Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.55 KB, 4 trang )
Cá Lóc Đầu Nhím lên ngôi
Cá lóc đầu nhím là con lai giữa lóc môi trề và lóc đen. Ngoài tự nhiên, cá
phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ; độ pH thích hợp 6,3 – 7,5; nhiệt
độ thích hợp để tăng trưởng là 25 – 30 độ C. Chúng là động vật ăn thịt, có
tập tính bắt mồi nhưng trong điều kiện nuôi, cá quen dần việc ăn thức ăn tĩnh
và ăn được nhiều loại thức ăn (như cá biển, phế phụ phẩm của nhà máy chế
biến, thức ăn viên tổng hợp). Cá lóc đầu nhím được người nuôi ưa chuộng
bởi thịt ngon, bán được giá, ít bị bệnh và dị tật. Việc đầu tư đồng bộ và có sự
hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp sẽ phát huy hiệu quả tiềm năng giống
cá này.
1. Đối tượng nuôi đầy triển vọng
- Cá lóc là một trong những loài cá đặc trưng ở nước ta, đang được nuôi nhiều
ở ĐBSCL. Thịt ngon, ngọt, cá lóc được dùng trong bữa ăn thường ngày của
các gia đình hay chế biến tạo hàng giá trị gia tăng… Trước nhu cầu thị
trường, việc chủ động tạo nguồn cá giống nhân tạo, khâu ương giống, phòng
trị một số bệnh và sản lượng cá không ngừng tăng. Ngoài một số giống lóc
phổ biến như lóc đen, lóc bông, lóc môi trề, lóc đầu nhím được người nuôi ưa
chuộng bởi ít bị bệnh và dị tật.
- Loại cá này có thể sống trong môi trường chật hẹp hay điều kiện nước bẩn,
nước tù, thiếu ôxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm
canh trong ao, vèo và bể lót bạt… Cùng kích cỡ nhưng cá lóc đầu nhím có giá
cao hơn cá lóc đầu vuông 5.000 – 10.000 đồng/kg. Theo tính toán của nhiều
hộ, mức giá 42.000 – 45.000 đồng/kg, sau 4,5 – 5 tháng thả nuôi, trừ chi phí,
người nuôi thu lãi 40 – 45 triệu đồng/1.000 m2. Hiệu quả đem lại không chỉ ở
việc chọn con giống mà còn ở sự liên kết lại của các hộ và nuôi theo đợt,