Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn đánh giá hiện trạng và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận gò vấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

-1-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN – SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình phát triển và quản lý môi trường của các
DNVVN trên địa bàn quận Gò Vấp
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận ước thực hiện năm 2011 đạt
14.797 tỷ đồng, tăng 11,68% so với năm 2010 (năm 2010 tăng 12,5%). Khu
vực thương mại dịch vụ ước thực hiện 7.750 tỷ đồng, tăng 17,84%, chiếm tỷ
trọng 52,37% trong cơ cấu kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng ước thực
hiện 7.035 tỷ đồng, tăng 5,58%, chiếm 47,55% trong cơ cấu kinh tế; khu vực
sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 12 tỷ đồng, giảm 14,29% so với năm 2010
và chiếm 0,08% trong cơ cấu kinh tế. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh tiếp tục tăng, ước thực hiện năm 2011 là 1.928 doanh nghiệp với tổng
số vốn đăng ký 4.817,38 tỷ đồng và 1.260 cơ sở cá thể với tổng số vốn đăng
ký là 85,427 tỷ đồng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra thị trường xã hội năm 2011 ước thực
hiện 68.500 tỷ đồng, tăng 19,61 % so với năm 2010, trong đó doanh thu bán lẻ
là 43.000 tỷ đồng, tăng 20,6 % so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu ước
thực hiện 285 triệu USD, tăng 9,62% so với năm 2010, với các mặt hàng chủ
lực là dệt may, giày dép và sản phẩm gỗ. Kim ngạch nhập là 230 triệu USD,
tăng 9,52% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện
4.850 tỷ đồng, tăng 6,41% so với năm 2010. Trong đó, các loại hình doanh
nghiệp ước thực hiện 4.037 tỷ, tăng 7,04%, thành phần cơ sở sản xuất nhỏ ước
thực hiện 813 tỷ, tăng 3,39%. 19/20 ngành kinh tế kỹ thuật có giá trị sản xuất
tăng so với cùng kỳ. Trong đó, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, dệt,
thuộc và sơ chế da, sản xuất sản phẩm từ da và ngành sản xuất trang phục vẫn



-2-

tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, so với cùng kỳ, ngành sản xuất thực
phẩm và đồ uống tăng 9,6%; ngành sản xuất giày tăng 7,9%; ngành sản xuất
trang phục tăng 4,47%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và sản phẩm khác
tăng 13,76%.
Trong năm 2011, sản xuất cơng nghiệp của quận tuy có tốc độ tăng trưởng
nhưng nhìn chung do gặp nhiều khó khăn của việc suy giảm kinh tế, giá cả các
loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao vào các tháng đầu năm nên giá trị sản xuất
công nghiệp đạt mức tăng thấp hơn so với những năm gần đây (Năm 2009
tăng 7,39%; năm 2010 tăng 8,21%). Cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật chậm
chuyển đổi, giá trị sản xuất của các ngành gia công và thâm dụng lao động vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất chung tồn ngành.
Trên thực tế, cơng tác quản lý và bảo vệ môi trường, nhất là mơi trường doanh
nghiệp ở Việt Nam cịn vướng phải rất nhiều trở ngại do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan như:
- Công tác quy hoạch các ngành doanh nghiệp và chính sách phát triển của
Nhà nước chưa thực sự phù hợp. Mặt khác, tốc độ phát triển doanh nghiệp quá
nhanh sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp được qui hoạch và xây dựng với
quan điểm kinh tế thuần túy, bỏ qua các vấn đề tài nguyên môi trường.
- Bên cạnh đó, tiềm năng về dịch vụ mơi trường và kinh phí dành cho cơng tác
quản lý – bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
theo đà phát triển các doanh nghiệp.
- Cuối cùng, trình độ quản lý mơi trường chung hiện nay hoàn toàn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế từ công tác thanh tra, kiểm tra môi trường đến việc
đào tạo, giáo dục và truyền thơng mơi trường.
Ngồi ra, một trong những bất cập lớn nhất hiện nay đối với hệ thống quản lý
môi trường các doanh nghiệp ở Việt Nam là chưa có qui chế bảo vệ mơi
trường doanh nghiệp, mà trong đó cần qui định rõ ràng sự phân cấp quản lý về
bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, thẩm quyền và nhiệm vụ của các



-3-

cơ quan chức năng liên quan trong lĩnh vực quản lý môi trường doanh nghiệp,
nội dung cụ thể về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp và những vấn đề
liên quan khác.
Chính do những tồn tại trên mặc dù với hệ thống quản lý môi trường doanh
nghiệp đã được xây dựng và hoạt động vài năm qua, nhưng chất lượng môi
trường các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục bị đe dọa và gánh chịu những
ảnh hưởng nặng nề từ q trình xây dựng và hoạt động của chính bản thân
doanh nghiệp.
Vì vậy, nghiên cứu thiết lập một hệ thống quản lý với đầy đủ các thành phần
chức năng, đồng thời xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp quản lý Nhà
nước và cấp quản lý cơ sở, nhất là nâng cao năng lực của bộ phận trực tiếp
quản lý môi trường tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp là hết sức quan
trọng và cần thiết.
1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
Việc thực hiện các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hóa
thương mại đã góp phần tích cực hạn chế ơ nhiễm mơi trường, khuyến khích
sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường.
Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng chúng ta
cũng đã vấp phải những khó khăn nhất định, một trong những khó khăn là khi
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu
chuẩn và chứng nhận cho doanh nghiệp cùng sản phẩm/dịch vụ của mình về
chất lượng cũng như môi trường và một loạt các yêu cầu khác. Đây là một
điều bắt buộc và tất yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện,
trong khi phần lớn các doanh nghiệp nước ta là vừa và nhỏ, công nghệ sản
xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cao. Trong đó việc đáp ứng những tiêu

chuẩn thế giới như các bộ tiêu chuẩn ISO là rất cần thiết, đặc biệt là hiện nay,


-4-

một trong những đòi hỏi quan trọng là bộ tiêu chuẩn ISO 14000 – Tiêu chuẩn
quản lý môi trường.
Thực hiện quản lý môi trường tại doanh nghiệp sẽ dẫn dắt các doanh nghiệp
đến với các hệ thống quản lý chất lượng thân thiện mơi trường, nâng cao uy
tín thương hiệu và đồng thời giải quyết được vấn đề ô mhiễm mơi trường
trong kinh doanh. Do đó, để có thể chuẩn bị cho sự hòa nhập quốc tế của các
doanh nghiệp trong nước thì cần có sự chuẩn bị cho họ có sự hiểu biết về tầm
quan trọng của việc quản lý mơi trường trong q trình sản xuất.
Bên cạnh đó, Sản xuất sạch hơn ngày càng được chứng minh tính đúng đắn,
hiệu quả và tầm quan trọng của nó trong quản lý mơi trường, giải pháp này
hồn tồn có thể áp dụng thành công trong điều kiện của Việt Nam. Nó có khả
năng làm giảm đáng kể ơ nhiễm mơi trường, tiết kiệm nguyên liệu và năng
lượng trong sản xuất công nghiệp. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào sản
xuất kinh doanh là con đường đảm bảo phát triển ổn định lâu dài của các
doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đổi mới
quản lý và công nghệ, chuẩn bị điều kiện hội nhập quốc tế, việc tiến hành đánh
giá sản xuất sạch hơn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một căn cứ tin cậy để
quyết định đầu tư đúng hướng và hiệu quả, đồng thời là cơ sở quan trọng để
thực hiện ISO 9000 và ISO 14000.
Quản lý môi trường (QLMT) trong doanh nghiệp vừa là công cụ để bảo vệ
môi trường vừa là phương tiện nâng cao hiệu quả kinh tế, thông qua các giải
pháp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường như các biện pháp
sản xuất sạch hơn, tái chế, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, thay thế những
nguyên liệu độc hại, sản xuất những sản phẩm xanh, dán nhãn mơi trường,…

Vì vậy nghiên cứu các giải pháp nâng cao nhận thức, kiến thức và công nghệ
về quản lý môi trường ở cơ sở (doanh nghiệp) là thật sự cần thiết.
1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực QLMT của các doanh nghiệp


-5-

Chiến lược Bảo vệ môi trường Việt Nam 2001 – 2010 có đề cập đến vai trị
của các doanh nghiệp và các cá nhân trong lãnh vực bảo vệ môi trường, trong
đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ quy định của Luật Môi trường và
các quy định ngay từ hoạt động ban đầu của mình.
Bảo vệ mơi trường đã trở thành vấn đề cấp bách đối với thành phố Hồ Chí
Minh nói chung và quận Gị Vấp nói riêng.
Tuy vậy, từ lâu, giải quyết vấn đề ơ nhiễm, phương pháp xử lý được nhiều
người quan tâm nhất là “xử lý cuối đường ống”. Hiện nay, phương pháp này
đã bộc lộ nhiều hạn chế, vì nó chuyển từ trạng thái ô nhiễm dạng này sang
dạng ô nhiễm khác, làm tăng chi phí sản xuất, là khoảng đầu tư lớn khơng sinh
lời, khơng có thời gian hồn vốn. Vì vậy, từ năm 1996, Tp. HCM đã chọn sản
xuất sạch hơn là chiến lược hướng đến mục tiêu phát triển cơng nghiệp bền
vững, cùng một lúc đạt được lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội.
Một trong những xu hướng phát triển bền vững của quận Gò Vấp là làm cho
các doanh nghiệp hiện hữu đang hoạt động sớm phát triển thành doanh nghiệp
thân thiện môi trường. Muốn vậy, cần phải có chương trình nâng cao năng lực
quản lý, lựa chọn công nghệ xử lý môi trường tối ưu cho các doanh nghiệp
trên địa bàn quận Gò Vấp.
Từ những ý nghĩa thực tiễn của yêu cầu bảo vệ môi trường, tránh các tác động
tiêu cực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với môi trường và sức khỏe
người dân, vấn đề định hướng cho công tác quản lý bảo vệ môi trường và lựa
chọn công nghệ xử lý môi trường ở cơ quan quản lý nhà nước và doanh
nghiệp là rất cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó, vạch ra chương trình nâng

cao nhận thức về quản lý môi trường cho các doanh nghiệp hiện nay là rất có ý
nghĩa trong việc chuẩn bị cho các doanh nghiệp của quận Gị Vấp trong q
trình Việt Nam hội nhập quốc tế.
Để giải quyết vấn đề đặt ra, việc điều tra hiện trạng môi trường và thực trạng
quản lý, xử lý môi trường hiện nay tại các doanh nghiệp là thật sự cần thiết.


-6-

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực tế, đưa ra các định hướng cho công tác bảo
vệ môi trường và đề xuất chương trình nâng cao nhận thức mơi trường và giúp
các doanh nghiệp triển khai các hệ thống quản lý môi trường ở những mức độ
khác nhau.
Xuất phát từ sự cấp bách và ý nghĩa khoa học của vấn đề đã trình bày trên đây,
đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý
môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Gò Vấp" đã
được chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn.
1.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu tìm ra các định hướng trong việc
nâng cao năng lực bảo vệ - quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, nhằm góp phần bảo vệ mơi trương ở quận Gị Vấp và chuẩn bị cho việc
hội nhập quốc tế trong tương lai.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại một số doanh
nghiệp đại diện tại quận Gò Vấp, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý,
công nghệ xử lý môi trường tại các doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng môi trường và quản lý môi trường trong các doanh
nghiệp tại quận Gò Vấp làm căn cứ thực tiễn cho các định hướng nâng cao

năng lực quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường và định hướng cho
chương trình nâng cao năng lực quản lý mơi trường cho các doanh nghiệp phù
hợp với các loại đối tượng khác nhau tại quận Gò Vấp.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu


-7-

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu
có liên quan đến đề tài, từ các nguồn tài liệu (từ sách vở, từ internet, …) về các
chủ đề có liên quan như khu cơng nghiệp, sản xuất sạch hơn, ISO14000, sinh
thái công nghiệp, quản lý môi trường,. . .
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu về kết quả điều tra khảo sát hiện trạng mơi
trường tại doanh nghiệp trên địa bàn quận Gị Vấp.
- Đánh giá thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp đại diện (Công
ty TNHH Phương Thảo và Cơng ty TNHH Tân Phú Thịnh) tại quận Gị Vấp là
hai trường hợp nghiên cứu đã thiết kế và thực hiện khảo sát bằng phiếu điều
tra, phỏng vấn, kết quả như sau:

Tên Doanh nghiệp

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu vào

Phương Thảo

03


02

Tân Phú Thịnh

03

03

- Phương pháp phân tích nguyên nhân – kết quả, tổng hợp tất cả các điều kiện
liên quan đến môi trường, phát triển kinh tế xã hội để có thể tìm ra các cơ sở
khoa học đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý môi trường.
- Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến những người đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực quản lý môi
trường thông qua trao đổi trực tiếp.
1.4.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực
hiện với sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp
tư liệu cũng như tạo điều kiện cho tác giả tham quan thực tế hiện trường.


-8-

Do cịn khó khăn về kinh phí, lượng kiến thức và thời gian nghiên cứu nên
việc nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường và khảo sát thực tế cũng như
thực hiện khảo sát thăm dò trong luận văn được thực hiện tại hai trường hợp
nghiên cứu là Công ty TNHH Phương Thảo và DNTN Tân Phú Thịnh. Và
phần lớn những nhận định, đánh giá trong luận văn chủ yếu dựa vào tài tiệu
hiện có về cơng tác quản lý và xử lý mơi trường có liên quan.
1.4.4. Ý nghĩa của luận văn

Tính mới của luận văn
Những điểm mới của Luận văn có thể khái quát như sau:
- Luận văn thu thập những số liệu mới, đánh giá khái quát hiện trạng môi
trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận Gị Vấp, từ đó định hướng cơng
tác quản lý, xử lý môi trường tại các doanh nghiệp và định hướng phát triển
trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Luận văn khảo sát hiện trạng môi trường và quản lý môi trường, nhu cầu
thực tế của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất định hướng cho cơng tác
bảo vệ mơi trường và chương trình nâng cao năng lực quản lý môi trường cho
các doanh nghiệp.
- Các kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp có ý nghĩa vào việc hoạch định các
chương trình quản lý mơi trường giúp các doanh nghiệp phát triển theo hướng
bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp tại
quận Gò Vấp và đề xuất chương trình nâng cao năng lực quản lý mơi trường,
luận văn sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học và định hướng cho việc hình
thành các chương trình ngăn ngừa ơ nhiễm cơng nghiệp từ cơ sở, góp phần
bảo vệ môi trường cho Thành phố. Từng bước giúp doanh nghiệp cạnh tranh


-9-

hơn trong q trình hội nhập thế giới và góp phần phát triển kinh tế của quận
Gò Vấp.
Ý nghĩa khoa học
Các nội dung nghiên cứu trong luận văn có những đóng góp nhất định vào
việc khái qt tình hình mơi trường tại các doanh nghiệp ở Gò Vấp hiện nay.
Luận văn cũng góp phần vào các tài liệu giảng dạy về quản lý môi trường
cũng như cung cấp các cơ sở khoa học cho việc hình thành và xây dựng các

chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các doanh
nghiệp.


- 10 -

CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI QUẬN GỊ VẤP
2.1. Tình hình đầu tư và hoạt động
Quận Gị Vấp có tổng đất diện tích tự nhiên là 1975,85 ha, chiếm khoảng 1%
diện tích tồn thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện quận Gị Vấp có khoảng 9.000 doanh nghiệp, trong đó 95% là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.


- 11 -

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề về xử lý môi
trường.
Năm 2012, do bị tác động và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới cùng những
khó khăn trong nước như: sức mua thị trường giảm, hàng tồn kho lớn, lãi suất
còn cao; số doanh nghiệp bị giải thể, ngừng hoạt động, lao động mất việc làm
gia tăng; giá cả một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gas, điện, nước, viện
phí... tăng đã tác động bất lợi đến tình hình doanh nghiệp và đời sống nhân
dân quận Gò Vấp.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực hiện năm 2012 là
9,05% (kế hoạch năm là 12%). Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực
hiện đạt 16.160 tỷ đồng (kế hoạch năm là 17.760 tỷ đồng). Trong đó, giá trị
sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng ước thực hiện năm 2012 là 7.200 tỷ
đồng (kế hoạch năm là 7.700 tỷ đồng), tăng 2,21%; giá trị sản xuất ngành
thương mại - dịch vụ ước thực hiện năm 2012 là 8.950 tỷ đồng (kế hoạch năm
là 10.060 tỷ đồng), tăng 15,29% so với năm 2011. Mặc dù giá trị sản xuất đạt
thấp so với kế hoạch đề ra, nhưng đây cũng là mức tăng trưởng hợp lý, phù
hợp vào sự nỗ lực phấn đấu rất lớn trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, trong đó ngành
thương mại - dịch vụ ước thực hiện là 55,38% (tăng 2,24% so với kế hoạch
năm 2012), ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 44,56%; ngành
nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,06%. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 296
triệu USD, tăng 3,86% so với năm trước, kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện
250 triệu USD, tăng 9,17% so với năm trước [9].
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện năm 2012 là 9.800
tỷ đồng (kế hoạch năm 2012 là 12.000 tỷ đồng). Tổng mức lưu chuyển hàng
hóa thị trường xã hội ước thực hiện năm 2012 là 76.000 tỷ đồng, tăng 18,46%
so với năm 2011 (kế hoạch năm là 20%).


- 12 -

Công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ước thực hiện năm 2012 là
1.017 giấy chứng nhận với tổng số vốn đăng ký là 70,524 tỉ đồng; giảm 19%
về số lượng đăng ký (1.017/1.260) và 17% (70,524 tỉ đồng/85,427 tỉ đồng) về
vốn đăng ký kinh doanh so cùng kỳ năm 2011. Có 424 hộ trả giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh với tổng số vốn là 32.983,76 triệu đồng.
Đối với doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã cấp 1.802 giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Gò Vấp, với tổng số vốn

đăng ký là 5.236,8 tỉ đồng; giảm 7% về số lượng doanh nghiệp (1.802/1.928)
và tăng 9% (5.236,8 tỉ đồng/4.817,38 tỉ đồng) về vốn đăng ký kinh doanh so
cùng kỳ năm 2011. Giải thể 16 doanh nghiệp với tổng số vốn là 11.183 triệu
đồng.
2.2. Hiện trạng môi trường các doanh nghiệp quận Gò Vấp
Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp ở quận Gị Vấp có hệ thống xử lý
nước thải rất ít hoặc xây dựng cầm chừng, khơng thường xun hoạt động, do
đó tình trạng ơ nhiễm vẫn ở mức đáng lo ngại. Hàng năm các doanh nghiệp
trên địa bàn quận Gò Vấp thải ra khoảng 5,0 tấn chất thải rắn [8].
Bảng 2.1: Tổng hợp đơn vị sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm tại quận Gị
Vấp – Tháng 7/2012

STT

Phường

Số đơn vị sản xuất gây ơ nhiễm

Tỷ lệ %

1

1

16

3,65%

2


3

24

5,48%

3

4

7

1,60%

4

5

35

7,99%

5

6

41

9,36%


6

7

18

4,11%

7

8

30

6,85%


- 13 -

8

9

26

5,94%

9

10


39

8,90%

10

11

35

7,99%

11

12

30

6,85%

12

13

22

5,02%

13


14

61

13,93%

14

15

17

3,88%

15

16

25

5,17%

16

17

13

2,97%


439

100%

Cộng

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp.
Trong đó:
- Số đơn vị cơ sở do Quận cấp phép

: 256.

- Số đơn vị, cơ sở thành phố cấp phép

: 56.

- Số đơn vị, cơ sở không phép

: 127.

Cơ cấu ngành nghề gây ô nhiễm trên địa bàn quận Gị Vấp năm 2012 được
trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề gây ô nhiễm trên địa bàn quận Gị Vấp
Số đơn vị sản
STT

Ngành nghề


xuất gây ơ

Tỷ lệ %

Ghi chú

nhiễm
1

Xeo giấy

04

0,91%

Tập trung tại phường 6, 14

2

Giết mổ gia cầm

12

2,73%

Tập trung tại phường 5, 13

81

18,45%


Sản xuất thực
3

phẩm (bún, giò
chả, mỡ heo)

Tập trung tại phường 5, 12,
13, 15, 16


- 14 -

4

In ấn

64

14,57%

5

Sản xuất bia

03

0,68%

7


Ngành khác

275

62,66%

Cộng

439

100%

Tập trung tại phường 1, 6, 5,
7, 11, 12, 14
Tập trung tại phường 6, 14

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp.
Thời gian qua, Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp cũng đã phối
hợp với các cơ quan phân tích môi trường tiến hành đo đạc giám sát chất
lượng môi trường của các đơn vị sản xuất có phát sinh ô nhiễm trên địa bàn 16
phường. Đến nay, tại Gò Vấp có rất ít doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng và vận
hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung, với công suất thiết kế
như: Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn – 1000m3/ngày.đêm; Công ty liên
doanh Mercedes Benz VN – 500m3/ngày.đêm; Công ty Tân Phú Thịnh –
200m3/ngày.đêm;…. Phần lớn các doanh nghiệp khác đang lập dự án hoặc
đang còn khảo sát hoặc đang chờ quyết định đầu tư hệ thống xử lý.
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước



- 15 -

Hình 2.1: trường hợp xả thải trực tiếp ra mơi trường tại DNTN Tân Phú Thịnh
Qua q trình thanh tra giám sát môi trường tại các doanh nghiệp của Phịng
Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp trong năm 2012, cho kết quả chất
lượng môi trường nước như sau, xem bảng 2.3.
Bảng 2.3: Chất lượng nước thải các DN qua đợt giám sát năm 2012
DN phát sinh nước thải sản
xuất

khơng

Số
Địa bàn
Phường

phát

DN
kiểm Tổng
tra

DN

số

XL
đạt
TC


sinh

XL
khơng Khơng
đạt

XL

nước
thải
sản

TC

xuất

Hệ thống thốt
nước
Nước

Nước

thải

mưa

thốt

thốt


vào

vào

cống

cống

nước

nước

mưa

thải

1

04

4

-

3

1

0


4

-

3

02

-

-

-

-

2

-

-

4

01

01

-


-

01

-

01

-

5

03

02

-

02

-

01

02

-

6


04

04

03

-

01

-

04

-

7

08

04

01

01

02

04


04

-

8

05

03

01

01

01

02

03

-

9

02

-

-


-

-

02

-

-

10

07

04

02

01

01

03

04

-

11


10

08

03

02

03

02

08

-

12

08

06

02

01

03

02


06

-

13

04

02

01

-

01

02

02

-

14

20

20

05


13

02

-

20

-


- 16 -

15

06

05

01

02

02

01

05

-


16

12

10

02

04

04

02

10

-

17

10

07

01

02

04


03

07

-

Tổng cộng

110

80

22

32

26

26

80

-

Tỷ lệ %

100

72,72


20

29,09

23,63

23,63

100

-

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Mơi trường quận Gị Vấp.
Nguồn nước mặt trên rạch Nhiêu Lộc Thị Nghè – cầu Bông – rạch Lăng –
sông Vàm Thuật hiện nay bị ô nhiễm nặng, vượt chỉ tiêu cho phép 4 lần vào
lúc triều xuống và 2 lần vào lúc triều lên.

Điện Biên

Cầu An

TCVN 4945 – 1995, cột

Phủ

Lộc

B


7,0

7,0

5,5

-

-

100

DO

2,5

3,5

COD (mg/l)

100

75,0

100

BOD5 (mg/l)

27


35

50

Coli

3 x 108

1.665.000

10.000

Ecoli

5 x 107

1.000.000

-

Thông số
pH
Tổng chất rắn lơ lửng
(mg/l)

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp.
Kết quả giám sát, thanh tra cho thấy có 80/110 doanh nghiệp phát sinh nước
thải sản xuất, nhưng chỉ có 22 doanh nghiệp xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu
chuẩn cho phép, trong khi đó có đến 32 doanh nghiệp xử lý không đạt tiêu
chuẩn và 26 doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải, nên

không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Bên cạnh đó, việc xả
thải nước thải ô nhiễm của các doanh nghiệp cũng không đúng quy định, có
đến 80/110 doanh nghiệp xả nước thải thẳng vào hệ thống thoát nước mưa.


- 17 -

Hiện tại trên địa bàn quận Gò Vấp chưa đầu tư hệ thống thốt nước thải cơng
nghiệp riêng biệt hồn tồn với hệ thống thốt nước mưa.
Hiện nay, vẫn cịn tình trạng các doanh nghiệp xử lý nước thải để đối phó với
cơ quan quản lý nhà nước. Xây dựng trạm xử lý nhưng không hoạt động hay
chỉ hoạt động cầm chừng và cho nước thải theo một lối thốt khác, hoặc xả
nước thải khơng qua xử lý ngồi giờ hành chính ra hệ thống sơng rạch làm
tăng tải lượng ô nhiễm, gây ô nhiễm môi trường.
Việc triển khai các hệ thống xử lý nước thải tại khuôn viên của các doanh
nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tốt. Kế hoạch đặt ra từ trước nhưng một
số lý do khách quan và chủ quan đã dẫn đến việc trì trệ trong cơng tác này từ
các chủ doanh nghiệp. Do đó, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước tại các kênh rạch
do việc xả thải của doanh nghiệp tại địa bàn quận Gò Vấp là đáng báo động,
cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, và hơn ai hết đó là chính
những người chủ doanh nghiệp.
2.2.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí
Qua q trình thanh tra giám sát mơi trường tại các doanh nghiệp của Phịng
Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp trong năm 2012, cho kết quả chất
lượng mơi trường khơng khí như sau, xem bảng 2.4.


- 18 -

Hình 2.2: Ơ nhiễm khơng khí tại một công ty tại phường 14

Kết quả giám sát, thanh tra cho thấy tại 17 doanh nghiệp phát sinh khí thải, bụi
thải nhưng chỉ có 08 doanh nghiệp xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Bên
cạnh đó, có 08 doanh nghiệp có hệ thống hút, xử lý dung mơi hữu cơ nhưng
chỉ có duy nhất 01 doanh nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn.


- 19 -

Điều này cho thấy vấn đề xử lý khí thải, bụi và đặc biệt là dung mơi hữu cơ tại
các doanh nghiệp chưa được quan tâm. Nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng
ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thơng thống, nhiều nơi khí độc và
nhiệt thừa tích tụ trong khơng gian làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân
cũng là điều đáng báo động.
Bảng 2.4: Chất lượng khơng khí các DN qua đợt giám sát năm 2012
DN phát sinh
DN phát sinh khí thải, bụi thải

dung mơi hữu


Địa bàn
Phường

Số DN

Bụi

kiểm
tra


Tổng XL đạt
số

TC

XL
khơng
đạt TC

phát

Có hệ

Xử lý

Khơng

sinh

thống

đạt

XL

trong

hút, xử

tiêu


sản



chuẩn

xuất
6

06

-

-

-

-

-

02

01

12

02


01

-

-

01

01

-

-

14

43

14

06

08

-

06

03


01

17

10

02

02

-

-

02

03

-

61

17

8

8

1


9

8

2

Tổng
cộng

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Gị Vấp.

Qua kết quả quan trắc hàng quý của các doanh nghiệp cho thấy, mơi trường
khơng khí tại các doanh nghiệp tương đối sạch, đơi khi tại một số vị trí đo bị ô
nhiễm bụi ở nồng độ tương đối cao. Điều này cũng phù hợp vì đa số cơ sở hạ
tầng tại quận Gị Vấp vẫn chưa hồn chỉnh, nên bụi phát sinh trong q trình
thi cơng, xây dựng là khó tránh khỏi; bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cịn


- 20 -

chịu sự ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thơng vận tải trên các tuyến đường
bên ngồi.
2.2.3. Hiện trạng mơi trường Chất thải rắn
Mặc dù, đã có nhiều cơ quan liên quan thực hiện các công tác điều tra số liệu
về hiện trạng số lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp. Nhưng cho đến
thời điểm hiện nay, vẫn chưa có được một chương trình điều tra qui mô nào
được triển khai, và con số cụ thể thực sự về lượng chất thải rắn các loại được
phát sinh và tỷ lệ phần trăm thu gom được trên thực tế vẫn còn chưa đáng tin
cậy.
Theo kết quả các khảo sát hiện trạng của Viện Môi trường và Tài nguyên thực

hiện vào thời điểm năm 2003 tại các doanh nghiệp quận Gị Vấp ở các quy mơ
khác nhau thì chất thải rắn ước tính đến thời điểm hiện nay vào khoảng 550
tấn/ngày.
Chất thải rắn là dạng chất thải có trong tất cả các xí nghiệp, nhà máy sản xuất.
Ngồi lượng rác thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên làm việc trong doanh
nghiệp, cịn có một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp mà thành phần của
chúng thay đổi trong phạm vi rất rộng do tính đa dạng hóa ngành nghề được
đầu tư tại các doanh nghiệp.
Khác hẳn với chất thải dạng lỏng và dạng khí, CTR có tốc độ lan truyền ô
nhiễm chậm nhưng mức độ nguy hại của chúng khơng thua kém gì chất thải
dạng lỏng hay dạng khí. Thành phần CTR của mỗi nhà máy rất đa dạng và
khối lượng của mỗi nhà máy tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, nguồn nguyên
liệu sử dụng cũng như quy mơ nhà máy. Nhưng nhìn chung thành phần chất
thải rắn công nghiệp tại các doanh nghiệp chủ yếu bao gồm các loại:
1. Giấy vụn, carton các loại.

8. Gỗ vụn, mạc cưa.

2. Plastic.

9. Gạch vụn, xà bần các loại.

3. Vải, bông vụn các loại.

10. Dầu nhớt.


- 21 -

4. Thùng, can nhựa, … các loại.


11. Bùn thải các loại.

5. Da, cao su.

12. Dung mơi, hóa chất hết hạn sử dụng.

6. Cát, thủy tinh vụn.

13. Phế liệu thực phẩm.

7. Phôi và mạc vụn kim loại, …

14. Khác.

Bảng 2.5: Thành phần CTR công nghiệp chủ yếu tại các Doanh nghiệp
Sau đây là bảng định lượng thành phần CTRCN từ các số liệu thống kê rác
thải công nghiệp của một số doanh nghiệp. Đây chỉ là kết quả tương đối, để có
kết quả chính xác cần có những kế hoạch triển khai điều tra thống kê chi tiết
CTRCN của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại quận Gò Vấp.
Bảng 2.6: Định lượng khối lượng thành phần CTRCN chủ yếu tại các DN
STT

LOẠI CHẤT THẢI

% KHỐI LƯỢNG

1

Phôi và mạc vụn kim loại


50.2%

2

Vải, bông vụn các loại

11.2%

3

Plastic

7.3%

4

Gỗ vụn, mạc cưa

6.2%

5

Phế liệu thực phẩm

5.1%

6

Giấy vụn, carton các loại


3.8%

7

Da, cao su

2.62%

8

Bùn thải các loại

1.8%

9

Gạch vụn, xà bần các loại

1.48%

10

Cát, thủy tinh vụn

0.65%

11

Dung mơi, hóa chất hết hạn sử dụng


0.54%

12

Thùng, can nhựa, … các loại

2.8%

13

Dầu nhớt, giẻ lau dính dầu, …

0.37%

14

Khác

5.58%

Từ bảng định lượng phần trăm khối lượng CTRCN của các doanh nghiệp cho
thấy: Tổng lượng CTRCN phát sinh từ các doanh nghiệp có thể tái sinh tái chế
rất lớn, chiếm khoảng 82% (bao gồm: phôi, mạc vụn kim loại; vải, bông vụn;


- 22 -

plastic; gỗ vụn, mạc cưa; giấy; can nhựa; thủy tinh;…); trong khi đó, chỉ có
khoảng 18% các loại chất thải cần được xử lý; trong số này có khoảng 3% là

chất thải nguy hại.
Do cơ sở hạ tầng về xử lý cũng như những quy định pháp luật về quản lý chất
thải rắn còn chưa thỏa đáng, nên công tác quản lý CTR công nghiệp và đặc
biệt là CTRNH hiện nay tại các DN bao gồm:
- Tái sử dụng, tái sinh;
- Lưu trữ tại nhà máy;
- Đổ chung với chất thải rắn sinh hoạt mà không hề phân loại CTRNH;
- Hợp đồng với các Công ty xử lý chất thải công nghiệp.
Tái sử dụng chất thải công nghiệp là một trong những biện pháp xử lý CTR
chủ yếu của các doanh nghiệp. Đa số các nhà máy bán các loại phế liệu/chất
thải cho các cơ sở bên ngoài; đối với các loại CTR không thể tái sử dụng các
doanh nghiệp có xu hướng lưu trữ chất thải tại nhà máy và thải bỏ chung với
chất thải sinh hoạt là phương thức mà các nhà máy đang sử dụng để xử lý các
chất thải công nghiệp không thể tái sinh, tái chế và nguy hại. Trong khi đó hợp
đồng với các Cơng ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại chiếm một phần
rất thấp đối với xử lý CTRNH của nhà máy.
Các vấn đề về môi trường chính là do thải bỏ CTR trong đó có CTRNH không
phù hợp gắn liền với những tác động tiềm tàng đối với nước mặt, nước ngầm
và ơ nhiễm khơng khí.
Từ hiện trạng trên có thể thấy rằng, trước mắt Phịng Tài ngun và Mơi
trường quận Gị Vấp cần có đề xuất kiến nghị để góp phần hồn thiện hệ thống
quản lý CTR của mình. Đối với các đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển,
xử lý phải có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu đầu tư công nghệ phù hợp cho khâu xử lý chôn lấp, loại bỏ dần biện
pháp xử lý đổ đống rất lạc hậu, mất vệ sinh.


- 23 -

2.3. Khái qt tình hình quản lý mơi trường quận Gị Vấp

2.3.1. Nhìn từ hiện trạng thực tế
Nhìn từ thực trạng cho thấy, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về kinh tế là
những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do các doanh nghiệp gây ra.
Các loại ô nhiễm nặng nhất mà các doanh nghiệp đem đến cho môi trường là ô
nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải, ơ nhiễm chất thải rắn, … Do hầu hết các
doanh nghiệp đang được quy hoạch và vận hành đều khơng quan tâm hoặc
quan tâm rất ít đến môi trường và nhiều doanh nghiệp đã phá hủy nghiêm
trọng môi trường của nhiều khu vực kênh rạch. Hiện nay, vấn đề đang được
quan tâm hàng đầu là của hầu hết các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi
nhuận, vấn đề môi trường nhiều lúc bị coi là gánh nặng về tài chính. Khơng
chỉ các doanh nghiệp có thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm, mà các nhà xây dựng
mới đây đều không quan tâm đầu tư đúng mức hệ thống xử lý nước thải cục
bộ trước khi xả vào nguồn, hoặc nếu có thì hoạt động khơng hiệu quả, nhiều
trạm vận hành xử lý không đúng quy cách, vận hành để đối phó với cơ quan
quản lý nhà nước.
Hiện chưa có những quy định thống nhất về mơi trường, chưa có những cơng
cụ chính sách mơi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý
chất lượng môi trường cho doanh nghiệp. Cũng như đôi lúc chưa có sự phối
hợp chặt chẽ và kịp thời với thanh tra môi trường Sở Tài nguyên và Môi
trường và Cảnh sát mơi trường.
2.3.2. Khía cạnh Luật bảo vệ mơi trường
Hiện còn thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý môi trường, do vậy mỗi
doanh nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân
cấp quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa
các cơ quan quản lý. Các cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương
khơng thể có mặt thường xun tại từng nhà máy để giám sát việc thực thi các
cam kết trong đánh giá tác động mơi trường hoặc kiểm sốt từng nguồn ô


- 24 -


nhiễm. Họ khơng có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám
sát ở tất cả các doanh nghiệp, thiếu cán bộ quản lý môi trường trong doanh
nghiệp. Các cán bộ Sở Tài nguyên & Môi trường chỉ đáp ứng phần nào việc
quản lý các vấn đề mơi trường bên ngồi hàng rào doanh nghiệp. Các vấn đề
mơi trường bên trong chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính các bộ phận chức
năng quản lý môi trường của từng doanh nghiệp. Việc xử phạt các trường hợp
vi phạm Luật bảo vệ mơi trường cịn lỏng lẻo, các giải pháp xử lý chưa đủ
mạnh để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ
môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung (như Luật bảo vệ
mơi trường và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường doanh nghiệp) đã
bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng.
Trong thực thi về Luật bảo vệ môi trường hiện nay, nổi bật lên là sự chồng
chéo về chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan, ban ngành. Đặc biệt là giữa
Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND quận với các ban ngành khác.
Sự chồng chéo này thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực thanh tra và thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường dẫn đến sự
phức tạp trong việc ban hành, quản lý, nhất là thực hiện các quy định pháp luật
về bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường doanh nghiệp nói riêng.
Việc ban hành các quy định pháp luật cịn mang tính tự phát, thụ động – nổi
lên vấn đề gì thì đưa ra các quy định cho vấn đề ấy, khơng có một sự nghiên
cứu và tiên liệu tổng quát trước đó. Dẫn đến một thực trạng khơng chỉ cịn
nhiều mặt và nhiều phương diện liên quan đến quản lý môi trường doanh
nghiệp chưa được đề cập tới trong các văn bản luật, mà ngay cả những vấn đề
đã được quy định cũng chưa phải là đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ. Nhiều vấn đề
bị phân tán, hay trùng lặp, xung đột khó có thể xác định để giải quyết.


- 25 -


Một số văn bản quy phạm đã được ban hành trước đây có nhiều nội dung lỗi
thời, khơng phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải sửa
đổi, bổ sung.


×