Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận nguồn dược liệu có giá trị khai thác ở việt nam dược liệu hành tăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 20 trang )

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
KHOA DƯỢC LIỆU – DƯỢC CỔ TRUYỀN
BỘ MƠN DƯỢC LIỆU
---------o0o---------

TIỂU LUẬN
NGUỒN DƯỢC LIỆU CĨ GIÁ TRỊ KHAI THÁC Ở VIỆT NAM
DƯỢC LIỆU HÀNH TĂM
Giảng viên hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Thái An
 Người thực
hiện:
Lư Thị Luân – 1901400
 Nhóm 9 - Tổ 8 – P1K74

HÀ NỘI – 2022


 

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

TIỂU LUẬN
NGUỒN DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ KHAI THÁC TẠI VIỆT NAM
DƯỢC LIỆU HÀNH TĂM (ALLIUM FISTULOSUM)
GV hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thái An
SV thực hiện: Lư Thị Luân – 1901400



2


 

Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................4
 NỘI DUNG................................................................................................................... 5
1. Tên khoa học:......................................................................................................5
2. Phân bố................................................................................................................5
3. Bộ phận dùng.......................................................................................................5
4. Thu hái, bảo quản................................................................................................6
5. Thành phần hóa học.............................................................................................7
6. Phương pháp chiết tinh dầu và thành phần chính.................................................8
7. Kiểm nghiệm.......................................................................................................9
8. Tác dụng dược lý...............................................................................................10
9. Tình hình nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước của dược liệu và của tinh
dầu chiết xuất từ dược liệu đó...................................................................................11
10. Giá trị thương mại của dược liệu và tinh dầu chiết xuất từ dược liệu đó........13
11. Tiềm năng khai thác.......................................................................................13
12. Cơng dụng......................................................................................................14
13. Các bài thuốc dân gian/kinh nghiệm dân gian phối hợp sử dụng....................15
14. Chế phẩm.......................................................................................................16

3


 


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hành tăm (Allium schoenoprasum L.) còn được gọi là cây ném, thuộc họ hành
(Alliacae). Ở Việt Nam, nó được trồng chủ yếu trên vùng đất cát từ Thanh Hóa đến
Quảng Ngãi. Ngồi việc sử dụng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày như kho cá, gà,...
ném củ và ném lá còn được sử dụng như một vị thuốc nam dùng để trị ho, cảm cúm…,
hay trong văn hóa ẩm thực của xứ Huế như nấu chè. Ngồi ra, hành tăm cịn là một vị
thuốc trong Đơng y có tính cay nóng với nhiều cơng dụng tốt: chữa cảm lạnh, tiêu
chảy, ho, sổ mũi,...
Các nghiên cứu về hành tăm đã chứng minh được tác dụng của nó nhờ thành phần
tinh dầu trong hành tăm mang lại. Số lượng các nghiên cứu tuy không nhiều nhưng
tiềm năng khai thác về mặt dược liệu ở hành tăm vẫn khá lớn. Mặc dù vậy nhưng hành
tăm mới chỉ được sử dụng chủ yếu là củ chưa qua chế biến và lá mà chưa có nhiều sản
 phẩm tinh chế tinh dầu trong khi vẫn phải nhập khẩu các nguồn tinh dầu có tác dụng
tương tự từ nước ngồi.
Tuy nhiên, sản phẩm củ hành tăm vẫn chưa thực sự phát triển và lượng hàng hóa chưa
lớn, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hành tăm với công dụng và
tiềm năng khai thác tốt như vậy hồn tồn có thể phát triển nghiên cứu sâu hơn, từ đó
sản xuất ra các sản phẩm tinh dầu hành tăm mang lại giá trị lớn về kinh tế đặc biệt cho
ngành dược.
Bài tiểu luận này sẽ đánh giá tổng quan về hành tăm về đặc diểm thực vật, thành phần
hóa học, tác dụng dược lý, kiểm nghiệm phân lập tách chiết các thành phần tinh dầu,
quá trình nghiên cứu, phát triển, khai thác hành tăm để từ đó nhận định được tiềm năng
 phát triển của hành tăm.

4


 

NỘI DUNG

1. Tên khoa học:

 
Hành tăm ( Allium schoenoprasum) thuộc họ Hành (Alliaceae).
“Allium” có nghĩa là hành tỏi, “schoenoprasum” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
(skhoino: một loại cỏ, prason: tỏi tây)
 Ngồi ra hành tăm cịn có tên gọi là củ ném, tỏi núi tuyết hoặc tỏi Kashmiri.
2. Phân bố
- Cũng giống như một vài loại hành khác, hành tăm cũng được giả thiết có
nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, sau lan ra các vùng lãnh thổ khác trên thế
giới và hiện được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á,
có những giống cũng được trồng ở châu Âu.
- Hành tăm được mang vào trồng ở nước ta từ lâu đời và được trồng chủ yếu
ở các tỉnh miền Trung, trong đó nhiều nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Điều kiện sinh trưởng:
Hành tăm là cây ưa ẩm, ưa sáng và vùng có khí hậu mát mẻ. Chúng chịu
được bóng râm nhẹ, nhưng tốt nhất có 6-8h ánh sáng trực tiếp.

Hành tăm ưa phát triển trên loại đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn,
thốt nước tốt và có độ pH từ 6 - 6,5.
3. Bộ phận dùng


Bộ phận dùng là tồn cây, bao gồm phần lá tươi hoặc khơ, phần thân, củ, hoa
đều được sử dụng làm gia vị, thức ăn và trang trí trong ẩm thực.
Cây thường được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi, dạng khô thường được sử dụng
với mục đích làm gia vị.

5



 

Hinh 1: Lá và hoa cây hành tăm

Hinh 2: Củ hành tăm

4. Thu hái, bảo quản
a) Thời gian: Lá có thể thu hoạch sau 60 ngày, có thể dùng tay hoặc dùng
kéo cắt sát gốc. Cịn củ thì thu hoạch sau khoảng 200 ngày gieo trồng,
nên nhổ cả gốc lẫn củ.
 b) Bảo quản:




Bảo quản bằng tủ lạnh: rửa sạch và chọn bỏ các củ dập hỏng rồi trải đều
ra hong khô trong thời gian một tuần. Lưu ý: Trong lúc hong hành khơng
nên phơi ngồi nắng nắng chỉ nên để ở nơi thống mát hong gió thơi.
Sau đó đem đi bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh.
Bảo quản hành tăm với cát: Cát sẽ giúp được bảo quản lâu dài và đảm
 bảo các chất dinh dưỡng. Hành tăm để nguyên rồi đem trải ra chỗ thoáng
mát để hong cho khơ. Sau đó lấy cát khơ vào một thùng xốp rồi tiến
6


 








hành vùi củ hành tăm vào đó. Lưu ý: Khi bảo quản, phải chọn cát thật
khô không được ẩm ướt để tránh trường hợp làm cho hành bị lên mầm.
Bảo quản với bao tải: rửa sạch hành tăm rồi hong khơ trong bóng mát
khoảng 1 – 2 ngày. Sau đó cho vào túi lưới thoáng và treo lên cao để
tránh ẩm ướt. Hoặc cũng có thể cho vào những bao tải lưới để trên cao
cũng bảo quản được 6 – 9 tháng mà không lo hư hỏng. Đồng thời vẫn
đảm bảo được hương vị tối ưu vốn có của loại củ này.
Bảo quản bằng cách sấy khô: thái mỏng rồi chiên vàng, sau khi chiên để
ráo mỡ cho hành được giịn. Sau đó cất vào trong hộp để vào ngăn mát
sử dụng dần dần.
Tuyệt đối không nên để hành tăm trong các túi nilon bởi như vậy sẽ tạo
sự bí hơi dẫn tới dễ thối hỏng. Nên đặt ở túi hoặc rổ đựng hành tại nơi
thống mát trong phịng bếp. Ngồi ra, khơng nên để ở những nơi có
nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ). Đồng thời cũng không nên để tại nhiệt độ
quá cao tránh làm hư hỏng.

5. Thành phần hóa học
Alium Schoenoprasum được nghiên cứu là có sự hiện của các hợp chất giàu lưu
huỳnh dễ bay hơi.
Các nghiên cứu khoa học sử dụng các phương pháp phân tích như sắc ký,
quang phổ,... đã chỉ ra được các nhóm chất có trong hành tăm.
Cụ thể như sau:
- Các dẫn xuất phenol: Dịch chiết hành tăm trong ethanol thu được hàm
lượng cao axit p-coumaric(8,50 μg / mL), axit ferulic (37,16 μg / mL),
axit sinapic và acid gallic (8,45 μg / mL).
- Hợp chất flavonoid: Hành tăm chứa nhiều loại flavonoid và hàm lượng

mỗi loại phân bố khác nhau ở mỗi bộ phận của cây. Các loại flavonoid
khác nhau như flavonol (quercetin, isoquercetin, rutin, myricetin),
flavanone (naringenin) và flavone (luteolin). Lá hành tăm chứa chủ yếu
kaempferol glucoside.
- Anthocyanins: Một số phức hợp tạo nên màu sắc cho cây hành tăm được
gọi là phức hợp anthocyanin-flavonol. Theo nghiên cứu, hoa và thân của
cây có chứa 4 chất anthocyanins, cụ thể là 3-( 3,6-dimalonylglucoside),
3-(6-malonylglucoside), 3-( 3-malonylglucoside) và 3-glucoside của
cyanidin
- Acid béo: Sau khi phân tích phần lá của hành tăm tìm thấy một lượng
đáng kể các acid béo như: axit linoleic (22,8–32,3%), linolenic axit
(34,4–38,7%), axit palmatic(24,5–25,9%).
- Steroid: Các nghiên cứu đã phát hiện trong hành tăm chứa bốn loại
glycoside spirostane mới và bốn loại saponin steroid đã biết. Ngồi ra
cịn có sitosterol, stigmasterol, campesterol và cholesterol.
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh: Các hợp chất tạo nên mùi và màu cho
hành tăm chứa lượng lớn những hợp chất của lưu huỳnh .Hai loại
disulfide được phân lập và xác định là methyl pentyldisulfide và
 pentylhydrodisulfide tạo nên mùi hương cho hành. Màu xanh của lá hành
7


 

tăm có các hợp chất lưu huỳnh như 2-metyl-2-butenal,2-metyl 2 pentenal, metyl-propyldisulphide và dipropyldisuphide.Các hợp chất
thiosulfinate chính được tìm thấy trong hành tăm là nhóm n-propyl,
nhóm metyl và 1-propenyl.

 
Tinh dầu thu được theo phân tích GC/ MS –TOF (phân tích kỹ thuật cụ thể có

độ phân giải cao, phân tích khối lượng chính xác, nhanh chóng và đầy đủ, thu
nhận phổ và tự động hóa). Kết quả thu được chứa hợp chất lưu huỳnh 5
(99,12% lá) và 4 (98,32% rễ).
Thành phần hóa học được xác định là bis- (2-sulfhydryl ethyl) disulfide
(72,06% lá, 56,47% rễ) là thành phần chính trong khi 2,4,5-trithiahexan (5,45%
lá, 15,90% rễ) và tris (methylthio) -methane (4,01% lá, 12,81% rễ) được phát
hiện với lượng nhỏ hơn.
6. Phương pháp chiết tinh dầu và thành phần chính
 Phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước
Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hịa tan, khuếch tán và lơi cuốn theo
hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp
xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh
dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời
gian nhất định. Trường hợp mơ thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo chi phương
dây dài thì khi chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những
hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch
tán trở nên khó khăn.
Trong trường hợp đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng
khơng hịa tan vào nhau, áp suất hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng
 phần. Do đó, nhiệt độ sơi của hỗn hợp sẽ tương ứng với áp suất hơi tổng cộng
xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách phân của hỗn hợp, miễn là lúc
đó hai pha lỏng vẫn cịn tồn tại. Nếu vẽ đường cong áp suất hơi của từng chất
theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng cộng, thì ứng với một áp suất,
ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp và nhận thấy là nhiệt độ
sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng hợp chất.
Tinh dầu của hành tăm được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất turbo.
 Kỹ thuật này tương tự như kỹ thuật cất kéo hơi nước thông thường. Sự khác
 biệt nằm ở việc lắp đặt một máy khuấy bằng thép không gỉ trong bộ máy. Nó
được trang bị các lưỡi cắt để cắt củ thành các mảnh nhỏ trong quá trình chưng
cất nhằm tăng và đẩy nhanh quá trình chiết xuất.

Cách tiến hành:
8


 

 Ngâm lá và củ tươi trong nước cất sau đó đem đi chưng cất bằng turbo hydro
 bằng thiết bị loại Clevenger (hình 3).

Hinh 3 Thết bị Clevenger 

Tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn nước sẽ chìm xuống trong khi nước nổi lên trên.
Một lượng tinh dầu bị mất do dòng chảy ngược của chúng vào thiết bị. Việc
chiết xuất tinh dầu được tối ưu hóa bằng cách thêm ete dầu mỏ vào hệ thống.
Dung môi này giữ các tinh dầu ở trên cùng để tránh sự gạn của chúng và hậu
quả là chúng bị mất đi.
 Sau đó, tinh dầu được tách và lọc qua natri sunfat để loại bỏ nước. Ete dầu mỏ
được làm bay hơi trong thiết bị bay hơi quay ở 40 ° C.Tinh dầu được thu và bảo
quản ở 4 ° C, tránh ánh sáng cho đến khi sử dụng. Sản lượng tinh dầu trên 1 tấn
nguyên liệu là: 1300 đến 2000 g.
7. Kiểm nghiệm
Phương pháp phân tích Sắc ký khí với detecơ khối phổ
Phổ khối lượng - MS (mass spectrometry) là phương pháp được sử dụng rộng
rãi hiện nay trong nghiên cứu hóa học, mơi trường, sinh học, độc học và rất
nhiều ngành khoa học khác nhau,...
 Nguyên tắc chung của phương pháp là khi cho các phân tử ở trạng thái khí va
chạm với một dịng electron có năng lượng cao thì từ các phân tử sẽ bật ra một
hay 2 electron và nó trở thành các ion có điện tích +1 (chiếm tỷ lệ lớn) và +2
ABC + e → ABC+* + 2e (1)
ABC + e → ABC+2 + 3e (2)

Loại ion (1) được gọi là ion gốc hay ion phân tử.
 Nếu các ion phân tử tiếp tục va chạm với dịng electron có năng lượng lớn thì
chúng sẽ bị phá vỡ thành nhiều mảnh ion, thành các gốc hoặc các phân tử trung
hòa khác nhau, quá trình này được gọi là quá trình phân mảnh (fragmentation)
9


 

ABC+* → A+ + BC*
ABC+* → AB+ + C*
AB+ → A+ + B
 Năng lượng của quá trình phân mảnh chỉ vào khoảng 30-100 eV, cao hơn năng
lượng ion hóa phân tử (8-15 eV). Q trình biến các phân tử trung hòa thành
các ion gọi là sự ion hóa. Các ion có khối lượng m và điện tích e, tỉ số m/e được
gọi là số khối z. Bằng cách nào đó tách các ion có số khối khác nhau ra khỏi
nhau và xác định được xác suất có mặt của chúng rồi vẽ đồ thị biểu diễn mối
liên quan giữa xác suất có mặt và số khối z thì đồ thị này được gọi là phổ khối
lượng [5]. Việc so sánh phổ khối lượng của chất nghiên cứu với thư viện phổ
được lưu giữ trong máy tính sẽ xác định được công thức cấu tạo của chất.
 Như vậy với kỹ thuật phân tích GC/MS khi các chất trong hỗn hợp được tách ra
khỏi nhau sau khi lần lượt đi ra khỏi cột sắc ký khí chúng đi vào hệ thống khối
 phổ. Khí mang sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp và đi vào vùng chân không để
được hút ra ngoài. Chất nghiên cứu sẽ được bắn phá để tạo thành các mảnh ion
có số khối khác nhau sau đó sẽ thu được phổ khối lượng của từng chất, từ đó
qua thư viện phổ sẽ xác định được công thức cấu tạo của chất.
8. Tác dụng dược lý
Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu:
Các amid acid N – p – coumaroyltyramin và N – trans – feruloyltyramin, acid
lunuloric và acid p – coumaric, tất cả các hợp chất không chứa lưu huỳnh phân

lập từ phân đoạn trong ethyl acetat của củ hành tăm, được chứng minh có tác
dụng ức chế prostaglandin và thromboxan synthetase. So cánh với aspirin, các
hợp chất từ hành tăm có tác dụng mạnh hơn. Adenosid phân lập từ phân đoạn
tan trong ” – butanol của củ hành tăm thể hiện hoạt tính ức chế đối với sự kết
tập tiểu cầu người in vitro. Ngoài ra, các saponin chimenosid từ hành tăm ức
chế sự kết tập tiểu cầu người gây bởi ADP, tác dụng này có thể so sánh được
với aspirin
Tác dụng trên vi sinh vật:
Tinh dầu và cao chiết ethanol hành tăm có tác dụng ức chế nấm Candida
albicans với nồng độ ức chế thấp nhất là 2 mg/ml, chứng tỏ hành tăm có hoạt
tính này yếu . Tinh dầu có tác dụng ức chế yếu Escherichia coli). Cao chiết
ethanol 95% là hành tăm có hoạt tính ức chế trực khuẩn lao in vitro.
Tác dụng chống oxy hóa:
 Hành tăm (phần trên mặt đất, có tác dụng chống oxy hố với nồng độ ức chế
50% (IC50) thấp hơn nồng độ này của dl – α – tocopherol nhưng cao hơn nồng
độ của quercetin .
Trong nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của củ, lá và cuống của hành tăm, đã
xác định hoạt độ các enzym chống oxy hoá, superoxyd dismutase, catalase,
 peroxydase, glutathion peroxydase, và định lượng malonyldialdehyd, các gốc
superoxyd, hydroxyl, glutathion khử và cả hàm lượng flavonoid toàn phần, các
clorophyl a và b, carotenoid, vitamin C và protein hoà tan. Các kết quả nghiên
10


 

cứu cho thấy cao chiết từ tất cả các bộ phận của cây thể hiện hoạt tính chống
oxy hố. Hoạt tính chống oxy hố cao nhất trong lá.
Tác dụng chống tế bào ung thư:
Đã chứng minh các loài Allium trong đó có hành tăm có thể giúp ngăn cản các

 bệnh ung thư, tim mạch và sự lão hoá. Đã áp dụng phương pháp quang phổ
cộng hưởng điện tử xoay tròn để theo dõi sự giảm các gốc oxy khi có mặt cao
chiết hành tăm trong chất đệm phosphat. Các kết quả cho thấy là hành tăm có
tác dụng chống oxy hố mạnh do chứa hàm lượng cao flavonoid tồn phần,
carotenoid, clorophyl và lượng rất thấp các gốc oxy độc .
Tác dụng hạ huyết áp:
Dịch chiết từ củ hành tăm làm giảm huyết áp ở chuột Wistar bằng cách tăng
lượng oxit nitric trong máu và do đó làm giãn mạch, một tác dụng tương tự như
thuốc giãn mạch tiêu chuẩn (isosorbidedinitrate).
Tác dụng chống viêm:
Dịch chiết hành tăm có tác dụng làm giảm thực bào trêm mơ hình gây viêm
 bằng dầu nhựa thơng trên chuột.
Tác dụng khác:
Hành tăm có tác dụng trị giun sán, giảm chướng bụng, làm dễ tiêu, lợi tiểu, long
đờm,chống viêm
9. Tình hình nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước của dược liệu và của
tinh dầu chiết xuất từ dược liệu đó.
a) Nghiên cứu tác dụng dược lý
 Năm 2004 nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa : Cao methanol phần trên mặt
đất của hành tăm được thử nghiệm về hoạt tính chống oxy hố biểu thị ở tác
dụng ức chế sự peroxy hoá acid linoleic, so sánh với quercetin và dl – α – 
tocopherol. Hành tăm (phần trên mặt đất, có tác dụng chống oxy hố với nồng
độ ức chế 50% (IC50) thấp hơn nồng độ này của dl – α – tocopherol nhưng cao
hơn nồng độ của quercetin. Trong nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của củ,
lá và cuống của hành tăm, đã xác định hoạt độ các enzym chống oxy hoá,
superoxyd dismutase, catalase, peroxydase, glutathion peroxydase, và định
lượng malonyldialdehyd, các gốc superoxyd, hydroxyl, glutathion khử và cả
hàm lượng flavonoid toàn phần, các clorophyl a và b, carotenoid, vitamin C và
 protein hoà tan. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết từ tất cả các bộ phận
của cây thể hiện hoạt tính chống oxy hố. Hoạt tính chống oxy hố cao nhất

trong lá.
 Năm 2006 nghiên cứu về tác dụng chống ung thư: các nghiên cứu cho thấy rằng
thành phần có trong hành tăm (metyl trisulfit (58,3%) và trans-propenyl metyl
disulfit (12,02%) có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư do hóa học gây ra ở mơ
hình động vật bằng cách thay đổi q trình chuyển hóa chất gây ung thư. Ngăn
chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong nuôi cấy và in vivo bằng cách gây ra
sự bắt giữ chu kỳ tế bào và cảm ứng quá trình apoptosis. Ức chế hình thành
mạch và di căn thực nghiệm bởi các thành phần trong hành tăm.
11


 

 Nghiên cứu tác dụng trên vi sinh vật: Diallyl sulfua trong hành tăm được nghiên
cứu chứng minh là có thể ức chế Escherichia coli O157: H7. Tinh dầu và cao
chiết ethanol hành tăm có tác dụng ức chế nấm Candida albicans với nồng độ
ức chế thấp nhất là 2 mg/ml.
 Nghiên cứu về tác dụng chống viêm năm 2014: tác dụng chống viêm của chiết
xuất lá hành tăm chống lại chứng viêm do dầu nhựa thông ở chuột. Trong số ba
liều thử nghiệm, tức là 25, 50 và 100% (w / w) dịch chiết có thể làm giảm thực
 bào.
 b) Nghiên cứu về thành phần hóa học
 Năm 1983: nghiên cứu các thành phần có mùi thơm dễ bay hơi của hành
tăm:Tổng cộng có 30 thành phần đã được xác định và dầu trung tính chủ yếu
chứa các hợp chất lưu huỳnh (16,8%). Các thành phần quan trọng nhất là
dipropyl disulfide, methyl pentyl disulfide, pentyl hydrodisulfide và (cis và
tram) 3,5-dietyl-1,2,4-trithiolan.Trong đó methyl pentyl disulfide và pentyl
hydrodisulfide chưa được mô tả trước đây.
 Năm 2006: nghiên cứu cho thấy methyl trisulfit và trans-propenyl methyl
disulfit có tác dụng chống ung thư trên mơ hình động vật

 Năn 2011: Nghiên cứu thành phần tinh dầu của lá và rễ của hành tăm.
 Năm 2012: phân lập bốn glycoside loại spirostane (1-4), và bốn saponin steroid.
Bốn trong số các hợp chất được phân lập đã được thử nghiệm về hoạt tính gây
độc tế bào chống lại các dịng tế bào ung thư ruột kết ở người HCT 116 và HT29.
 Năm 2014: Nghiên cứu thành phần hóa học trong tinh dầu hành tăm
 Năm 2017: Đánh giá về hóa thực vật, dược học và định hướng nghiên cứu
tương lai của hành tăm
 Năm 2018: Các phân tích về tinh dầu cho thấy lớp thành phần chính là các hợp
chất lưu huỳnh hữu cơ chiếm khoảng 60% lượng tinh dầu được phân tích.
Trong số đó, di- và trisulfur mang propyl, và nhóm alkyl- hoặc alkenyl là những
nhóm có nhiều nhất. Thành phần chính của tinh dầu là metyl propyl trisulfide
(8,3%), tiếp theo là ( E ) -1-propenyl propyl disulfide (4,6%), dipropyl trisulfide
(4,6%), ( E) -1-propenyl propyl trisulfide (4,5%) và dipropyl disulfide (3,8%).
Thành phần định tính của dầu được phân tích có sự thống nhất chung với dữ
liệu được báo cáo trước đó, mặc dù sự phong phú tương đối của các hợp chất cụ
thể là khác nhau. Điểm đặc biệt của loại dầu được phân tích là dầu có nhiều hợp
chất dị vịng penta- / hexa- / hepta- (chứa một hoặc nhiều nguyên tử lưu huỳnh
và / hoặc nitơ). Trong số này, 4,6-dietyl-1,2,3,5-tetrathia đồng phân lập thể là
những chất có nhiều nhất.
c) Nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hành tăm vẫn còn hạn chế. Một số nghiên cứu
tiêu biểu như:
- Năm 2010: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây hành
tăm.
12


 

 Năm 2012: nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn- chống oxi

hóa từ dịch chiết củ hành tăm allium schoenosprasum - trường đại học Nha
Trang.
 Năm 2017: Thực trạng sản xuất hành tăm trên các vùng đất cát ven biển từ năm
2010-2014 tại tỉnh Quảng Trị.
 Năm 2018: phân lập một số hợp chất từ hành tăm.
 Năm 2019: đặc điểm sản xuất và chuỗi giá trị sản phẩm từ cây hành tăm ở vùng
cát tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Năm 2022: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng vi sinh
vật của hành tăm.
10. Giá trị thương mại của dược liệu và tinh dầu chiết xuất từ dược liệu đó
Cây hành tăm được xem là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao,
mang lại thu nhập từ 140 - 145 triệu đồng/ha. Trở thành giống cây trồng chủ lực
của các tỉnh miền Trung
TRỒNG: Các tỉnh miền Trung như là Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng
 Ngãi,…
 Năm 2014: Hà Tĩnh có 50 ha cây hành tăm
 Năm 2015: Quảng Trị có 348,3 ha
 Năm 2017: Thừa Thiên Huế có 250 ha
LỢI ÍCH:
Sử dụng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày như kho cá, gà,...
Sử dụng như một vị thuốc nam dùng để trị ho, cảm cúm
Hành tăm vẫn chủ yếu được bán dưới dạng củ ( chưa qua chế biến). Để nâng
cao giá trị của dược liệu thì cần phải chuyển thành các chế phẩm thương mại:
tinh dầu, thực phẩm chức năng hoặc thuốc
Các sản phẩm từ hành tăm:
Tinh dầu hành tăm: sử dụng để chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể, chăm sóc da,
dầu massage, mỹ phẩm, xà phòng và các sản phẩm khác. Giá: 18,95USD/10ml.
Cồn thuốc từ hành tăm: giá 120USD/1 lít năm 2022
11. Tiềm năng khai thác
Hành tăm trở thành giống cây trồng chủ lực của các tỉnh miền Trung:

THỪA THIÊN HUẾ
Cây ném là cây gia vị mang lại giá trị và nằm trong đối tượng được chú ý đưa
vào trong tái cơ cấu cây trồng của Thừa Thiên Huế. Diện tích cây ném trên toàn
tỉnh đạt 250 ha, phát triển chủ yếu trên vùng cát phía Bắc, đạt 220 ha (chiếm
90%) tập trung ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Năng suất ném lá đạt
trung bình 5 tấn/ha, ném củ 3 tấn/ha. Ném là cây trồng cho thu nhập cao trong
số cây rau, màu ở vùng cát, trung bình đạt 150,59 triệu đồng/ha.Chuỗi cung sản
 phẩm ném theo kênh chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ:
13


 

95% (ném lá) và 55% (ném củ). Trong đó, 55% ném lá và 30% ném củ được
 bán ra ngoài tỉnh và bán sang Lào. Phần còn lại, 5% ném lá tự tiêu dùng được
 bán tại chợ địa phương và 40% ném củ để lại làm giống. Về thu nhập, 58% giá
trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần
còn lại 42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân
 phối.
HẢI LĂNG
Mơ hình hành tăm – đậu xanh cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay,
hành tăm vùng cát Hải Lăng đang khá được ưa chuộng tại địa phương và các
tỉnh lân cận. Việc trồng hành tăm khơng tốn nhiều chi phí, sau vụ hành tăm thì
trồng luân canh đậu xanh cải tạo đất nâng cao hiệu quả môi trường. Tỷ suất giá
trị sản xuất trên tổng chi phí của mơ hình hành tăm – đậu xanh đạt 3,65 lần và
tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí sản xuất đạt 2,65 lần. Giá hành tăm củ
hiện tại trên thị trường là 60–65 ngàn đồng/kg đối với hành tăm giống và 50–55
ngàn đồng/kg đối với hành tăm tiêu dùng. Năng suất của hành tăm vào khoảng
100–130 kg/sào tùy vào sự màu mỡ của đất và phân bón. Cây hành tăm mang
lại giá trị sản xuất cao, bình quân khoảng 6.325 ngàn đồng/sào. Tổng giá trị sản

xuất của mơ hình hành tăm – đậu xanh là 8.917 ngàn đồng/sào.
QUẢNG TRỊ
Diện tích trồng hành tăm của các hộ đạt 232,4–486,9 m2 /hộ (2010) và tăng lên
349,7–785,3m2/hộ (2014). Năng suất hành tăm giữa các nhóm hộ tăng lên hàng
năm, năm 2010 là 5,318–6,316 tấn/ha và tăng lên 5,886–6,394 tấn/ha năm
2014Giá trị và hiệu quả kinh tế trồng hành tăm trên đất cát ven biển tỉnh Quảng
Trị đã được khẳng định, mỗi ha hành tăm cho lãi ròng 156,16 triệu đồng/ha, cao
gấp từ 3,5–5,0 lần so với một số cây trồng phồ biến khác như khoai lang, đậu
đỗ, dưa các loại.
12.Công dụng
 Kháng khuẩn
Củ nén chứa nhiều vitamin C, có tính kháng khuẩn nên bạn có thể trị bệnh cảm
lạnh và cúm thơng thường.
Giàu chất chống oxy hóa
Củ nén chứa chất chống oxy hóa như lutein và zeaxathin giúp bảo vệ cơ thể
chống lại các gốc tự do gây hại. Đồng thời, còn khả năng tái tạo lại glutathione
 – chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tốt cho mắt
Lutenin và zeaxathin là hai chất có trong củ nén nên có khả năng loại bỏ gốc tự
do gây hại, giúp tránh khỏi những tác động tiêu cực đến đôi mắt.
Tăng cường sức khỏe cho xương 
Trong củ nén có hàm lượng vitamin K cao nên có thể giúp xương chắc khỏe,
tránh tình trạng lỗng xương và ổn định mật độ xương.
Tăng cường hệ miễn dịch
14


 

Selen được biết là một loại chất có trong củ nén nên giúp tăng cường hệ miễn

dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cịn theo Đơng Y thì củ nén có vị cay, tính ấm nên giúp ấm tỳ vị, giảm ho, sát
khuẩn, trị cảm hàn, ngộ độc chì,..
13. Các bài thuốc dân gian/kinh nghiệm dân gian phối hợp sử dụng
Hành tăm là vị thuốc quý và được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh thường
gặp như:
- Giải cảm: Lấy 1 nắm củ hành tăm giã nát, hòa với ít nước để uống đồng
thời lấy lá hành tăm vò nát với gừng cho vào túi vải hay khăn dùng để
đánh gió bên ngồi cho người bệnh.
- Ho gà: lấy củ hoặc lá hành tăm giã nát hấp cách thủy với đường phèn,
lấy nước uống.
- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: Đối với người lớn lấy 1 ít hành tăm
đập dập, xào nóng lên rồi đắp vào bàng quang. Trẻ nhỏ đang bú mẹ thì
lấy 4g hành đập dập cùng với 1 chén sữa mẹ hấp cách thủy lấy ra cho trẻ
uống nóng.
- Chấn thương máu tụ: Lấy hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã nát
củ hành tăm đắp lên vết thương bên ngoài để qua đêm.
- Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Trồng hành tăm quanh nhà để xua đuổi
rắn độc. Khi bị trùng thú cắn nên nhai 1 nắm hành tăm, nuốt 1 nửa cịn 1
nửa đắp lên vùng bị cắn sau đó kết hợp với Tây Y để điều trị.
- Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hịa rượu uống.
- Thổ tả nguy cấp: Giã nát 100g hành tăm sao nóng lên rồi chườm lên rốn,
khi hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.
- Côn trùng chui vào tai: Vắt nước củ hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự
chui ra.
- Nghẹt mũi, thở khơng thơng: Lấy 1 ít hành tăm sắc lấy nước uống ngày
2-3 lần, vài ngày sẽ khỏi.
- Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát, vắt nước cốt trộn với 40ml dầu
vừng hoặc dầu lạc để uống.
- Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Gĩa nát 100g lá hành tăm lấy nước

xoa khắp cơ thể.
- Trị chứng chảy máu cam: Nấu cháo với 100g hành tăm để cả rễ rồi cho
thêm ít dấm, ăn nóng.
- Trị trẻ em hói đầu: Nấu nước hành tăm gội đầu rồi giã nát rồi trộn với ít
mật bơi lên chỗ hói.
- Chữa viêm khớp: 60g củ hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng
vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
- Chữa mụn nhọt: Củ hành tăm nướng rồi giã nát đắp vào mụn nhọt khi
cịn nóng.
- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, giã nát nắm hành tăm
trộn với nước tiểu trẻ em chắt lấy nước uống.
- Chữa viêm tuyến vú: Hấp 20-30g hành tăm đắp chườm vào chỗ bị đau.
- Chữa đau thần kinh sườn: 100g củ hành tăm tươi, 2 củ gừng sống, 2
miếng củ cải trắng đem giã nát, sao nóng cho vào khăn vải đắp vào chỗ
đau.
15


 

- Chữa tay chân tê: Củ hành tăm 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống.
 Ngày 2 lần.
Lưu ý: Hành tăm không được dùng chung với mật ong (sẽ gây buồn nơn,
chóng mặt), kỵ với thuốc thường sơn, thục địa, sinh địa. Tháng giêng
khơng nên ăn nhiều hành tăm vì dễ bị chứng phong chạy trên mặt.
14.Chế phẩm
Tinh dầu tràm ngâm củ nén Mệ Đoan điều trị cảm cúm, kháng khuẩn (50ml)

Công dụng
Tinh dầu tràm kết hợp với củ nén mang lại hiệu quả tối đa trong việc:

- Phòng và điều trị cảm cúm, trúng gió, ho, ngạt mũi, long đờm.
- Kháng khuẩn cực tốt, giữ ấm cơ thể.
- Phòng và điều trị muỗi, côn trùng cắn.
- Giảm đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da do vi khuẩn, nấm.
Cách dùng
 Người lớn:
Bôi lên trán, cổ, ngực, bụng, bàn chân, vùng bị đau.
Dùng xoa bóp, cạo gió, xơng hơi, hít, bơi vào vết cơn trùng cắn.

Pha vào nước ấm để tắm ( 5 đến 7 giọt khi tắm cho trẻ sơ sinh).

Xông hơi bằng đèn tinh dầu.
Trẻ sơ sinh

Hàng ngày sau khi tắm xong, nên xoa 1 ít dầu tràm lên ngực, gan bàn
chân, lưng, cổ để giữ ấm cho bé phòng ho và cảm lạnh.

Mát xa nhẹ nhàng khắp người bé vừa giữ ấm và giúp cho bé thư giãn,
thoải mái.



16


 

Khi bị muỗi, kiến cắn, các bạn hãy dùng tinh dầu tràm xoa vào ngay chỗ
 bị cắn của bé.

Đối tượng sử dụng: Sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt sử
dụng rất tốt cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
Tinh dầu khuynh diệp ngâm củ nén Mệ Đoan phịng, điều trị bệnh về đường 
hơ hấp (30ml)


Cơng dụng

Hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, làm ấm ngực.

Hỗ trợ long đờm.

Chống muỗi và côn trùng.

Bôi vết muỗi đốt, cơn trùng cắn.

Giảm nghẹt mũi.
Cách dùng
Mẹ có thể sử dụng tinh dầu theo nhiều cách tùy theo nhu cầu:
Tăng khả năng phòng bệnh, kháng khuẩn: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào
khẩu trang trước khi mang.

Giải cảm: Nhỏ 3-4 giọt vào thau nước nóng, lấy 1 cái khăn to trùm đầu
và xông trong 5 phút.

Trị cảm cúm, cảm lạnh: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào nước tắm nhằm giữ
ấm cho bé, xoa một lượng nhỏ tinh dầu vào tay rồi mát xa nhẹ nhàng
lòng bàn chân cho bé ngày 3- 4 lần.

Xông hơi thư giãn, đuổi muỗi: Nhỏ 5-10 giọt tinh dầu vào bình xơng hơi

có khoảng 250ml nước nóng để khuếch tán tinh dầu.

Trị sổ mũi, nghẹt mũi, ho: Xoa một ít tinh dầu vào lưng, ngực bé, lịng
 bàn chân, mát xa nhẹ nhàng.
Đối tượng sử dụng
An toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Cồn thuốc từ hành tăm:


17


 

Thành phần chính: Hành tăm khơ có giấy chứng nhận organic, rượu, glycerin,
nước, không chứa: GMO, gluten, màu nhân tạo, kim loại nặng, chất bảo quản,
thuốc trừ sâu, phân bón.
Hướng dẫn sử dụng: Lắc kỹ trước khi sử dụng. Khi dùng, lấy khoảng 20-30 giọt
(1ml hoặc 1 lần bóp đầy bầu ống nhỏ giọt). Dùng tối đa 4 lần một ngày.

18


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Augusti KT. 1996. Therapeutic values of onion (Allium cepa L.) and
garlic (Allium sativum L.). Indian J Exp Biol. 34:634–640.
2. Barazani O, Dudai N, Khadka UR, Golan-Goldhirsh A. 2004. Cadmium

accumulation in Allium schoenoprasum L. grown in an aqueous
medium. Chemosphere. 57:1213–1218.
3. Benkeblia N. 2004. Antimicrobial activity of essential oil extracts of 
various onions (Allium cepa) and garlic (Allium sativum). Food Sci
Technol. 37:263–268.
4. Block E. 1992. The organosulfur chemistry of the genus Allium– 
implications for the organic chemistry of sulfur. Angew Chem Int Ed
(English). 31:1135–1178.
5. Blois MS. 1958. Antioxidant determinations by the use of a stable free
radical. Nature. 181:1199–1200. Bougourd SM. 1988. Genetic analysis
of flower colour variation in Allium schoenoprasum L. (wild chives).
Heredity. 60:253–256.
6. Bougourd SM. 1989. B-chromosome selection in AIlium
schoenoprasum. I. Natural populations. Heredity. 63:83–87.
7. Carotenuto A, De Feo V, Fattorusso E, Lanzotti V, Magno S, Cicala C.
1996. The flavonoids of Allium ursinum. Phytochemistry. 41:531–536.
8. Charles DJ. 2013. Antioxidant properties of spices, herbs and other 
sources. New York, NY: SpringerVerlag; p. 225–230.
9. Chen H. 2006. Chives. In: Peter KV, editor, Handbook of herbs and
spices. England: Woodhead Publishing Limited; p. 337–346.
10.Chopra RN, Nayar SL, Chopra IC. 1992. Glossary of Indian medicinal
 plants. New Delhi, India: Council of Scientific and Industrial Research;
 p. 11–12. Chovatiya R, Medzhitov R. 2014. Stress, inflammation, and
defense of homeostasis. Mol cell. 54:281–288
11.Nguyễn Viết Tuân, Đặc điểm sản xuất và chuỗi giá trị sản phẩm cây
hành tăm (Allium schoenoprasum L.) ở vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế,
Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12.Bùi Dũng Thể, đánh giá kinh tế mơ hình canh tác theo hướng thích ứng
với biển đổi khí hậu ở vùng cát huyện Hải Lăng, Tạp chí Khoa học Đại
học Huế:Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn.

13.Hồng Kim Toản, đánh giá thực trạng sản xuất hành tăm ( allium
 schoenoprasum) trên các vùng đất cát ven biển từ năm 2010 đến 2014 tại
Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn.
14.Nguyễn Văn Minh, Các phương pháp sản xuất tinh dầu, Báo điện tử
- Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu - Bản
tin khoa học cơng nghệ.
15.Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM [6]
Văn Ngọc Hướng (2003), Hương liệu và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
16.Phạm Thị Mỹ Loan (2012), Nghiên cứu chiết tách tinh dầu vỏ quả quất
 bằng phương pháp chưng cât lôi cuốn hơi nước, Đồ án tốt nghiệp đại
học, Đại học Nha Trang.
19


 

17. Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.
18.Ahmad, M.M., Salim-ur-rehman, Anjum, F.M., Bajwa, E. E. (2006),
Compara- tive physical examination of various Citrus pell essential oil,
Int. J. Agri. Biol., Vol. 8, No.2, p.186-190.
19. Thavanapong, N. (2006), The essential oil from peel and flower or Citrus
Maxima, Master Thesis, Dept. Pharmacology, Silpakorn University.

20




×