Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC BVTV DÙNG TRÊN CÂY CHÈ. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.38 KB, 23 trang )

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ
BẢN VỀ THUỐC BVTV
DÙNG TRÊN CÂY
CHÈ.

1. Khái niệm về thuốc BVTV:
Thuốc BVTV dùng trên chè là những hợp chất hoá học,
những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm,
siêu vi trùng, tuyến trùng), những chất điều hoà sinh
trưởng… được dùng trên cây chè để chống lại sự phá hoại
của sinh vật gây hại. Các sinh vật gây hại gồm: Côn trùng,
tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại,….được gọi
chung là dịch hại.
2. Phân loại thuốc BVTV:
Có nhiều loại thuốc BVTV khác nhau: Phân loại theo đối
tượng phòng trừ, phân loại theo con đường tác động, phân
loại theo thành phần hoá học,…
 Phân loại theo đối tượng phòng trừ: nhóm thuốc trừ
sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, nhóm thuốc điều hoà sinh
trưởng,…
 Phân loại theo con đường tác động: nhóm thuốc tếip
xúc, thuốc vị độc, thuốc xông hơi,
 Phân loại theo nguồn gốc của thuốc: nhóm thuốc hoá
học, thuốc thảo mộc, thuốc sinh học,….
3. Tính độc của thuốc BVTV đối với người và động vật
máu nóng: Nói chung các thuốc BVTV đều là những loại
chất độc.
 Tính độc của thuốc: là khả năng gây độc của một lượng
thuốc nhất định khi xâm phạm vào cơ thể.
 Độc cấp tính (trúng độc cấp tính) : là khả năng gây độc
tức thời, khi một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể đến


một lượng nào đó, cơ thể bị ngộ độc, biểu hiện bằng những
triệu chứng (chóng mặt, toát mồ hoii, ói mửa, co giật, hôn
mê, … ) đó là sự trúng độc cấp tính. - Độc mãn tính: là khả
năng gây độc lâu dài về sau, do thuốc tích luỹ dàn trong cơ
thể, sau nhiều lần tiếp xúc (nếu ngày này qua ngày khác,
thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì
đến một lúc nào đó cơ thể bị suy yếu, có những chức năng
của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc).
 Nhóm độc (rất độc): Căn cứ vào trị số LD 50 (LD 50 là
liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nbghiệm) tổ chức
y tế thế giới (WHO) và nước ta phân chia thuốc BVTV thành
các nhóm độckhác nhau.
Thuốc BVTV được chia thành 4 nhóm:
1. Nhóm I (rất độc): trị số LD50 (qua miệng) < 200mg/kg.
Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu đỏ, phía trên có biểu
tượng hình đầu lâu xương gạch chéo.
2. Nhóm II (độc trung bình): LD50 (qua miệng) < 200-
2000mg/kg.Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu vàng.
3. Nhóm III (ít độc): LD50 (qua miệng ) 2000-
3000mg/kg.Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu xanh dương.
4. Nhóm III (cẩn thận): LD50 (qua miệng ) > 2000-
3000mg/kg. Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu xanh lá cây
Các nhóm thuốc I, II chủ yếu là các thuốc nằm trong danh
mục thuốc cấm sử dụng và hạn chế sử dụng.
Một số khái niệm trong sử dụng thuốc BVTV:
 Liều lượng: là lượng thuốc thành phẩm dùng cho một
đơn vị diện tích, được tính bằng lít hoặc kg cho một ha, hoặc
một sào.
 Hỗn hợp thuốc: là pha dung dịch hai hay nhiều loại
thuốc với nhau để kết hợp diệt trừ nhiều loại dịch hại cùng

một lúc để tăng hiệu lực, giảm lần phun (chỉ nên pha hỗn hợp
các thuốc có đối tượng phòng trị khác nhau: sâu và bệnh hoặc
cách tác động khác nhau: tiếp xúc và nội hấp), sau khi hỗn
hợp phải sử dụng ngay.
 Luân phiên thuốc: là thay đổi lượng thuốc dùng trong
một vụ. Đây là một trong biện pháp quan trọng để hạn chế
tính kháng thuốc quá hạn sử dụng.
 Thời hạn sử dụng: là thời gian từ khi gia công đóng gói
đến khi thuốc giảm hiệu lực. Không nên dùng thuốc quá hạn
sử dụng.
 Dạng thuốc: thể hiện trạng thái vật lý của thuốc thành
phẩm. Phổ biến trong các nhóm thuốc nước có dạng nhũ dầu
(viết tắt EC, ND….) dạng dung dịch (viết tắt là FL, FC,
SC,…) nhóm thuốc bột, có dạng bột thấm nước (BTN, WP)
dạng bột hoà tan (viết tắt là SP), dạng thuốc hạt (viết tắt là G,
H).
4. Danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng
và cấm sử dụng ở Việt Nam:
 Để đảm bảo an toàn cho người, gia súc và môi trường
trong quá trình sản xuất lưu thông, sử dụng thuốc BVTV
trong nước. Chỉ được phép sử dụng những loại thuốc tương
đối ít độc cho người, sinh vật có ích và môi trường. Hàng
năm Bộ Nông nghiệp & PTNT ra quyết định ban hành “Danh
mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và
cấm sử dụng ở Việt Nam”. Danh mục này thay đổi theo từng
năm.
 Năm 2007, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ra quyết định
số 23/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 3 năm 2007, ban hành
“Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử
dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam” gốm 92 loại thuốc thương

phẩm (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc điều
hoà sinh trưởng, chất hỗ trợ) được sử dụng trên cây chè, chỉ
có các loại thuốc này mới được phép ghi hướng dẫn sử dụng
cho chè trên nhãn bao bì. Các loại thuốc Monito, Wofatox
Endosol, Thasodan, Thiodol…đều thuộc danh mục cấm sử
dụng cho chè. Các lạo thuốc không có danh mục, không nhãn
mác, không có nguồn gốc xuất sứ đều không được phép lưu
thông, buôn bán và sử dụng.
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
TRONG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN CHÈ.
1. Mục tiêu:
 Sử dụng thuốc BVTV trên nương chè sẽ hạn chế tác hại
của dịch hại đến cây chè, sinh vật có ích và môi trường sinh
sống. Nếu không có biện pháp sử dụng đúng thì thuốc BVTV
không chỉ gây độc cho dịch hại mà còn gây tác hại cho
người, cây chè, sinh vật có ích cho môi trường.
Do vậy, mục tiêu của việc dùng thuốc BVTV trên nương chè
gồm 2 mặt không thể tách rời là:
 Tăng cường hiệu lực của thuốc BVTV để đẩy lùi tác hại
của dịch hại.
 Hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc
BVTV đến con người, cây chè, môi sinh và môi trường. Để
đạt được mục tiêu trên cần:
 Thực hiện phòng trừ tổng hợp IPM (dùng tổng hợp các
biện pháp: chăm sóc, đốn hái, bảo vệ ký sinh thiên địch,
trồng cây che bóng, dùng thuốc BVTV,….) đối với mọi loài
dịch hại trên nương chè. Biện pháp dùng thuốc BVTV khi
các biện pháp phòng trừ khác đã được áp dụng, nhưng không
mang lại hiệu quả mong muốn.
 Dùng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc,

đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.
2. Nội dung kỹ thuật của 4 đúng trong việc dùng thuốc
BVTV:
2.1. Mục tiêu của nguyên tắc 4 đúng trong việc dùng thuốc
BVTV: * Khi phun thuốc: - Thuốc xâm nhập được vào cơ thể
dịch hại nhiều nhất, bằng các con đường: + Vị độc: Cùng
thức an qua miệng và hệ thống tiêu hoá. + Nội hấp: Xâm
nhập vào cây (qua lá đi xuống = lưu dẫn; hay rễ đi lên). +
Tiếp xúc qua da, biểu bì. + Xông hơi: Thuốc vào cơ thể qua
hệ hô hấp. - Giữ trong cơ thể sinh vật đủ thời gian và nồng độ
để phát huy tác dụng đồng thời cố gắng hạn chế đến mức
thấp nhất sự tác động cua rthuốc đến môi sinh và môi trường.
2.2. Nội dung của nguyên tắc 4 đúng gồm:
a. Đúng thuốc:
 Là dùng thuốc đúng đối tượng. Không một loại thuốc
nào có thể trừ được tất cả các loài dịch hại mà chỉ có thể trừ
được nhiều hay ít loài dịch hại, thậm chí chỉ một laòi dịch
hại, chúng chỉ thích hợp với những điều kiện thời tiết, đất
đai, canh tác, cây trồng nhất định.
 Trước khi mua thuốc, nông dân xác định loài dịch hại
nào đang phá hoại nương chè để chọn mua đúng loại thuốc
thích hợp. Nếu không tự xác định được thì phải nhờ cán bộ
kỹ thuật giúp để chọn được đúng thuốc mình cần để đem lại
hiệu quả phòng trừ cao, trên nguyên tắc: sâu bệnh nào - thuốc
nấy. Thuốc trừ sâu: dùng phòng trừ sâu. Thuốc trừ bệnh:
Dùng thuốc trừ bệnh. Việc này càng quan trọng đối với
những thuốc có tính chọn lọc cao. Để trừ sâu miệng chích hút
thường dùng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc
cao, còn trừ sâu miệng nhai, lại phải dùng đếnthuốc có tác
dụng vị độc và tiếp xúc mạnh. Ví dụ: Để trừ rầy xanh hại chè

dùng một trong các loại thuốc sau đây: Trebon 10 EC, Padan
95SP, Ofatox 400 EC, trừ nhện đỏ dùng các laọi Comite
73 EC, Dandy 15 EC.
 Khi chọn thuốc phun cho chè cần chú ý đến yêu cầu vệ
sinh thực phẩm, nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly
ngắn như các thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc đều không tồn
lưu lâu trong môi trường như các loại thuốc vi sinh, thảo
mộc.
 Cần lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc,
Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt cả vụ chè
hoặc từ năm này qua nă khác, để tránh khả năng hình thành
kháng thuốc của dịch hại.
 - Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc
kém chất lượng, và không dùng thuốc hạn chế sử dụng.
b. Đúng lúc:
 Đúng lúc là dùng thuốc vào thời điểm mà dịch hại dễ bị
tác động nhất và thuốc có điều kiện phát huy hiệulực tốt nhất.
Ví dụ: Phun thuốc trừ bệnh nên phun sớm, là lúc bệnh còn ít,
chưa lây lan nhiều. Có thuốc, một phần ngăn cản các bào tử
mới xâm nhập, cản trở không cho chúng xâm nhập, đồng thời
diệt những bảo từ nảy mầm chưa kịp xâm nhập vào cây. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa với các thuốc trừ bệnh có tác dụng
bảo vệ. Mặt khác, bệnh khác với sâu, những vết bệnh đã xâm
nhập, cây không tự hồi phục được.
 Dùng thuốc khi điều kiện thời tiết thuận lợi nhất (như
ánh sáng sớm hay chiều mát) để thuốc phát huy tác dụng,
nhưng không hại cho người sử dụng. Tốt nhất là phun vào lúc
chiều mát, vì khi đó ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của người
phun thuốc. Không phun thuốc khi trời sắp mưa (phun thuốc
gặp mưa, thuốc sẽ bị rửa trôi, mất thuốc, nên hiệu lực của

thuốc sẽ giảm; dặc biệt với các thuốc không có tác dụng nội
hấp); khi trời nắng nóng (thuốc sẽ bị phân huỷ nhiều, giảm
hiệu lực cảu thuốc, người phun thuốc cũng dễ bị ngộ độc).
 Không phun khi thiên địch sinh vật có ích hoạt động
mạnh (ở vùng có nuôi ong mật, nên phun thuốc vào buổi
chiều, phun thuốc nội hấp, không phun thuốc khi ong đi lấy
mật, cây ra hoa) Khi luân phiên thuốc dùng cho rau họ
thập tự có nhiều ý kiến thống nhất nên dùng xen kẽ thuốc hoá
học và thảo mộc.
c. Đúng nồng độ, liều lượng:
* Đúng nồng độ:
 Phải tính toán đúng lượng thuốc cần. Phải biết diện tích
thửa ruộng cần xử lý; cần phun bao nhiêu bình, mỗi bình cần
phải là bao nhiêu ml hay gam thuốc. Phun thuốc với nồng độ
thấp sẽ không đủ sức diệt dịch hại, gây làng phí thuốc, hiệu
quả trừ dịch hại thấp, thậm chí tạo điều kiện cho dịch hại
quen thuốc, kích thích dịhc hại phát triển mạnh hơn.
 Ngược lại phun với nồng độ cao, lại không đem lại lợi
ích kinh tế, để lại nhiều hậu quả xấu cho môi sinh môi
trường, gây độc cho con người, cây trồng, gia súc, và thiên
địch, để lại dư lượng cao trên nông sản. Đây là tình trạng phổ
biến. Nhiều nơi, nông dân thường phun với nồng độ cao gấp
nhiều lần khuyến cáo (thường là 2-3 lần trên chè, nhất là với
các thuốc dùng với lượng nhỏ).
* Đúng liều lượng:
 Cần dùng với lượng nước đủ theo hướng dẫn. Hiện nay
trên cá vùng chè, người phun thuốc có xu hướng dùng lượng
nước ít đi. Việc này thường gây hậu quả là nước sẽ không
bao phủ toàn cây, dịch hại không tiếp xúc được nhiều với
thuốc. Nhưng nếu phun với lượng nứoc quá nhiều, quá dư

thừa, sẽ làm cho thuốc bị trôi mất nhiều, mất nhiều công chở
nứoc và gây độc cho môi trường.
 Tăng nồng độ thuốc và giảm lượng nước dùng chỉ tăng
độ độc cho người sử dụng, môi sinh, và môi trường, nhưng
vẫn không đạt được hiệu quả phòng trừ mong uốn.
 Khi pha thuốc: Khi pha thuốc phải làm thế nào để chế
phẩm phân tán thật đồng đều vào nước, để khi phun lên cây
thuốc sẽ được trang trải đều trên bề mặt vật phun. Cần xem
xét kỹ cách hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn nhằm đảm bảo
pha đúng nồng độ, có công cụ cân đong đo đếm thích hợp
(ống đong, cân thuốc, que khuấy, xô pha thuốc). Cách pha
một số dạng thuốc: Các dạng thuốc khác nhau có khả năng
phân tán trong nước không giống nhau, nên phải có cách pha
thích hợp để tạo hiệu quả cao nhất. Các dạng thuốc: EC, ND
(nhũ dầu); LC, DD (dung dịch); SC, HP (huyền phù), khả
năng phân tán của các dạng thuốc này trong nứoc rất tốt, nên
cách pha chỉ cần làm như sau: đổ vào bình bơm 1-2 lít nước,
đổ thuốc vào, quấy đều, rồi đổ thêm cho đủ nước. Quấy đều
trước khi phun. Các dạng SP, BHN (bột tan): hoà tan thuốc
vào một lít nước trong cốc riêng, quấy đều. Đổ vào bình bơm
1-2 lít nước, đổ thuốc đã hoà tan từ cốc vào bình phun, quấy
đều, rồi đổ thêm cho đủ nước. Quấy đều trước khi phun. Các
dạng WP, BTN (bột thấm nước): Do khả năng phân tán của
thuốc dạng này rất kém, nên muốn có dung dịch thuốc phân
tán đều cần pha như sau: Đổ một ít nước vào thuốc, quấy đều
và cho dần thuốc thành thể nhão, trước khi đổ vào bình phun
như pha thuốc bột tan.
* Đúng cách (đúng kỹ thuật):
 Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với
thuốc nhiều nhất.

 Thực hiện đúng kỹ thuật phun rải: Phun đúng thời
điểm, không phun ngược chiều gió, không phun thuốc khi gió
quá mạnh, trời sắp mưa, đi đúng tốc độ, phù hợp với lượng
nước thuốc dùng, đảm bảo lượng nước và lượng thuốc dùng.
Phun kỹ không để sót.
 Nếu có điều kiện có thể dùng luân phiên các loại thuốc
có cơ chế tác động khác nhau để giảm tác hại của thuốc đến
sinh vật và môi trường, giảm khả năng hình thành tính kháng
thuốc của dịch hại.
 Phải hỗn hợp thuốc BVTV đúng cách: Hỗn hợp thuốc
nhằm nâng cao hiệu lực của thuốc, giảm được công phun.
Tuy nhiên phải theo đúng nguyên tắc là giữ nguyên nồng độ
của từng loại thuốc như khi dùng riêng. Chỉ thực hiện việc
hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc
trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn sử dụng thuốc
BVTV (nếu hỗn hợp sai sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc, gây
độc cho cây). Hỗn hợp xong phải dùng ngay, nếu để lâu
thuốc sẽ bị giảm hiệu quả.
3. Bảo hộ và an toàn lao động đúng khi tiếp xúc với thuốc
BVTV:
 Tiêu chuẩn người đi phun thuốc: người khoẻ mạnh,
người trưởng thành, không để trẻ em, phụ nữ có thai, người
có vết thương hở, lở loét đi phun thuốc.
 Chế độ làm việc: Tối đa 6 giời/ngày
 Khi phun thuốc: Phải có đầy đủ quần áo bảo hộ và công
cụ lao động khi tiếp xúc với thuốc: Quần áo dài, tạp dề bằng
nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính. Ăn no
trước khi phun thuốc. Không dùng bình phun bị rò rỉ hoặc để
thuốc dây lên da. Không ăn uống, hút thuốc trong khi phun
thuốc. Giải lao: Chọn nơi thoáng mát, xa nới phun thuốc. Chỉ

ăn uống, hút thuốc sau khi đã rửa tay, mặt mũi thật sạch.
Không chăn thả gia súc trong khi đang phun thuốc. Ngừng
ngay phun thuốc khi phát hiện bình bơm rò rỉ, xả van khí
trong bình bơm, đổ nước thuốc ra chậu và tìm cách khắc
phục. Khi vòi phun bị tắc cần lên bờ, đến nới sạch cỏ để tháo
vòi rửa sạch. nếu bị tắc cần lấy cọng cây mềm để thồng,
không dùng mồm thổi để thông vòi. Không phun thuốc
ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió, không phun
thuốc khi trời có gió to. Thay quần áo mới nếu quần áo đang
mặc bị dính thuốc.
 Sau khi phun: Thu dọn bao bì, chai thuốc vào một chỗ,
tiêu huỷ đúng cách (đập bẹp vỏ sắt, vỡ chai, chôn sâu bao bì
nơi hẻo lánh, cao, không úng nước, có biển cảnh báo, hố có
rào chắn, hố đào phải có chiều sâu thấp hơn bề mặt mương
nước gần nhất). Không nên đốt các bình chứa thuốc. Rửa
bình bơm sạch (hoà xà phòng vào nước, đổ nước xà phòng
vào bình, đóng nắp và lắc bình, đổ nước xà phòng ra xô - làm
lại vài lần. Tháo rời từng bộ phận, dùng bàn chải mềm rửa
sạch, thông vòi phun bằng nước xà phòng và nước sạch), rửa
bên ngoài bằng nước xà phòng và nước sạch thêm lần nữa),
úp ráo nước, cất vào kho. Không để bình bơm bừa bãi khi
làm việc hay khi bảo quản. Không đổ thuốc thừa và nước rửa
bơm xuống ruộng, nguồn nước. Thuốc thừa phải đậy, cất vào
kho riêng, có khoá, xa nhà. Tắm, giặt quần áo bảo hộ và công
cụ bảo hộ lao động bằng xà phòng, thay quần áo mới, sạch.
Không để chung quần áo bảo hộ với quần áo thường mặc và
không để quần áo, công cụ phòng hộ trong kho thuốc.
 Thời gian trở lại khu vực xử lý: Do thuốc mới phun,
còn ướt, nồng độ cao nếu đi ngay vào khu vực xử lý dễ gây
độc. Do vậy cần cấm người và gia súc đi vào nơi xử lý thuốc

trong một thời gian nhất định. Trường hợp đặc biệt cần phải
đi vào khu vực xử lý thuốc cần có quần áo bảo hộ. Thời gian
trở lại khu vực xử lý dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại
thuốc, bình thường sau khi phun khoảng 48h là có thể quay
lại khu vực xử lý thuốc.
4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh độc cho
người sử dụng thuốc BVTV:
 Mỗi loại thuốc đều được quy định lượng tồn tại của nó
trên nông sản gọi là mức dư lượng (MDL)
 Thời gian cách ly: là số ngày tối thiểu kể từ ngày phun
thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản. Đủ thời gian này
có nghĩa là dư lượng trên nông sản đã nằm dướ MDL tối đa
cho phép.
 Tuy nhiên, thời gian cách ly chỉ có giá trị với liều
khuyến cáo. Nếu vượt quá liều khuyến cáo (liều lượng, nồng
độ hướng dẫn), thời gian cách ly trên không còn có ý nghĩa gì
nữa.
5. Đối với người kinh doanh và người sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật:
Người kinh doanh thuốc BVTV cần:
 Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV. Cán
bộ quản lý và kỹ thuật phải có trình độ trung cấp nông nghiệp
trở lên.
 Có cửa hàng bán thuốc và kho thuốc.
 Có trang thiết bị cần thiết để bảo đảm an toàn cho
người, môi trường; phòng chống cháy nôt theo quy định của
Nhà nước.
 Phải có đủ sức khoẻ.
 Ngoài ra, người bán hàng cần có trình độ chuyên môn,
khuyến cáo nông dân mua đúng thuốc cần, dùng đúng kỹ

thuật, đọc và hiểu được nhãn. Không buôn bán hàng giả,
hàng kém chất lượng, ngoài danh mục. Không lưu giữ, bày
bán các loại thuốc BVTV đựng trong các vỏ không phải là
chai gói chuyên dụng đựng thuốc BVTV hay trong các ống
thuỷ tinh dễ vỡ, những chai thuốc đã bị hư hỏng.
 Cửa hàng không bày bán thuốc không có nhãn, nhãn bị
mờ, bẩn, nhãn mang tiếng nước ngoài, nhãn không ghi đầy
đủ các nội dung theo quy định của Nhà nước. Người bán
thuốc không được tự ý sang chai, đóng gói lẻ (từ gói lớn sang
gói nhỏ). Mọi loại thuốc bày bán tại cửa hàng hay trong kho
phải là bao bì nguyên thuỷ do cơ sở sản xuất gia công đóng
gói làm với đầy đủ dấu, tme, nút, bảo hiểm chống hàng giả.
Người mua thuốc:
 Chỉ mua những loại thuốc đựng trong chai lọ còn
nguyên, còn trong hạn sử dụng được gi trên nhãn.
 Tính lượng thuốc cần để mua đúng lượng, không phải
lưu trữ lâu trong nhà.
 Không tự thay đổi bao bì trong quá trình lưu trữ. +
Không mua thuốc ở những cửa hàng không đăng ký kinh
doanh thuốc. Do thuốc BVTV là hàng hoá đặc biệt nên Nhà
nước cần quản lý chặt. Không đăng ký kinh doanh là vi phạm
pháp luật.
 Nếu thuốc bị đổ ra đất, sàn xe, dùng đất bột, vôt bột,
mùn cưa bao quanh khu vực bị rò rỉ, thấm hết thuốc, nạo lớp
đất thấm nước, dọn sạch cho vào túi nhựa rồi chôn. Không
dùng nước đổ rửa, tránh để thuốc lan rộng.

×