BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TIỂU LUẬN :
NGUỒN VỐN FDI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Giảng viên : PGS.TS ĐINH PHI HỔ
Người thực hiện : SV LỚP: TC09-K34
Tp.HCM, ngày 09-04-2010
TC09-K34
2
TC09-K34
Phần mở đầu:
Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố quan trọng.
Đối với Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cần phải có một lượng vốn
rất lớn. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, thu nhập bình quân
đầu người chưa cao thì việc tích lũy được một nguồn vốn khổng lồ là việc không khả
thi do đó việc huy động vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung cho tổng vốn đầu tư phát
triển có ý nghĩa chiến lược. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã
hội, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, là một cách tăng cường năng lực sản xuất
và chuyển giao công nghệ, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), tạo nguồn thu cho ngân sách và là một giải pháp tạo
việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Nhận thức vai trò to lớn của vốn đầu tư nước ngoài, Chính Phủ Việt Nam đã
ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn
cho các nhà đầu tư, đây là bước quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3
TC09-K34
I- Cơ sở lý thuyết :
1. Mô hình Harrod-Domar :
1.1 Luận điểm cơ bản :
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là vốn sản xuất tăng thêm có từ đầu tư và tiết
kiệm của một quốc gia.
Hệ số gia tăng vốn đầu ra : ICOR = K/Y
Tốc độ tăng trưởng đầu ra : g
Y
= s/ ICOR
1.2 Ý nghĩa :
Như vậy để đẩy nhanh tăng trưởng cần tiết kiệm để gia tăng đầu tư hoặc giảm hệ số
ICOR. Tuy nhiên ở một nước đang phát triển như Việt Nam với GDP/người thấp thì
khó mà nâng cao tỉ lệ tiết kiệm mặt khác ở các nước đang phát triển ICOR lại có xu
hướng tăng do vậy hướng khắc phục chính là thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.
2.Mở rộng mô hình Harrod-Domar :
Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư nước ngoài đem lại:
g
Y
= s
f
/ ICOR
S
f
= FDI + FII
II-Vai trò, ảnh hưởng của FDI : khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định
vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng
động nhất.
1.Về mặt kinh tế:
- FDI không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh
tế -xã hội mà đi kèm là cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh và năng kực
maketing.
- FDI góp phần làm tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng
trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công
nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong
ngành công nghiệp.
4
TC09-K34
- Hình thành các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại quan trọng của đất nước như
điện tử, tin học, viễn thông, giúp chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lí tiên tiến
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên
tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh
nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh
hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.
- FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhiều phương
diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn,
cơ cấu vốn đầu tư…
- FDI đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu
quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ.
- FDI đóng góp đáng kể vào Ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô: như cân đối
ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc
chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ. Thuế do các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình
quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm.
- Các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2. Về mặt xã hội:
- FDI góp phần cải thiện nguồn nhân lực: từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản
lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, tiếp cận được với khoa học, kỹ
thuật
- Góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng
dân cư.
- Khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và lao động
gián
5
TC09-K34
- Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới phương thức quản lý
để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh
nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị
trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.
3. Về quan hệ đối ngoại :
FDI tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và
đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy
nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên của
ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư
nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.
4. Về mặt môi trường :
Đa số các doanh nghiêp có vốn FDI tuân theo các tiêu chuấn môi trường của nước
được đầu tư hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là do họ được trang bị
những ứng dụng tiên tiến nhất của khoa học công nghệ về xử lý chất thải…
So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, FDI có những ưu điểm cơ bản sau
đây:
- FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế
như ODA hoặc vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài Do vậy, FDI là
hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro.
- Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp. FDI mang
III-Hiện trạng, thách thức :
1. Thực trạng :
Năm 2007, vốn FDI tăng đến 93,2% với mức đăng ký đạt 21,3 tỷ USD. Năm
2008, mặc dù lạm phát tăng cao nhưng vốn FDI vẫn tăng gấp gần ba lần với số vốn
đăng ký đạt 64 tỷ USD. Tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp (năm 2007 chỉ đạt 38%,
năm 2008 chỉ đạt 18% so với vốn đăng ký) do khả năng tiếp nhận của chúng ta còn
kém.
6
TC09-K34
Năm Số dự án
Tổng vốn đăng ký
(triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện
(triệu USD)
2000 391 2838,9 2413,5
2001 555 3142,8 2450,5
2002 808 2998,8 2591,0
2003 791 3191,2 2650,0
2004 811 4547,6 2852,5
2005 970 6839,8 3308,8
2006 978 12004,0 4100,1
2007 1544 21347,8 8030,0
Prel. 2008 1171 64011,0 11600,0
(Nguồn : Tổng cục tống kê)
Năm 2009 khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho FDI vào Việt
Nam giảm đáng kể. Tổng vốn đầu tư đăng ký gồm cả cấp mới và tăng thêm trong năm
2009 là 21.48 tỷ USD bằng 30% của 2008. FDI là một trong hai lĩnh vực kinh tế của
Việt Nam bị tác động nhanh nhất và mạnh nhất cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI cũng đã nhanh chóng
phục hồi, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua đáy suy giảm, duy trì tăng
trưởng dương với tốc tộ tăng 5,32% so với năm trước. Đặc biệt trong khi cả nước
nhập siêu 12 tỷ USD thì khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ USD.
Cơ cấu FDI vào Việt nam trong năm 2009 đã cho thấy một sự chuyển dịch rõ nét
khi mà lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn
nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD cam kết. Lĩnh vực kinh doanh bất
động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vốn đứng
thứ ba với 2,97 tỷ USD.
Cơ cấu đầu tư theo địa bàn có sự chuyển dịch tích cực. Bên cạnh các địa bàn thuộc
vùng kinh tế trọng điểm, nguồn vốn FDI đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn
khác thuộc các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long.
Vốn thực hiện tăng nhanh đã khiến tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
gia tăng. Khu vực FDI là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
GDP chung và tỷ trọng của khu vực kinh tế FDI trong GDP vẫn tiếp tục tăng lên qua
các năm.
2. Thách thức :
Mặc dù Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư
nước ngoài, nhưng vẫn còn những tồn tại cần phải giải quyết trong môi trường đầu tư.
7
TC09-K34
Về cơ sở hạ tầng: Trước hết là về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông còn
yếu kém. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của
kinh tế và dòng đầu tư của nước ngoài. Việc cung cấp điện, thông tin liên lạc, giao
thông chưa đủ độ tin cậy đang làm tăng thêm chi phí thời gian và tiền bạc cho doanh
nghiệp.
Chính sách giá : chưa hợp lý, chi phí đầu tư vô Việt Nam cao, chi phí cho đất đai
ngày càng tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, làm nản lòng
các nhà đầu tư.
Về môi trường pháp lý : hệ thống toà án và thực thi luật pháp còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân do các thủ tục hành chính còn rườm rà và chi phí cao, thiếu tính minh
bạch, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu
đồng bộ và nhất quán gây nhiều khó khăn cho cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như
hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự
án. Đặc biệt là các công ty luật, đa số hoạt động kém hiệu quả và chi phí lớn đã làm
giảm lòng tin đối với nhà đầu tư.
Về công tác quy hoạch: còn yếu và thiếu, đặc biệt việc phân cấp triệt để việc cấp
phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung.
Nhiều địa phương cấp phép tràn lan.
Về nguồn nhân lực : Một lợi thế của Việt Nam là nguồn nhân lực rẻ và dồi dào,
nhưng nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao còn rất thiếu. Tính đến nay
chúng ta chỉ mới có khoảng 32% lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật nhưng
chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa cao, chưa đồng đều và sử dụng chưa hiệu quả,
trong khi đó con số này của các nền kinh tế công nghiệp mới là 60 - 70%. Ngoài ra lao
động Việt Nam có thể lực yếu, tác phong công ngiệp và trình độ ngoại ngữ kém
Về xúc tiến đầu tư : còn nhiều bất cập chưa thực sự hiệu quả, chưa phong phú, còn
chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một
chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống;
trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều
kiện hoạt động.
8
TC09-K34
Vấn đề môi trường : Việc xử lý chất thải của các dự án FDI tập trung tại các khu
công nghiệp đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã
hội.
Ngoài ra, dịch vụ hành chính, hệ thống thuế, hải quan cũng còn nhiều bất cập và
chưa đồng bộ. Các dự án FDI chậm được triển khai hoặc giải ngân không đúng tiến độ
do các vướng mắc trong vấn đề đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng.
Có thể thấy nếu các điều kiện không sớm được cải thiện, các hạn chế không được
giải quyết thì chắc chắn nguồn vốn FDI đã cấp và sắp được cấp phép sẽ chỉ tăng trên
giấy, khó mà biến thành hiện thực được.
IV- Một số giải pháp đề ra :
1.Thứ nhất, giải pháp về luật pháp, chính sách :
- Sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn
thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của
Việt Nam với WTO.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình
phúc lợi.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và
vốn thực hiện.
- Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; tác động xấu đến môi trường;
thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân
nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết
mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Tiếp tục nâng cao chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà
đầu tư.
2.Thứ hai, giải pháp về cải cách hành chính:
- Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế ‘liên thông-một cửa’ ở các cơ quan cấp giấy
chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức.
9
TC09-K34
- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài.
- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh
Giấy chứng nhận đầu tư .
3.Thứ ba, giải pháp về quy hoạch
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; điều chỉnh các
quy hoạch đã lạc hậu . Công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt
bằng; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả.
4.Thứ tư, giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ
tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
-Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các lĩnh
vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường; hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất
lượng dịch vụ đường sắt.
- Giải quyết tốt việc cung cấp điện. khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các
loại năng lượng mới.
- Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ
cảng biển
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông
và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
5.Thứ năm, giải pháp về nguồn nhân lực :
- Đẩy nhanh đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm nay-2010.
Theo đó, ngoài việc nâng cấp hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm
khu vực, phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn
vốn khác nhau.
- Điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
6.Thứ sáu, giải pháp về giải phóng mặt bằng :
- Thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả
năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để
chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn.
10
TC09-K34
- Chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết,
đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.
7.Thứ bảy, giải pháp về phân cấp :
Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như hiện nay, tăng
cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các
dự án đầu tư nước ngoài.
8.Thứ tám, giải pháp về xúc tiến đầu tư :
- Vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia .có chính sách riêng đối
với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ,
Nhật Bản
- Xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục đầu tư quốc gia làm cơ sở cho
việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này.
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh
mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển
ngành, địa phương.
- Thành lập bộ phận Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tư tại một số địa bàn trọng
điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến
thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước
ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này.
đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến
công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-
thương mại-du lịch.
- Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài. Nâng cấp trang
thông tin điện tử về FDI cập nhật và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư bằng một số
ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,
tiếng Hàn, tiếng Nga)
9.Thứ chín, một số giải pháp khác :
- Cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, song điều đó không có
nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vô phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất,
công nghiệp nặng .phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, tập trung thu hút
11
TC09-K34
FDI vô các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công nghiệp
nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế.
- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với
các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn của các dự án đang hoạt
động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố
lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo
hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
- Các chính sách của Chính phủ Việt Nam về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
chuyển đổi hoạt động các tổng công ty, tập đoàn đặc biệt là thông qua việc bán một số
doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo dòng cho vốn FDI chảy
mạnh vào Việt Nam.
V - Dự báo FDI tại Việt Nam 2010 :
Cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, luồng vốn FDI sẽ phục hồi
trong ngắn hạn khi mà các nhà đầu tư ngày một lạc quan hơn về khả năng phục hồi và
phát triển của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Với xu thế phục hồi này, Việt Nam
được đánh giá là có nhiều triển vọng để nâng cao nguồn FDI. Khả năng phục hồi
nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam sẽ cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư nước
ngoài và thúc đẩy luồng vốn FDI chảy vào trong nước.
Các chính sách của Chính Phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi
hoạt động các tổng công ty, tập đoàn đặc biệt là thông qua việc bán một số doanh
nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài … cũng sẽ tạo dòng cho vốn FDI chảy mạnh
vào Việt Nam.
Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng đầu năm vừa được Cục Đầu
tư nước ngoài công bố. Trên hầu hết các “mặt trận”, số liệu FDI đã cho thấy sự tăng
tốc đáng kể. Giải ngân vốn FDI tiếp tục ấn tượng khi đạt khoảng 900 triệu USD trong
tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD,
tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009.
Ước tính dòng vốn đăng ký trong năm 2010 sẽ giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở
mức cao, khoảng 22-25 tỷ USD tăng 10% so với năm 2009 với trọng tâm là thu hút
các dự án công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, đưa
12
TC09-K34
tổng vốn đăng ký của 5 năm 2006-2010 có thể lên tới mức 135 tỷ USD. Với tổng số
vốn đã giải ngân từ năm 2006 đến hết năm 2008 là 23,6 tỷ USD, đạt 94,4% mục tiêu
đặt ra cho cả kỳ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Việc thực hiện vượt mức mục tiêu ban
đầu đặt ra là hoàn toàn khả thi.
Vốn FDI sẽ chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số vốn đầu tư khu vực tư nhân. Ước tính
trong 10 năm tới, Việt Nam cần khoảng 1.000 tỷ USD để phát triển kinh tế trong đó
phần đầu tư trong nước ước tính khoảng từ 30-40%, phần còn lại từ 60-70% là đầu tư
nước ngoài.
Phần kết luận :
Bài tiểu luận đã đưa đến cái nhìn tổng quan hơn về những ưu điểm của FDI, tác
động to lớn đến nền kinh tế cũng như thực trạng ở Việt Nam và một số giải pháp để
tăng huy động FDI. Ở đây bài viết chỉ tập trung, xoáy sâu vào những lợi ích mà nguồn
vốn FDI mang lại mặc dù FDI cũng có những nhược điểm nhất định và được ví như
13
TC09-K34
“một con dao hai lưỡi” . Nhận thức được những tác động của FDI, Chính phủ đã, đang
và sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp thúc đẩy nguồn vốn này. Điều này cũng đòi hỏi
sự hợp tác cũng như hỗ trợ của mọi nguồn lực trong nước. Một sinh viên cũng phải
nhận thức đang góp phần quan trọng vào quá trình này vì họ chính là nguồn vốn nhân
lực trình độ cao của quốc gia cũng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo :
1. Hà Thị Ngọc Oanh (1998). Liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. NXB
Giáo Dục
2. PTS.Phạm Đắc Nguyên (1999). Những nội dung kinh tế tài chính của đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam. NXB Tài chính
14
TC09-K34
3. Lê Văn Châu (1995). Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam.
NXB Chính Trị quốc Gia
4. Website Báo Kinh tế Việt Nam: ""
5. Website Cục đầu tư nước ngoài (FIA): ""
6. Website Tổng cục thống kê Việt Nam: ""
15