Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin, đảng và nhà nước việt nam về vấn đề tôn giáo nhận định bản thân về vấn để tôn giáo ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................1
I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO...............................................................................1
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn
đề tôn giáo...............................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm tôn giáo...................................................................................1
1.1.2. Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo...................................................................................................2
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo...................2
1.2.1. Về Quan điểm chỉ đạo..............................................................................2
1.2.2. Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo..........................................................2
1.2.3. Quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước thay đổi qua các
kỳ đại hội............................................................................................................3
II: ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO DƯỚI GĨC NHÌN BẢN THÂN..............3
2.1. Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần thế hệ trẻ............3
2.3. Một số biện pháp đấu tranh chống lợi dụng vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện
nay...........................................................................................................................4
2.3.1. Tăng cường tuyên truyền về quyền của đồng bào các dân tộc thiểu số...4
2.3.2. Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa,........................................................................................5
2.3.3. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội,...5
KẾT LUẬN....................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................6

i


LỜI MỞ ĐẦU
Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hoặc một tơn


giáo nắm vai trị chủ đạo, có tác động mạnh nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của
con người, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học
thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX cho đến nay. Tuy nhiên, những
học thuyết này không được ở vị trí độc tơn mà song song tồn tại với nó vẫn có các học
thuyết, tơn giáo khác tác động vào các khu vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng
thời cũng tác động trở lại các học thuyết chủ đạo. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc
cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức, tình hình vẫn như vậy.
Trong cơng cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là
tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc
thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó các tín ngưỡng tơn giáo
đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam.
Việc xố bỏ hồn tồn ảng hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần
vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng
như sau này
Niềm tin, giá trị và ý tưởng của truyền thống tôn giáo đã và đang tiếp tục có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển của xã hội và văn hóa lồi người. Các hệ thống tín
ngưỡng tơn giáo nêu rõ câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến bản chất, danh tính và
mục đích của con người, đồng thời thúc giục các tín đồ sống có đạo đức. Về bản chất,
các tôn giáo cung cấp một hệ quy chiếu để hiểu thế giới và hướng dẫn hành động cá
nhân và cộng đồng. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu em đã lựa chọn đề tài: “ Quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo.
Nhận định bản thân về vấn để tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” để tiếp thu thêm
những kiến thức thú vị.
NỘI DUNG
I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề
tôn giáo
1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo hay giáo phái có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hố,

tính ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan
niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng,
lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố
siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học
thuật về những gì chính xác cấu thành một tơn giáo. Có thể hiểu tơn giáo là một thế
lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực
và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời ". Các hoạt động tơn giáo có thể bao gồm
các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tơn kính (các vị thần, Thánh, Tiên,
Phật), lễ tế, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu
nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ cơng cộng, hoặc các khía cạnh khác của
văn hóa con người.
1


1.1.2. Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề
tôn giáo
Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã hội phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mác – Lenin
và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con
đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu
cực của tơn giáo phải gắn liền với q trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân. Khi tín
ngưỡng tơn giáo cịn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước xã
hội chủ nghĩa phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng
của mọi cơng dân. Cơng dân có tơn giáo hay khơng có tơn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Bất kỳ ai cũng có quyền theo một
tơn giáo mình thích hoặc khơng theo tôn giáo nào; bỏ đạo, theo đạo, chuyển đạo trong
khuôn khổ pháp luật là quyền của mọi người Cần phát huy những giá trị tích cực của
tơn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín
ngưỡng của cơng dân.

Ba là, thực hiện đồn kết những người có tơn giáo với những người khơng có
tơn giáo, đồn kết các tơn giáo, đồn kết những người theo tôn giáo với những người
không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm
mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tơn giáo.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo
1.2.1. Về Quan điểm chỉ đạo
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Nước ta hiện nay có
16 tơn giáo, với trên 13,2 triệu tín đồ, chiểm khoảng 13,7% dân số, 42 tổ chức tôn
giáo; hơn 80 hiện tượng tơn giáo mới; trên 80% dân số có đời sống tâm linh. Tín
ngưỡng tơn giáo hiện đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân,
sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, tín
ngưỡng tơn giáo đang có những biến đổi mạnh mẽ trước biến động của thế giới, của xu
thế toàn cầu và sự phát triển đi lên của đất nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần
khắc phục các biểu hiện: Chủ quan, duy ý chí, phiến diện trong nhận thức và giải quyết
vấn đề tôn giáo.
Đảng và Nhà nước thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết tồn dân tộc:
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, thực
hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tơn giáo khác nhau;
mặt khác, phải đồn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tơn giáo, giải
quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau với người theo chủ nghĩa vơ
thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử, đố
kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tơn giáo và kiên quyết chống ấm mưu, thủ đoạn lợi
dụng tín ngưỡng tơn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
1.2.2. Về nhiệm vụ của công tác tôn giáo
Nghị quyết nêu 6 nhiệm vụ là: (1)Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách
và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của
nhân dân, trong đó có đồng bào các tơn giáo. (2)Tạo điều kiện cho các tơn giáo hoạt
động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước. (3)Đẩy mạnh
2



phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo" trong quần chúng
tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc thực
hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. (4)Phát huy tinh thần
yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của
các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tơn giáo, dân tộc để phá hoại đồn kết dân tộc,
chống đối chế độ. (5)Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tun truyền về chính
sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên
truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngồi đối với tình hình tơn
giáo và cơng tác tơn giáo ở nước ta.
1.2.3. Quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước thay đổi qua các kỳ đại
hội
Qua các kỳ Đại hội Đảng từ X - XIII: Sau Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12-32003 (khóa IX), quan điểm, chính sách tơn giáo tiếp tục được thể hiện trong văn kiện
Đại hội Đảng X, XI, XII, XIII. Thực ra, xuyên suốt các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản
Việt Nam từ đại hội VII đến Đại hội XIII đều có hai quan điểm khơng thay đổi đó là:
(1) tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; (2) chống
việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân
dân. Các kỳ đại hội trên đều thể hiện quan điểm: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo của mọi cơng dân. Mọi cơng dân dầu có quyền theo tơn giáo, từ bỏ hoặc thay
đổi tơn giáo của mình. Mọi hành vi xâm phạm quyền tự do ấy đều bị xử lý theo pháp
luật; khơng phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng trong những hoạt động xã hội. Xóa bỏ
mặc cảm, định kiến, thường xun củng cố tình đồn kết giữa đồng bào có đạo và
đồng bào khơng có đạo, giữa tín đồ các tơn giáo với nhau, "Giải quyết hài hịa các
quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đồn
kết, tơn trong, giúp nhau cùng phát triển.
II: ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ TƠN GIÁO DƯỚI GĨC NHÌN BẢN THÂN
2.1. Ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống tinh thần thế hệ trẻ
Thanh thiếu niên, chúng ta ngày nay khi rời ghế nhà trường được trang bị

không những kiến thức để làm việc mà còn cả kiến thức về lý luận chính trị. Điều này
giúp ta nhận thức được về cơ bản giữa mơ hình lý tưởng nhân đạo của các Tôn giáo và
chủ nghĩa cộng sản là: Một bên là duy tâm, một bên duy vật. Một bên diệt dục triệt để
bằng ý chí và coi dục là căn nguyên của mọi tội lỗi, bên kia thì cố gắng thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của con người bằng lao động với năng suất và chất lượng cao
nhằm cải tạo thế giới, coi nhằm cải tạo thế giới, coi đó là tiêu chuẩn đánh giá tính nhân
đạo thực sự tiến bộ của xã hội, một bên hứa hẹn một mô hình niết bàn bình đẳng tự do
cho tất cả mọi người, từ bi bác ái như nhau, khơng cịn bị ràng buộc bởi các nhu cầu
trần tục, còn bên kia khẳng định mơ hình lý tưởng cho mọi người lao động, coi lao
động là nhu cầu sống chứ không phải phương tiện sống, lao động khơng cịn là nguồn
gốc của khổ đau, qua lao động con người hoàn thiện cả bản thân và hồn thiện cả xã
hội.
Có thể thấy những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lê nin phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại, của xã hội. Do đó, nó nhanh chóng được thanh niên ủng hộ,
tiếp thu. Do có một số quan điểm ngược lại nên tất yếu Phật giáo, Công giáo hay
những tơn giáo khác khơng cịn giữ một vai trị như trước đây nữa.
3


Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực
trong đời sống con người đều có bước nhảy vọt. Xu thế tồn cầu hố thể hiện ngày
càng rõ nét. Điều kiện đó địi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh nhạy nắm
bắt vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo giáo lý tơn giáo con người trở nên
khơng có tham vọng tiến thân, bằng lịng với những gì mình đã có, sống nhẫn nhục,
không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt. Như vậy
đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi điều kiện thực tiễn của con người xã hội,
làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ khơng phải là cải tạo thế giới. Đạo đức
xuất thể của Tôn giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng chứ không phải chế ngự thiên
nhiên, bắt nó phục vụ cho mình. Các chương trình xã hội của các Tơn giáo khơng phải
cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng xã hội bằng đạo đức, trong xã hội đó

ai cũng từ bi, bác ái, hỉ xả, nhẫn nhục ... Đạo đức nhà Phật bị mở rộng mất giá trị nhân
đạo nhờ chính thái độ yếu thế này, khi những nhu cầu về thể xác bị coi là trần tục, kém
đạo đức. Nhất là trong cuộc sống ngày nay, khi mà con người đã đạt được một trình độ
nhất định, quan niệm trên càng không thể chấp nhận được. Do đó, ảnh hưởng của tơn
giáo càng xa rời thế hệ trẻ.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngày ngay những người đi chùa, đi nhà thờ hầu
hết khơng có đủ tri thức về tơn giáo họ theo, cho nên khó có thể giáo dục một cách tự
giác, tích cực trong xã hội và gia đình. Các cao tăng, sư thầy, linh mục chưa ý thức
được hết vai trò của họ trong việc xây dựng hoàn thiện nhân cách con người Việt
Nam. Chẳng hạn các buổi giảng kinh đàm đạo các buổi lễ chưa được tổ chức theo tinh
thần khai thác những tinh thuý của đạo lý Tôn giáo, mà phần nhiều theo thị hiếu: Cầu
an, giải hạn, cầu lộc ... của giới bình dân. Người dân lên chùa hay nhà thờ thường quá
chú trọng đến lễ vật, đến các ham muốn tầm thường. Do không được giáo dục đầy đủ,
đúng đắn giáo lý nhà Phật, số đông thanh thiếu niên đã đua theo thị hiếu của mọi
người. Họ đến chùa cúng bái, thắp hương vái xin phật, Bồ Tát, La Hán hay chúa phù
hộ độ trì cho họ đạt được mong muốn của mình. Những mong muốn ấy thường là
chuyện học hành, tình cảm, sức khoẻ, vật chất ... hoặc hơn nữa, họ coi đến chùa chỉ là
hình thức đi chơi, giải trí với bạn bè kèm theo đó là sự thiếu nghiêm túc trong ăn mặc,
đi đứng, nói năng. Số lượng học sinh, sinh viên nói riêng cũng như số lượng người dân
đi thăm nhà thờ hay chùa gần đây càng đông, song xem ra ý thức cầu thiện, cầu mạnh
về nội tâm cịn q ít so với những mong muốn tư lợi. Có rất ít người đến để tìm sự
thanh thản trong tâm hồn, để tu dưỡng nghiền ngẫm đạo lý làm người, về thiện - ác.
Như vậy mục đích đến chùa của người dân đã sai lầm, tầm thường hoá so với điều mà
giáo lý nhà Phật muốn hướng con người ta vào.
2.3. Một số biện pháp đấu tranh chống lợi dụng vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện
nay
2.3.1. Tăng cường tuyên truyền về quyền của đồng bào các dân tộc thiểu số
Làm rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề này của các thế lực thù địch chống
phá Việt Nam; vận động đồng bào tự giác, tích cực thực hiện các quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Đồng thời,

đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các dân tộc thiểu số
khơng trái với lợi ích chung của đất nước; kiên quyết chống tư tưởng kỳ thị, chia rẽ
dân tộc, tơn giáo, dân tộc hẹp hịi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục
khơi dậy ý thức tự lực, tự cường và phát huy truyền thống đồn kết, bình đẳng, tương
4


trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
2.3.2. Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa,
Ưu tiên bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, cần chú
trọng nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc trong giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham
nhũng, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, góp phần làm cho
mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp với đồng bào các dân tộc
ngày càng gắn bó khăng khít.
2.3.3. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội,
Nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội;
tạo mọi điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với các điều kiện
sống của khu vực thành thị, nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi
ích hợp pháp của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc
của hai tôn giáo lớn tại Việt Nam, hệ tư tưởng của và ảnh hưởng của nó đến xã hội và
tinh thần người dân ta, đồng thời hiểu thêm. Đặc biệt đề tài này cho chúng ta thấy rõ
vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy
con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn
của tơn giáo.
Dù cịn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những

giá trị đạo đức to lớn mà các tôn giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của giúp con
người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để khơng gây ra đau
khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã
hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn
chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có địi
hỏi phải hồn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả
thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác
sự đóng góp tích cực của tín ngưỡng tơn giáo để xây dựng đạo đức nhân văn tồn thiện
hơn, tự giác cao hơn.
Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, Tôn giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với
cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của tín
ngưỡng nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một
mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội - gia đình - nhà
trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại.
Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất,
phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng, kế thừa
truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân văn sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng
xã hội ngày càng ổn định, phát triển.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Văn hoá thành hội Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Kinh Đại Bảo Tích,
Tp. Hồ Chí Minh.
[2] Kapila Abhayawansa (2010), “Đóng góp của Phật giáo cho một xã hội lành
mạnh đối với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”, Quan điểm Phật giáo về lối sống
lành mạnh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[3] Nguyễn Hữu Minh (2012), “Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một
số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (120).

[4] Nguyễn Thị Minh Ngọc (2017), Vai trị của tơn giáo trong xây dựng niềm tin xã
hội, Nxb Phương Đơng, Cả Mau.
[5] Thích Nhật Tử, Thich Đức Thiện (Chủ biên) (2014), Phật giáo về phát triển bền
vững và thay đổi xã hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội
[6] Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Viện Xã hội học (2018), Điều tra khảo sát của đề tài “Niềm tin và hành vi tôn
giáo của giới trẻ Hà Nội hiện nay” tại phưởng Long Biên, quận Long Biên và xã Đồng
Tiền, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

6



×