Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN môn LỊCH sử PHONG TRÀO CỘNG sản và CÔNG NHÂN QUỐC tế tr ình bày vai trò của phong trào cộng sản quốc tế trong thời đại ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.89 KB, 16 trang )

 

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ  
------ 

TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ 
Đề số 1

Giảng viên hướng dẫn: Phan Văn Điền 
Họ Tên SV: Phạm Gia Minh 
MSSV: 202010028
Lớp: K5201A

TP. HCM, tháng 11 năm 2021 
 


 

 

Đề số 1 :
Câu 1: Tr ình bày vai trị của phong trào cộng sản quốc tế trong thời

đại ngày nay ?
Câu 2: Tại sao nói cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ

nghĩa chống cộng là quy luật của các Đảng Cộng sản và phong trào


công nhân quốc tế để bảo vệ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác –  Lênin, bảo vệ chủ nghĩa xã hội hiện thực ?

2


 

 

1. VAI TRÕ CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ TRONG
THỜI ĐẠI NGÀY NAY 
1.1. Quá trình phục hồi và phát triển của phong trào cộng sản quốc sau

cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc từ nữa cuối thập 80 thế kỉ XX 
1.2. Vai trò của phong trào cộng sản quốc tế trong thời đại ngày nay 

2. TẠI SAO NÓI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ
HỘI, XÉT LẠI, CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG LÀ QUY LUẬT
CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN
QUỐC TẾ ĐỂ BẢO VỆ NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC –  LÊNIN, BẢO VỆ CHỦ NGHĨA XàHỘI HIỆN THỰC 
2.1. Chủ nghĩa cơ hội và sự tác động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin
2.2. Chủ nghĩa xét lại và sự tác động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin
2.3. Chủ nghĩa chống cộng và sự tác động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin
2.4. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa chống cộng

là quy luật của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế để
 bảo vệ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –   Lênin, bảo vệ
chủ nghĩa xã hội hiện thực 

Tài liệu tham khảo

3


 

 

1. VAI TRÕ CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ TRONG
THỜI ĐẠI NGÀY NAY 
1.1. Quá trình phục hồi và phát triển của phong trào cộng sản quốc sau

cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc từ nữa cuối thập 80 thế kỷ XX
Sau cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ   nữa cuối thập niên
80 của thế kỷ XX, quá trình phát triển của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế ngày càng gặp nhiều khó khăn và thách thức, bước vào giai
đoạn vận động phức tạp nhất trong lịch sử phát triển của phong trào.
Trong giai đoạn này, các thế lực thù địch nhanh chóng nắm lấy cơ hội trời
 ban ra sức phê phán và rêu rao khắp nơi rằng : “ Sự cáo chung của chủ
nghĩa cộng sản đã điểm ”, chủ nghĩa Mác –   Lênin đã lỗi thời, Quốc tế
Cộng sản đã đi đến hồi kết. Vì tại   thời điểm này, chủ nghĩa xã hội l âm
vào tình trạng khủng hoảng, thối trào trầm trọng. Các lực lượng cách
mạng và tiến bộ được đặt lên bàn cân so sánh lực lượng bất lợi. Tuy
nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX cho đến tận ngày nay, tư

tưởng của Quốc tế Cộng sản vẫn hiên ngang khẳng định sức sống mãnh
liệt  của một phong trào hiện thực có hệ tư tưởng khoa học, tiến bộ của
giai cấp –   xã hội sâu rộng. Sự tác động sâu sắc của nó đến con đường

cách mạng chân chính xã hội chủ nghĩa của các nước trên thế giới vẫn
tiếp tục trụ vững và có bước phát triển vượt bậc trước thách thức của thời
đại. Từ đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế dần lấy lại được vị
thế trước đó,  là một phong trào chính trị - xã hội chống lại ách áp bức,
 bóc lột của nhân loại tiến bộ; có thêm nhiều hơn nữa những tác động tích
cực, từng bước phục hồi trên tất cả các mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức.
1.2. Vai trị của phong trào cộng sản quốc tế trong thời đại ngày nay 

4


 

 

Sức sống mãnh liệt của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sẽ cháy
mãi theo thời gian. Đúng thật vậy, trong thời đại ngày nay, phong trào

cộng sản quốc tế do V.I.Lênin tiếp thu, kế thừa và lãnh đạo vẫn đóng vai
trị là một lực lượng chính trị to lớn khơng ngừng nghỉ đấu tranh cho nền
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Tại
các quốc gia đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa có thể kể đến như Việt
 Nam, Trung Quốc, Lào, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Cuba
gặt hái được nhiều thành công quan trọng trong công cuộc xây dựng, cải
cách đổi mới kinh tế - xã hội. Vị thế trên trường quốc tế của họ ngày càng
được mở rộng, trở thành những chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế
hiện đại. Các quốc gia đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội không
ngừng sáng tạo trong chủ động đổi mới chính sách đối ngoại mang tính
chất độc lập, tự chủ và mở rộng phong phú hóa, đa phương hóa quá trình
hội nhập quốc tế.

Sau khoảng thời gian 20 năm đổi mới và phát triển,  Đất nước ta lựa chọn
 phát triển kinh tế theo mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN tiến
hành hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Chính sách đối ngoại của dân tộc Việt
nam đã được củng cố, tích cực bình thường hóa, phát triển quan hệ đa
 phương, đa dạng hóa với tất cả các quốc gia trên thế giới với tinh thần
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, và tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Khơng cịn bị bó buộc trong khn khổ tự chủ, tự lập và
 bao vây cấm vận. Từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc GDP
 bình quân đầu người tăng 3.5 lần so với trước kia. Bên cạnh đó, Việt Nam
là đối tác tin cậy của tất cả các  nước trên thế giới trong đó thiết lập  quan
hệ ngoại giao với 174 nước, quan hệ thương mại với trên 200 nước và
vùng lãnh thổ,… Bên cạnh Việt Nam, Trung Quốc xác định mơ hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế để
5


 

 

vươn lên trở thành một trong những cường quốc có tốc độ phát triển kinh
tế cao nhất thế giới thông qua quá trình cải cách, mở cửa và hiện đại hoá
của Trung Quốc đã mang lại cho họ một tầm vóc  lớn lao về kinh tế, chính
trị và qn sự. Những thành tựu về cải cách đổi mới của các nước XHCN
là một thực tế sinh động chứng minh cho sức sống và khả năng tự đổi
mới để đi lên của chủ nghĩa xã hội.  Đây được xem là nguồn cổ vũ lớn lao,
giúp giai cấp công nhân củng cố niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phục hồi của phong

trào Cộng sản quốc tế, góp phần thiết thực vào việc tìm kiếm những
 phương thức hoạt động hiệu quả của phong trào trong giai đoạn hiện nay. 
 Nhờ vào những tác động tích cực đó, vai trị và ảnh hưởng của chủ nghĩa
xã hội trên thế giới được củng cố nhất định. 
Một vai trị mới trong phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế là nỗ lực
tìm kiếm cơ chế phối hợp hoạt động chung, tập hợp lực lượng, tăng
cường đoàn kết, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hành động, góp phần
nâng cao sức mạnh của phong trào.  Quan hệ song phương theo ngun
tắc  độc lập, tự chủ, bình đẳng, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của
nhau, đồn kết hợp tác vì lợi ích chung là hình thức quan hệ phát triển
nhất hiện nay giữa các Đảng Cộng sản trên thế giới thông qua   trao đổi
thông tin, tài liệu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và từ đó dẫn đến việc
học tập lý luận trong quản lý và xây dựng, phát triển đất  nước. Đồng thời,
các quan hệ đa phương cũng được chú ý thúc đẩy khá mạnh. Hàng loạt
các cuộc hội thả, hội nghị quốc tế trao đổi về lý luận và thực tiễn trong
công cuộc đổi mới và phát triển phong trào cộng sản trên thế giới.
Phong trào c ộng sản quốc tế là ngọn cờ tư tưởng cho việc hoạch định, bổ

sung, phát triển đường lối đổi mới của các Đảng cộng sản trên thế giới.
Dưới ngọn cờ ấy, việc đề ra các cương lĩnh, chính sách và đường lối cách
mạng nhằm giải quyết triệt để vấn đề dân tộc, giai  cấp, sự kết hợp hài hòa
6


 

 

giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại   nhằm tiến hành cuộc đấu
tranh vì mục tiêu hịa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc. Trong quá trình

lãnh đạo cách mạng, các Đảng cộng sản thường xuyên tổng kết thực tiễn,
 phát triển lý luận nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng. Từ đó,
tiến đến thống nhất toàn vẹn đất nước và xây dựng chế độ XHCN bền
vững. Bên cạnh vai trò là ngọn cờ dẫn lối, phong trào cộng sản quốc tế đã
đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai lệch mang thiên 
hướng cực đoan, phản động trái ngược với chủ nghĩa Mác –  Lênin có thể
kể đến như chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh” và “tả khuynh”, chủ nghĩa cơ
hội xét lại cùng chủ nghĩa chống Cộng bên trong các Đảng cộng sản mới,  
non trẻ  về nhận thức và giải quyết các vấn đề cơ bản của cách mạng đối
với Đảng cộng sản. 
 Như vậy, dù có trải qua bao nhiêu gian nan, thách thức  của thời cuộc  đi
chăng nữa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sẽ mãi mãi trường
tồn với thời gian, phong trào đã và vẫn tiếp tục đóng vai trị là một lực
lượng đi tiên phong trên hành trình giải phóng và phát triển của n hân dân
tiến bộ trên thế giới. Trong những năm tới, phong trào sẽ tiếp tục vận
động thông qua những bước đi, hình thức, cơ chế phong phú, linh hoạt từ
hồn thiện mơ hình CNXH, con đường đấu tranh cách mạng, chiến lược
và sách lược... đến tập hợp lực lượng, liên minh giai cấp, phối hợp hành
động để tiến tới mục tiêu chiến lược của mình.
2. TẠI SAO NĨI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI,
XÉT LẠI, CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG LÀ QUY LUẬT CỦA CÁC
ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ ĐỂ BẢO
VỆ NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –   LÊNIN, BẢO VỆ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC 

7


 


 

Bảo vệ và phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác –  Lênin là một quy
định tất yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ toàn vẹn đất nước, quốc gi a
và dân tộc từ trước đến nay. Thế nhưng, trong phong trào Cộng sản quốc tế,
các trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác –   Lênin đã diễn ra vô cùng
 bùng nổ, lớn mạnh tạo nên khơng ít khó khăn và thử thách cho giai cấp vơ
sản  trên tồn thới giới trong cơng cuộc bảo vệ và tuyên truyền những quan
điểm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản –   Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
giai cấp vô sản.  C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra quy luật phát triển của
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, mối quan hệ qua lại giữa đấu tranh kinh
tế và đấu tranh chính trị, vai trị của đấu tranh bãi cơng, những hình thức đấu
tranh nhằm trở thành một giai cấp độc lập, đi   đến cơng cuộc giải phóng giai
cấp, giải phóng xã hội.  Những quan điểm ấy cần phải thâm nhập vào phong
trào công nhân, biến lý luận thành sức mạnh vật chất của giai cấp công nhân
trên tồn thới giới, cơng cụ hữu hiệu nhằm đấu tranh chống lại giai cấp tư
sản và chủ nghĩa tư bản. Thực chất, những trào lưu tư tưởng đối lập này
mang bản chất chiết trung, duy tâm dưới danh nghĩa “ chủ nghĩa xã hội chân
chính ”, tính chất tiểu tư sản, tính vơ chính phủ, tính phản động và phi chính
trị, đối lập, đi ngược lại hoàn toàn với học thuyết khoa học và cách mạng của
giai cấp cơng nhân, có thể kể đến như là : chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa
chống cộng,... Trong thời đại ngày nay, vẫn còn tồn tại các quan điểm xuyên
tạc, phủ định, chống phá của các thế lực thù địch nhằm  gây thiệt hại cho quá
trình bảo vệ chủ nghĩa Mác –   Lênin trong thời đại mới. Chính vì vậy, u
cầu cấp thiết đấu tranh và bảo vệ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác –  
Lênin, bảo vệ chủ nghĩa xã hội hiện thực cần được đặt ra nhiều hơn nữa và
hoàn thiện nhằm xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch và vững mạnh.
2.1. Chủ nghĩa cơ hội và sự tác động đối với chủ nghĩa Mác –  Lênin

Thời kỳ 1864 khi quốc tế I ra đời cho đến năm 1914, chủ nghĩa cơ hội manh

nha hình thành trong quá trình vận động và phát triển của phong trào cộng
8


 

 

sản và công nhân quốc tế. Xuất phát từ các xu hướng, bè phái như Frudong,
Bacunin (các trào lưu tư tưởng tư sản, tiểu tư sản hướng giai cấp công nhân
vào con đường cải lương xã hội, đi ngược lại những giá trị của chủ nghĩa
Mác ) đã phát triển thành một lực lượng chính trị đáng kể, tạo nên sự phân
liệt sâu sắc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cuối cùng dẫn tới sự
 phá sản của quốc tế II.
Chủ nghĩa cơ hội được xem là kẻ thù bên trong giấu mặt, trá hình giả danh
và chống lại chủ nghĩa Mác, phản lại phong trào cách mạng. Có thể nói,
trong q trìn h đấu tranh cam go quyết liệt chống lại chủ nghĩa tư bản và

giai cấp tư sản nhằm đạt đến mục tiêu cao cả nhất giải phóng con người, giải
 phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội, các Đảng Cộng sản
và giai cấp công nhân quốc tế như mang một cổ hai tròng tiến lên mạnh mẽ
dẹp tan kẻ thù giấu mặt chủ nghĩa cơ hội. Về   lý luận thực tiễn, người theo
chủ nghĩa cơ hội đóng vai trị “ quân đội chính trị ” của giai cấp tư sản,
trong mọi tình huống và hồn cảnh, họ là người bảo vệ lợi ích của giai cấp
tư sản chống lại giai cấp vô sản   bằng cách sửa chữa chủ nghĩa Mác thông
qua những điều mà giai cấp tư sản chấp nhận được, nhưng vứt bỏ nguyên lý
cách mạng, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin đã n ói rõ khi chủ
nghĩa Mác càng phát huy ảnh hưởng trong phong trào cơng nhân thì chủ
nghĩa cơ hội càng ra sức lợi dụng tên tuổi và học thuyết Mác để đấu tranh
chống học lý luận Mác. Nhũng kẻ vốn bài xích Mác, núp sau chủ nghĩa Mác

để lừa dối giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, họ “ Ơm hơn chủ nghĩa
Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác ”.  Bản chất chủ nghĩa cơ hội là trào lưu tư
tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, là tàn dư tư tưởng tư sản, tiểu tư
sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa cơ hội là sự
hy sinh lợi ích cơ bản lâu dài của giai cấp cơng nhân, của tồn thể dân tộc,
mù qng vì lợi ích trước mắt mà đầu hàng trước những trào lưu tư tưởng tư
sản và phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lênin. Mang bản chất chiết trung, ngụy
9


 

 

 biện sẵn sàng thay đổi quan điểm tư tưởng để trục lợi, về kinh tế thể hiện tư
tưởng thực dụng sẵn sàng đánh đổi cả phong trào vì lợi ích trước mắt, về
hành động là phiêu lưu, lúc tả, lúc hữu, lúc nóng vội, lúc chủ quan sẵn sàng
từ bỏ mục tiêu,sự nghiệp của phong trào. Về thủ đoạn thì lươn lẹo lắt léo,
luồn lách, sẵn sàng thỏa hiệp vô nguyên tắc với mọi trào lưu khi có lợi.  
Tóm lại, chủ nghĩa cơ hội là một hiện tượng xã hội lịch sử, nảy sinh trong
cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản, giữa chủ nghĩa xã hội  
và chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, khi nào còn tồn tại cơ hội để kiếm lợi trước mắt
trong cuộc đấu tranh, thì chủ nghĩa cơ hội sẽ manh nha trở lại.  
2.2. Chủ nghĩa xét lại và sự tác động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa xét lại là trào lưu tư tưởng chính trị mang đậm tính chất thù địch,
đi ngược lại với chủ nghĩa Mác –  Lênin. Do sự khủng hoảng của trào lưu cơ
hội, khi các khuynh hướng cơ hội bị phê phán, sự tức giận của các thế lực
thù địch chống phá chủ nghĩa Mác, họ lập tức trở mặt và quyết chiến trực
tiếp, công khai đồi xét lại những nguyên lí làm nên chiến thắng của cơng


cuộc đấu tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác. 
Cơ sở xã hội của chủ nghĩa xét lại là tầng lớp công nhân quý tộc, công nhân
quan liêu, là những kẻ ham sống sợ chết đánh đổi nên hịa bình dân tộc vì
những lợi ích mù quáng trước mắt. Là bộ phận được hưởng đặc quyền trong
giai cấp công nhân. Về hệ tư tưởng, lấy lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu.
 Nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại là chủ nghĩa đế quốc đã điều chỉnh thích
nghi, đồng thời sử dụng các thủ đoạn như mua chuộc, lơi kéo những nhà
mácxít thối hóa biến chất, giai cấp tư sản “giả danh” những nhà mácxít để
đấu tranh chống lại chủ nghĩa Mác.Bên cạnh đó, điều kiện tạo nên sự  xuất 
hiện chủ nghĩa xét lại  còn do trong nội bộ những người cách mạng chứa
đựng phần tử phản bội, thíu lập trường chính trị, khơng đủ khả năng nhận
thức đúng  đắn những hiện tượng mới, công cuộc đổi mới về sách lược,
10


 

 

 phương pháp theo chủ nghĩa tự do và chính sách cải cách, chủ nghĩa dân tộc
của các Đảng Cộng sản. 
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa xét lại quốc tế hóa trở nên
 phổ biến, phê phán và đòi xét lại học thuyết Mác. Chúng đề cao vai trò của
chủ nghĩa duy tâm Cantơ thay thế chủ nghĩa duy vật, sớm đã cuộc sống bác
 bỏ đi. Các học thuyết tiến hóa cần được cơng nhận thay vì các quan niệm
 biện chứng ngu ngốc, lạc hậu về cách mạng, về phát triển. Chủ nghĩa xét lại
tuyên bố rằng những những mâu thuẫn giai cấp ngày càng mờ nhạt và không
tồn tại, chế độ dân chủ tư sản, quyền phổ thông  đầu phiếu sẽ thủ tiêu mảnh 
đất đấu tranh giai cấp. Chúng phủ nhận  sạch trơn cách mạng xã hội chủ
nghĩa và chun chính vơ sản, đưa ra khẩu hiệu “Mục đích cuối cùng khơng

là gì cả, phong trào là tất cả”. 
Sau sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa những năm đầu thế kỉ
XX, điển hình là trong cách mạng tháng Mười Nga 1917, những phần tử xét
lại lên kế hoạch đẩy các đảng cộng sản vào con đường phủ nhận và bôi nhọ
tất cả những thành tựu của chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản, tuyên
truyền tư tưởng cải lương, đòi tự do lập các nhóm phái và thậm chí địi thủ
tiêu các Đảng mácxít-lêninnít. trong các năm 1957,1960 và 1969 đã diễn ra
cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai quan điểm cách mạng và xét lại các vấn đề
về ý nghĩa quốc tế, nội dung, tính chất và đặc điểm của thời đại, các quan
điểm chiến tranh, hịa bình và cách mạng. Thêm vào đó, sau sự sụp đổ của
Liên Xơ và các nước Đơng Âu, chủ nghĩa xét lại tích cực hoạt động trở lại
nhằm chống lại lý luận và thực tiễn cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa xã hội
hiện thực, đòi bác bỏ những thuật ngữ của chủ nghĩa Mác -Lênin trong các
văn kiện của các Đảng Cộng sản. 
2.3. Chủ nghĩa chống cộng và sự tác động đối với chủ nghĩa Mác –  Lênin

11


 

 

Chủ nghĩa chống cộng (hay chủ nghĩa chống Cộng sản) là hệ thống các quan
điểm, tư tưởng và   học thuyết chính trị - xã hội  mang bản chất  phản động,
 phản khoa học của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản chủ nghĩa, chống lại
chủ nghĩa Mác –   Lênin, hệ tư tưởng chân chính, dẫn lối   chiến thắng  cho
cách mạng của giai cấp công nhân, giai cấp vô sản   trong phong trào Cộng
sản quốc tế. Chúng ra sức phủ nhận chế độ chủ nghĩa xã hội hiện thực, xóa
 bỏ nền dân chủ tiến bộ xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào cộng sản và

công nhân quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của tư bản độc quyền, duy trì vĩnh
viễn chế độ tư bản chủ nghĩa. 
Thực tiễn đã chứng  minh, khi một trào lưu tư tưởng chính trị nào đó ra đời
và phát triển mạnh mẽ, thì chắc chắn rằng sẽ có một thiên hướng tư tưởng
khác đối lập, mang bản chất phá hoại chủ nghĩa kia để tìm chiến thắng về
 phía mình. Chủ nghĩa chống cộng chính là thiên hướng này, chúng ra đời
ngay từ khi chủ nghĩa Mác xuất hiện.  Bằng các thủ đoạn đê tiện, chúng tìm
mọi cách phá hoại sự uy tín, chứng minh các nguyên lý của chủ nghĩa Mác  Lênin là sai lầm và xóa bỏ triệt để cơng sức to lớn của người sáng tạo nên

học thuyết khoa học, cách mạng về sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa Mác ban
đầu được xem là “ Bóng ma ám ảnh Châu Âu –   Bóng ma của Chủ nghĩa
Cộng sản ”, được thể hiện cụ thể trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản. Chỉ ra rằng tất cả các Đảng phái ở mọi nơi, gồm cả những người
trong chính phủ và phe đối lập gắn mác điểu sỉ nhục về Chủ nghĩa Cộng
sản. Tác phẩm này chính là chiếc chìa khóa quan trọng dẹp tan mọi câu
chuyện hoang đường về bóng ma ám ảnh Cộng sản.
Phương thức tiêu biểu của những người theo chủ nghĩa chống cộng là xuyên
tạc lý luận chủ nghĩa Mác –   Lênin, tập hợp một cách vô nguyên tắc tất cả
những gì có thể sử dụng nhằm đưa ra các quan điểm, tư tưởng học thuyết
chính trị - xã hội phản động, đối lập về thới giới quan và phương pháp luận
đối với chủ nghĩa Mác –   Lênin. Bên cạnh đó, manh nha tìm tất cả các thủ
12


 

 

đoạn hèn hạ nhằm bao vây, cấm vận, ám sát, đảo chính và can thiệp trực
tiếp vào nội bộ các quốc gia có chủ quyền . Chúng vu khống chế độ xã hội

chủ nghĩa, lợi dụng những khó khăn khách quan trong việc thiết lập chế độ
mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được giải quyết trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
2.4. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa chống cộng là

quy luật của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế để bảo
vệ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –  Lênin, bảo vệ chủ nghĩa
xã hội hiện thực 
Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác –  Lênin mãi trường tồn theo thời gian là
nhiệm vụ trọng tâm, mấu chốt có vai trị quan trọng góp phần hiện thực hóa
khát vọng về một chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực, một chế độ chính trị -

kinh tế - xã hội được thiết lập sau khi giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, giành được chính quyền, từ đó xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hố tương ứng,
theo những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính vì
vậy, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, xét lại đi đôi với với chủ
nghĩa chống cộng là một quy luật tất yếu đã được chứng minh và tồn tại mãi
đến tận ngày nay. 
Trong các điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã ra sức kiên quyết loại bỏ các
quan điểm, tư tưởng cơ hội, xét lại   bên trong Quốc tế II. Cụ thể, cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh Becxtanh ( V.I.Lênin đã đấu tranh
kiên quyết, vạch rõ lập trường cơ hội của Becxtanh, những quan điểm thực

chất là thủ tiêu đấu tranh giai cấp, sùng bái giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư
 bản, phủ nhận cách mạng vô sản và chun chính vơ sản ). Hay chủ nghĩa
cơ hội phái giữa Cauxki ( với quan điểm là sự hỗn hợp giữa chủ nghĩa kinh
tế Latxan và chủ nghĩa vô chính phủ ). V.I.Lênin khơng ngừng đấu tranh với

13



 

 

các quan điểm sai lầm, điển hình là tư tưởng Tơrốtxki ( trên lập trường phái
tả chống lại Lênin, chống Đảng và thay thế học thuyết Lênin bằng học
thuyết Tơrốtxki, một thiên hướng tiểu tư sản bên trong Đảng )…V.I.Lênin
vận dụng chủ nghĩa Mác theo thiên hướng sáng tạo vào thực tiễn nước Nga
1917, Lênin và Đảng Bơnsêvích đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân
 Nga tiến hành cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại, mở ra thời đại mới trong
sự phát triển của loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi tồn thế giới. Bằng chính sách kinh tế mới, với
các bước quá độ về kinh tế - xã hội, áp dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ,
 phát triển thương mại,…thông qua phép biện chứng Mácxít vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội vào nước Nga. Nhờ vào sự nỗ lực vượt trội đó, đã đưa Nga
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội 1921 và bước vào một thời kì mới.  
Từ trước đến nay, học thuyết Mác –   Lênin vẫn trường tồn và có vai trị
khơng thể phủ nhận là học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng
được nhiệm vụ lịch sử mà khơng một học thuyết nào có thể thay thế được.
Chủ nghĩa Mác –   Lênin mãi mãi là ngọn đèn soi sáng, kim chỉ nam dẫn dắt
các nhiệm vụ lớn lạo của lịch sử, nhiệm vụ giải phóng   con người, giải
 phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội khỏi những màn đem
u tối, bất cơng và tha hóa. Dù   ở   bất cứ thời đại nào, các giá trị bền vững
trong tư tưởng, quan điểm và phương pháp luận của C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin đã và đang  là lý luận và học thuyết khoa học để vận dụng, phát
triển và cải tạo thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu bổ sung và phát triển hơn nữa
học thuyết sao cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể là một yêu cầu cần
thiết trong thời đại ngày nay.

Thực tiễn Việt Nam  từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê nin đã được
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo phù
hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và thời đại. Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng   của Đảng, kim chỉ
14


 

 

nam cho cách mạng. Thắng lợi của   những cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, điển hình là cách mạng tháng Tám năm 1945 là
một trong những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta thắng lợi là vì đã
chọn đúng con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản,
 phát huy được sức mạnh dân tộc và thời đại. Trong công cuộc đổi mới, hơn
30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam ta đã nhận thức đúng đắn về
chủ nghĩa xã hội. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được hoàn
thiện và bổ sung phát triển qua các kì Đại hội Đảng.  Tại Văn kiện Đại hội
XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (01/2016) yêu cầu toàn Đảng và mỗi cán
 bộ, đảng viên phải "Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam ”.  
Chứng minh rằng đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, hợp lòng dân,
con đường đi lên CNXH là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát
triển của thời đại, phù hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.

Tât cả điều đó đã chứng minh công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội,
xét lại, chủ nghĩa chống cộng là quy luật  tất yếu  của các Đảng Cộng sản và

 phong trào công nhân quốc tế để bảo vệ  những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác –   Lênin, bảo vệ chủ nghĩa xã hội hiện thực. Công cuộc này cần
được thực hiện sửa đổi và bổng sung liên tục nhằm tạo ra động lực, các xu
hướng phát triển mới phù hợp với thực tiễn của mỗi quốc gia, dân tộc trên
thới giới.

15


 

 

Tài liệu tham khảo
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử phong trào

cộng sản và công nhân quốc tế , Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội.
2. Phân viện báo chí và tuyên truyền, Những vấn đề cơ bản về lịch sử phong

trào cộng sản và cơng nhân quốc tế , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Phạm Văn Phong, Cuộc đấu tranh của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin

chống chủ nghĩa cơ hội và ý nghĩa đối với xây dựng Đảng hiện nay , Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, 2019.

16




×