Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH HÓA NƯỚC TIỂU TRÊN CHÓ CÓ DẤU HIỆU RỐI LOẠN HỆ NIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN THÚ Y


TRƯƠNG QUANG LUNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝSINH HÓA NƯỚC TIỂU TRÊN CHÓ CÓ DẤU
HIỆU RỐI LOẠN HỆ NIỆU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN THÚ Y


TRƯƠNG QUANG LUNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝSINH HÓA NƯỚC TIỂU TRÊN CHÓ CÓ DẤU
HIỆU RỐI LOẠN HỆ NIỆU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI



2022
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN THÚ Y


XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước tiểu trên chó có dấu
hiệu rối loạn hệ niệu” do sinh viên TRƯƠNG QUANG LUNG, MSSV:
B1804097, thực hiện tại thành phố Cần Thơ từ tháng 01 năm 2022 đến tháng
04 năm 2022.

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2022
Duyệt cán bộ hướng dẫn

Duyệt bộ môn

TS. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2022
Duyệt khoa nông nghiệp

i



LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban chủ nhiệm Khoa Nơng nghiệp
Ban chủ nhiệm Bộ môn Thú y, Trường Đại học Cần Thơ

Tôi tên: Trương Quang Lung, MSSV: B1804097, LỚP: NN1867A1.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả, số
liệu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất cứ cơng trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2022
Sinh viên thực hiện

Trương Quang Lung

ii


LỜI CẢM ƠN
Thấm thốt đã 4 năm trơi qua, 4 năm với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn tại
mái trường Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần thơ, những kỉ niệm đó sẽ
mãi khắc sau trong tim tơi, cũng như những lời dạy bảo chân tình và đầy nhiệt
huyết từ Thầy Cơ nó mãi khơng bao giờ phai nhịa đi. Ngày hơm nay, tơi đã hồn
thành luận văn tốt nghiệp của mình, và chuẩn bị hành trang kiến thức bước vào
đời. Nhìn lại quãng đường qua một cảm giác bồi hồi chợt ùa về, từ một cậu bé
quê chập chững bước lên giảng đường đại học, phải tự làm quen và thích nghi
với mơi trường mới, cách học mới, và cách sống mới nay đã sắp trở thành một
bác sĩ Thú y như mơ ước của bản thân. Tôi thật lịng mang ơn chân tình từ q
Thầy Cơ và những người anh, những người chị đi trước đã tận tâm dìu dắc, chỉ
bảo tơi để tơi có ngày hơm nay.

Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn đến ba và mẹ, cảm ơn ba mẹ đã mang
con đến cuộc sống này, cảm ơn ba mẹ đã khổ cực, gồng gánh lo cho con ăn học
để con có ngày đi đến bến bờ của thành công.
Và để đến bến bờ thành công ấy không thể không kể đến công lao của
người chèo lái con đị đó chính là q thầy cơ, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến cô Nguyễn Thị Bé Mười một người cô tận tụy đã dạy bảo con và biết
bao lớp sinh viên, và em xin cảm ơn người thầy tận tâm, cũng chính là cố vấn
học tập của em thầy Nguyễn Phúc Khánh. Con hết lịng cảm ơn cơ và thầy đã
mang đến cho con sự che chở, sự nhiệt huyết, và sự quan tâm chân tình để tiếp
thêm động lực để con đi hết quãng đường sinh viên này và tiếp bước cho con
bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người anh, những người chị đi trước đã
hết lòng giúp đỡ và chỉ bảo hết mình trong suốt khoản thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Xin cảm ơn tập thể lớp Thú y K44A1, cảm ơn các bạn đã luôn tin tưởng,
động viên và giúp đở tôi để tôi có một khoản thời sinh viết hết sức ý nghĩa và
đáng nhớ.
Cuối cùng xin kính chúc q thầy cơ, anh chị và các bạn thật dồi dào sức
khỏe và thành công trên con đường sắp tới.
Chân thành cảm ơn!
Trương Quang Lung

iii


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước tiểu trên chó có
dấu hiệu rối loạn hệ niệu” được thực hiện tại phòng khám thú y, số 50 Võ Văn
Kiệt, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP-Cần Thơ từ tháng 01 năm 2022 đến
tháng 04 năm 2022. Với tổng số 957 chó được đưa đến khám và điều trị, có 120

chó có biểu hiện nghi ngờ rối loạn hệ niệu (RLHN). Với phương pháp xét nghiệm
nước tiểu bằng que test 10 thơng số, Kết quả có 44/957 chó rối loạn hệ niệu
(4,6%). Chó ở độ tuổi <1 năm có tỷ lệ bị RLHN 14,29%, chó từ 1-5 năm tuổi bị
RLHN 31,33%, chó >5 năm bị RLHN 93,75%. Tỷ lệ chó đực bị RLHN 40,00%
và chó cái bị RLHN 32,73%. Tỷ lệ chó RLHN trên giống chó nội là 34,78%,
giống chó ngoại bị RLHN là 37,84%. Số chó bị tiểu máu và tiểu mủ chiếm tỷ lệ
14,71%, biểu hiện tiểu ít và tiểu nhắt là 8,82%, tiểu nhiều chiếm 67,65% và các
biểu hiện khác là 18,18%. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước
tiểu trên chó: tỷ trọng nước tiểu tăng cao chiếm 20,45%, tỷ trọng nước tiểu thấp
chiếm 29,55%, chó có pH nước tiểu >7,5 chiếm tỷ lệ 18,18%, trong nước tiểu có
xuất hiện hồng cầu (38,64%), protein (81,82%), nitrite (13,64%) và bạch cầu
(61,63%).
Từ khóa: sinh lý-sinh hóa nước tiểu, chó, rối loại hệ niệu.

iv


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ..............................................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. x
CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: .............................................................................................. 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh RLHN............. 2
2.1.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................ 2
2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 3

2.2. Cấu tạo và vai trò của hệ tiết niệu trên chó ...................................... 4
2.2.1. Cấu tạo và chức năng của thận. .................................................. 4
2.2.2. Cấu trúc đại thể........................................................................... 4
2.3. Sự thành lập nước tiểu .................................................................... 10
2.3.1. Giai đoạn lọc ở cầu thận ........................................................... 11
2.3.2. Giai đoạn tái hấp thu và bài tiết ở ống thận ............................. 11
2.4. Tính chất chung của nước tiểu ....................................................... 13
2.4.1. Số lượng nước tiểu ................................................................... 13
2.4.2. Màu sắc..................................................................................... 14
2.4.3. Độ trong .................................................................................... 14
2.4.4. Mùi ........................................................................................... 14
2.4.5. Thành phần của nước tiểu ........................................................ 15
2.5. Những dấu hiệu lâm sàn của rối loạn hệ niệu ................................ 15
2.5.1. Đa niệu ..................................................................................... 15
2.5.2. Thiểu niệu ................................................................................. 16
2.5.3. Vô niệu ..................................................................................... 16
2.5.4. Bí tiểu ....................................................................................... 16
2.5.5. Tiểu đau .................................................................................... 17
v


2.5.6. Tiểu có mủ ................................................................................ 17
2.5.7. Tiểu có máu .............................................................................. 17
2.6. Các bệnh lý đường tiết niệu. ........................................................... 18
2.6.1. Viêm thận cấp tính ................................................................... 18
2.6.2. Viêm bể thận ............................................................................ 18
2.6.3. Viêm bàng quang ..................................................................... 19
2.6.4. Viêm niệu đạo .......................................................................... 19
2.6.5. Sỏi niệu ..................................................................................... 19
2.7. Một số chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước tiểu ..................................... 20

2.7.1. Tỷ trọng .................................................................................... 20
2.7.2. pH ............................................................................................. 21
2.7.3. Protein niệu............................................................................... 21
2.7.4 Bilirubin niệu ............................................................................. 22
2.7.5. Urobilinogen niệu. .................................................................... 22
2.7.6. Ketone niệu............................................................................... 23
2.7.7. Máu ........................................................................................... 23
2.7.8. Nitrite........................................................................................ 24
2.7.9. Bạch cầu ................................................................................... 24
2.7.10. Glucose ................................................................................... 24
CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 26
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU ............................ 26
3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 26
3.2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ....................................... 26
3.2.1. Phương tiện nghiên cứu............................................................ 26
3.2.2. Phương pháp thu thập mẫu ....................................................... 26
3.2.3. Phương pháp tiến hành ............................................................. 30
3.3. Xử lý số liệu ................................................................................... 33
CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 34
4.1. Tình hình chó rối loạn hệ niệu........................................................ 34

vi


4.1.1. Tỷ lệ chó có rối loạn hệ niệu (RLHN) trên những chó nghi ngờ
RLHN ................................................................................................. 34
4.1.2. Tỷ lệ chó RLHN theo lứa tuổi.................................................. 35
4.1.3. Tỷ lệ chó RLHN theo giới tính. ............................................... 35
4.1.4 Tỷ lệ chó RLHN theo giống. ..................................................... 36

4.2. Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước tiểu của chó RLHN... 36
4.2.1. Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng liên quan bệnh lý hệ tiết niệu. ... 36
4.2.2. Tỷ lệ các chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước tiểu thay đổi trên chó
RLHN. ................................................................................................ 37
CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 39
5.1 Kết luận............................................................................................ 39
5.2 Đề nghị ............................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 40
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................. 42
PHIẾU LẤY MẪU ................................................................................... 42
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................. 43
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................. 45
XỬ LÝ THỐNG KÊ ................................................................................. 45

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Thành phần các chất trong huyết tương và trong nước tiểu đầu

11

2.1


So sánh các thành phần của huyết tương và nước tiểu đầu

15

2.2

So sánh bilirubin và urobilinogen niệu giữa tan máu, bệnh gan
và tắc mật

23

2.3

Một số đặc điểm để phân biệt hệ niệu và huyết sắc tố niệu

24

2.4

Trị số bình thường của các thơng số sinh lý-sinh hóa nước tiểu
chó

25

3.1

Số chó nghi RLHN theo độ tuổi chó

27


3.2

Số chó nghi RLHN theo giới tính

27

3.3

Số chó nghi RLHN theo giống

28

3.4

Phương pháp đọc kết quả que thử chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước
tiểu

32

4.1

Tỷ lệ chó rối loạn hệ niệu khảo sát theo lứa tuổi.

35

4.2

Tỷ lệ chó RLHN theo giới tính


35

4.3

Tỷ lệ chó RLHN theo giống

36

4.4

Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng liên quan bệnh lý hệ tiết niệu.

36

4.5

Sự thay đổi bắt thường của các chỉ tiêu sinh sinh lý-sinh
hóa nước tiểu chó tiểu có dấu hiệu RLHN (n=44)

37

1

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình


Trang

2.1

Mặt cắt dọc của quả thận

5

2.2

Cấu tạo vi thể của thận

6

2.3

Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục ở chó đực

9

2.4

Cấu tạo hệ niệu và cơ quan sinh dục ở chó cái

10

3.1

Chuẩn bị dụng cụ


28

3.2

Đọc và ghi nhận kết quả qua que thử

30

3.3

Lấy nước tiểu ở chó đực

31

4.1

Tỷ lệ chó bị RLHN so với số chó nghi ngờ bị RLHN.

34

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên văn

Chữ viết tắt
ADH


Nghĩa

Antidiuretic Hormone

ctv

Cộng tác viên

et al

Et alia

Và cộng sự

GFR

Glomerular filtration rate

Lượng dịch lọc quản cầu

Leu

Leukocytes

Bạch cầu

LVTN

Luận văn tốt nghiệp


NXB

Nhà xuất bản

RLHN

Rối loạn hệ niệu

SG

Specific Gravity

Tỷ trọng

Tb

Tế bào

VN

Việt Nam

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngày xa xưa, chó ln là lồi vật ni được ưa chuộng do chúng có
đặt tính thông minh, nhanh nhẹ, chung thành với chủ nuôi, không những thế,
chúng còn được sử dụng để hỗ trợ con người trong nhiều mục đích khác nhau

như giữ nhà, chăn giữ gia súc, săn bắt, phục vụ an ninh quốc phịng vì thế chúng
được xem như một người bạn trung thành và thân thiện với con người.
Tuy vậy, người ta lại ít quan tâm đến sức khỏe của chúng, chó bị bệnh
thường chuyển biến rất xấu khi được mang đến phòng khám thú y, đặc biệt là
bệnh trên hệ niệu. Bệnh ở hệ tiết niệu trên chó khó phát hiện hơn ở người, vì gia
súc khơng biết nói nên những triệu chứng lâm sàng như đau vùng thận, bàng
quang, rối loạn động thái đi tiểu,…thường bị bỏ qua. Để chẩn đốn được chó bị
rối loạn hệ tiết niệu thì khám lâm sàng là khâu quan trọng. Nhưng xét nghiệm
nước tiểu là một khâu có tính chất quyết định. Thơng qua kết quả xét nghiệm
nước tiểu không những giúp ta biết được tình trạng của hệ tiết niệu mà cịn giúp
cho việc đánh giá trạng thái chung của cơ thể con vật một cách nhanh chóng
(Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương, 2001).
Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của Bộ môn Thú y, Khoa
Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, tiến hành đề tài “KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỈ TIÊU SINH LÝ-SINH HÓA NƯỚC TIỂU TRÊN CHÓ CÓ DẤU HIỆU
RỐI LOẠN HỆ NIỆU”.
Mục tiêu đề tài:
-Xác định tình hình chó có dấu hiệu rối loạn hệ niệu tại phòng khám thú
y thuộc địa bàn TP-Cần Thơ.
-Khảo sát về những thay đổi chỉ tiêu sinh lý-sinh hóa nước tiểu trên những
chó có dấu hiệu rối loạn hệ niệu.

1


CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh RLHN
2.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Hồ Văn Nam (2006), trong số 8.754 cho đến khám tại Chi cục Thú y

Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã ghi nhận 621 chó có biểu hiện bệnh lý trên
hệ niệu chiếm 7,1%. Tác giả nhận định rằng chẩn đoán bệnh trên hệ niệu bằng
kỹ thuật X-quang đạt được hiệu quả cao (85,99%).
Nguyễn Kim Y (2007), khảo sát 516 chó đến khám lần đầu tại Bệnh xá
Thú y Trường Đại học Cần Thơ, tác giả ghi nhận có 32 chó rối loạn hệ niệu
chiếm tỷ lệ 6,2%. Trong đó, chó có biểu hiện lâm sàng thấp nhất là chó tiểu
khơng kiểm sốt 6,2%. Trong chó biểu hiện lâm sàng thấp nhất là chó tiểu khơng
kiểm sốt 6,25% (2/32), tiểu đau và tiểu mủ 9,37% (3/32), tiểu máu và tiểu q
nhiều lần (12,5%) (4/32), bí tiểu có tỷ lệ 15,63% (5/32). Thay đổi sinh lý-sinh
hóa nước tiểu chó RLHN: tiểu đau có bilirubin, Glucose, nitrite dương tính
66,67%, tỷ trọng thấp và protein dương tính 100%; tiểu ra máu: hồng cầu,
protein, glucose, nitrite, bilirubin dương tính 100%, bạch cầu và ketone dương
tính 75%; tiểu nhiều glucose dương tính 100%, protein dương tính 50%, máu,
bilirubin, urobilinogen, nitrite dương tính 25%; tiểu khơng kiểm sốt có tỷ trọng
thấp 100%; bí tiểu; protein, bilirubin xuất hiện 100%; tiểu mủ có tỷ trọng thấp,
bạch cầu, protein và bilirubin xuất hiện 100%; biểu hiện lâm sàng khác có tỷ
trọng thấp chiếm tỷ lệ 80%, bilirubin chiếm tỷ lệ 90% và protein dương tính
100%.
Lê Hồng Diễu (2008), khảo sát 448 chó đến điều trị tại Bệnh xá Thú y
Trường Đại học Cần Thơ, nhận thấy 40 trường hợp có RLHN chiếm tỷ lệ 8,93%.
Trong đó tiểu máu chiếm tỷ lệ cao nhất 37,5% kế đến là tiểu mủ với 20%, còn
lại là các dạng khác.
Huỳnh Phúc Thi (2010), khảo sát trên 432 chó, tác giả ghi nhận có 34 chó
RLHN chiếm tỷ lệ 7,78%. Nhóm chó trên 5 năm tuổi có tỷ lệ rối loạn hệ niệu
cao nhất 16,36% (9/55), thấp nhất là nhóm chó dưới 6 tháng tuổi 3,55% (3/141),
chó đực có tỷ lệ RLHN cao hơn chó cái (8,11% so với 7,62%), sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng
là tiểu máu 38,24% (13/34%), bí tiểu 20,59% (7/34), tiểu khơng kiểm sốt
17,64% (6/34), tiểu đau 14,71% (5/34), tiểu mủ 8,82% (3/34). Thay đổi sinh lýsinh hóa nước tiểu RLHN: tiểu ra máu: hồng cầu xuất hiện 100%, protein và
bạch cầu dương tính 53,38%, bilirubin 84,61%. Bí tiểu: protein và nitrite xuất

2


hiện 100%, hồng cầu và bạch cầu dương tính 14,29%. Tiểu mủ: bạch cầu, protein
và bilirubin xuất hiện 100% và hồng cầu dương tính 66,67%.
Trương Nhật Trường (2012), khảo sát 450 chó đến điều trị tại Bệnh xá
Thú y Trường Đại học Cần Thơ, tác giả ghi nhận có 40 chó biển hiện rối loạn hệ
niệu chiếm tỷ lệ 8,89%. Tỷ lệ chó RLHN theo độ tuổi: cao nhất là từ 1-5 năm
tuổi 52,5% (21/40), kế đến là nhóm chó >5 năm tuổi 25% (10/40) và thấp nhất
là nhóm chó <1 năm tuổi 22,5% (9/40). Tỷ lệ bệnh ở chó cái 45% (18/40). Chó
có biểu hiện lâm sàng bí tiểu có tỷ lệ cao nhất: 25% (10/40), kế đến là tiểu ra
máu 22,5% (9/40), tiểu quá nhiều và tiểu đau 17,5% (1/40); tiểu khơng kiểm sốt
10% (4/40) và thấp nhất là tiểu mủ chiếm tỷ lệ 7,5% (3/40). Thay đổi sinh lýsinh hóa nước tiểu chó RLHN: chó tiểu đau chiếm tỷ lệ 100% (7/7) với protein
xuất hiện trong nước tiểu 100%, tiểu ra máu: hồng cầu xuất hiện 100%. Bí tiểu:
protein và nitrite xuất hiện 100%, Tiểu ra máu: hồng cầu xuất hiện 75%. Tiểu
quá nhiều: Glucose hiện diện 100%. Protein 71,43%, bạch cầu 42,86%. Tiểu mủ:
bạch cầu, protein và bilirubin xuất hiện 100%.
Trần Ngọc Bích và ctv (2014), khảo sát 1.652 chó, tác giả ghi nhận 122
chó có bệnh lý ở hệ niệu tại Thành phố Cần Thơ, chiếm tỷ lệ 7,38%. Trong đó
chó suy thận mãn tính chiếm tỷ lệ cao nhất 31,97% kế đến là suy thận cấp
28,68%; bệnh lý viêm nhiễm trùng bàng quang 22,95%; sỏi bàng quang và niệu
đạo 16,39%. Bệnh lý trên hệ niệu của chó khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về
độ tuổi (p<0,001). Tỷ lệ xuất hiện bệnh lý trên hệ niệu của chó tăng dần theo độ
tuổi, thấp nhất là ở dưới 6 tháng tuổi (2,86%), nhiều nhất trên chó già, chó trên
5 năm tuổi (13,13%). Chó ngoại có tỷ lệ bệnh ở hệ niệu 8,60% cao hơn nhóm
chó nội tỷ lệ là 5,57% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh lý
trên hệ niệu của chó đực chiếm tỷ lệ 7,86% cao hơn so với chó cái (6,88%). Tác
giả nhận định, bệnh hệ niệu khơng phụ thuộc nhiều vào giới tính.
2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Mukherjee et al (2014), đã nghiên cứu trên 289 con chó trưởng thành để

kiểm tra nhiễm trùng tiết niệu tại Đại học Khoa học Động vật và Thủy sản,
Kolkata, Ấn Độ và phát hiện 123 (42,5%) con chó bị bệnh đường tiết niệu.
Nhiễm trùng ở chó đực ít phổ biến hơn (41,4%) so với chó cái (58,6%). Trong
đó nhiễm trùng đường tiết niệu là phổ biến nhất (44,8%), sau đó là sỏi niệu
(27,7%), viêm bàng quang (23,7%) và cuối cùng là viêm thận (3.8%). Nhiễm
trùng đường tiểu trên rất ít (4,1%) so với nhiễm trùng đường tiểu dưới (95,9%).
Tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nhất vào các tháng mùa đông (57,7%) từ
tháng 12 đến tháng 2, sau đó là mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5 (29,3%) và mùa
mưa từ tháng 6 đến tháng 11 (13%) khơng phân biệt giới tính.
3


Wong et al (2015), đã phân lập vi khuẩn từ các mẫu nước tiểu chó trong
khoảng thời gian 51 tháng từ 1.028 con chó ở bệnh viện giảng dạy Dược Thú Y
William Pritchard, Đại học California. Có tổng cộng 760/1.028 mẫu nước tiểu
chó cái (74%) và 268/1.028 mẫu nước tiểu chó đực (26%). Những giống chó có
tỷ lệ nhiễm cao là Labrador Retriever là 148 con (14,4%) và chó chăn cừu Đức
là 44 con (4,3%).
2.2. Cấu tạo và vai trò của hệ tiết niệu trên chó
Hệ bài tiết nước tiểu của chó gồm có: hai quả thận có chức năng sinh lý
chủ yếu là sản sinh nước tiểu, hai niệu quản để dẫn nước tiểu xuống bàng quang
(bóng đái) và cuối cùng là niệu đạo (ống thốt tiểu). Ngồi ra cịn có các động
mạch, các tĩnh mạch và các dây thần kinh để chi phối hoạt động của hệ bài tiết
(Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.2.1. Cấu tạo và chức năng của thận
Thận chó tương đối lớn, trung bình 50-60 g. Hình hạt đậu, mặt ngoài trơn
nhẵn, dầy theo chiều trên dưới (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
Hai quả thận nằm ở phía sau màng bụng và trước cột sống lưng, phía sau
của thận là cơ hồnh, phía trước của thận là phúc mạc (Đỗ Đình Hồ, 2010).
Thận phải có vị trí khơng thay đổi nhiều, thường nằm dưới 3 đốt sống

hông đầu tiên hay có thể xa về phía trước đến đốt sống ngực cuối cùng. Một nửa
trước của thận phải nằm trên vết lõm thận của thùy bên của gan. Thận trái vị trí
thay đổi nhiều vì thận dính rời rạc bằng màng bụng và bị ảnh hưởng bởi độ căng
của dạ dày. Khi dạ dày rỗng, thận trái tương ứng với thân các đốt sống hông 2,
3, 4. Khi dạ dày đầy, thận trái thường cách xa về phía sau chừng một đốt sống,
nên cực trước của nó có thể đối diện với cực sau của thận phải. Cạnh ngoài của
thận trái thường tiếp xúc với hơng và từ đó ta có thể sờ biết rõ ràng ở thú sống
khoảng giữa đường nối từ sườn cuối và góc hơng xương cánh chậu. Nhưng một
ít trường hợp lá lách nằm che dọc giữa thận và hông (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
2.2.2. Cấu trúc đại thể
Nếu bổ dọc quả thận ta sẽ thấy các phần sau đây: ngồi cùng là màng bao
thận có mỡ bám; kế đến là miền vỏ màu đỏ sẫm do có nhiều mạch máu, lấm tấm
những hạt, đó là các cầu thận; phần trong là miền tủy có màu nhạt hơn, có dạng
tia, là những tháp thận hay tháp Malpighi, đỉnh tháp quay vào phía trong bể thận.
Mỗi thận có từ 6-12 tháp thận, đó là hệ thống các ống thận (Lăng Ngọc Huỳnh,
2007).

4


Phần ở chính giữa là một xoang rỗng gọi là bể thận gồm có các mơ mỡ,
các mạch máu và các dây thần kinh để chi phối hoạt động của thận (Nguyễn
Quang Mai, 2004).
Thận được cấu tạo bởi nhiều đơn vị thận gọi là nephron. Mỗi thận có
khoảng 1 triệu nephron. Mỗi nephron đều có khả năng thành lập nước tiểu. Do
đó, để hiểu rõ hoạt động thành lập nước tiểu của thận, chỉ cần khảo sát hoạt động
của một nephron. Nephron được cấu tạo chủ yếu gồm hai phần: cầu thận là nơi
lọc máu và ống thận là nơi dịch lọc được biến đổi thành nước tiểu (Phạm Hoàng
Phiệt, 2004).
Cầu thận: nằm ở lớp vỏ của thận gồm có quản cầu Malpighi và nang

Bowman. Quản cầu Malpighi gồm có rất nhiều mao mạch (khoảng 50 mao mạch)
xếp song song thành một khối hình cầu và nằm gọn trong nang Bowman, nang
này thông với ống lượn gần. Ngăn cách giữa nang này và các mao mạch là một
màng lọc rất mỏng để lọc các chất từ các mao mạch sang nang Bowman. Thành
của nang Bowman là một lớp tế bào biểu mơ có các lỗ rất nhỏ (Nguyễn Quang
Mai, 2004). Cấu trúc của cầu thận rất thích hợp cho nhiệm vụ lọc: cuộn mao
mạch có diện tích tiếp xúc lớn, chịu được áp lực cao, lỗ lọc có đường kính 3040 Ao, giữ lại được tế bào và các phân tử lớn của máu. Hầu hết máu vào thận qua
mao mạch cầu thận và sau đó qua ống thận bằng lưới mao mạch thứ hai. Tế bào
cầu thận nghèo ty lạp thể nên q trình chuyển hóa và tạo năng lượng ở đây
không lớn. Do vậy khả năng tái sinh rất kém nhưng có thể phì đại để bù đắp chức
năng. Khi tổn thương trong phạm vi rộng dễ đưa đến suy thận mãn tính (Nguyễn
Ngọc Lanh, 2020).
Nang mơ sợi
Đài thận

Cung động mạch và cung tĩnh mạch
Tủy thận
Động mạch và tĩnh mạch liên thanh
Vỏ thận
Động mạch thận
Tĩnh mạch thận

Tháp thận
Niệu quản
Vùng tháp thận

Hình 2.1: Cấu tạo của quả thận (Veteriankey, 2016)
5



Nhánh động mạch
Nhánh tĩnh mạch

Nhánh động mạch
Các tiểu động mạch

ống lượn xa

Áp lục lọc

Nang cầu thận
Vỏ thận

Ống lượn gần
Ống thu

Tủy thận

Dịng chảy của dịch lọc

Lưu lượng máu

Nước tiểu
đi đến
đỉnh của
chóp thận

Nhánh xuống
Quai Henle
Nhánh lên

Mạng lưới mau mạch

Hình 2.2: Cấu tạo vi thể của thận (Veteriankey, 2016)
Cầu thận: nằm ở lớp vỏ của thận gồm có quản cầu Malpighi và nang
Bowman. Quản cầu Malpighi gồm có rất nhiều mao mạch (khoảng 50 mao mạch)
xếp song song thành một khối hình cầu và nằm gọn trong nang Bowman, nang
này thông với ống lượn gần. Ngăn cách giữa nang này và các mao mạch là một
màng lọc rất mỏng để lọc các chất từ các mao mạch sang nang Bowman. Thành
của nang Bowman là một lớp tế bào biểu mơ có các lỗ rất nhỏ (Nguyễn Quang
Mai, 2004).
Cấu trúc của cầu thận rất thích hợp cho nhiệm vụ lọc: cuộn mao mạch có
diện tích tiếp xúc lớn, chịu được áp lực cao, lỗ lọc có đường kính 30-40 Ao, giữ
lại được tế bào và các phân tử lớn của máu. Hầu hết máu vào thận qua mao mạch
cầu thận và sau đó qua ống thận bằng lưới mao mạch thứ hai. Tế bào cầu thận
nghèo ty lạp thể nên q trình chuyển hóa và tạo năng lượng ở đây không lớn.
Do vậy khả năng tái sinh rất kém nhưng có thể phì đại để bù đắp chức năng. Khi
tổn thương trong phạm vi rộng dễ đưa đến suy thận mãn tính (Nguyễn Ngọc
Lanh, 2020).
6


Ống thận: cấu trúc này gồm có ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa
và ống góp.
- Ống lượn gần: nối tiếp cầu thận và nằm ở vỏ thận, thành ống cấu tạo
bởi một lớp tế bào biểu mô xếp liên tiếp nhau, bờ hướng về lịng ống có cấu tạo
giống như bàn chải gồm nhiều nhung mao, trong tế bào gồm nhiều ty lạp thể,
phần uốn cong của ống lượn gần đổ vào phần thẳng và tạo nên phần đầu của quai
Henle (Đỗ Đình Hồ, 2010).
- Quai Henle: cấu tạo hình chữ U (đi sâu vào vùng tủy và uốn vịng cung
trở lại vùng vỏ thận) (Đỗ Đình Hồ, 2010) nên dịch chảy trong hai nhánh lên và

xuống ngược chiều với nhau (Nguyễn Quang Mai, 2004), gồm có 2 phần: phần
dày và phần mỏng của quai Henle. Đoạn xuống và đoạn lên của phần mỏng quai
Henle, tế bào biểu mơ thấp, khơng có bờ bàn chải chứa rất ít ty lạp thể (Đỗ Đình
Hồ, 2010).
- Ống lượn xa: nằm ở vùng vỏ thận, có hình uốn khúc, tế bào biểu mơ
thấp, có ít vi nhung mao và chứa nhiều ti lạp thể.
- Ống góp: qua vỏ thận đâm sâu vào vùng tủy, rồi đến tháp thận, sau đó
đổ nước tiểu vào bể thận, các tế bào biểu mô của ống góp có dạng khối, bờ bằng
phẳng và chứa ít ty lạp thể (Đỗ Đình Hồ, 2010).
Tế bào ống thận có nhiều ty lạp thể là nơi tiêu thụ rất nhiều oxy và chất
dinh dưỡng để sản xuất mạnh mẽ năng lượng hóa học (ATP). Do vậy thiếu oxy
là nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến tổn thương và hoại tử tế bào ống thận.
Tuy nhiên, khác tế bào cầu thận, sức tái sinh bù của tế bào ống thận rất lớn, rất
phù hợp với đời sống ngắn của loại tế bào này (Nguyễn Ngọc Lanh, 2020).
2.2.2.1. Mạch máu và thần kinh
Động mạch thận đi vào rốn thận sau đó chia thành động mạch gian thùy.
Tĩnh mạch đi ra khỏi thận là tĩnh mạch thận. Thần kinh đến thận là thần kinh phế
vị (X) có nhánh giao cảm đi kèm. Ở rốn thận nó tạo thành đám rối thần kinh, sau
đó theo động mạch vào thận (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
2.2.2.2. Chức năng của thận
Thận là cơ quan rất quan trọng của cơ thể, là một trong các cơ quan được
ưu tiên tưới máu. Thận nhận 25% lượng máu cung cấp từ tim, máu này đi từ tim
qua động mạch chủ và đổ vào động mạch thận. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10%
lượng máu tới thận được dùng để nuôi thận, khoảng 90% lượng máu còn lại dùng
cho việc tạo thành nước tiểu (Đỗ Đình Hồ, 2010). Thận giữ vai trị thiết yếu và
sống cịn của cơ thể. Trong đó có 3 vai trị chính: thận cơ đặc nước tiểu để thải
ra một lượng lớn các chất cặn bã của cơ thể; duy trì sự hằng định nội mơi: điều
7



hòa lượng nước và nồng độ các chất điện giải trong huyết tương; chức năng nội
tiết: tiết Renin có vai trị duy trì ổn định huyết áp, tiết Erythropoietin (Phạm
Hồng Phiệt, 2004) là hormone do nhu mô thận sản xuất, có tác dụng làm tăng
sản sinh hồng cầu, nếu thận bị thiếu máu sẽ sản sinh nhiều Erythropoietin
(Fattorusso and Ritter, 2004).
2.2.2.3. Ống dẫn nước tiểu
Ống dẫn nước tiểu (niệu quản) xuất phát từ bể thận chạy dọc 2 bên cột
sống xuống bàng quang, dài khoảng 25 cm. Đường kính của ống thay đổi tùy
theo từng đoạn của niệu quản (trên thì rộng, dưới thì hẹp). Cấu tạo của niệu quản
gồm có 3 lớp như sau: lớp vỏ gồm có rất nhiều mạch máu và một số tế bào hạch
để chi phối sự hoạt động tự động của niệu quản; Lớp cơ trơn gồm có 3 lớp (2 lớp
ở dọc cơ ngồi và ở trong là lớp cơ vịng xoắn); Lớp niêm mạc ở trong cùng.
Động mạch đến rất phong phú và có nhiều nhánh xuất phát từ các động
mạch như: động mạch thận, động mạch chậu và động mạch treo tràng dưới. Thần
kinh để chi phối: ngoài các tế bào hạch ở lớp vỏ, niệu quản còn chịu sự chi phối
của các nhánh thần kinh đi từ thận và bàng quang (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.2.2.4. Bàng quang
Bàng quang là một túi để chứa đựng nước tiểu có dung tích khoảng 250300 ml. Nằm trước cửa xoang chậu, về phía dưới âm đạo, đầu trước có hình
manh nang, đầu sau thon lại thành cổ bóng đái và tiếp tục là ống thốt tiểu. Ở tại
cổ bóng có cơ vịng co thắt. Bóng đái được cố định bởi 3 dây chằng: dây giữa
nối bóng đái vào sàn xoang bụng và xoang chậu, 2 dây bên nối bóng đái với
thành xoang chậu (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
Bàng quang được cấu tạo bởi lớp biểu mơ chuyển tiếp, có 3 lớp như sau:
lớp ngồi cùng là lớp mô liên kết; lớp giữa là lớp cơ gồm có (cơ dọc ở ngồi, cơ
vịng ở giữa và cơ chéo là ở trong); lớp trong cùng là lớp niêm mạc. Động mạch
cung cấp máu là các động mạch rốn và động mạch của bàng quang. Thần kinh
chi phối là các nhánh của thần kinh đã tách ra từ đám rối của hạ vị và các nhánh
giao cảm và phó giao cảm. Trung tâm chi phối hoạt động của bàng quang nằm ở
hành tủy (Nguyễn Quang Mai, 2004)
2.2.2.5. Niệu đạo (ống thoát tiểu)

Ở con cái, ống thoát tiểu bắt đầu từ cổ bóng đái và đổ vào phía sau âm
đạo ở lỗ thoát tiểu (nằm ở chỗ tiếp nối giữa âm đạo và tiền đình). Ở con đực,
đường thốt tiểu gồm hai phần: phần nằm trong xoang chậu thì nằm trên xương
háng và xương ngồi, phía dưới trực tràng, đoạn này bắt đầu từ cổ bàng quang
đến vòng cung ngồi, phần nằm ngồi xương chậu chính là dương vật (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2007). Cấu tạo của niệu đạo từ ngoài vào trong gồm có các lớp sau đây:
8


lớp cơ (cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngồi), lớp niêm mạc gồm có nhiều hốc,
nhiều lỗ tuyến tiết ra dịch nhờn và lớp nếp dọc. Động mạch để cung cấp máu cho
niệu đạo đi từ các động mạch của bàng quang, động mạch của trực tràng và động
mạch của tiền liệt (ở con đực), động mạch âm đạo (ở con cái) (Nguyễn Quang
Mai, 2004).
Th ừng tinh ho àn

K ết tr àng

Ni ệu quản

Trực tràng

Bàng quang

Tiền liệt tuyến

Ống dẫn tinh
Khớp hàng hán

Tinh hoàn

Tuy ến h ành

Bao quy đầu

Dương vật

Hình 2.3: Đường niệu dưới và cơ quan sinh dục chó đực (Harriet, 2012)

9


Dây chằng phụ
buồng trứng

Dây chằng chính
của buồng trứng

Sừng tử cung
trái

Niệu
quản

Bàng quang
Thân tử cung

Thân tử
cung

Ống cổ tử cung

Cổ tử cung

Lỗ tử
cung bên
ngoài

Lỗ tử
cung bên
trong
Ống cổ tử
cung

Âm đạo

Âm đạo

Cổ tử
cung

Niệu đạo
Hành tiền đình

Mặt cắt cổ tử cung

Tiền đình

Giới hạn tiền đình
Âm vật

Hình 2.4: Cấu tạo hệ niệu và cơ quan sinh dục chó cái (Veteriankey, 2016)

2.3. Sự thành lập nước tiểu
Q trình thành lập nước tiểu có thể chia làm hai giai đoạn là giai đoạn
lọc tại cầu thận và giai đoạn tái hấp thu và bài tiết ở ống thận (Phạm Hồng Phiệt,
2004).
Nước tiểu được hình thành từ mỗi đơn vị thận. Q trình tạo thành nước
tiểu tóm tắt như sau: nước tiểu và các chất hòa tan trong huyết tương được lọc
vào trong nang Bowman thành dịch lọc; dịch lọc được vận chuyển trong lòng
các thành phần của ống thận tới ống góp. Trong khi dịch lọc di chuyển tế bào
biểu mô của ống thận tái hấp thu các chất cần thiết về máu và bài tiết các chất
không cần thiết từ máu về lòng ống để bài xuất ra ngồi theo nước tiểu. Tóm lại
10


sự hình thành nước tiểu gồm 2 giai đoạn lọc và tái hấp thu (Hứa Văn Chung và
Nguyễn Kim Đông, 2014).
2.3.1. Giai đoạn lọc ở cầu thận
Thận nhận 25% lưu lượng máu từ tim và thể tích dịch lọc trung bình trong
24 giờ là từ 160-180 lít. Huyết tương được lọc khoảng 60 lần trong một ngày.
Khả năng lọc này cho phép đào thải một lượng lớn chất cặn bã nhưng địi hỏi
phải có tái hấp thu ở phía dưới do các ống thận đảm nhiệm. Việc kết hợp khả
năng lọc rất lớn của cầu thận với quá trình tái hấp thu có hiệu quả ở ống thận
khiến cho cơ thể đảm bảo được một cách chính xác sự hằng định nội môi
(Fattorusso and Ritter, 2004).
Huyết tương chảy qua thận được lọc qua màng lọc và xoang nang
Bowman để trở thành dịch lọc được gọi là phần lọc (filtration firation). Phần lọc
chiếm trung bình khoảng 19% lượng huyết tương chảy qua thận. Số dịch lọc
được sản xuất ra mỗi phút được gọi là lượng dịch lọc quản cầu (GFR) tương
đương với khoảng 180 lít dịch lọc được tạo ra mỗi ngày. Bởi vì chỉ có từ 1 đến
2 lít nước tiểu sản xuất ra mỗi ngày nên không phải tất cả dịch lọc đều trở thành
nước tiểu. Khoảng 99% dịch lọc được tái hấp thu qua đơn vị thận và chỉ hơn 1%

trở thành nước tiểu (Võ Văn Toàn và Lê Thị Phượng, 2014).
Bảng 1: Thành phần các chất trong huyết tương và trong nước tiểu đầu (Nguyễn
Quang Mai, 2004)
Huyết tương (‰)

Nước tiểu đầu (‰)

900-930

900

70-90

-

6-7

-

Glucozo

1

1

5

Natri

3


3

6

Clo

3,7

3,7

7

Ure

0,3

0,3

8

Acid

0,04

0,04

9

Creatinine


0,01

0,01

STT

Thành phần

1

Nước

2

Protein

3

Lipid

4

2.3.2. Giai đoạn tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
Sau khi nước tiểu đầu đi qua hệ thơng ống thận thì thành phần của nó sẽ
thay đổi cuối cùng sẻ trở thành nước tiểu theo ơng dẫn tiểu về bàng quang và
được thốt ra ngồi. Theo phân tích thì nước tiểu khơng có acid amin, glucose
nhưng các sản phẩm phân giải protid, các muỗi thì nhiều gấp mấy lần so với
11



nước tiểu đầu. Điều này chứng tỏ có nhiều nước, acid amin, glucose, muối và
các chất khoán được hấp thu trở lại máu ở ống thận nhỏ (Hứa Văn Chung và
Nguyễn Kim Đông, 2014)
2.3.2.1. Sự tái hấp thu các chất ở ống lượng gần
Sự tái hấp thu ion Na+: khoảng 90% ion Na+ đã được tái hấp thu ở ống
lượn gần (Nguyễn Quang Mai, 2004). Sự tái hấp thu Na+ xảy ra qua hai bước:
Na+ khuếch tán thụ động từ lòng ống thận vào tế bào ống thận theo khuynh độ
điện hóa (vì nồng độ Na+ trong tế bào thấp và điện thế âm hơn so với trong lòng
ống). Sau đó Na+ được vận chuyển chủ động từ trong tế bào ống thận ra dịch
quanh ống thận rồi khuếch tán vào máu. Sự tái hấp thu Na+ sẽ kéo theo nước do
hiện tượng thẩm thấu. Như vậy sự tái hấp thu dịch ở ống lượn gần là đẳng trương
(Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
Tái hấp thu K+: K+ được lọc tự do qua cầu thận, sau đó khoảng 65% được
tái hấp thu ở ống lượn gần (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
Sự tái hấp thu HCO3-: được tái hấp thu một cách gián tiếp thơng qua khí
CO2 theo phản ứng.
HCO3 + H+

H2CO3

CO2 + H2O

Ở lòng của ống lượn gần, phản ứng xảy ra theo chiều thuận, khí CO2 được
tạo thành sẽ thấm qua màng vào dịch nội bào (bào tương). Ở các tế bào thành
ống phản ứng sẽ được xảy ra theo chiều nghịch, HCO3 được tạo thành sẽ được
thấm ra dịch ngoại bào.
Sự tái hấp thu đường glucose: đường glucozo đã được tái hấp thu gần như
hồn tồn ở ống lượn gần thơng qua cơ chế vận tải tích cực.
Sự tái hấp thu protein: protein đã được tái hấp thu ngay ở đoạn đầu của

ống lượn gần.
Sự tái hấp thu acid amin: mỗi loại acid amin đã được gắn với các chất
mang đặc hiệu trên màng. Sau khi đã tách ra khỏi các chất mang, thì sẽ được
khuếch tán vào dịch ngoại bào.
Sự tái hấp thu các chất khác: vitamin, aceto-acetate cũng sẽ được tái hấp
thu hoàn toàn ở ống lượn gần.
Sự tái hấp thu nước: khoảng 90% nước được tái hấp thu hoàn toàn ở ống
lượn gần do ba yếu tố sau: vì dịch thể và các chất có kích thước nhỏ đã được
thấm vào dịch lọc, còn các phân tử protein thì lại được giữ lại trong máu, nên đã
làm tăng nồng độ của protein, tức đã làm tăng áp suất thẩm thấu thể keo, nên có
xu hướng kéo nước quay trở lại; vì sự tái hấp thu ion Na+; vì các tế bào biểu mô
12


của ống lượn gần có tính thấm nước cao hơn các đoạn khác (Nguyễn Quang Mai,
2004).
2.3.2.2. Sự tái hấp thu ở quai Henle
Tại đoạn xuống của quai Henle có tính thấm cao đối với nước nên nước
được tái hấp thu thụ động, cịn ion Na+ thì hồn tồn bị giữ lại trong dịch của
lòng ống. Tại đoạn lên Cl- hấp thu thụ động kéo theo Na+ một cách thụ động
nhưng nước khơng được tái hấp thu (Phạm Hồng Phiệt, 2004). Sự tái hấp thu
của hai nhánh lên và xuống hoàn tồn trái ngược nhau, nhưng lại có sự hỗ trợ và
thúc đẩy lẫn nhau. Nước được tăng tái hấp thu ở nhánh xuống sẽ có tác dụng
thúc đẩy sự tăng tái hấp thu ion Na+ ở nhánh lên và ngược lại. Đó là quy luật
tăng nồng độ ngược dịng (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.3.2.3. Sự tái hấp thu các chất ở ống lượn xa
Phần đầu của ống lượn xa quá trình tái hấp thu các chất cơ bản giống với
quá trình tái hấp thu ở nhánh lên của quai Henle. Khác với ống lượn gần là ion
Cl- được ra theo ion Na+ do q trình vận tải tích cực. Vì vậy đã kéo theo các ion
khác như ion K+, Ca2+ và Mg2+…Các ion được tái hấp thu nhiều nên làm cho

dịch lọc loãng ra (Nguyễn Quang Mai, 2004). Phần sau của ống lượn xa nước và
Na+ được tái hấp thu theo yêu cầu của cơ thể qua cơ chế tăng nồng độ ngược
dòng của quai Henle và dưới tác dụng của hormon ADH của thùy sau tuyến yên
làm tăng tái hấp thu nước, hormon Aldosterone được tiết ra từ lớp vỏ của tuyến
trên thận làm tăng tái hấp thu chủ động Na+ (Phạm Hoàng Phiệt, 2004).
2.3.2.4. Sự tái hấp thu các chất tại ống góp
Chủ yếu là sự tái hấp thu nước và ure. Sự tái hấp thu nước có sự tham gia
tích cực của hormone vasopressin. Nhờ có sự hấp thu nước mà nồng độ của ure
trong dịch đã được tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ure thấm qua thành dịch
vào dịch ngoại bào. Ống góp cũng có sự tái hấp thu thêm các ion Na+, K+ và
Ca2+. Tại đây nước tiểu chính thức được hình thành và đổ vào bể thận, rồi theo
ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang và đạt đến một thể tích nhất định thì sẽ
được thải ra ngồi thơng qua phản xạ đi tiểu (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.4. Tính chất chung của nước tiểu
2.4.1. Số lượng nước tiểu
Số lượng nước tiểu của chó trong một ngày đêm là 0,5-2 lít, để lâu lắng ít
cặn (Phạm Ngọc Thạch và Chu Đức Thắng, 2009).
Lượng nước tiểu của gia súc khỏe thay đổi tùy theo chế độ ăn uống và
loại thức ăn (uống nhiều nước thì đái nhiều), tùy theo điều kiện khí hậu (mùa
13


×