Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.55 KB, 49 trang )

lOMoARcPSD|18351890

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
GIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN

DANH SÁCH NHÓM
STT

Thành viên

MSSV

1

Nguyễn Thị Mai Trâm

2053801013167

2

Phạm Đức Trí

2053801013180

3

Nguyễn Thế Trụ



2053801013182

4

Đàng Ngọc Xn

2053801013208

5

Rơ Ơ Nam

2053801013209

6

H’Dun

2053801013213

7

Tăng Hồ Thơng

2053801013224

Downloaded by MAI ??I CÁT ()



lOMoARcPSD|18351890

Bài 1:
*Trường hợp đại diện hợp lệ
1.1. Điểm mới bộ luật dân sự 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện?
1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên
xác lập hợp đồng với Vinausteel?
1.3. Theo Hội đồng thẩm phán ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel khơng?
1.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của tịa giám đốc thẩm
liên quan đến ơng Mạnh (có văn bản nào khơng về chủ đề này? Có thuyết phục
khơng?)
1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có phải chịu trách nhiệm gì với cơng ty
Vinausteel khơng?
1.6. Cho biết suy nghĩ anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
liên quan đến công ty Hưng Yên nêu trên?
1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của cơng ty Hưng n và trong hợp
đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên
không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan Hưng
Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải
được giải quyết ở tòa án.
*Trường hợp đại diện không hợp lệ
1.8. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với ngân
hàng khơng được Vinaconex ủy quyền (khơng có thẩm quyền đại diện để xác lập)?
1.9. Trong vụ việc trên, theo Tịa giám đốc thẩm, Vinacoex có phải chịu trách
nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không?
1.10. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tịa giám đốc thẩm.
1.11. Nếu hồn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân
hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex
khơng có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì
sao?


Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

Bài 2:
*Hình thức sở hữu tài sản
2.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài
sản?
2.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ơng Lưu tạo lập trong thời kỳ
hơn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn
là Quyết định 377) cho câu trả lời?
2.3. Theo bà Thẩm căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu
riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
2.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung
của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết
định 377 cho câu trả lời?
2.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối
cao?
2.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ơng Lưu có thể di
chúc định đoạt tồn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
*Diện thừa kế
2.7. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
không? Vì sao?
2.8. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi
trên có khác khơng? Vì sao?
2.9. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì
sao?
2.10. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu

đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời.
2.11. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người
thừa kế của ơng Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

*Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
2.12. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn
bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
2.13. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện hưởng thừa kế khơng phụ thuộc
vào nội dung của di chúc đối với di sản của ơng Lưu khơng? Vì sao?
2.14. Theo Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
2.15.Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ơng Lưu? Vì sao?
2.16. Nếu di sản của ơng Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng
khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
2.17. Nếu bà Thẩm yêu cầu chia di sản bằng hiện vật thì u cầu của bà Thẩm có
được chấp nhận khơng? Vì sao?
2.18. Trong bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho
thấy bà Khót, ơng Tâm và ơng Nhật là con của cụ Khánh?
2.19. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng tồn bộ tài sản có tranh chấp?
2.20. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ơng Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh khơng? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
2.21. Bà Khót và ơng Tâm có được Tịa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

2.22. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án.
2.23. Hướng giải quyết trên có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức
lao động? Vì sao?
2.24. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

2.25. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà
trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ơng Lưu
thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên khơng?
2.26. Đối với hồn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế
nào?
2.27. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả
hợp đồng tặng cho.
*Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản
2.28. Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiên thanh
toán?
2.29. Ơng Lưu có nghĩa vụ ni dưỡng chị Hương từ khi cịn nhỏ đến khi trưởng
thành khơng?
2.30. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi
còn nhỏ đến khi trưởng thành?
2.31. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm u cầu thì có phải
trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi
dưỡng con chung không?
2.32.Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị
hãy giải thích giải pháp trên của Toà án.
Bài 3:

3.1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc
(về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
3.2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức
người lập di chúc khơng cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) khơng? Vì
sao?
3.3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tn thủ hình
thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ khơng? Vì sao?

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

3.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án trong 3 quyết
định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi hủy bỏ di chúc.
3.5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tồ án đã xác định di chúc là có
điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
3.6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt
Nam?
3.7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng.
3.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật
hóa trong BLDS khơng? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung nào?)
Bài 4:
4.1. Trong Án lê ̣ số 24/2018/AL, nô ̣i dung nào cho thấy đã có thỏa thuâ ̣n phân chia
di sản?
4.2. Trong Án lê ̣ số 24/2018/AL, nô ̣i dung nào cho thấy thỏa thuâ ̣n phân chia di sản
đã được Tòa án chấp nhâ ̣n?
4.3. Suy nghĩ của anh/chị về viê ̣c Tòa án chấp nhâ ̣n thỏa thuâ ̣n phân chia di sản
trên ? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hê ̣ trên với yêu cầu về hình thức
và nô ̣i dung đối với thỏa thuâ ̣n phân chia di sản.

4.4. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản?
4.5. Trong Án lê ̣ số 24/2018/AL, Tranh chấp tài sản đã được phân chia theo thỏa
thuâ ̣n trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản ?
4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Án lê ̣ số 24/2018/AL.
Bài 5:
5.1. Trong Án lê ̣ số 05/2016/AL,Tịa án xác định ơng Trài được hưởng 1/7 kỷ phần
thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục khơng vì sao?

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

5.2. Trong Án lê ̣ số 05/2016/AL,Tòa án xác định phần tài sản ông Trài được hưởng
của cụ Hưng là tài sản chung vợ chồng ơng Trài, bà Tư có thuyết phục khơng vì
sao?
5.3. Trong Án lê ̣ số 05/2016/AL,Tịa án theo hướng chị Phượng được hưởng cơng
sức quản lí di sản có thuyết phục khơng? Vì sao?

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

BÀI LÀM
Bài 1:
*Tóm tắt Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT
Xét xử vụ việc kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng
hóa, giữa các đương sự :

Nguyên đơn là công ty liên doanh sản xuất thép vinausteel (gọi tắt là bên B) bị
đơn là công ty cổ phần kim khí Hưng n (gọi tắt là A) do ơng Lê Văn Mạnh là
giám đốc đại diện. Hai bên kí hợp đồng mua bán phôi thép. Ngay sau khi hợp
đồng được kí kết, bên B đã chuyển khoản tồn bộ số tiền cho bên A, nhưng bên
A đã thường xuyên không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nay bên B yêu cầu
bên A phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Sau bao phiên tịa, Tồ
án hủy quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án và đình chỉ giải quyết kinh doanh thương mại. Giao hồ sơ cho tòa
án nhân dân Bắc Ninh xét xử sơ thẩm theo đúng quy định pháp luật.
* Tóm tắt bản án số 10/2013/KDTM-GDT ngày 25/4/2013
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kiện bị đơn là Công ty
cổ phần xây dựng 16-Vinaconex. Ngày 14/5/2001 Ngân hàng TMCP Cơng
thương đã chi nghiệp xây dựng 4-Cơng ty Xây dựng số II nay là Công ty cổ
phần xây dựng 16-Vinaconex vay 2 tỷ đồng. Nay Xí nghiệp 4 khơng có khả
năng trả nợ nên Ngân hàng đã xử lý phát mại một phần tài sản thế chấp. Do Xí
nghiệp xây dựng 4 thuộc Cơng ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex nên Ngân
hàng yêu cầu Công ty này phải có trách nhiệm thanh tốn khoản nợ nêu trên và
xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ.
Quyết định của các cấp xét xử:
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1/2008/KDTM-ST ngày
27/10/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An ra quyết định Công ty cổ phần xây
dựng 16-Vinaconex phải thành tốn cho ơng Trần Quốc Toản số tienf là
75.000.000 đồng, hợp đồng bảo lãnh số 2/HĐCT ngày 10/5/2001 giữa Ngân
hàng và ông Trần Quốc Toản vô hiệu.

1

Downloaded by MAI ??I CÁT ()



lOMoARcPSD|18351890

Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009/KDTM-PT ngày
07/7/2009 quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tại bản Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013
quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009/KDTMPT ngày 07/7/2009 và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
01/2008/KDTM-ST ngày 27/10/2008. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân
tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
*Trường hợp đại diện hợp lệ
1.1. Điểm mới bộ luật dân sự 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện?
BLDS 2015

BLDS 2005

Đại diện là việc cá nhân,
pháp nhân (sau đây gọi
chung là người đại diện)
nhân danh và vì lợi ích của
cá nhân hoặc pháp nhân khác
(sau đây gọi chung là người
được đại diện) xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự (Điều
134).

Đại diện là việc một người (sau đây
gọi là người đại diện) nhân danh và vì
lợi ích của người khác (sau đây gọi là
người được đại diện) xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự trong phạm vi
đại diện


Số
người
đại
diện

Một người hay nhiều người
cùng đại diện.

Một người (Điều 139, BLDS 2005)

Năng
lực
của
người

Trường hợp pháp luật quy
định thì người đại diện phải
có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự phù

Người đại diện phải có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 143 (khoản 5
Điều 139)

Pháp
nhân
đại
diên


Người đại diện phải có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật
+ Pháp nhân có thể đại diện này.
cho cá nhân và pháp nhân + Không thừa nhận khả năng đại diện
khác
của pháp nhân (Điều 139).

2

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

đại
diên

Phân
loại
đại
diện

hợp với giao dịch dân sự
được xác lập, thực hiện
(Khoản 3 Điều 134).
Phân loại dựa vào cả căn cứ Phân loại dựa vào tiêu chí căn cứ xác
xác lập quyền và chủ thể đại lập quyền (Theo pháp luật hay theo
diện:

ủy quyền):
+ Đại diện theo pháp luật của + Đại diện theo pháp luật
cá nhân
+ Đại diện theo ủy quyền
+ Đại diện theo pháp luật của
pháp nhân
+ Đại diện theo ủy quyền

Hình
thức
ủy
quyền

Hậu
quả
pháp
lý của
hành
vi đại
diện
Thời
hạn
đại
diện

phạm
vi đại

Hình thức ủy quyền do các bên thoả
Bỏ qua quy định về hình thức

thuận, trừ trường hợp pháp luật quy
(vì nếu có quy định buộc ủy
định việc ủy quyền phải được lập
quyền theo một hình thức
thành văn bản (khoản 2 Điều 142).
nhất định thì các quy định
chung về giao dịch dân sự đã
buộc phải tuân thủ).
Người được đại diện có quyền, nghĩa
Điều 139 Bộ luật dân sự
vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do
2015 (mới ở khoản 2).
người đại diện xác lập(khoản 4 điều
139).

Điều 140 BLDS 2015 Thời
Quy định thời hạn 1 năm chỉ đối với
hạn đại diện được xác định
đại diện theo ủy quyền.
theo văn bản ủy quyền, theo
quyết định của cơ quan có
thẩm quyền, theo điều lệ của
pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật.

3

Downloaded by MAI ??I CÁT ()



lOMoARcPSD|18351890

diện
Khơng

quyền
đại
diện

Đại diện theo ủy quyền cũng
như đại diện theo pháp luật.
Khơng nhập hai trường hợp + Khơng có quyền đại diện Điều 142
trong cùng một điều luật
BLDS 2005
+ Khơng có quyền đại diện:
Điều 142 BLDS 2015 đã sửa
từ “đồng ý” thành cụm từ
“công nhận giao dịch” và bổ
sung thêm hai trường hợp
Không nhập hai trường hợp
trong cùng một điều luật
+ Khơng có quyền đại diện:
Điều 142 BLDS 2015 đã sửa
từ “đồng ý” thành cụm từ
“công nhận giao dịch” và bổ
sung thêm hai trường hợp

Vượt
quá
phạm

vi đại
diện

+ Vượt quá phạm vi đại diện: + Vượt quá phạm vi đại diện: Chỉ quy
Điều 143 quy định thêm định hai trường hợp ngoại lệ để công
trường hợp: Người được đại nhận phần vượt quá phạm vi đại diện
diện có lỗi dẫn đến việc
người đã giao dịch không
biết hoặc không thể biết về
việc người đã xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự với
mình vượt quá phạm vi đại
diện.

4

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho
Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?
- Ở đoạn “ngày 16/01/2007 công ty cổ phần kim khí Hưng n (gọi tắt là cơng
ty kim khí Hưng n, bên A)-do ơng Lê Văn Mạnh-phó tổng giám đốc làm đại
diện ký hợp đồng mua bán phôi thép với công ty sản suất thép Vinausteel, bên
B”
1.3. Theo Hội đồng thẩm phán ơng Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel
khơng?
- Theo hội đồng thẩm phán cơng ty kim khí Hưng n phải có trách nhiệm

thanh tốn các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho công ty Vinausteel chứ
không phải cá nhân ông Mạnh, ông Dũng.
1.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của tịa giám
đốc thẩm liên quan đến ơng Mạnh (có văn bản nào khơng về chủ đề này?
Có thuyết phục khơng?)
- Hướng giải quyết trên của tòa là thuyết phục, mặc dù là ơng Mạnh là người
trực tiếp kí kết hợp đồng với công ty Vinausteel, nhưng ông chỉ là dưới danh
nghĩa công ty chứ không phải của riêng ông Mạnh, nghĩa là hợp đồng này là
giữa 2 pháp nhân với nhau. Hơn nữa ông Mạnh được bà Lan ủy quyền cho thực
hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi kinh doanh của công ty, nên việc bồi
thường phải do công ty Hưng Yên giải quyết, ông Mạnh không phải chịu trách
nhiệm bồi thường với công ty Vinausteel, tuy nhiên ông Mạnh phải chịu trách
nhiệm với công ty của mình.
- Việc ơng Mạnh kí kết hợp đồng là khơng vượt quá thẩm quyền của ông căn
cứ theo khoản 1 Điều 141 BLDS 2015:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi
đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;

5

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật”.

1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có phải chịu trách nhiệm gì với
cơng ty Vinausteel khơng?
- Theo hội đồng thẩm phán, công ty Hưng Yên phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho cơng ty Vinausteel.
- Trích trong phần xét thấy “cơng ty kim khí Hưng n phải có trách nhiệm
thanh tốn các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho công ty Vinausteel chứ
không phải cá nhân ông Mạnh ông Hùng”.
1.6. Cho biết suy nghĩ anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm liên quan đến công ty Hưng Yên nêu trên?
- Hướng giải quyết trên của tịa là hợp lí vì việc cơng ty Hưng n cho rằng
ơng Mạnh và ơng Dũng kí kết thực hiện hợp đồng thế nào công ty không nắm
được là vơ lí. Vì trong quyết định có nhắc đến cơng ty Hưng n thừa nhận sau
khi kí hợp đồng, công ty Vinausteel đã thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền và công
ty Hưng Yên đã nhận đủ tiền. Cho nên việc cơng ty phủ nhận trách nhiệm vì
khơng nắm được hợp đồng là khơng có căn cứ.
- Căn cứ theo điều 1 khoản 141 BLDS 2015:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi
đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật”.
1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của công ty Hưng Yên và
trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có
ràng buộc Hưng n khơng? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi
tranh chấp liên quan Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do
đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết ở tòa án.

6


Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

- Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có
thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận này vẫn có ràng buộc với cơng ty Hưng n
- Thứ nhất, vì có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng nên mọi tranh chấp có
liên quan đến Hưng Yên phải được giải quết tòa án là khơng được áp dụng, vì
theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 :
“Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên
khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận
trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
- Thứ hai, căn cứ theo Điều 19
“Điều 19. Tính độc lập của thoả thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn,
hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm
mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài”.
Do vậy thỏa thuận trọng tài chỉ là 1 điều khoản nhỏ hoặc văn bản đi kèm thì
đều tách biệt với hợp đồng đã thỏa thuận. Do đó cơng ty Hưng n vẫn phải
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chính, khơng vì thỏa thuận trọng tài mà
mất đi nghĩa vụ của mình.
*Trường hợp đại diện không hợp lệ

1.8. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng
với ngân hàng khơng được Vinaconex ủy quyền (khơng có thẩm quyền đại
diện để xác lập)?
- Trong Quyết định số 10, đoạn cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân

hàng không được Vinaconex ủy quyền (khơng có thẩm quyền đại diện để xác
lập):
“Theo tài liệu do Công ty xây dựng số II Nghệ An xuất trình thì ngày
26/3/2001, Cơng ty xây dựng số II có Cơng văn số 263 CV/XD2.TCKT quy
định về việc vay vốn tín dụng của các đơn vị trực thuộc và ngày 06/4/2001,

7

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

Cơng ty xây dựng số II Nghệ An có Cơng văn số 064CV/XDII.TCKT gửi Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội dung “đề nghị Ngân
hàng Cơng thương Nghệ An khơng cho các Xí nghiệp thuộc Cơng ty xây dựng
số II Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Cơng ty kể từ ngày
06/4/2001…” và “Các văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân
hàng Công thương Nghệ An ban hành trước ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”,
nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD của
Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền.”
1.9. Trong vụ việc trên, theo Tịa giám đốc thẩm, Vinacoex có phải chịu
trách nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không?
- Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm
với ngân hàng hợp đồng trên .
- Trích từ Quyết định của Tòa: “ Tòa án cấp sơ thẩm và Tịa án cấp phúc thẩm
buộc cơng ty cổ phần xây dựng Vinacoex phải trả khoản tiền nợ gốc lẫn lãi
(1.382.040.000 đồng) cho ngân hàng TMCP công thương Việt Nam là có căn
cứ”.
1.10. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tịa giám đốc

thẩm.
- “Xí nghiệp xây dựng 4 là đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An”.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 92 BLDS 2005 quy định: “ Chi nhánh là đơn vị phụ
thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng
của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền”. Cho nên, Xí nghiệp 4
đại diện là ơng Tâm - Giám đốc Xí nghiệp ký Hợp đồng với Ngân hàng mục
đích để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị như vậy là hoàn toàn hợp lý.
- Khoản 5 Điều 92 BLDS 2005 quy định:
“Điều 92. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân
Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn
phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện”.
Xét thấy, Quyết định số 02/QĐ-CT ngày 09/02/2001 của Công ty xây dựng số
II Nghệ An về việc phê duyệt dự án đầu tư “Mua sắm máy móc thiết bị của Xí
nghiệp xây dựng 4” và đề nghị của Xí nghiệp xây dựng 4, ngày 25/02/2001,
Tổng giám đốc Công ty xây dựng số II Nghệ An có Văn bản số 23 CV/TCT
thơng báo cho Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An (nay là Ngân hàng
8

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An) biết việc Cơng ty đồng ý
cho Xí nghiệp xây dựng 4 trực tiếp vay vốn tại Chi nhánh Công thương Nghệ
An” nên Công ty số II phải chịu trách nhiệm như vậy là hợp lý.
1.11. Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía
Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện
Vinaconex khơng có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở
BLDS 2015? Vì sao?

- Nếu hồn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân
hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện
Vinaconex khơng có quyền đại diện) thì:
+ Nếu Cơng ty Vinaconex đồng ý hoặc biết mà không phản đối hợp đồng thì
giao dịch do người đại diện Vinaconex khơng có quyền đại diện làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của Vinaconex. Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 145 BLDS 2005
quy định:
“Điều 145. Hậu quả của giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện
xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường
hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với
người khơng có quyền đại diện phải thơng báo cho người được đại diện hoặc
người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn
này mà khơng trả lời thì giao dịch đó khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối
với người được đại diện, nhưng người khơng có quyền đại diện vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã
gia dịch biết hoặc phải biết về việc khơng có quyền đại diện”.
+ Nếu Công ty Vinaconex không đồng ý hợp đồng thì giao dịch do người đại
diện Vinaconex khơng có quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
của Vinaconex và người đại diện đó phải có nghĩa vụ bồi thường cho Ngân
hàng. Vì căn cứ khoản 2 Điều 145 BLDS 2005 quy định:
“Điều 145. Hậu quả của giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện
xác lập, thực hiện
9

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890


2. Người đã giao dịch với người khơng có quyền đại diện có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu
cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc
khơng có quyền đại diện mà vẫn giao dịch”.
Bài 2:
*Tóm tắt Quyết định số 377/2008/DS-GĐT
Nguyên đơn: Bà Cao Thị Xê
Bị đơn: Chị Võ Thị Thu Hương
Anh Nguyễn Quốc Chính
Bà Xê kết hơn với ơng Võ Văn Lưu năm 1996, có làm thủ tục đăng ký kết hơn
và khơng có con chung, nhưng trước đó ơng Lưu đã kết hôn với bà Thẩm năm
1964. Trước khi chết, ơng Lưu để lại di chúc để lại tồn bộ di sản cho bà Xê.
Bản án dân sự sơ thẩm số 59/2005/DSST đã chấp nhận yêu cầu kiện chị Hương
và anh Chính của bà Xê, cho bà được hưởng tồn bộ di sản do ơng Lưu để lại
theo di chúc. Thế nhưng tại Quyết định số 208/2008/KN-DS, Toà nhận định di
chúc của ông là không đảm bảo quyền lợi của bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông
Lưu. Hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xê là trái với quy định của pháp luật. Bà
Thẩm không được hưởng 2/3 kỷ phần thừa kế theo quy định của pháp luật là
không đúng. Hội đồng Giám đốc thẩm quyết định huỷ bỏ bản án dân sự phúc
thẩm và sơ thẩm, giao lại hồ sơ vụ án giải quyết theo đúng quy định của pháp
luật.
* Tóm tắt Quyết định số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013
Nguyên đơn: Phạm Thị Ơn.
Bị đơn: Lý Thị Chắc.
Cụ Huệ có tạo lập một căn nhà là 48,8m 2 trên diện tích 921,4m2 đất, có giấy
chứng nhận do Sở xây dựng tỉnh Tiền Giang cấp. Trước khi chết, cụ Huệ để lại
di chúc cho ơng Hà (con cụ Huệ). Ơng Hà chết, không để lại di chúc. Theo thỏa
thuận, bà Ơn (vợ ơng Hà) được thừa kế tồn bộ tài sản này. Nhưng thực tế, bà
Chắc được cụ Thiệu (mẹ đẻ cụ Huệ) cho ở nhờ rất lâu trong ngôi nhà này nên


10

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

bà Chắc không đồng ý trả lại nhà đất cho bà Ơn và yêu cầu được công nhận đây
là tài sản của bà. Bà Ơn yêu cầu bà Chắc dọn đi nơi khác và trả lại nhà. Tòa án
sơ thẩm-phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà Chắc.Viện kiểm sát kháng
nghị, chỉ rõ những sai sót của Tịa án sơ thẩm và phúc thẩm. Đồng thời xem xét
lại về quyền lợi của bà Chắc trong cơng sức quản lí và bảo vệ nhà đất. Tại
Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao: Hủy bản án sơ thẩm-phúc thẩm, giao
hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang xét xử.
*Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS-ST
Ngun đơn: bà Nguyễn Thị Khót
ơng An Văn Tâm
Bị đơn: ơng Nguyễn Tài Nhật
Cụ Nguyễn Thị Khánh có ba người con là bà Nguyễn Thị Khót, ơng An Văn
Tâm (con chung với cụ An Văn Lầm chết năm 1938) và ông Nguyễn Tài Nhật
(con chung với cụ Nguyễn Tài Ngọt chết năm 1973). Năm 2000 cụ Khánh chết
để lại tồn bộ di sản cho ơng Nguyễn Tài Nhật, tại thời điểm cụ Khánh chết thì
cụ Khót đã 72 tuổi già yếu khơng cịn khả năng lao động và cụ Tâm cũng đã 68
tuổi, là thương binh hạng 2/4, khơng có khả năng lao động. Vì vậy bà Khót và
ông Tâm yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp
luật về người thừa kế khơng thuộc nội dung của di chúc.
*Hình thức sở hữu tài sản
2.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở
hữu tài sản?

- Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng:
Trước đây, quy định tại Điều 211, BLDS 2005, Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá
nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá
thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. Hiện nay, Điều 205, BLDS 2015
quy định này được gọi là “sở hữu riêng” thay vì gọi là “sở hữu tư nhân”, quy
định này nhằm bao trùm hết các đối tượng được quyền sở hữu riêng, đó là cá
nhân và pháp nhân (vì pháp nhân thành lập theo quy định của Bộ Luật dân sự
2015 và luật khác có liên quan. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá

11

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký
khác theo quy định của pháp luật và phải được công bố công khai. Như vậy,
pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép
thành lập, đăng ký hoặc công nhận nhằm tạo sự ngắn gọn, tránh rườm rà, gây
trở ngại cho việc áp dụng pháp luật). Ngoài ra, các tài sản hợp pháp của cá
nhân và pháp nhân thuộc sở hữu riêng sẽ không bị hạn chế về số lượng và giá
trị, điều mà trong BLDS 2005 không nêu rõ.“ Sở hữu riêng là sở hữu của một
cá nhân hoặc một pháp nhân”. “Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị
hạn chế về số lượng, giá trị”.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng:
+ Bản chất nội dung của việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của tài sản thuộc
sở hữu riêng khơng có sự thay đổi so với Điều 213, BLDS 2005, chỉ thay đổi
cụm từ “sở hữu tư nhân” thành cụm từ “sở hữu riêng”. (Căn cứ 206 Bộ luật dân

sự 2015). “ Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc
sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh
và các mục đích khác không trái pháp luật”.
+ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
2.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ơng Lưu tạo lập trong
thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377
(sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?
- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt đươc ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn
nhân với bà Thẩm.
- Đoạn của Quyết định số 377 cho câu trả lời: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường
Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập
trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm. Thực tế, từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển
vào miền Nam công tác, nhưng giữa ông Lưu và bà Thẩm có kinh tế riêng và
ơng Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên do ông Lưu tự tạo lập và là tài sản
riêng của ông Lưu, cho thấy bà Thẩm khơng có đóng góp về kinh tế cũng như
cơng sức tạo lập nên ơng Lưu có quyền định đoạt với căn nhà nêu trên”.

12

Downloaded by MAI ??I CÁT ()


lOMoARcPSD|18351890

2.3. Theo bà Thẩm căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay
sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo bà Thẩm căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà.
- Đoạn của Quyết định 377 cho câu trả lời: “còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số

150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101m2 đất là tài sản chung của vợ chồng
bà nên không nhất trí theo u cầu bà Xê”.
2.4. Theo Tịa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu
chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn
nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của
ông Lưu.
- Đoạn của Quyết định 377 cho câu trả lời: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường
Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập
trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm. Thực tế, từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển
vào miền Nam cơng tác, nhưng giữa ơng Lưu và bà Thẩm có kinh tế riêng và
ông Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên do ông Lưu tự tạo lập và là tài sản
riêng của ông Lưu, cho thấy bà Thẩm khơng có đóng góp về kinh tế cũng như
cơng sức tạo lập nên ơng Lưu có quyền định đoạt với căn nhà nêu trên”.
2.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Toà dân sự Toà án nhân
dân tối cao?
- Theo em, giải pháp của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là hợp lý. Quan hệ
hôn nhân hợp pháp giữa ông Lưu và bà Thẩm vẫn cịn cho đến khi ơng kết hơn
với bà Xê và khi ơng chết. Theo đó, ơng Lưu đã để bà Thẩm và các con ở lại
Phú Thọ và bà Thẩm đã tự nuôi dưỡng các con trưởng thành. Hôn nhân của ông
Lưu và bà Xê là không hợp pháp nhưng ơng Lưu lại để lại tồn bộ di sản cho
bà Xê. Quyền lợi của bà Thẩm là người vợ hợp pháp lại khơng được đảm bảo.
Bà đã có cơng ni dưỡng các con ơng, có cơng giữ gìn tài sản chung của cả
hai thế nên bà phải được hưởng di sản của ông.

13

Downloaded by MAI ??I CÁT ()




×