Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.69 KB, 3 trang )
Mô hình nuôi tôm Thẻ
trong nhà
Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
siêu thâm canh trong nhà kính. Với mật độ thả tôm nuôi lên đến 290 con/m2,
năng suất đạt 90 tấn/ha.
- Theo anh Hải, nuôi tôm trong nhà kính chi phí ban đầu khá cao. Tổng chi
phí cho 1 ha khoảng 10 tỷ đồng, gồm chi phí cất nhà bao phủ các vuông tôm,
xây tường xung quanh ao nuôi, lót bạc dưới ao, hệ thống dàn quạt, ô xy đáy,
hệ thống dây chuyền cho tôm ăn bằng máy… Những vụ nuôi tiếp theo không
cần bỏ ra số tiền đầu tư lớn. Do mô hình đầu tư khá hiện đại và khép kín nên
phải thả nuôi thâm canh với mật độ khá cao.
- Trung bình mật độ thả nuôi từ 200 – 290 con/m2, tôm sau 100 – 105 ngày
thả nuôi là cho thu hoạch, đạt kích cỡ từ 30 – 33 con/kg, năng suất đạt khoảng
60 tấn/ha, giá bán ra thị trường bình quân khoảng 170.000 đ/kg. Đặc biệt, có
nhiều ao sau thu hoạch đạt từ 87 – 90 tấn/ha.
- Theo anh Hải, đã qua 5 vụ thả tôm nuôi liên tiếp đều trúng lớn, sản lượng
thu hoạch hàng trăm tấn tôm thương phẩm/vụ. Tôm nuôi trong nhà kính có
nhiều ưu điểm như dễ kiểm soát, tăng trưởng khá nhanh; đặc biệt là tôm
thương phẩm sau thu hoạch bóng và đẹp nên được các công ty chế biến tôm
xuất khẩu thu mua với giá cao so với thị trường.
- Theo kinh nghiệm của anh Hải, do tôm thả nuôi với mật độ cao nên hệ thống
dàn quạt và ô xy đáy phải hoạt động liên tục 24/24 giờ. Theo đó, định kỳ 5
ngày phải cấy vi sinh một lần và hàng tuần phải kiểm tra sự tăng trưởng của
tôm để có thể điều chỉnh lượng thức ăn, môi trường nước kịp thời.