CỦA CỘNG HÒA IRELAND
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 12 năm 2012
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Liên
Sinh viên thực hiện: Quang Thục Hảo
Lớp Tâm lý giáo dục 3
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 12 năm 2012
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA CỘNG HÒA IRELAND NGÀY NAY
a) Mục tiêu giáo dục trên bình diện xã hội
Ngay từ thời Trung cổ, Ireland đã là một trong những quốc gia châu Âu có nền
giáo dục tiên tiến.Phát huy truyền thống đó, nước Ireland hiện đại ngày nay luôn chú
trọng đầu tư vào giáo dục, coi giáo dục là nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế
và sự phát triển toàn diện của đất nước.Giáo dục và Đào tạo cũng được coi là bộ phận
quan trọng trong nền kinh tế tri thức Ireland, và là đầu tư ưu tiên trong Kế hoạch
Phát triển Quốc gia.
b) Mục tiêu giáo dục trên bình diện nhân cách
Hiện nay, Cộng Hòa Ireland không đưa ra mục tiêu giáo dục khái quát. Theo
Hiến pháp năm 2000, Bộ trưởng có thể thiết lập một "giáo dục tối thiểu theo quy
định".Đó là tiêu chuẩn tối thiểu, có thể khác nhau cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau
và năng lực khác nhau - bao gồm cả năng lực, thể chất, tinh thần và tình cảm.
Luật cũng quy định rằng trẻ em học bên ngoài hệ thống trường học chính
thống được xác định và đánh giá để đảm bảo rằng việc giáo dục họ đang nhận được
2
đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu, tiêu chuẩn này được đăng ký bởi Ban Phúc lợi Giáo
dụcQuốc gia[6].
Trong hệ thống giáo dục nhà trường, mục tiêu giáo dục được quy định cụ thể ở
từng cấp học bậc học.Trong từng mục tiêu hiện lên những quan điểm rất mới mẻ và
đặc trưng cho nền giáo dục Ireland.
b) Mục tiêu giáo dục ở từng bậc học, cấp học
- Mục tiêu giáo dục ở cấp Tiểu học
Giáo dục tiểu học ở Ireland nhằm 3 mục tiêu cơ bản:
+ Giúp cho trẻ em sống cuộc sống trọn vẹn của mình như một đứa trẻ thực sự và có
thể nhận ra tiềm năng của trẻ em đó như một cá nhân duy nhất.
+ Để cho trẻ phát triển trong xã hội thông qua việc sống và hợp tác với những người
khác và đóng góp cho lợi ích của xã hội.
+ Chuẩn bị cho trẻ em việc học tập tiếp theo và học tập suốt đời.[5]
Mục tiêu quan trọng của cấp học là trẻ em được học cách học, và để phát triển
những giá trị và chuẩn bị cho việc học tập suốt đời.Chương trình học nhằm mục đích
3
hình thành “một tình yêu học tập” mà sẽ ở lại với đứa trẻ thông qua tất cả các giai
đoạn của giáo dục chính quy và điều đó thể hiện trong bản thân sự tò mò của đứa trẻ.
- Mục tiêu giáo dục ở Trung học
Cung cấp một môi trường học tập toàn diện chất lượng cao nhằm mục đích
chuẩn bị cho học sinh cá nhân tiếp tục với giáo dục đại học hoặc có thể thích ứng
ngay vào nơi làm việc.
Như vậy, trên cơ sở mục tiêu đó, trường Trung học ở Ireland được chia thành:
trường trung học bậc thấp (Secondary Education - Lower Secondary hay còn gọi là
Junior Cycle) và trường tryng học bậc cao (Secondary Education – Upper Secondary
hay còn gọilà Senior Cycle), từ bậc thấp muốn lên bậc cao, học sinh phải trải qua Năm
chuyển đổi (Transition Year).
- Mục tiêu giáo dục đại học
Điều 12, Luật Giáo dục Đại học ở Ireland quy định:
Mục tiêu giáo dục Đại học gồm:
. nhằm nâng cao kiến thức thông qua giảng dạy, nghiên cứu khoa học,
4
. nhằm thúc đẩy học tập trong sinh viên và trong xã hội nói chung,
. nhằm thúc đẩy đời sống văn hóa và xã hội, song song với việc bồi dưỡng và tôn trọng
sự đa dạng các truyền thống của trường đại học,
. nhằm thúc đẩy một năng lực tư duy phê phán độc lập giữa các sinh viên,
. nhằm thúc đẩy các ngôn ngữ chính thức của Nhà nước, đặc biệt đối với việc thúc
đẩy, giữ gìn và sử dụng của ngôn ngữ Irish, bên cạnh đó bảo tồn và phát huy nền văn
hóa đặc biệt củaIreland,
. nhằm hỗ trợ và đóng góp vào việc thực hiện phát triển kinh tế và xã hội của đất
nước,
. nhằm giáo dục, đào tạo và đào tạo lại cấp độ cao hơn chuyên nghiệp, kỹ thuật và cán
bộ quản lý,
. nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn cao nhất, và chất lượng giảng dạy và nghiên cứu để
phổ biến các kết quả nghiên cứu của từng sinh viên trong cộng đồng nói chung,
. nhằm tạo điều kiện học tập suốt đời thông qua việc cung cấp các chương trình giáo
dục người lớn và thường xuyên, và
5
. nhằm thúc đẩy cân bằng giới và bình đẳng về cơ hội giữa các sinh viên của trường
đại học.
Nguồn: The Department of Education and
Skills.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA CỘNG HÒA IRELAND NGÀY NAY
a) Giáo dục đạo đức
Trước hết, giáo dục đạo đức là giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân,
trung thành với Nhà nước.
6
Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cũng là giáo dục những nét truyền thống văn
hóa, tự hào về bản sắc riêng của đất nước.
Và quan trọng không kém, giáo dục cho học sinh ý thức phát triển những giá
trị của bản thân, tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, có tinh thần hội
nhập, có cách ứng xử, thái độ đúng đắn tron cuộc sống.
Cần phải nói thêm, ở Ireland, giáo dục tôn giáo cũng được đưa vào hệ thống
giáo dục ở nhà trường, trong đó, chức năng chính của giáo dục tôn giáo cũng là
giáo dục đạo đức của học sinh, góp phần vào chiến lược phát triển toàn diện nhân
cách và hội nhập toàn cần trong thời đại hiện nay.
b) Giáo dục trí tuệ
Giáo dục trí tuệ được xem như là một môi trường, mà ở đó, học sinh có thể thỏa
thích khám phá tri thức của nhân loại thông qua sự tò mò của bản thân.Phải khẳng
định như thế là bởi vì ở Ireland, giáo dục trí tuệ mang tính cá biệt hóa rất cao. Nhà
nước thậm chí không bắt buộc cho mẹ phải đưa trẻ đến trường học mà chỉ quy chế
7
vào khung “giáo dục tối thiểu”, họ tôn trọng quyền lựa chọn học tập tri thức của từng
người.
Giáo dục trí tuệ bao gồm việc giáo dục tri thức khoa học, xã hội cơ bản cho
công dân, giúp họ tham gia vào đời sống một cách có hiệu quả.
Đồng thời, giáo dục trí tuệ cũng được nhấn mạnh ở khía cạnh phát triển khả
năng tư duy cho con người thông qua các môn học. Một ví dụ thú vị cho nội dung này,
đó là học sinh tiểu học thay vì học nhiều các môn học về toán, tự nhiên, lịch sử, địa lý,
… thì lại có môn học về cách học nhằm phát huy tối đa năng lực suy nghĩ, phán đoán,
những kỹ năng thiết yếu cho việc học tập suốt đời.
c) Giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thẩm mĩcó đóng một vai trò quan trọng, được xem là nơi để trẻ thể
hiện, phát triển ý tưởng, cảm xúc và những trải nghiệm trong hành vi, ngôn ngữ và
các hoạt động liên quan.
Ngay từ cấp tiểu học, cùng với âm nhạc và mĩ thuật, việc sử dụng các bộ phim
truyền hình trong lớp học nhằm khuyến khích trẻ để thể hiện ý tưởng sáng tạo và
8
khám phánhững nét đẹp trong đời sống là một nét rất nổi bật trong nền giáo dục ở
Ireland. Giáo dục thẩm mĩ cũng được xem như một con đường khám phá chân trời
học tập có liên quan đến phản ánh, trí tưởng tượng và sự nhạy cảm thẩm mĩ cho trẻ
em.[7]
d) Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe một cách tích cực và lành
mạnh. Đây được xem như là một môi trường cho trẻ hình thành và phát triển ý thức
hoàn thiện thể chất, một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện.[3]
Chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cung cấp một loạt các hoạt động
“phát triển thể chất cân bằng” cho trẻ em. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở Ireland đó là Nhà
nước khuyến khích các trường học tiếp cận một cách linh hoạt trong việc lập kế
hoạch cho giáo dục thể chất. Có nghĩa rằng, ngoài các môn thể thao thường gặp,
Chuyên gia Giáo dục thể chất ở từng trường có thể đưa vào các môn thể thao hoặc
hoạt động thể chất đa dạng hơn, vi dụ như khiêu vũ hay các cuộc phiêu lưu ngoài trời,
…
e) Giáo dục lao động và giáo dục nghề nghiệp
9
Ở Ireland, giáo dục lao động và giáo dục nghề nghiệp được đề cao ngay từ thời
gian tiểu học.
Giáo dục lao động và giáo dục nghề nghiệp bao gồm việc tổ chức các hoạt động
để học sinh tham gia và hình thành thái độ tích cực với lao động, hình thành những
tri thức và kỹ năng lao động cần thiết.
Hiện nay, giáo dục lao động, nghề nghiệp có một chương trình học riêng biệt ở
tiểu học và phân hóa từ cấp Trung học trở lên.
Có thể nói rằng, các nội dung giáo dục toàn diện đều được đề cao và phát
huy đồng bộ. Trong đó, những đặc điểm trong từng nội dung giáo dục càng sáng
tạo bao nhiêu thì phương pháp giáo dục càng có những điểm mới và thú vị hơn nữa.
Hy vọng rằng những tổng kết và tóm tắt ngăn gọn về mục tiêu và nội dung giáo dục
trên đây sẽ là những gợi mở thú vị cho việc tìm hiểu và đi sâu hơn về phương pháp
giáo dục ở quốc gia xinh đẹp và đầu tư nghiêm túc cho giáo dục này.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ailbhe Kenny, Charles Larkin, Daithí MacSíthigh & Jacco Thijssen (2009),
Irish Education Policy for a Globalised World: A Policy for Chasing Black & White
Swans, Published by The Swan Group, Dublin.Irish Aid (2000), Education Policy and
Strategy.
[2]. Akenson, Donald H. (1970), The Irish Education Experiment, London:
Routledge & Kegan Paul.
[3]. Government of Ireland (1999), Physical Education Curriculum.
[4]. Government of Ireland (1997), Universities Act.
[5]. Government of Ireland (1999),Primary School Curriculum: Introduction.
[6]. - Citizen Information -
Education and Training
11
[7].
[8]. The Department of Education and Skills.
[9]. - “Brief Description of the Irish Education System.”
Department of Education & Science: Government of Ireland.
12