Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kiến trúc thiền viện trúc lâm Tây Phương - Kiến trúc của tự nhiên, tâm linh và triết lý ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.72 KB, 10 trang )

Kiến trúc thiền viện trúc lâm Tây
Phương - Kiến trúc của tự nhiên,
tâm linh và triết lý
Hiện nay, trong khi còn chờ đợi những phát hiện mới về khảo cổ học ở Tây Thiên,
theo chúng tôi, qua các nguồn sử liệu và lịch sử phát triển của dân tộc, có thể nói - Tây
Thiên là chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào nước ta
thời Hùng Vương, khoảng năm 300 TCN, và đoàn hoằng Pháp của vua A-Dục (Asoka)
do ngài Sona và Uttara dẫn đầu là những người đầu tiên đem Phật giáo vào nước Văn
Lang thời Vua Hùng.
Vào thời Hùng Vương lãnh thổ nước ta còn nhỏ bé, riêng chỉ có khu vực Tây Thiên
Tam Đảo này mới có núi non liên hoàn, rừng thâm u rậm rạp, có suối chảy, thác cao,
cảnh trí u nhã, thanh tịnh, thích hợp cho người tu Thiền, tìm cầu giác ngộ giải thoát, cho
nên các Thiền sư về đây ẩn tu, dựng lập các Thiền Tự. Danh tự Tây Thiên, nghĩa đen là
Trời Tây, trong kinh Phật, từ ngữ Tây Thiên hay Tây Trúc được dùng để chỉ cho nước Ấn
Độ, nơi phát sinh ra đạo Phật. Do đó việc đặt tên Tây Thiên có ý nghĩa để chỉ nơi khởi
nguồn đạo Phật ở Việt Nam. Các nhà sư Ấn Độ sang nước ta truyền đạo, khi đến vùng
Vĩnh Phúc gần kinh đô Văn Lang, dân cư đông, lại thấy cảnh cảnh trí đẹp giống như
“cảnh Phật” ở bên Ấn Độ, nên các Ngài dừng chân tại đây để hành đạo, sau đó đạo hạnh
của các Ngài lan tỏa khắp các nơi trong và ngoài nước.
Thiền học Việt Nam khởi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội vào khoảng thế kỷ thứ 3
tại trung tâm Luy Lâu, Ngài không chỉ là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là
người đem Thiền học truyền sang Trung Quốc. Cha Ngài là người nước Khương Cư
(Sogdiane) mẹ người Việt, Ngài được sinh ra và học đạo tại Việt Nam, sau đó có thời
gian ngài đi sang giáo hoá ở Trung Quốc.
Đến thế kỷ thứ 6, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Trung Quốc truyền sang nước ta
bằng đường bộ, đến thế kỷ thứ 9 dòng Thiền Vô Ngôn Thông được truyền sang nước ta
rồi thế kỷ thứ 11 nước ta có thêm Thiền phái Thảo Đường, cả 3 dòng Thiền này đều từ
Trung Quốc truyền vào nước ta. Mãi đến thế kỷ thứ 13, sau khi vị Hoàng đế anh hùng
của dân tộc là vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành ở Yên Tử, giác ngộ đạo Phật (hoằng
dương được Phật Pháp) rồi dung hợp 3 phái Thiền trên thành Thiền phái Trúc Lâm, mang
bản sắc văn hoá của dân tộc Đại Việt, từ đó chúng ta mới có dòng Thiền Việt Nam đầu


tiên. Với tài tổ chức về hành chính của một đấng minh quân, Ngài thống nhất Phật giáo,
thành lập giáo hội, rồi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đầu tiên ra đời. Tinh thần Thiền
Tông thời Trần là một tư tưởng đạo đức lớn của ông cha ta, nếu ông cha ta không khéo
léo giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và sống đời đạo đức thì có lẽ dân tộc ta có thể bị tiêu
diệt hay bị đồng hoá theo quy luật khắc nhiệt của Tạo hoá rồi.
Do nhận thức được giá trị sâu sắc về tư tưởng đạo đức và đường lối tu hành của Thiền
phái Trúc Lâm, chúng tôi về đây để cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thắp sáng ngọn
đèn chánh pháp tại chốn tổ Tây Thiên, xây dựng lại chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam đã
có từ thời đầu dựng nước, để khẳng định với Thế Giới rằng: Đạo Phật vào Việt Nam
trước thế kỷ thứ 2 (sớm hơn Trung Quốc), dân tộc ta từ thời các vua Hùng đã sớm biết tu
Thiền, giác ngộ đạo Phật. Việt xây dựng lại chiếc nôi của đạo Phật tại Tây Thiên còn là
để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh cho nhân dân và Phật tử hành hương về đất tổ
trong thiên niên kỷ mới này.
Về mặt kiến trúc, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên sẽ mang dấu ấn của thời đại chúng
ta, mang dấu ấn của ngôi chùa Việt Nam ở thiên niên kỷ mới này, chứ không phải là ngôi
chùa ở thế kỷ 16 hay 17, để phản ánh trình độ văn hoá kiến trúc đương đại cho các thế hệ
mai sau.

Về mặt cảnh quan, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên sẽ là một điểm thăm quan du lịch
mới cho nhân dân và Phật tử cả nước về du lịch văn hoá tâm linh, hành hương hay dã
ngoại. Là nơi lưu giữ những cổ vật của Phật giáo tại Tây Thiên, để giới thiệu về sự phát
triển của Phật giáo Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước cho đến ngày nay, qua đó giáo
dục lòng yêu nước và niềm tự hào của dân tộc.”
Dòng chảy kiến trúc ngồi chùa Việt Nam


Như vậy, so với các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên…, Phật giáo được truyền
vào Việt Nam rất sớm. Tuy nhiên cho đến ngày nay, việc xác định nguồn gốc đầu tiên
khai sinh Phật giáo Việt Nam vẫn còn là một nghi vấn chưa có sử liệu nào chính thức ghi
lại một cách cụ thể. Chúng ta đều biết Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt bề

dày lịch sử, từ thời dựng nước đến nay. Việc xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên,
một công trình Phật giáo to đẹp và khang trang, tại nơi đất tổ là mối lương duyên của trời
đất, giúp người dân Việt Nam trở lại với nguồn cội để hiểu được các giá trị đích thực của
lịch sử. Việt Nam đúng là nơi Giao Chỉ, phải hiểu Giao Chỉ theo ý nghĩa là nơi giao lưu
hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa, chứ không phải theo cách giải thích Giao Chỉ là
hai ngón chân to quẹo lại với nhau như một thứ tật nguyền. Đã đến lúc chúng ta cần phải
làm rõ, nêu bật bản chất cao quý của người Việt Nam, từ thời cổ đã là một dân tộc cởi
mở, như ngày nay chúng ta nói: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên Thế
Giới.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Thiết
nghĩ việc đưa ra những quan điểm thậm chí tranh cãi là rất cần thiết, bởi lẽ chỉ có thực
tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý, chỉ qua thời gian mới có thể khẳng định được giá trị
của một công trình kiến trúc. Có rất nhiều công trình kiến trúc bị người đương thời coi là
không phù hợp nhưng qua thời gian nó đã thực sự trở thành những di sản văn hoá vật chất
của các thế hệ kế sau. Người nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật là để trường tồn cùng với thời
gian, một công trình kiến trúc sẽ sống mãi khi nó phản ánh đúng các giá trị văn hoá, lịch
sử.
Trên tạp chí Kiến trúc (của hội kiến trúc sư Việt Nam) số 11, năm 2005 có đăng một
bài viết của tác giả Trần Thị Thu Hà nhan đề: vài suy nghĩ về Thiền viện Trúc Lâm Tây
Thiên. Tác giả có viết: “Hình ảnh ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt, nhất là nông
dân miền Bắc là ngôi chùa “hoà” vào thiên nhiên. Cây cỏ không làm nhoè đi kiến trúc,
mà làm cho cảnh quan kiến trúc, trời đất hoà vào trong một thể thống nhất… Với những
gì được biết trước đây về ngôi chùa Việt truyền thống và vẻ đẹp khó cưỡng lại được của
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên hiện tại, phải rất lâu tôi mới định tâm để hiểu được vì
sao một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian và một bộ phận nông dân bản địa cho rằng
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xa lạ với chốn tu hành. Nhìn từ chân núi lên, Thiền viện
Trúc Lâm Tây Thiên đồ sộ, án hơn là ẩn mình trong thiên nhiên, là một công trình kiến
trúc mới, kết cấu chắc khoẻ, như muốn vươn trội lên thiên nhiên, ẩn thức tâm linh trong
chùa Việt quen thuộc không còn ở đây, công trình đã không xuôi theo dòng chảy tâm linh
quen thuộc… Việc điểm xuyết những ngôi chùa mới như Thiền viện Trúc Lâm Tây

Thiên càng làm tăng thêm sự tín tâm ngày càng nhiều của kẻ hành hương. Song không vì
thế mà nhân rộng mô hình này, dẫu không dễ dàng, song rất nên thận trọng.”
Đây chỉ là một ý kiến, chưa phải là một công trình nghiên cứu sâu sắc, nhưng nó đã
gợi ra những vấn đề cần phải làm sáng tỏ: Thứ nhất Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có
kế thừa bản sắc văn hoá truyền thống của kiến trúc Phật giáo Việt Nam qua các thời đại
hay không, thứ hai công trình có xứng đáng với tầm vóc là nơi tôn vinh các giá trị trong
sáng của Phật giáo không, cuối cùng công trình có phản ánh trung thực trình độ văn minh
của xã hội hiện tại hay không? Cần phải có các công trình nghiên cứu thật sâu sắc để giải
đáp các câu hỏi trên, không chỉ giải đáp cho thế hệ hôm nay mà còn giải đáp cho các thế
hệ mai sau. Đã có nhiều nghiên cứu như vậy, trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến
nghiên cứu của những người đã xây dựng nên công trình này, các Thiền sư Trúc Lâm, họ
đã góp phần đưa ra những lý giải sâu sắc về một ngôi chùa của thế kỷ 21, ngôi chùa đó
không phải là sự lặp lại hình thức quen thuộc của các ngôi chùa thời trước, mà là một
công trình tôn giáo tiêu biểu của thế hệ hôm nay nhằm hướng về các giá trị trong sáng,
vượt trước khoa học, của đạo Phật. Họ không chỉ mang tâm nguyện làm sống lại tinh thần
Thiền phái Trúc Lâm của dân tộc, khôi phục lại chốn Tổ điêu tàn đã bị lãng quên, mà còn
giúp nhân dân tránh khỏi sự u mê tín ngưỡng, thần thánh hoá đức Phật. Nếu hiểu được
Phật ở ngay trong tâm ta, tin tâm mình là Phật, Phật Pháp tuỳ duyên mà sinh ra, tuỳ
duyên mà mất đi chứ không phải do chủ ý của con người. Đức Phật không phải là đấng
quyền năng, không ban phúc giáng hoạ cho ai. Đức Phật muốn cứu khổ cho nhân loại,
cứu độ muôn loài, Ngài chỉ cho con người con đường tu hành đi đến giác ngộ giải thoát,
khi có tuệ giác ngộ rồi cần phải có hạnh nguyện lớn để vượt qua mọi thử thách gian lao,
chiến thắng chính bản thân mình, cứu độ cho chúng sinh. Đạo Phật nói: “chiến thắng vạn
binh không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là một chiến công oanh
liệt nhất”. Vì vậy việc đi chùa để cầu xin Phật, cầu xin đấng quyền năng ở ngoài tâm
mình, trong khi không biết tự soi xét vào chính bản tâm mình là việc làm trái với đạo
Phật, là ngoại đạo, Phật dạy: “ngoài tâm mà cầu Phật là ngoại đạo”. Ngôi chùa mà tạo ra
cảm giác thần bí, linh thiêng thì dễ hướng người dân đến việc mê tín, lãng quên mất bản
tâm của mình, không nghe theo lời dạy của đạo Phật mà chỉ biết trông mong vào những
sức mạnh siêu nhiên thần bí, đấy là sự trở lại của tín ngưỡng thần quyền thời trung cổ,

hoàn toàn đi ngược lại với khoa học. Nhà khoa học vật lý vĩ đại Albert Einstein đã từng
nói: “Phật giáo không cần phải xét duyệt lại nhằm cập nhật hoá với những khám phá
khoa học mới đây, Phật giáo không cần phải bỏ quan điểm của mình để theo khoa học, vì
Phật giáo không những đã bao gồm cả khoa học, mà còn vượt trước cả khoa học”. Ngôi
chùa phải là nơi ta tự soi vào chính bản thân mình, vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con
người, hài hòa với thiên nhiên, không gian bên trong phải rộng rãi, cao ráo và thoáng mát
để thiên nhiên có thể tràn ngập vào trong nhà, người tu Thiền khi ngồi tụng kinh, hành
Thiền hay nghe giảng Pháp đều thấy dễ chịu và không bị phân tâm. Vậy những ngôi chùa
mà hình ảnh đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt, thậm chí quen thuộc đến nỗi người
ta quên đi cả ý nghĩa tư tưởng chứa đựng trong đó, có thực sự là nơi phù hợp với chốn tu
hành và là nơi con người tìm về với bản tâm “Thiện” trong mình. Chỉ khi nào chúng ta
gạt bỏ việc mê tín và tín ngưỡng thần quyền, một lòng hướng Phật thì mới có thể đưa ra
câu trả lời cho riêng mình.
Thiền sư Thích Kiến Nguyệt, người đã thay mặt Thiền sư Viện trưởng Thích Thanh
Từ chủ chì thiết kế và thi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, qua những
nghiên cứu của mình đã góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm về kiến trúc ngôi chùa Việt
Nam trong thiên niên kỷ mới. Ông nói: “nếu như một di tích ở thời xa xưa nay là phế
tích, chỉ còn nền chùa, hay một vài tấm vách đứng trơ vơ cùng cây cỏ hoang vu, thì
chúng ta nên xây dựng lại như thế nào? Nên mang dấu ấn kiến trúc của ngôi chùa cổ ở
thế kỷ 16 – 17 hay mang dấu ấn kiến trúc của thời đại chúng ta hôm nay? Theo chúng tôi,
ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Phật giáo, trước hết nó phải thể hiện được tinh
thần giáo lý của đạo Phật, sau đó đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ ở
thời đại đó. Về kiến trúc nó phải mang bản sắc văn hoá dân tộc, có tính kế thừa và phát
huy theo tiến trình phát triển xã hội ở từng thời điểm.” Vậy thì thế nào mới là một ngôi
chùa mang bản sắc văn hoá dân tộc, mang bản sắc kiến trúc mỹ thuật truyền thống, ông
nói tiếp: “thời Nguyễn khi trùng tu tôn tạo lại những ngôi chùa cổ thời Lý Trần, họ không
xây dựng theo kiểu kiến trúc Lý Trần mà xây dựng theo kiến trúc thời nhà Nguyễn, và có
phải ngôi chùa thời Lê Nguyễn mới là bản sắc văn hoá dân tộc, có chắc gì kiến trúc đó
không chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa? Bây giờ chúng ta xây dựng mới trên nền
di tích có nên xây theo kiểu kiến trúc thời Lê Nguyễn hay xây theo kiến trúc ngôi chùa

Việt Nam ở thế kỷ 21 này? Nhiều chùa hiện nay gắn hoa văn trang trí thường hay bắt
trước chùa khác mà không tìm hiểu ý nghĩa có đúng theo giáo lý nhà Phật không. Có
những hoa văn đẹp mang ý nghĩa của Phật giáo sao chúng ta không dùng như: bánh xe
Pháp, đặt ở nơi thờ Phật, vân mây tượng trưng cho sự vô thường, không sinh không diệt
của các Pháp, hoa sen và lá bồ đề biểu trưng cho sự giác ngộ, giải thoát…” Như vậy, bản
sắc văn hoá của dân tộc biểu hiện trong kiến trúc các ngôi chùa cổ ở Việt Nam không
phải hoàn toàn là những thứ ta nhìn thấy, không phải tường mái hay cửa mà là không
gian tồn chứa trong nó, không gian dành cho sự sống trong đó (không gian của sự vĩnh
hằng, siêu thoát). Ông phân tích: “những ngôi chùa cổ hiện nay chỉ thích hợp với Phật
giáo ở thời kỳ thần học. Ngôi chùa chia làm nhiều gian, nhiều cột, nhiều bàn thờ, nhiều
cốt tượng, mái thấp, tối om om, khói nhang nghi ngút thích hợp với chốn thần quyền linh
thiêng. Trong khung cảnh “linh thiêng thần bí” đó người Phật tử đến chùa dễ quên mất
bản tâm mình, thường hướng ngoại, cúng vái cầu xin Đức Phật, Bồ Tát, Chư Thần.
Những ngôi chùa như vậy là nơi nuôi dưỡng “dung túng” cho việc mê tín (sự u mê tín
ngưỡng), trái với giáo lý của nhà Phật, trái với khoa học. Có vị sư tổ đã dạy: thờ cốt
tượng không bằng thờ kinh sách, thờ kinh sách không bằng thờ thầy dạy đạo, thờ thầy
dạy đạo không bằng thờ chính bản tâm mình. Với mỗi ngôi chùa, trong Chính điện thờ
một tượng Phật, hai bên thờ hai vị Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Bồ Tát Phổ Hiển là đủ.”
Lịch sử Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hoá Trung Hoa, từ hệ tư tưởng
xã hội đến nghệ thuật truyền thống. Đã có thời gian ở Việt Nam Phật giáo trở thành hệ tư
tưởng thống trị (trở thành Quốc đạo), nhưng sau do trào lưu du nhập, đạo Lão và đạo
Khổng (Lão giáo và Nho giáo) dần chiếm vị trí cao hơn, thu hẹp dần ảnh hưởng của đạo
Phật, trong một thời gian dài của lịch sử cho đến tận ngày nay, các chùa chiền, đình đền,
miếu mạo là một biểu hiện rõ nét nhất của sự du nhập đó, một sự hoà hợp của ba hệ tư
tưởng lớn: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo (tam hợp). Chính điều này đã dẫn đến việc
“bắt trước” ở trên, sự pha trộn nếu không biết chọn lọc sẽ dẫn đến một mớ hỗn độn. Ngày
nay nếu không tinh ý và có hiểu biết nhất định về lịch sử thì chúng ta khó có thể phân
biệt được giữa chùa, đình và đền. Ở đâu ta cũng thấy lặp lại các hoa văn trang trí, vào bên
trong thì luôn thấy có nhiều bàn thờ và nhiều cốt tượng, khói hương nghi ngút, khung
cảnh thần bí.

Tất cả những thứ ta nhìn thấy đó không phải là bản sắc văn hoá của dân tộc, bản sắc
văn hoá là những giá trị tồn tại trong tiềm thức của con người, được lưu truyền và chảy
chung cùng dòng chảy lịch sử. Văn hoá là những giá trị còn đứng vững trước những thử
thách khắc nhiệt của thời gian, đó còn là một nền tảng cho sự phát triển xã hội trong
tương lai. Ta không thể cảm nhận được văn hoá qua các giác quan thông thường, bởi lẽ
văn hoá đã ẩn sâu trong từng mạch máu, từng tế bào của con người, giống như hòn đá
nằm dưới suối, khi nước chảy qua chỉ để lại các bọt sủi. Xã hội vẫn phát triển và con
người tiếp tục sáng tạo ra các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, đối với những công
trình kiến trúc có hình thức mới mẻ, chúng ta không nên có thái độ phê phán, phủ nhận,
bởi vì rất có thể, đó chính là sự thăng hoa của các giá trị văn hoá ẩn sâu trong tiềm thức,
là sự sáng tạo nghệ thuật phục vụ con người và sẽ trở thành di sản cho các thế hệ mai sau
. Dân tộc Việt Nam đã đứng vững trước những thử thách khắc nhiệt nhất của lịch sử là do
biết giữ gìn bản sắc văn hoá, biết kế thừa và phát huy, biết tiếp thu các tinh hoa văn hoá
của nhân loại. Bản sắc “riêng” của chúng ta chính là sự hoà hợp của các dòng văn hoá lớn
trong tâm hồn người Việt. Giao Chỉ là nơi giao lưu của các nền văn minh, đây là hàm ý
sâu xa mà tổ tiên đã nhắc nhở con cháu.
Ngày nay, khi quan sát các ngôi chùa ở Việt Nam ta thấy phần lớn giống với kiến trúc
chùa chiền bên Trung Quốc, có chăng chỉ là sự khác nhau về kích thước của các kết cấu,
chúng ta sao chép lại sao cho phù hợp với kích thước của con người và cảnh quan thiên
nhiên Việt Nam, chứ không có sự sáng tạo nào đáng kể. Các ngôi chùa ở miền Bắc đa
phần là thấp nhỏ, kích thước trải dài theo chiền ngang, ẩn mình vào thiên nhiên, còn các
ngôi chùa trong miền Nam thì sử dụng vật liệu xây dựng mới, kết cấu chắc khoẻ, vươn
mình ra khỏi thiên nhiên. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng đến việc
xây dựng các ngôi chùa sau này, tạo ra những hình thức mới mẻ, mang lại cho con người
những không gian sinh hoạt tâm linh phong phú hơn. Không thể nói dòng chảy tâm linh
của người Việt đã thay đổi, mà phải hiểu cuộc sống tâm linh của người xưa đã hoà cùng
thế giới quan khoa học của thời nay. Đạo Phật không gì khác chính là thế giới tự nhiên
của ý thức con người, gắn bó chặt chẽ với thế giới tự nhiên lớn, đó là một thiên nhiên của
con người bên trong thiên nhiên lớn, là thế giới của nội tâm, của trí tuệ được giác ngộ giải
thoát. Xã hội loài người sinh ra từ tự nhiên và quay trở lại quyết định sự tồn tại của tự

nhiên. Những sản phẩm do con người tạo ra có thể thân thiện hoặc không thân thiện với
tự nhiên, nhưng trong sâu thẳm ý thức con người vẫn tồn tại một thế giới tự nhiên được
sinh ra từ tự nhiên lớn, bản tâm con người luôn hướng về thiên nhiên, nơi cội nguồn của
cái Thiện. Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright, một trong những gương mặt sáng giá nhất
của kiến trúc hiện đại thế giới, bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế kỷ 20, đã nói: “kinh
thánh của tôi là thiên nhiên”.
Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo vì vậy phải rộng thoáng như một hội
trường. Không thể nói rằng kiến trúc ngôi chùa Việt Nam trong thế kỷ 21, mang đậm bản
sắc văn hoá dân tộc, phải là kiến trúc phong cảnh, giống như hình ảnh quen thuộc của các
ngôi chùa cổ ở Việt Nam, ngôi chùa đó có thể là một hình thức hoàn toàn mới mẻ, sử
dụng vật liệu mới, kết cấu chắc khoẻ vươn lên cao và ra xa, đó là sản phẩm của con người
không thể lẫn với thiên nhiên nhưng hài hòa với thiên nhiên. Thiền viện Trúc Lâm Tây
Thiên là một quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình lớn, các công trình chính như cổng
tam quan, lầu chuông, lầu trống, chánh điện, nhà tổ…, và các công trình phục vụ khách
thăm quan như nhà khách, nhà trưng bầy… Ngoài ra còn quy hoạch xây dựng khu nội
viện gồm: tăng đường (nơi chư tăng ở), thiền đường (nơi toạ thiền), trai đường và các thất
chuyên tu. Đồng thời còn có thư viện xây hình bát giác trên đồi, đỉnh đồi của thư viện là
một tượng Phật cao 35m. Toàn bộ diện tích của Thiền Viện là 4,5ha, rừng ngoại vi rộng
50ha, quy mô hoành tráng tương xứng với ý nghĩa lịch sử của nó.
Có lẽ là duyên trời hội ngộ, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có sự đóng góp của các
làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam. Các chi tiết trang trí, tạc tượng, hoành phi,
câu đối, cửa võng, phù điêu, sân vườn, cây cảnh đều mang dấu ấn của nền mỹ thuật Việt
Nam đương đại. Các tượng Phật, Bồ Tát, và Tổ của Thiền phái Trúc Lâm đều được làm
bằng đá sa thạch, do làng nghề đá Non Nước Đà Nẵng thực hiện, làng nghề đá Ninh Bình
thực hiện các câu đối ở cổng Tam quan và đỉnh hương đặt trước Chính điện bằng đá
Thanh Hoá. Về mộc, làng nghề Hà Tây nổi tiến về đục chạm hoành phi câu đối, cửa
võng, tủ thờ nên được chọn để đóng bàn thờ Phật, bàn thờ Bồ Tát và hoành phi, cửa
võng, hoa văn trên các cánh cửa, câu đối trong Chính điện. Làng nghề Đồng Kỵ Bắc
Ninh nổi tiếng về nghề gỗ được giao cho đóng bàn thờ và bức hoành phi trong nhà thờ
Tổ. Về thợ hồ, thì sử dụng thợ ở tại địa phương, một số thợ ở Hà Nội, Nam Định, Bắc

Ninh, tham gia làm các mái đao, lợp ngói, trang trí hoa văn. Phần phù điêu do nhà điêu
khắc Lương Xuân Thanh ở đê Yên Phụ Hà Nội thực hiện bức lịch sử Đức Phật, còn lại là
do nghệ nhân Trịnh Thịch ở Phủ Lý thực hiện. Lò đúc Huế từ xưa đến nay nổi tiếng về
nghề đúc chuông được chọn để đúc chuông Gia trì đường kính 9 tay và đúc đại hồng
chung nặng 2 tấn, còn nghệ nhân từ Nha Trang thì làm mỏ chùa đường kính 10 tay. Về
trống, nhờ đủ duyên nên mua được khúc gỗ mít rừng ở Gia Lai có đường kính 1,5m để
làm trống có tang liền, sau đó nhờ các nghệ nhân ở Long Khánh chuyên làm trống cho
Thiền viện Trúc Lâm thực hiện.
Thiết nghĩ, chúng ta nên có nhiều cuộc tranh luận hơn nữa, góp phần làm sáng tỏ giá
trị văn hoá lịch sử của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong thời đại ngày nay, một thời
đại mà các sự kiện diễn ra quá nhanh chóng, thật giả khó lường. Bên cạnh những thành
tựu đáng mừng là những nỗi lo âu, không phải chỉ với những nghịch lý xuất hiện ngày
càng nhiều trong mối quan hệ giữa người với người, mà ngay cả trong mối quan hệ giữa
người với tự nhiên, gây ra những thảm hoạ ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên
thiên nhiên, huỷ diệt giống loài… Con người đang làm cho Trái Đất “nóng lên”, và đến
một lúc nào đấy, sự nổi giận của Trái Đất sẽ biến thành dòng nham thạch hung dữ, cuốn
băng đi tất cả, khi đó con người buộc phải “tĩnh tâm” nhìn lại chính mình, lòng hướng về
cõi Phật. Tôi đã nói ra và linh hồn tôi được cứu rỗi.

×