Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.87 KB, 33 trang )




Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra
Và Cá Basa

Cá tra ăn tạp hơn nên mau lớn hơn cá basa. Nếu nuôi cá basa 8-9 tháng,
chúng sẽ đạt trọng lượng trung bình lkg/con. Còn với trọng lượng đó thì chỉ
cần nuôi cá tra trong vòng 6-7 tháng.

Hình minh họa
Tuy cá tra có giá bán trên thị trường rẻ hơn cá basa vàỉ ngàn đồng/kg, nhưng
do cá tra ít bệnh và có thể nuôi ở mật độ dày nên người ta thích nuôi cá tra
hơn (cá tra: 30 - 40 con/m2, cá basa: 5-10 con/m2).
Nếu nuôi cá tra, bạn sẽ chủ động được con giông và thời vụ, bởi một con cá
tra cái đẻ được 30.000 -40.000 trứng, còn một con cá basa cái chỉ đẻ được
15.000- 20.000 trứng.
Cá tra ít mỡ hơn cá basa và tỷ lệ thịt philê nhiều hơn. Tuy nhiên, trong mỡ cá
basa lại có một ưu điểm là cổ một loại acid béo không no có tác dụng làm
giảm béo phì nên được nhiều người ưa chuộng.
Nhìn chung, xét về dinh dừỡng thì philê cá tra và cá basa có hàm lượng dinh
dưỡng như nhau, nhưng do thói quen tiêu dùng nên ngưởi ta chú ý đến cá
basa nhiều hơn.
Muốn phân biệt hai loại cá này, bạn chỉ cần nhìn ngoại hình của chúng là có
thể nhận ra những đặc điểm riêng giữa chúng. Nhưng khi cá đã sơ chế rồi thì
làm sao phân biệt? Bạn hãy nhìn sớ thịt cá. Miếng philê cá tra có sớ thịt xiên
và dài, còn philê cá basa thì ngắn hơn, dày hơn, sớ thịt ngang và thịt hơi trắng
hơn so với cá tra.
I. NUÔI CÁ TRA TRONG AO
1. Ao nuôi
Bạn sử dụng ao có diện tích từ 500m2 trở lên, độ nước sâu khoảng 1 - l,5m.


Bạn phải chủ động được nguồn nước này và đảm bảo nguồn này phải sạch,
không ô nhiễm bởi nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy
công nghiệp, các hoá chất độc hại, phèn, rác rưởi, xác động vật
Ao có hệ thống công tháo, cấp nước dễ dàng.
2. Chọn cá cha mẹ
Bạn cần chọn cá đực khoảng 2 tuổi và cá cái từ 3 tuổi trở lên. Cả hai đều cần
có trọng lượng từ 2,5kg trở lên, khỏe mạnh, không dị tật, không mang mầm
bệnh để nuôi vỗ, chuẩn bị sản xuất cá giông trong tương ỉaỉ.
Bạn có thể nuôi chung cá đực và cá cái trong ao hoặc bè với tỷ lệ: 0,7 đực + 1
cái.
 Nuôi ao: Mật độ thả nuôi trung bình lkg cá cha mẹ/5m2.
 Nuôi bè: Mật độ trung bình lkg cá cha mẹ/0,5- lm3
3. Thức ăn
Để cá cha mẹ khỏe mạnh, phát triển khả năng sinh dục tốt nhằm sản xuất lứa
cá con đạt yêu cầu, bạn cần cho chúng ăn đủ số lượng và các chất dinh dưỡng
cần thiết. Các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá cần được cân
đối hợp lý, đặc biệt là hàm lượng đạm phải từ 30% trở lên mới giúp cá thành
thục sinh dục.
Về nguyên liệu chế biến thức ăn, bạn có thể sử dụng tổng hợp từ cá tạp tươi,
bột cá lạt, khô cá biển, con ruốc, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, cơm dừa,
rau xanh (như rau muống, rau lang ).
Bạn trộn những loại thức ăn kể trên, chế biến theo 4 công thức dưới đây rồi
cho ăn với khẩu phần hàng ngày 4 - 5%/trọng lượng cá. Mỗi ngày cho ăn 1-2
lần.
Công thức 1 Công thức 2
Cá tạp (vụn) tươi: 60%
Cám gạo: 9%
Premix khoáng, vitamin 1%
Rau xanh 30%
Cá vụn (khô): 35% Cám gạo: 15%

Bột bắp: 19% Premix: 1%
Rau xanh: 30%
Công thức 3 Công thức 4
Bột cá lạt: 20%
Cám gạo: 20%
Bột bắp: 19%
Premix: 1%
Rau xanh: 40%
Bột cá lạt: 25%
Cám gạo: 15%
Bột bắp: 19%
Premix: 1%
Rau xanh: 40%
II. NUÔI CÁ TRA ĐẺ
1. Chọn cá cha mẹ giống
Muốn sản xuất cá tra con, trước hết bạn cần quyết định nên chọn loài nào để
phối giống (ở Việt Nam có một số loài như: cá tra nghệ, cá tra dầu hay cá tra
yêu ). Bạn chọn cá cha mẹ thuần chủng, đạt tiêu chuẩn chất lượng và trọng
lượng của loài đố. Cả hai đều phải thuần thục sinh dục, khỏe mạnh.
Lúc chọn cá đực, bạn vuôt nhẹ gần lỗ sinh dục của nó, nếu thấy tinh dịch chảy
ra trắng đục và đặc như sữa là được. Đối với cá cái, bạn chọn những con bụng
to, mềm, trúng đều (màu vàng nhạt hay trắng sữa).
2. Phương pháp giúp cả đẻ
a. Tiêm kích dục tố
Bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp những loại kích dục tố dưới đây để tiêm
cá cha mẹ:
 HCG
 LRHa + DOM
 Não thụy của một số loài cá (mè trắng, chép trôii ).
Nếu bạn kết hợp nhiều loại kích dục tô' thì cần lây một loại làm chính và ch!

nên dùng một liều nhất định.
* Cách tiêm:
Đối với cá cái, bạn tiêm từ 2 đến 4 liều sơ bộ và 1 liều quyết định. Còn đối
với cá đực thì tiêm 1 liều quyết định cùng thời điểm với liều quyết định tiêm
cho cá cái.
Bạn tiêm vào cơ hoặc xoang cá, song tốt nhất bạn nên tiêm ở cơ. Mỗi lần
tiêm, bạn nên tìm vị trí khác nhau trên cơ của cá để tiêm.
Mỗi liều sơ bộ, bạn tiêm cách nhau 12 giờ hoặc 24 giờ. Giữa liều sơ bộ và
liều quyết định cách nhau từ 8 đến 12 giờ.
Lưu ý: Tùy theo loại kích dục tố và chất lượng trứng mà bạn áp dụng các liều
tiêm thích hợp.
Đối với HCG, bạn tiêm liều sơ bộ 300 - 1.000 UI (đơn vị quốc tế)/kg cá cái,
còn liều quyết định thì sử dụng 300 UI trở lên/kg cá cái.
Nếu thuốc công hiệu thì sau 8 – 12 giờ tiên liều quyết định, trứng sẽ rụng.
b. Vuốt và ấp trứng
Bạn đặt bàn tay vào chỗ chứa trứng phồng lên ở bụng cá, vuốt nhẹ cho trứng
rớt vào thau. Trứng cá tra là loại trứng dính, do đó bạn cần khử dính trước khi
ấp trứng trong bình vây hoặc sử đụng giá thể cho trứng dính rồi đặt vào bể ấp
sục khí.
* Cách khử dính:
Bạn có thể dùng axitanic hoặc một số chất khác để khử dính. Sau khi cho chất
khử đính vào trứng, bạn lấy lông gà khuấy đều 30 giây rồi chắt nước đó ra và
một số loài như: cá tra nghệ, cá tra dầu hay cá tra yêu ). Bạn chọn cá cha mẹ
thuần chủng, đạt tiêu chuẩn chất lượng và trọng lượng của loài đố. Cả hai đều
phải thuần thục sinh dục, khỏe mạnh.
Lúc chọn cá đực, bạn vuôlb nhẹ gần ỉỗ sinh dục của nổ, nếu thây tinh dịch
chảy ra trắng đục và đặc như sữa là được. Đối với cá cái, bạn chọn những con
bụng to, mềm, trúng đều (màu vàng nhạt hay trắng sữa).
2. Phương pháp giúp cả đẻ
a. Tiêm kích dục tố

Bạn cổ thể sử dụng một hoặc kết hợp những loại kích dục tố dưới đây để tiêm
cá cha mẹ:
 HCG
 LRHa + DOM
 Não thụy của một số loài cá (mè trắng, chép trôii ).
Nếu bạn kết hợp nhiều loại kích dục tô' thì cần lây một loại làm chính và ch!
nên dùng một liều nhất định.
♦ Cách tiêm:
Đối với cá cái, bạn tiêm từ 2 đến 4 liều sơ bộ và 1 liều quyết định. Còn đối
với cá đực thì tiêm 1 liều quyết định cùng thời điểm với liều quyết định tiêm
cho cá cái.
Bạn tiêm vào cơ hoặc xoang cá, song tốt nhất bạn nên tiêm ở cơ. Mỗi lần
tiêm, bạn nên tìm vị trí khác nhau trên cơ của cá để tiêm.
Mỗi liều sơ bộ, bạn tiêm cách nhau 12 giờ hoặc 24 giờ. Giữa liều sơ bộ và
liều quyết định cách nhau từ 8 đến 12 giờ.
Lưu ý: Tùy theo loại kích dục tố và chất lượng trứng mà bạn áp dụng các liều
tiêm thích hợp.
Đối với HCG, bạn tiêm liều sơ bộ 300 - 1.000 UI (đơn vị quốc tế)/kg cá cái,
còn liều quyết định thì sử dụng 300 UI trở lên/kg cá cái.
Nếu thuốc công hiệu thì sau 8 - 12 giờ tiêm liều quyết định, trứng sẽ rụng.
b. Vuốt và ấp trứng
Bạn đặt bàn tay vào chỗ chứa trứng phồng lên ở bụng cá, vuốt nhẹ cho trứng
rớt vào thau. Trứng cá tra là loại trứng dính, do đó bạn cần khử dính trước khi
ấp trứng trong bình vây hoặc sử đụng giá thể cho trứng dính rồi đặt vào bể ấp
sục khí.
* Cách khử dính:
Bạn có thể dùng axitanic hoặc một số chất khác để khử dính. Sau khi cho chất
khử đính vào trứng, bạn lấy lông gà khuấy đều 30 giây rồi chắt nước đó ra và
dùng nước sạch rửa trứng nhiều lần. Đến khi thấy trứng đã sạch, bạn cho
trứng vào bình vây để ấp.

Bạn điều chỉnh nưởc trong bình để trứng f- đều. Khoảng 18 - 24 giờ sau,
trứng sẽ nở. Giai đoạn nở tất cả trứng có khi kéo dài đến 30 giờ (tùy theo
nhiệt độ và khoảng cách giữa các lần cho trứng vào bình ấp).
Nếu không khử đính trứng, bạn sử dụng giá thể cho trứng bám vào (giá thể là
lưới nỉlon hoặc lưới căng trên một cái khung). Khi trứng đã thụ tình xong, bạn
lây lông gà đùa trứng đều trêa giá thể (đặt trong nước). Sau khi đã đùa trứng
đều, bạn treo giá thể trong nước ở bể ấp rồi sục khí cho đến khi trứng nở, sau
đố bạn lấy giá thể ra.
Nếu ấp trứng theo cách trên, bạn không cần thay nước liên tục.
3. Quản lý và thu cá bột
Sau khi cá nở 20 giờ, bạn tiến hành thu cá bột, không nên để quá giai đoạn
này, bởi vì sau khi hết noãn hoàng (thức ăn tạm thời của cá bột trong giai
đoạn đó) cá sẽ đối, buộc phải ăn thịt ỉẫn nhau để tồn tại. Như vậy, lượng cá
bột sẽ bị hao hụt.
Sau khi thu cá bột, bạn có thể bán ngay hoặc đưa xuông ao nuôi.
Lưu ý: Trong giai doạn cá bột còn trong bể, bạll cần thay nước bể nhiều lần.
Số lần thay nước tùy thuộc vào lượng cá bột có trong bể nhiều hay ít.
III. CÁCH ƯƠNG NUÔI CÁ TRA BỘT NHÂN TẠO
1. Cải tạo ao
Trước hết, bạn chọn ao có diện tích từ 1.000 - 2.000m2, có bờ bao chắc chắn,
loại bỏ tất cả cây tạp và ciỗ đại mọc chung quanh ao. Việc cung cấp và thoát
nước ao dễ dàng. Nguồn nước phải sạch.
- Kế tiếp, bạn bơm cạn nước trong ao, diệt hết cá tạp, cá dữ và địch hại (như:
cua, rắn, ếch, chuột ). Bạn có thể dùng chất Rôtênone để diệt (có trong dây
thuốc cá), liều lượng: lkg dây thuốc cá tươi/lOOm ao.
- Vét bùn ở nền đáy.
- Bón vôi: Rải đều đáy và chung quanh thành trong của ao, Liều lượng: 7 –
l0kg vôi/100m2 ao.
- Phơi đáy ao 1- 2 ngày.
- Cấp thoát nước vài lần để làm giảm mức độ phèn trong ao. Sau đó, bạn bơm

nước sạch vào ao qua hệ thống cống có lưới ngăn ở miệng cống, mực nước
sâu khoảng 0,3 - 0,4m.
- Thả giống trứng nước và trùn chỉ (5 lon trứng nước + 2 lon trùn chỉ /100m2
đáy ao).
- Bơm thêm nước vào để ao ngập khoảng 0,7 - 0 8 m. Rồi trong vòng 2 ngày
sau, bạn bơm thêm nước tíf từ vào ao để mực nước cao khoảng 1 - l,5m.
Kế tiếp, ban dùng phân chuồng ủ thật hoai (heo gà, cut ) hoặc phân vô cơ
(lân, urê ) để gây màu nước trong ao. Nếu sử dụng phân chuồng, bạn dùng
với liều ỉượng: 10 - 15kg phân/100m2 đáy ao; còn sử dụng phân vô cơ thì với
liều lượng: 0,5kg (lân + urê ị đều nhau)/100m2 đáy ao. Bao giờ thấy nước ao
chuyển sang màu vỏ đậu xanh hoặc xanh nhạt là được. Sau đó, bạn lấy lưới
ngăn một phần góc ao lại, thả cá tra bột (từ 1 đến 15 ngày tuổi) vào trong
phần lưới ngăn. Mật độ thả tùy bạn: 400 - 500 con/m2 ao hoặc 500 - 1.000
con/m2 ao.
Nếu bạn mua cá tra bột nhân tạo để ương, tốt nhất bạn nên chọn con giống từ
những trại sản xuất giống có uy tín. Cá tra bột phải cổ kích cỡ tương đối đều
nhau, màu sắc tươi sáng, bơi nhanh nhẹn, có lý lịch rõ ràng, cha mẹ chúng
phải là
loại cá có chất ỉượng tốt.
Trong quá trình vận chuyển cá bột, bạn phải tính lượng thời gian cụ thể khi
dem về thả trong ao nuôi để hạn chế tỷ lệ hao hụt cá, bởi cá tra rất háu I ăn,
chúng có thể ăn lẫn nhau ngay cả trong giai đoạn vận chuyển.
Chế biến thức ăn cho cá
- Lấy lòng đỏ trứng (gà, vịt) luộc chín, trộn với hỗn hợp cám ăn, đậu nành,
bột bắp và sữa bột theo tỷ lệ 1:3:1 rồi đem nấu chín, pha loãng, với nước sạch,
tưới vào ao. Cứ mỗi 10.000 cá bột,bạn dùng liều lượng: 20 lòng đỏ trứng,
200g đậu nành xay nhuyễn. Song bạn cần lưu ý, trong mùa dịch cúm H5N1,
bạn cần chọn loại trứng ở vùng không có dịch bệnh, có xác nhận của cơ quan
kiểm dịch thực vật rõ ràng. Nếu cẩn thận hơn bạn cổ thể không sử dụng trứng
cho cá ăn.

- Mỗi ngày cho cá ăn 4 - 5 lần, chủ yếu vào sáng sớm và chiều mát. Lượng
thức ăn bình quân: 0,5 - 0,8kg thức ăn/100m2 ao/ngày.
- Sau 10 ngày khi cá bắt đầu ăn móng bạn táng thêm 50% lượng thức ăn và bổ
sung thêm trứng nước và trùn chỉ.
- Để có thêm nguồn thức ăn cho cá, trước khi thả cá giông, bạn cổ thể gây
nuôi monia (trứng nước) trong ao bằng cách rải bột đậu nành trực tiếp xuống
ao (4 - 6 kg bột/1.000m2 ao).
- Để kích thích cá bắt mồi tích cực, bạn có thể trộn dầu gan mực (chuyên
dùng nuôi tôm sú) vào thức ăn của cá. Loại dầu này giàu vitamin A, rất tốt
cho cá bột trong giai đoạn phát triển.
- Từ ngày thứ 15 trở đi, bạn ương tiếp như sau: trộn thêm bột cá hoặc một ít
cá tạp xay nhuyễn (5-15%) vào thức ăn. Ngoài ra, bạn nhớ duy trì hàm lượng
dầu gan cá từ 1 đến 3% trong khẩu phần thức ăn tùy theo nhu cầu dinh dưỡng
trong từng giai đoạn phát triển của cá tra bột.
- Kế tiếp, bạn thay nguồn nước sạch vào ao rồi tháo lưới thả cá ra toàn bộ ao.
Sau khi ương được hơn 20 ngày, bạn có thể thay thế sữa bột bằng những loại
thức ăn sau: 70% hỗn hợp cá tạp, bột cá (kể cả Ốc bươu vàng) + 30% hỗn hợp
cám thực phẩm nấu chín để tạo độ dính cho thức ăn.
- Theo định kỳ, mỗi tuần từ 1 đến 3 lần, bạn trộn thuốc kháng sinh vào thức
ăn của cá trống suốt thời gian ương.
- Hàng ngày, bạn cần thay nguồn nước sạch vào ao để môi trường sống của cá
không bị nhiễm bẩn.
- Tính bình quân, chiều dài thân cá tính từ lúc bắt đầu ương như sau:
- Ương thành cá hương: Sau 3 tuần, cá đạt khoảng 0,7cm chiều dài thân.
- Ương cá giống: Sau 40 - 50 ngày, cá dạt 2cm chiều dài thân.
- Ương cá giống lớn: Sau 70 - 80 ngày, cá dạt khoảng 3 cm chiều dài thân.
IV. NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM
1. Chuẩn bị ao
Bạn có thể nuôi cá tra trong ao cổ diện tích từ vài trăm mét vuông đến vài
hécta đều được.

Ao nuôi cần có mực nước sâu khoảng 1,5 - 2m, bờ bao chắc chắn, và một
điều quan trọng là mực nước ao cần cao hơn mực nước sông cao nhất trong
năm. Ngoài ra, bạn cần có cống cấp thoát nước cho ao dễ dàng.
Trước khi thả cá, bạn chuẩn bỉ ao như sau:
- Dọn sạch cỏ và cây tạp xung quanh bờ ao, lấp hết hang hốc, và tu sửa bờ ao.
- Tháo cạn nước trong ao hoặc bơm, tát cạn. Bắt hết cá trong ao rồi thu gom
hết rác rưởi, rong rêu dưới đáy ao.
- Vét bùn đáy ao, chi để lại một lớp bùn dày từ 0,2- 0,3m.
- Lây vôi bột rải khắp bờ và đáy ao. Liều lượng: 7 - 10 kg vôi/l00m .
- Phơi đáy ao dưới nắng trời khoảng 2 m 3 ngày.
Sau đó, bạn cho nước từ từ vào ao qua ngăn lưới ỉọc để hạn chế cá dữ và
những loài địch hại khác.
2. Cá giống
Cá giếng phải khỏe mạnh, không dị tật và mang I mầm bệnh. Cá giông phải
cổ nguồn gốc cha mẹ rõ I ràng, không bị trầy xước, nhiều nhớt, và phải bơi lội
I nhanh (không thả những con có dấu hiệu lừ đừ, vì có I thể chúng đã bị bệnh
hoặc có vấn đề về sức khỏe).
Bạn chọn cá giông có chi.ều dài 10 - 12cm, nuôi I thả với mật độ 15 - 20
con/m2.
3. Thức ăn
Bạn cổ thể sử dụng nguồn thức ăn có sẵn ỏ địa phương, tự chế biến hợp lý để
bảo đảm hàm lượng đạm trong thức ăn vào khoảng 15 - 20%. Ngoài ra, bạn
cổ thể sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dành cho cá tra giống.
Dưới dây là một số công thức của loại thức ăn tự chế biến, bạn có thể áp dụng
để nuôi cá:

Công thức 1
Công thức 2 Công thúc 3
Nguyên liệu


Tỷ lệ (%) Nguyên liệu

Tỷ lệ (%) Nguyêu liệu

Tỷ lệ (%)
Cám gạo 60 Cám gạo 50 Cám gạo 60
Cá 1 vụn, 30 Bột bắp 25 Bột cá 20
đầu cá, ruột

Bột cá khô 15 Khô dầu 10
Rau xanh 10 Rau xanh 10 Rau xanh 10
Hàm
lượng %
đạm ước
tính
15-16 15-16 16-18
4. Cách cho ăn
Bạn xay nhuyễn các nguyên liệu, trộn đều với chất kết dính (như bột gòn
chẳng hạn) rồi rải từ từ I cho cá ăn cho đến hết thức ăn tự chê biến.
Mỗi ngày, bạn cho cá ăn hai bữa chính: sáng và I lúc chiều mát. Khẩu phần
thức ăn trung bình 5 - 7%/trọng lượng cá. Để biết tổng lượng thức ăn cần sử
dụng, bạn tính trên tổng số kg của đàn cá, trừ đi tỷ lệ hao hụt.
5. Quản lý và chăm sóc
Trong lúc cho ăn, bạn nên quan sát xem cặ có thích loại thức ăn tổng hợp kể
trên không. Nếu nhận thấy cá không tích cực ăn, bạn thử chuyển sang sử dụng
công thức thức ăn khác. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xem thức ăn có dư
nhiều sau khi cá ăn không. Nếu thức ăn bị thừa thì giảm sô'lượng lại, còn
thiếu thì táng lượng thức ăn lên trong mỗi bữa ăn của cá.
Cách vài tháng, bạn bắt một số cá bất kỳ ra khỏi ao rồi cân chúng để ước tính
được tỷ lệ tăng trọng bình quân của cá.

Cá tra có khả năng chịu đựng môi trường nuôi với mật độ cao và nước tù
đọng. Tuy nhiên, không nên vì thế mà bạn quên thay nước ao thường xuyên.
Nhờ nước sạch cá sẽ hạn chế được bệnh và táng trọng nhanh.
6. Thu hoạch
Sau 10 tháng nuôi kể từ lúc bắt đầu thả giống, bạn có thể thu hoạch cá. Lúc
này, cá cân nặng khoảng 0,7 - l,5kg. Bạn chỉ thu hoạch những con có trọng
lượng thương phẩm theo nhu cầu của thị trường, còn những con chưa đạt
trọng lượng thì giữ lại.
Xin lưu ý, sau mỗi đợt thu hoạch, bạn cần tháo cạn nước, cải tạo ao. Thực
hiện xong công đoạn này, bạn mới nuôi đợt kế tiếp.
V. NUÔI CÁ TRA XUẤT KHẨU
Nuôi cá tra xuất khẩu cũng là một hình thức nuôi cá thương phẩm tiêu thụ ở
thị trường nội địa. Tuy nhiên, nuôi cá xuất khẩu thì đòi hỏi cửa người tiêu
dùng cao hơn, đặc biệt ỉà người tiêu dùng ở các nước châu Âu và Mỹ
Khi nuôi cá tra xuất khẩu, người ta thường’ sử dụng loại cá tra thịt trắng.
Ngoài mục nuôi cá tra thương phẩm, thiết nghĩ chúng tôi cần bổ vSung thêm
một số kinh nghiệm của những người nuôi cá tra xuất khẩu thành công, đặc
biệt là kinh nghiệm của chị Phạm Ngọc Xuân ở xã Mỹ Hòa, thành phố Long
Xuyên (tính An Giang).
1. Ao nuôi
Dĩ nhiên bạn cũng cần chọn nơi làm ao cổ nguồn nước sạch dồi dào, dễ cấp
và thoát nước. Nhìn chung, không nên nuôi gần những khu chăn nuôi, cây
trồng tập trung để giúp cá tránh bệnh từ những vùng này.
Ao càng lớn thì khả năng trao đổi oxy càng nhiều, giúp cá mau lớn và ít bệnh
hơn. Muốn nuôi xuất khẩu, bạn nên đào ao từ 5.000m2 trở lên.
2. Hệ thống cống
Bạn nên đặt công bơm nổi để khi bơm nước vào ao, tạo ra nhiều bọt cung cấp
oxy cho cá. Nếu có điều kiện, bạn sử dụng thêm một vài ao dự trữ nước (xử lý
nước ao thật sạch rồi để lắng trước khi bơm vào ao nuôi).
Ao phải có hệ thông xả nước (đường kính ống rông) để trong 2 giờ có thể xả

từ 1/3 đến phân nửa lương nưởc trong ao. Nếu ao có diện tích lha, bạn cần
làm ông có đường kính 0,8 - lm.
3. Máy bơm
Bạn cần có máy bơm công suất lớn, có thể bơm 80 - 100% lưu lượng nước
trong một ngày. Khi cá có trọng lượng khoảng 600g, bạn bơm xả luân phiên
khoảng 15 - 20 giờ mỗi ngày.
4. Nước
Bạn có thể xử lý nước bằng các loại thuốc xử lý đáy ao khi cá còn nhỏ (dưới
300g). Lúc cá từ 300g trở lên, bạn có thể sử dụng clorin để khử trùng. Liều
lượng: l0kg/ha; 10 ngày xử lý một lần. Ngoài ra, bạn cố thể dùng vôi bột để
xử ỉý với liều lượng 1 tấn/ha ao.
5. Thức ăn
Nếu bạn cho cá ăn thức ăn tự chế biến với thành phần cá biển 30 - 50%/khẩu
phần thì cá rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu không bổ sung khoáng, vitamin thì cá
vẫn chậm ỉớn, thời gian nuôi kéo dài hơn, cá mới đủ trọng ỉượng thương
phẩm cần thiết.
Lưu ý, thức ăn tự chế biến thường làm ô nhiễm ao nuôi, nếu cá không tiêu thụ
hết thức ăn ngay trong bữa ăn. Do đố, tất nhất bạn nên sử dụng lóậi thức ăn
viên. Cá nhỏ cho ăn 3 lần/ngày; cá lớn: cho ăn 2 lần/ngày. Nếu môi trường
nước sạch, có nhiều oxy, cá sẽ tiêu thụ mạnh thức ân viên.
6. Phòng, trị bệnh
Để giúp cá cố sức đề kháng tốt, bạn cần sử dụng vitamin trộn vào thức ăn của
cá, mỗi tuần cho ăn 1 - 2 lần tùy theo thời tiết ở địa phương bạn. Khi trời quá
nóng hoặc quá lanh, bạn cần thay nước ao thường xuyên và bổ sung thêm
vitamỉn cho cá.
Thuốc kháng sinh rất cần để trị' bệnh cho cá, song nếu thấy không thật sự cần
thiết, đừng bao giờ bạn sử dụng thuấc kháng sinh.
Vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 6 - tháng 7, cá thường ít ăn, dễ bị bệnh.
Nước mưa có thể làm trôi 66 những chất ô nhiễm có trên mặt đất xuống ao.
Vì thế, bạn cần chú ý đến chất lượng nước trong ao. Nếu thấy nước bị ô

nhiễm thì xử lý ngay.
Vào tháng 11 - tháng 12, thời tiết có thể lạnh hơn. Khi đó, bạn cho cá ăn vừa
phải, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin c để cá đủ sức kháng
bệnh.
Về cách trị bệnh cho cá, bạn tham khảo ở chương ba. Còn ở đây, chúng tôi
xin nói thêm đôi điều.
Cỏ mực trị bệnh cho cá rất tốt, nhất là trị bệnh đốm đỏ. Để phòng bệnh, bạn
cho cá ăn cỏ mực 7 ngày/tháng. Nếu cá bệnh, bạn cho chúng ăn liên tuc 15
ngày: 25 - 80kg cỏ tươi/5.000m2 ao. Ngoài ra, ban có thể sử dụng thêm thuốc
Sobitol, Glycin, Menthion trong những trường hợp cần thiết.
Nhìn chung, thả cá với mật độ càng thưa thì cá càng ít bệnh, tăng trưởng
nhanh và càng dễ xử lý nước. Nếu thả với mật độ 10 - 15 con/m2 (nuôi thưa)
thi sẽ rất đơn giản trong khâu xử lý nước, còn nuôi 30 con trở lên/m2 thì cần
xử lý nước thường xuyên.
VI. GIÚP CÁ TRA CÓ THỊT TRANG
Trên thị trường, cá tra thịt trắng bao giờ cũng có giá cao hơn cá tra thịt vàng.
Thịt và mỡ của cá tra bị vàng cổ nhiều nguyên nhân sau:
1. Di truyền và giống
Ở nước ta có một loại cá da trơn mà người dân thưởng gọi là cá tra nghệ
(Pangasius Uunyii), còn gọi là “bông ìau nghệ”. Loại cá này có da thịt màu
vàng như nghệ, nhưng thịt lại thơm ngon. Người ta thường khai thác loài này
trong thiên nhiên là chính, số lượng nuôi không nhiều. Vào năm 2001, Trung
tâm Nghiên cứu Sản xuất giống Thủy sản An Giang đã cho sinh sản nhân tạo
loài cá này. Tuy nhiên, con giống vẫn chưa chiếm số lượng nhiều trong các
loại cá tra đang được nuôi thương mại.
2. Bệnh
Thông thường, nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh (liên quan tới gan và mật)
thì da cá sẽ bị vàng. Tác nhân gây bệnh chính là loài giun sán ký sinh trong
túi mật. Ngoài việc cá bị vàng da, nếu tình trạng bệnh nặng, cá sẽ bỏ án rồi
chết. Khi bị bệnh này dẫn đến vàng da thi khả năng -iehuyển hóa thức ăn và

hấp thu thuốc của cá suy giảm, điều trị rất khố khăn.
Tốt nhất, ta nên phòng bệnh cho cá bằng cách sử dụng thuốc tẩy giun sán định
kỳ cho chúng. Hiện nay, không có thuốc tẩy giun sán chuyên dùng cho cá. Do
đó, bạn cổ thể tạm thời mua loại thuốc dành cho gia cầm, gia súc cố bán ở cắc
cửa hàng thuốc thú y và thủy sản. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi
quyết định sử dụng những loại thuốc này.
Bệnh đốm trắng trên gan cá cũng khỉến thịt cá bị vàng. Tác nhân gây bệnh
chính là vi khuẩn Edward ỉctaluri. Việc trị bệnh chỉ có hiệu quả tốt khi ta phát
hiện sớm được bệnh (trong giai đoạn đầu), bởi loài vi khuẩn này có thể đề
kháng trước một số loại kháng sinh thông thường như Oxytetra
Nếu nuôi cá ở mật độ cao mà không có biện pháp kỹ thuật và quản lý môi
trường tốt thì cá có thể bị vi trùng, vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, nếu cá bị
bệnh kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần thì thịt cá cũng sẽ bị vàng.
3. Môi trường
Cá được nuôi trong môi trường ao nước tù đọng, dưỡng khí hòa tan thấp,
nhiều mùn bã hữu cơ, sinh vật tảo và khí độc thì thịt cá tra sẽ bị vàng. Để
khắc phục tình trạng này, bạn cần làm cho nước ao trong sạch, có nguồn nước
ra vào thường xuyên để nước không bị đục. Sau mỗi lần thay nước, bạn dùng
chế phẩm sinh học phân hủy tảo để ỉàm sạch nền đáy ao.
Nếu nơi bạn nuôi cá có địa hình khó thay nước, bạn cần sử dụng chế phẩm
sinh học, vôi bột, bổ sung men tiêu hóa giai đoạn đầu, sử dụng vitamin C lúc
giao mùa giúp tăng cường sức đề kháng cho cá, đồng thời hạn chế sử dụng
kháng sinh dể trị bệnh cho cá. Nếu thấy khó thay nước ao, bạn có thể sử dụng
hóa chất Pond Oxygen dạng hạt. Khi^rải loại này vào ao sẽ giúp cung cấp oxy
cho tầng nước ở đáy ao và giúp Nitrát hóa các chất hữu cơ dư thừa dưới đáy
ao.
Phương pháp cải tạo ao và xử lý thuốc như sau:
- Bạn cải tạo ao trước khi thả cá, nạo vét bùn rồi rải vôi trên nền đáy ao và
bốn vách ao (120kg vôi/1.000m2). Sau dó, bạn rải thêm 3 giạ muối, phơi đáy
ao ba ngày rồi bơm nước vào. Sau 4 ngày nữa, bạn mới bắt đầu thả cá vào.

- Trong 3 tháng đầu sau khi thả cá, cách í-15 ngày, bạn xử lý Biotab một lần,
mỗi lần 2 viên/l.000m2. Mỗi tháng, bạn thay nước một lần rồi rải 15kg vôi
Dolomite và 2 viên Biotab. Sang tháng thứ 4-6, trong giai đoạn này, cách 7
ngày, bạn xử lý nước 1 lần, mỗi lần 2 viên Biotab. Sau 2-3 tuần, bạn thay
nước một lần. Mỗi lần thay nước, bạn cần xử lý vôi.
- Trong những tháng cao điểm mà cá thường bị bệnh (tháng 10-11 dương
lịch), bạn có thể xử lý Zeolite 20kg/1.000m2, sau đó tạt BKC 150 ml/l.000m2
trong 3 ngày liên tiếp. Đến ngày thứ tư, bạn xử lý 2 viên Biotab/lần/5 ngày.
Cứ mỗi đợt 10 10 ngày, bạn bổ sung vitamin c vào thức ăn của cá (150g
vitamin C/l00kg mồi) rồi cho cá ăn vào buổi sáng. Riêng buổi chiều, bạn bổ
sung men 801 (hoặc 902) vào thức ăn rồi cho cá ăn.
- Trong 2 tháng cuối trước khi bắt cá, cách 7 ngày, bạn xử lý Biotab/lần, mỗi
lần 2 viên, 15 ngày thay nước 1 lần. Sau khi thay nước, bạn xử lý 25kg vôi
Dolomite.
- Trước khi bắt cá khoảng 1 tuần, bạn trộn vỉtamin c vào thức ăn rồi cho cá ăn
bình thường.
Chú ỷ: Vào mùa nước đổ tháng 6-7, chất lượng nước của sông có sự thay đổi
lớn. Nếu thay nước bằng nước sông thì cá nuôi ao, bè hay đăng có thể sẽ bị
vàng thịt.
Xin nhắc lại, bạn cần cải tạo ao thật kỹ trước khi thả cá. Nếu thấy nước hơi
đục, bạn cần xử lý ngay. Nhờ thế, cá sẽ mau lớn, giảm nguy cơ bị bệnh. Nếu
muốn, bạn có thể nuôi ghép một số loại cá khác vào ao nuôi cá tra. Thí dụ:
nuôi cá tra 70 — 80% 120 - 30% cá trắng.
Mỗi lần thay nước xong, bạn cần xử lý vôi ngay. Có một điều quan trọng
trong việc nuôi cá tra là không sử dụng thuốc kháng sinh trong suốt vụ nuôi,
ngay cả lúc cá bị bệnh. Sau 8 tháng nuôi, cá đạt trên lkg/con là tốt.
Nếu áp dụng đúng những điều nêu trên, bạn sê nhận ra ràng cá tra nuôi ao cổ
xử lý sẽ khác hẳn cá nuôi ao không xử lý. Thịt của chúng sẽ ít cổ mùi hôi, mỡ
trắng, thích hợp để xuất khẩu hoặc tiêu dừng trong nước.
4. Thức ăn không phù hợp

Màu sắc của cá còn chịu nhiều tác động của các ỉoạỉ thức ăn mà chúng hấp
thu. Thịt cá tra sẽ bị vàng nếu chúng không cố đủ thức ăn cần thiết và buộc
chúng phải tìm những nguồn thức ăn khác, trong đó có những thức ăn chứa
nhiều sắc tô' khiến da chúng bị vàng.
Nếu sử dụng cá biển làm thức ăn cho cá tra, bạn cần chú ý vấn đề chất lượng
(tươi hay ươn, các .hóa chất tẩm ướp cá biển thế nào, vì chúng cố thể làm
thay đổi màu da thịt của cá nuôi, tác động đến thành phần đạm trong thức ân
và sự tiêu hóa của cá).
Ngoài ra, bạn cần cho cá ăn loại thức ăn công nghiệp oó hàm lượng đạm
khoảng 30%. Trước khi quyết định mua loại thức ăn này, bạn cần đọc kỹ công
thức ghi trên bao bì. Nếu công thức có hàm lượng đạm dưới mức 30% quá
nhiều thì không nên mua.
Bạn không nên cho cá ăn thừa quá nhiều hoặc không đủ thức ăn cung cấp cho
chúng. Nếu thức ăn còn thừa trong ao sẽ sinh ra tảo, còn nếu thiếu thì cá sẽ
tìm những loại thức ăn tạp bất kỳ nào đó, kể cả tảo. Như vậy, thịt cá càng dễ
bị vàng hơn.
Khi thấy nước trong ao chuyển thành màu xanh, ban cần bơm nước mới vào
ngay.
Để thịt cá tra không bị vàng, bạn có thể áp dụng phương pháp nuôi công
đoạn: trong 1-2 tháng cuối khi . cá gần đủ trọng lượng để bán, bạn đưa cá ra
nuôi bè, nhờ dòng nước thay đổi thường xuyên, thịt cá sẽ bớt vàng.
Có một điều nan giải là: một sô' người nuôi cá tra do muốn giảm giá thành
nên ít khi sử dụng thức ăn công nghiệp. Thay vào đó, họ sử dụng thức ăn tự
chế biến nên khó xác định đúng hàm lượng đạm trong thức ăn. Nếu sử dụng
thức ăn tự chế biến,bạn cần tham khảo tài liệu nói về các thành phần dinh
dưỡng trong thức ăn có sẵn để xác định tương đối được hàm lượng đạm trong
đó. Nếu sử dụng nhiều loại thức ăn tự chế biến thì bạn cân đôì hàm lượng
đạm của tổng ỉượng thức ăn để cho cá ăn đúng nhu cầu cần thiết.
Thông thường, nếu cá có trọng lượng dưới 300g/con, bạn cho chúng ăn thức
ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 28-30%, còn cá từ 300 đến 700g thi cho ăn

theo tỷ lệ thức ăn bằng % trọng lượng cá.
Ngoài ra, trong ba tháng đầu thổ nuôi, bạn cổ thể trộn men tiêu hóa vào thức
ăn với liều lượng: lkg men 801/1 tấn thức ăn và cho ăn liên tục 5 ngày, nửa
tháng 1 lần.
Hiện nay, một số cửa hàng bán thuốc thú y - thủy sản có giới thiệu một số loại
thuốc, hóa chất giúp cá tra có thịt trắng trong quá trình nuôị, thiết nghĩ bạn
cần lưu ý những điểm sau:
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trong-quá trình nuôi cá tra là điều tốt. Tuy
nhiên, nếu những vi sinh này có nguồn gốc nước mặn mà bạn cho vào nước
ngọt thì hiệu quả không cao, đặc biệt là sử dụng chúng cho ao nuôi thay nước
thường xuyên hoặc nuôi đăng thì không có hiệu quả.
- Một số thuốc có chất hỗ trợ chức năng gan của cá (như SorbitoL), nhìn
chung chưa có dấu hiệu đáng quan ngại. Tuy nhiên, do chưa có công trình
nghiên cứu nào chứng minh là nó hoàn toàn tốt, vô hại cho gan cá nên bạn
cần cân nhắc trước khỉ sử dụng.
VII. VIỆC NUÔI CÁ TRA VÀ CÁ BASA Ở MIỀN BẮC
Ở miền Bắc, bạn có thể nuôi cá tra và cá basa được không? ở miền Nam, việc
nuôi hai loại cá này có nhiều thuận lợi do có nguồn nước phù hợp, nhiệt độ ổn
định, không giá lạnh như ở miền Bắc. Tuy nhiên, nếu sống ở miền Bắc, bạn
vẫn có thể nuôi được hai loại cá này, thậm chỉ nuôi với số lượng nhiều với qui
mô ao có diện tích từ lha trô lên,'và hiệu Quả vẫn khong thua, kém là bão so
với việc nuôi chúng ở miền Nam.
Tuy nhiên, nếu nuôi cá trong điều kiện thời tiết giá lạnh, trước khi thả cá
xuống nước, bạn cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật giúp cá làm quen với
môi trường nước khoảng 1-2 giờ.
Sau khi nuôi 2 năm, cá có thể đạt trọng lượng: cá tra (1,7 - l,8kg/con), cá basa
(2,8 - 3kg/con). Tỷ lệ cá sông đạt 90%, các hàải lượng dinh dưỡng trong cá
tương đối bảo đảm tốt. Năng suất đạt 6 tạ/l.000m2
* Cách ương giống: Bạn chọn 6 - 8 con thành một nhóm, đưa cá vào những
mành lưới riêng biệt. Trong giai đoạn này, bạn cần theo dõi, chăm sóc cá cẩn

thận. Lúc nhận thấy cá cân nặng 1 - 2g,bạn bắt đầu chuyển cá ra nuôi ở ao
lớn. Ao này cũng được xây dựng như những ao nuôi cá nước ngọt bình
thường khác. Có nghĩa là bạn cũng cần cấp nguồn nước sạch cho ao, nước
phải không có mùi và các khoáng chất gây hại cho cá, độ pH duy trì trong
phạm vi 7 - 8,5, độ mặn 1 - 2%. Ngoài ra, bạn cũng phải diệt cá tạp, cá dữ, rắc
vôi bột, bón 3 loại phân cho ao: đạm + phân mục + phân lân. Kích thước ao
phù hợp nhất vào khoảng 300 - 1.000m2/ao, sâu khoảng 0,8 - l,4m, bảo đảm
mặt ao thông thoáng, nước ao không bị ô nhiễm.
* Mật độ thả cá: Dao động từ 4 — 10 con/m2 (tùy sản ỉượng thực tế mà bạn
đầu tư. Nếu ao sạch, bạn cố thể thả đày hơn).
* Thức ăn: Để tận dụng nguồn thức ăn thừa do cá không sử dụng hết, bạn có
thể nuôi ghép những loại cá khác như: cá trôi, cá mè, cá rô phi với tỷ ỉộ ít.
Bạn có thể tự chế biến thức ăn hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá (đọc
mục nuôi cá tra ở miền Nam).
* Quản lý và chăm sóc: Trong quá trình nuôi bạn không nên để nước ao bị ồ
nhiễm, đặc biệt là vào những ngày thời tiết oi bức. Lúc nhận‘ thấy nước trong
ao quá đục hay bẩn thì cần thay nước sạch ngay.
Để hạn chế nước ao bị bẩn, bạn có thể thả vào ao một lượng bèo tây hay rong
tảo để tạo môi trường nước luôn sạch. Tuy nhiên, không nên thả quá nhiều
rong tảo, vì như thế có thể ảnh hưởng đến màu sắc của da và thịt cá.
Nhìn chung, cá tra và cá basa không chịu đựng nổi thời tiết giá lạnh. Do đó,
nếu muốn nuôi chúng ở miền Bắc, bạn nên nuôi vào mùa ấm (tháng 4 – 10
Âm lịch). Nếu nuôi ngay vào mùa lạnh thì cá có thể chết hoặc chậm lớn.
VIII. NUÔI CÁ TRA VÀ CÁ BASA TRONG BÈ
 Thiết kế và xây dựng bè
Bè nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long vừa là nơi nuôi cá vừa là nhà ở. Có
hai loại bè: kiên cố và tạm thời.
- Bè kiên cố: Là loại bè cỡ trung và lớn, cộ thời gian sử dụng khoảng 50 năm.
Loại bè này thường đống bằng các loại gỗ tốt như: sao, căm xe, chò chỉ dầu,
vên vên hay bằng lăng. Các loại gỗ này có khả năng chịu nước, chịu được

điều kiện sóng gió, dòng nước chảy.
Ngoài loại bè gỗ, bè kiên cô' còn được thiết kế từ các loại vật liệu mới, thí dụ
như bè xi măng ỉướỉ thép
- Bè tạm thời: Loại bè này khá nhỏ, được đổng bằng tre hoặc những loại gỗ
chịu nước kém.
Nhìn chung, người ta thường làm bè có hình chữ nhật (ngoại trừ một số bè
nhỏ dùng để ương cá giông thì hình vuông).
Tùy nguồn vốn đầu tư mà bạn quyết định xây dựng bè lớn hay nhỏ (bè gọi là
lớn thì thường có kích cỡ khoảng 500 - l.000m3 trở lên).
Hiện nay, người ta sử dụng nhiều loại bè có kích cỡ khác nhau, song nhìn
chung thường phổ biến với những kích cỡ sau:
Loại Kích thước D
ài
X rộng X cao
(m)
Loài cá thả
nuôi
Độ sây nước
(m)
Thể tích bè
(m3)
Cỡ nhỏ (6-8) x (3-5) x
(2,5-3,5)
Tra,
chày
2 20-100
Trung bình (9-12) x (4-9)
x (3,0-3,5)
Tra, basa, hú 2,5-3 100-500
Cỡ lớn (12-30) x (9-

12) x (4-4,5)
Tra, basa, hú 3,5-4 500-1600
a. Các bộ phận chính của bè
- Khung bè
Bạn cần chọn loại gỗ tốt để làm khung bè. Khung gồm có trụ đứng, đà dọc, đà
ngang và cây chéo (cây xiên tả). Khung có kích thước thanh gỗ phù hợp,
không bị sóng nước làm biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Mặt bè
Bạn sử dụng mặt bè có kích cỡ lm x 2m có 2 - 3 cửa để cho cá ăn, chăm sóc
và thu hoạch. Cửa mặt bè có nắp đậy nâng lên và hạ xuống dược. Bạn lấy nẹp
gỗ đóng kín mặt bè, đóng theo chiều ngang của bè, cách nhau 1 - l,5cm.
- Hông bè
Bạn ghép hông bè bằng những tấm ván gỗ ở phía trong trụ đứng, khe hở giữa
các tấm ván cách nhau 1 - l,5cm để cá không thoát ra ngoài được. Tuy nhiên,
bạn có thể linh động tạo khoảng cách giữa các tấm ván, không nhất thiết phải
đúng như qui cách vừa nêu, bởi khoảng cảch này còn tùy thuộc vào dòng
chảy. Nếu dòng chảy qua bè quá mạnh thì cá buộc phải luôn hoạt động, hao
tốn nhiều năng ỉượng hơn và sẽ kém ăn, còn dòng chảy chậm sẽ làm cá thiếu
oxy, các chất cặn bã, rác rưởi, phù sa tích tụ trong bè cố thể gây ô nhiễm và
làm cá bị bệnh.
- Đẩu bè
Bạn đóng đầu bè bằng lưới kẽm, lưới inox hoặc lưới đồng có mắt lưới hình
vuông (kích cỡ 1,5 x 1,5 - 2 x 2cm). Nếu bạn sử dụng loại bè nhỏ thi đóng
đầu bè bằng các thanh nẹp gỗ phía bên trong của trụ đứng, chỉ chừa một
khoảng ở giữa để đóng lưới inox.
- Đáy bè
Bạn đống đáy bè bằng ván, đóng khép kíụ, chỉ chừa khe hở 1 - l,5cm để thức
ăn không bị thất thoát và giúp cho các loài cá nuôi ghép chuyên ăn đáy có thể
tận thu hết thức ăn thừa.
- Phần nổỉ

Bạn dùng một số thùng phuy (200 lít) hoặc thùng nhựa PVC hay bằng cây tre
đều được. Nếu dùng thùng phuy, bạn cần quét sơn chống rĩ sét và dầu hắc.
Ban neo bè một chỗ cố định bằng mỏ neo có dây neo nilon đường kính 2 -
3cm. Bạn có thể neo 4 góc bè hoặc sử dung 2 dây neo và 2 dây cột vào trụ cố
định.
b. Công cụ và phương tiện nuôi cá bè
- Động cơ quạt nước (môtơ điện hoặc máy diezen): Dùng để hỗ trợ dòng chảy
trong bè (thường sử dụng từ giữa đến cuôì mùa khô, lúc nước chảy chậm, cặn
bã và phù sa tích tụ trong bè gây thiếu oxy cho cá).

×