, xi măng…; tổng kinh phí đầu tư xây dựng hơn 150
triệu đồng. Sau khi hoàn thành nhà bạt thì tiến hành thả giống 600.000 con,


kích cỡ Pl10 – Pl15, thực hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (20 ngày đầu) tôm
giống được ương nuôi trong nhà bạt với mật độ 300 con/m2; giai đoạn 2: tôm
đạt kích cỡ 3 – 4 cm/con, tôm được san ra ao để nuôi thương phẩm với mật độ
100 con/m2. Sau hơn 3 tháng nuôi, tôm nuôi phát triển tốt, đạt 48 – 50
con/kg, năng suất hơn 12 tấn/ha/vụ; với 1,2 kg thức ăn/kg tôm, với giá bán
bình quân 170 nghìn đồng/kg, cho tổng thu hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi
500 triệu đồng/0,5 ha/vụ.
2. Chia sẻ kinh nghiệm
- Anh Dũng cho biết: Ương, nuôi tôm trong nhà bạt có ưu điểm hơn nuôi
ngoài trời. Khi thời tiết thay đổi bất lợi, trời mưa lớn, ao nuôi không bị phân
tầng nước và đặc biệt vào thời điểm giá lạnh có bạt che chắn sẽ chống rét cho
tôm, vì nhiệt độ trong nhà bạt khi nuôi theo dõi cho thấy luôn cao hơn nhiệt
độ bên ngoài 5 – 7 độ C. Vì vậy, vào thời điểm nhiệt độ xuống thấp vẫn có
thể ương dưỡng tại chỗ để phục vụ nuôi thương phẩm. Có thể tăng được
nhiều vụ nuôi trong năm; luôn chủ động có sản phẩm đưa ra thị trường với giá
cao gấp 1,5 lần so với nuôi chính vụ…
- Anh Dũng nhấn mạnh, tuy nuôi tôm trong nhà bạt có nhiều lợi thế về mùa
đông, nhưng khi xây dựng nhà bạt đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm,
nhất là phải làm sao tránh được hướng gió; nhà bạt không nên quá cao (chỉ
khoảng 1,8 m tính từ mặt bờ ao) để hạn chế gió lớn làm rách bạt. Chi phí đầu
tư cũng cao hơn so với nuôi tôm ngoài trời, như: đầu tư xây dựng nhà bạt, hệ
thống quạt nước, máy sục khí phải đảm bảo cho tôm hô hấp, vì lượng ôxy từ
không khí khuyếch tán vào môi trường nước ít, nên thời gian cần sử dụng
quạt nước nhiều hơn.

×