Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

“ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.42 KB, 26 trang )

Tiểu luận Triết học

LỜI MỞ ĐẦU
Khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta và Nhà nước đã nêu
rõ chủ trương kết hợp ngay từ đầu và trong từng bước giữa tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội. Mục tiêu hàng đầu của nước ta là xây dựng
một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh”.Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu : tăng
trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện ngay
trong từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa.
Vậy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nó như thế nào? Tại sao
trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam bên cạnh việc tăng trưởng kinh
tế thì sự phân hố giàu nghèo ngày càng gia tăng? Phải chăng chủ trương
đề ra đã không được thực hiện đúng?
Là một sinh viên kinh tế, việc nhận thức mối liên hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với cơng bằng xã hội là cần thiết. Vì vậy, với những tìm tịi
tài liệu và sách báo tham khảo cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ
môn, em đã quyết định chọn đề tài “ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ
biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay ”. Đề tài giúp em hiểu và thấy được
những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước
trong quá trình đổi mới.
Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế, những sai
sót trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong được
những lời nhận xét và góp ý quý báu của cơ giáo.
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

1


Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có
mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập với
nhau, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định
mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó đã có những quan
điểm khác nhau. Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu
hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này
tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng khơng có sự phụ thuộc, khơng có sự ràng
buộc và quy định lẫn nhau. Nếu có thì cũng chỉ là sự quy định bề ngồi
mang tính ngẫu nhiên.
Trái lại, những người theo quan diểm biện chứng lại cho rằng các sự
vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định,
tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn như sự gia tăng dân số
sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, giáo dục…; hay như vấn đề môi
trường tác động, ảnh hưởng tới hoạt động của con người, và hoạt động của
con người cũng tác động trở lại to lớn đến sự biến đổi của môi trường.v.v..
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách
quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên
hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng
siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người Heghen - xuất phát từ lập
trường duy tâm khách quan vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của
mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. trong khi đó, những người theo
quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế

giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

2

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú đến bao nhiêu thì cũng
chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế
giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng khơng thể tồn tại tách rời
nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những
quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng
định rằng: mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học để chỉ sự quy định, sự
tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay
giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
1.2 Các tính chất của mối liên hệ
1.2.1.Tính khách quan
Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn có
của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng chịu sự
tác động của các sự vật, hiện tượng khác ( như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
áp suất khơng khí… đơi khi cũng chịu sự tác động của con người ). Con
người - một sinh vật phát triển nhất trong tự nhiên cũng luôn luôn chịu tác
động bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản
thân. Ngồi sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động
xã hội và những người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp
nhận vơ vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt. Vấn đề là con người phải

hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình để giải
quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và
bản thân con người.
1.2.2.Tính phổ biến
Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:
Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện
tượng khác. Khơng có sự vật, hiện tượng nào nằm ngồi mối liên hệ. Trong
thời đại ngày nay, khơng có một quốc gia nào khơng có quan hệ, khơng có
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

3

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

liên hệ với quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy mà
bên cạnh việc hợp tác cùng nhau phát triển thì trong xã hội tồn tại nhiều
vấn đề như: môi trường sinh thái, dân số, chiến tranh…
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ
thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào, chúng chỉ là
biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
1.2.3.Tính đa dạng
Các mối liên hệ khác nhau được phân chia theo từng cặp: mối liên
hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ
thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ khơng bản chất… Chính tính
đa dạng trong q trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật
và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vây, trong một sự

vật có thể có nhiều loại mối liên hệ, chứ khơng phải chỉ có một cặp mối
liên hệ xác định.
Các cặp mối liên hệ khác có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối
liên hệ này quy định mối liên hệ kia tuỳ theo những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể. Nói cách khác, vai trị quyết định của các mối liên hệ trong từng
cặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi
loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổ
biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hố lẫn nhau tuỳ
theo phạm vi bao quát của mối liên hệ. Tuy sự phân chia thành các mối
liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết.
Bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động
và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó
để đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình.
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

4

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật về mối liên hệ phổ biến, chúng ta
rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực.
Thứ nhất là quan điểm tồn diện. Đây là quan điểm địi hỏi chúng ta
nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Đòi hỏi

chúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ
bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên…
Thứ hai là quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi chúng
ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Cũng như để xác định đường lối, chủ trương
của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao
giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước.

Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

5

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng
về mối liên hệ phổ biến
2.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Gần hai thập kỷ này, trong nước ta cũng như trên thế giới, ngày càng
nhiều những cuộc điều tra khảo sát, những cơng trình nghiên cứu, những
công cuộc thử nghiệm ở nhiều quy mô khác nhau, có khi bao quát cả một
quốc gia, về mối quan hệ giữa cái xã hội và cái kinh tế, về thế nào là tăng
trưởng kinh tế, thế nào là công bằng xã hội, thế nào là kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Khát vọng và đòi hỏi này biểu hiện

nổi bật trong những chủ trương được phổ biến nhanh chóng trên quy mơ
tồn cầu về gắn bó văn hố va phát triển, về phát triển bền vững, về phát triển
là dân chủ và tự do, về xố đói giảm nghèo, về phát huy nguồn vốn xã hội.
Vậy trước hết ta cần hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học, dùng để chỉ sự
tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm xã hội và các yếu tố của q
trình sản xuất ra nó; là thước đo của tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở nhịp độ
tăng trưởng, cụ thể là mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập
quốc dân tính theo đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI). Tăng
trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, quy mô và tốc độ phát triển của
một nền kinh tế. Sự tăng trưởng đó đạt tới một giới hạn nhất định.
Thế nào là công bằng xã hội?
Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định
bởi hồn cảnh cụ thể. Có thể nói, mỗi xã hột đều có chuẩn mực riêng của
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

6

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

mình về cơng bằng xã hội, do hồn cảnh lịch sử cụ thể ở đó quy định. Bàn
về sự khác biệt giữa bình đẳng xã hội và công bằng xã hội, trong tác phẩm
Phê phán cương lĩnh Gô-ta, Mác vạch rõ: trong xã hội XHCN ''mỗi một
người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho
xã hội''. Đó là nguyên tắc công bằng; tuy nhiên, trong điều kiện của
CNXH, công bằng xã hội khơng đồng nhất với bình đẳng xã hội, nghĩa là

bình đẳng khơng phải là ngang bằng nhau về mọi phương diện. Phải chấp
nhận tình trạng bất bình đẳng ở một giới hạn nhất định đối với mọi thành
viên trong xã hội.
2.1.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Trước hết ta cần nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ xã hội.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tất yếu cho tiến bộ xã hội. Do đó,
trên thực tế, hầu hết chính phủ các nước tìm mọi cách ưu tiên các nguồn
lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho
xã hội..., làm cơ sở để giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
khác. Như thế, tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thịnh suy của từng quốc
gia dân tộc. Vậy, phải chăng cứ tăng trưởng kinh tế là có sự tiến bộ xã hội?
Nhìn một cách phổ quát là như vậy. Nhưng, trong thực tế, không phải lúc
nào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với sự tiến bộ xã hội, bởi còn tùy
thuộc vào mục đích của tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ
nhằm đạt được lợi nhuận sẽ đem lại thảm họa cho con người. Ngược lại,
tăng trưởng kinh tế để tất cả cho con người và vì con người thì ln ln
gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Như vậy tăng trưởng kinh tế tạo
điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội.
CNXH khoa học nhấn mạnh động lực để tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất của khoa học kỹ thuật,
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

7

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học


nhưng tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội chính là phương thức sản xuất. Quan
điểm này giúp chúng ta có cách nhìn biện chứng về sự tăng trưởng kinh tế
của CNTB hiện đại. Nền tảng của nó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
hay những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những
năm 50 của thế kỷ 20 đến nay đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần
vì mục đích lợi nhuận dẫn đến chủ nghĩa sơ-vanh nước lớn và kỳ thị chủng
tộc, áp bức và bóc lột nhiều nước đang phát triển.
Công bằng xã hội là một khái niệm rộng, bao gồm công bằng trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trong đó, cơng bằng
trong kinh tế là cơ sở, cơng bằng trong lĩnh vực phân phối có ý nghĩa quyết
định đến việc phát huy nội lực các thành phần kinh tế, đến từng thành viên
trong xã hội. Vì vậy, sự tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục đích phục
vụ các mục tiêu xã hội và các mục tiêu xã hội phải hướng tới con người.
Khơng thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền
vững trong một xã hội với trình độ nhân dân thấp kém.
Cơng bằng xã hội dẫn đến lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi chủ thể
kinh tế được đảm bảo đầy đủ theo mức độ đóng góp bằng nhiều hình thức
như bằng lao động bằng vốn, tài sản, trí tuệ, trí thức, trình độ tay nghề.
Như vậy khi lợi ích kinh tế được đảm bảo đã tạo ra sự kích thích cho mỗi
cá nhân khơng ngừng phát huy tính năng động và năng lực sáng tạo của
mình. Do đó cơng bằng xã hội là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt
Nam là tất yếu khách quan.
Ở nước ta, trước những năm đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp và một nền kinh tế phi thị trưởng, chế độ phân
phối bình qn, nền kinh tế, khơng những khơng tăng trưởng mà trì trệ,
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A


8

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào giữa thập niên 80, buộc chúng ta
phải tiến hành đổi mới. Đổi mới là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp
cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Tinh thần đổi mới của Đảng thể
hiện trước hết ở đổi mới tư duy kinh tế, hình thành và hồn thiện qua các
Đại hội VI, VII, VIII và IX. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được gần
hai thập niên qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã khẳng định
rằng, để thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh địi hỏi phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã
hội. Sự nghiệp CNH, HĐH do Đảng lãnh đạo và đang được thực hiện ở
Việt Nam nhằm đến nhiều mục tiêu, trong đó có vấn đề tăng trưởng kinh tế
gắn với công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế cùng với chế độ chính trị ưu việt là điều kiện,
yếu tố quan trọng để có cơng bằng xã hội, ngày càng tạo ra công bằng xã
hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội biểu hiện
một cách đa dạng, chứ tuyệt nhiên không phải tăng trưởng đi trước công
bằng theo sau.
Mác viết: ''với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần
tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này
vẫn lĩnh (sản phẩm lao động, vật phẩm tiêu dùng) nhiều hơn người kia,
người này vẫn giàu hơn người kia”.
Từ những luận điểm của Mác, chúng ta thấy, cơng bằng xã hội
khơng đồng nhất với bình đẳng xã hội, cơng bằng xã hội, bình đẳng xã hội

khơng có nghĩa là chia đều, ngang bằng nhau, và trong CNXH vẫn tồn tại
sự bất bình đẳng; bình đẳng trong CNXH là bình đẳng về địa vị xã hội của
con ngưởi. Trong điều kiện ở những nước chậm phát triển như nước ta,
liệu có thể vừa tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển và thực hiện công bằngxã hội được không? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ''Chủ nghĩa xã hội là cơng
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

9

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng
được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ
chăm nom''. Vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, cơng bằng xã hội
khơng có nghĩa là chia đều, bình quân sản phẩm lao động, tư liệu sinh hoạt,
vật phẩm tiêu dùng cho mọi người. Nói về việc thực hiện công bằng xã hội
trong điều kiện nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn do chuyển từ thời bình
sang thời chiến, vừa phải dồn sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền
nam, vừa phải đánh thắng giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã
nhắc nhở: trong công tác phân phối, không sợ thiếu, chỉ sợ khơng cơng
bằng, khơng sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng n.
Qn triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh, có thể nhận định: Trong
điều kiện đi lên CNXH ở nước ta, tùy từng giai đoạn vẫn có thể thiết lập
được sự công bằng xã hội ở mức độ mà sự phát triển kinh tế - xã hội cho
phép; công bằng ở đây là quán triệt, thực hiện đúng nguyên tắc phân phối
sản phẩm: ai làm, cống hiến nhiều cho xã hội, thì được hưởng nhiều và
ngược lại, chứ khơng phải là cào bằng một cách bình quân chủ nghĩa dẫn

đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xã hội.
Thấm nhuần tư tưởng của các nhà sáng lập CNXH khoa học, của Hồ
Chí Minh về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, xuất
phát từ thực tiễn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nêu rõ
tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn
phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
CNXH. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: ''phát huy nhân tố con
người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
cơng dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống
vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

10

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Từ cương
lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ mà Đảng ta đã nêu lên, rõ ràng
chúng ta đã có một quan niệm khác với các nước XHCN trước đây là đặt
ra các mục tiêu xã hội quá cao so với trình độ phát triển kinh tế hiện tại, rút
cục các mục tiêu xã hội trở thành ảo tưởng. Chúng ta cũng không quan
niệm như một số nước phương Tây chạy theo sự tăng trưởng kinh tế bằng
mọi giá mà hy sinh các mục tiêu xã hội, gây nên những xung đột xã hội,
đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo. Chúng ta quan niệm, việc thực hiện các
vấn đề xã hội, các mục tiêu xã hội tuy khơng thể thốt ly tăng trưởng kinh

tế, khơng thể vượt ra ngồi phạm vi cho phép, nhưng không thể nhận thức
một cách giản đơn: Cứ tăng trưởng kinh tế thì các vấn đề khác của xã hội
sẽ giải quyết được, cũng không chờ đến khi có cho sự tăng trưởng cao của
kinh tế mới bắt đầu thực hiện sự công bằng xã hội, mà mỗi bước tiến của
chính sách xã hội (qua những mục tiêu đạt được của nó) đều phải dựa trên
cơ sở tăng trưởng kinh tế, và ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, tăng
trưởng kinh tế đều thúc đẩy tiến bộ xã hội, công bằng xã hội.
Báo cáo gần đây nhất (năm 2003) về phát triển còn người của
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã nêu rõ chỉ số phát triển
con người (HDI) của Việt Nam được tiến hành dựa trên những tính tốn
các thành tựu về phát triển quan trọng như mức sống, y tế, giáo dục liên
tục được cải thiện, từ 0,583 (năm 1985) tăng lên 0,605 (năm 1990) và
O,688 (năm 2002-2003). Đồng thời, báo cáo cịn nhấn mạnh: kết quả có ấn
tượng nhất là tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ trên 70% vào cuối thế kỷ 20
xuống còn khoảng 29% vào năm 2002.
2.2.2. Những thành tựu của Việt Nam đạt được
Nền kinh tế phát triển toàn diện và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

11

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

Tốc độ tăng sản phẩm trong nước(GDP) đạt bình quân 7,5%/ năm,
xấp xỉ mục tiêu đề ra và cao hơn tốc độ bình quân 5 năm 1996 – 2000)tăng
6,9%/năm).

Cả 3 khu vực kinh tế trọng yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá
cao,trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng bình qn 10,3%, khu
vực nông –lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,0%.
Xu hướng tăng trưởng có tiến bộ, năm sau cao hơn năm trước: năm 2001
tăng 6,9%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng
7,7%; và năm 2005 tăng khoảng 8,4%. Quy mô GDP năm 2005 đạt khoảng
815 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế, gấp đôi năm 1995. Như vậy tốc nđộ
tăng GDP 10 năm qua đạt bình quân 7,2%. Giá trị GDP bình quân đầu người
9,8 triệu đồng/năm tương đương 600 triệu USD; gấp 2 lần năm 1995.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng nông –
lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ
cấu GDP.
2001 2002 2003 2004 2005
Chung nền kinh tế
100
100
100
100
100
Khu vực nông- lâm thuỷ sản(I)
23,24 23,03 22,54 21,89 20,69
Khu vực công nghiệp, xây 38,13 38,49 39,47 40,21 41,03
dựng(II)
Khu vực dịch vụ
38,63 38,48 37,99 37,81 38,08
Đơn vị tính: %
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Trong gần 5 năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển
biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nơng – lâm và thuỷ sản đã
giảm hơn 3%,trung bình mỗi năm giảm hơn 0,7%. Khu vực công nghiệp và

xây dựng tăng gần 3%, bình quân mỗi năm tăng 0,6%, khu vực dịch vụ ổn
định ở mức trên 38%. Tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế tuy còn chậm so
với yêu cầu, song xu hướng chung thời kì sau nhanh hơn thời kì trước.
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

12

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong khu vực nông – lâm
nghiệp và thuỷ sản là chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng tính tự cấp tự
túc, thuần nông, năng suất và hiệu quả thấp sang nền sản xuấthàng hố đa
ngành, đa sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao. Đó là xu hướng giảm tỉ
trọng nông nghiệp từ 77,4% giá trị sản xuất toàn khu vực xuống 75%; tăng
tỉ trọng thuỷ sản từ 14,6% lên trên 21,5% năm 2005.
Về công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp bình qn
5 năm 2001 – 2005 đạt trên 16,5%/năm với xu hướng ổn định năm sau cao
hơn năm truớc (năm 2001 tăng 14,6%; năm 2002 tảng 14,8%; năm 2003
tăng 16%; năm 2004 tăng 15,8%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng của sản
xuất công nghiệp đã đạt và vượt mục tiêu đề ra dù có nhiều khó khăn về thị
trường và giá cả nguyên nhiên liệu nhập khẩu biến động bất lợi, nhất là
tăng giá thép, xăng dầu, chất dẻo, hoá chất.
Tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần, khu vực kinh tế.
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,1%/năm; khu vực cơng nghiệp
ngồi quốc doanh tăng 21,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI) tăng 17,5%. Khu vực Nhà nước tuy tốc độ tăng trưởng không

cao nhưng chiếm tỉ trọng lớn (29% đến 30% tổng giá trị sản xuất toàn
ngành), sản xuấtcác sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế. Nhiều ngành sản
xuấtvà sản phẩm công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế, có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó : động
cơ điezen tăng 31,7%; ơ tơ lắp ráp tăng 60,1%. Cơng nghiệp ngồi quốc
doanh chiếm tỉ trọng trên 27% và tăng trưởng ngoạn mục : năm 2003 tăng
hơn 23,3%, năm 2004 tăng 22,8%, năm 2005 ước tăng 24,5%, cao nhất
trong 3 khu vực. Cơng nghiệp có vốn FDI chiếm tỉ trọng trên 43% giá trị
sản xuất, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao : năm 2001 tăng 12,6%;
năm 2002 tăng 15,2%; năm 2003 tăng 18,1%; năm 2004 tăng 15,7% và
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

13

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

năm 2005 tăng trên 17%. Nhiều sản phẩm công nghiệp FDI đạt chất lượng
cao, đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xu hướng tăng tỉ trọng các ngành cơng nghiệp có cơng nghệ cao tuy còn
nhỏ nhưng khá nhanh : năm 2000 chiếm 15,6%, năm 2005 chiếm 20,8%,
trong đó sản xuất ơ tô từ 1,75% lên 3,15%, sản xuất thiết bị điện - điện tử
từ 2,29% lên 2,76%, sản xuất thiết bị văn phịng – máy tính từ 0,52% lên
1,18%.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình qn tồn
khu vực dịch vụ đạt 7,6%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị tăng
thêm của khu vực này đạt 7%/năm, cao hơn các thời kì trước đó. Các

ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao là thương mại, nhất là xuất nhập
khẩu, bưu chính viễn thơng, du lịch. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ
đạt tốc độ tăng bình quân 14,8%/năm. Phương thức kinh doanh đa dạng,
mạng lưới kinh doanh mở rộng cả trong và ngoài nước. Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa 5 năm đạt 110,2 tỉ USD, bình qn mỗi năm
tăng 16,2% trong đó năm 2005 đạt 69,1 tỉ USD, gấp 2,21 lần năm 2001,
bình quân đầu người đạt 370 USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt
32,23 tỉ USD, gấp 2,13 lần so với năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đạt
36,88 tỉ USD, gấp 2,27 lần. Không chỉ tăng trưởng nhanh cơ cấu hoạt động
dịch vụ cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỉ trọng các ngành dịch vụ
thông thường, chất lượng thấp như thương nghiệp, nhà hàng…giảm từ
37% những năm 1996 – 2000 xuống còn 35 -36% các năm 2001 – 2005. Tỉ
trọng các ngành dịch vụ mới, chất lượng cao như bưu chính viễn thơng,
khoa học – cơng nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn kinh doanh
bất động sản… tăng dần. Tỉ trọng dịch vụ vận tải, bưu điện tăng từ 10%
năm 2001 lên 11%, dịch vụ khoa học công nghệ từ 1,3% lên 1,45% các
năm 2003 – 2005.
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

14

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

Kinh tế vĩ mô và các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế có nhiều
tiến bộ. Tổng quỹ tiêu dùng vẫn tăng khá, đạt bình quân 7,5% so với mục
tiêu đề ra là 5,5%. Tỉ lệ tích luỹ trong nước so với GDP đạt 29,4%. tỷ lệ

huy động nguồn vốn nội địa cho đầu tư phát triển trung bình hàng năm đạt
80%. Vốn đầu tư phát triển tồn xã hội tăng bình qn khoảng 10,3%/năm
và đạt tỉ lệ đầu tư trên GDP là 36,5% năm 2005.
Nền tài chính quốc gia lành mạnh. Tính chung 5 năm, tổng thu ngân
sách nhà nước đạt 745,7 nghìn tỷ đồng, tăng 125,7 nghìn tỉ đồng so với
mục tiêu kế hoạch ( vượt 20,3%). Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước
trên GDP đạt 23,5%, vượt mục tiêu đề ra là 20% đến 21%. Bội chi ngân
sách được khống chế dưới 5% GDP. Cơ cấu thu ngân sách đã chuyển
hướng mạnh vào tăng tỉ trọng nguồn thu trong nứoc giảm tỉ trọng nguồn
thu từ bên ngoài. Tỉ trọng thu nội địa tư 50,7% năm 2001 lên 54,2% năm
2005. Nhờ tăng thu nên các khoản chi ngân sách đều đạt và vượt kế hoạch,
nhất là chi cho đầu tư phát triển bình quân 5 năm đạt khoảng 29,7%, vượt
kế hoạch đề ra là 255 đến 26%.
Như vậy tăng trưởng kinh tế của nước ta đáp ứng cả hai yêu cầu :
một mặt tanưg trưởng với tốc độ cao, mặt khác tăng trưởng bền vững.
Tăng trưởng với tốc độ cao không chỉ là tiền đề để thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội mà còn để khắc phục, chống tụt hậu xa hơn về kinh tế.
Xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện
Hầu hết các chỉ tiêu xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm đều đạt và
vượt kế hoạch. Nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, dân số, gia
đình, nhất là xố đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ.

Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

15

Lớp: Ngân



Tiểu luận Triết học

Thứ nhất là về xố đói giảm nghèo.Giảm đói nghèo khơng chỉ là
một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước Việt Nam đặc
biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển.
Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với
tiến hành công tác xố đói giảm nghèo, thực hiện cơng bằng xã hội đã hạn
chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng.
Trong thời gian qua,nhờ việc thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả,
cơng cuộc xố đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh nên cơng
cuộc xố đói giảm nghèo đã đạt nhiều kết quả to lớn.Tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm nhanh từ 17,5% năm 2001 xuống dưới 7% (theo chuẩn nghèo cũ),
trung bình mỗi năm giảm 2 – 2,25%, tương ứng 300 – 310 nghìn người,
đạt mục tiêu đề ra. Nếu theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam, tỷ lệ hộ
nghèo chung cả nước năm 2002 là 23%, năm 2004 là 18,1% và năm 2005
còn dưới 17%. Tỷ lệ hộ nghèo chung theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ
28,9% năm 2002 xuống còn 24,1% năm 2004. Trong 5 năm qua, dù năm
nào cũng có hạn hán, bão lũ lớn, dịch cúm gia cầm, dịch SARS, nhưng số
hộ, số khẩu thiếu đói giáp vụ ở nơng thơn vẫn chiếm tỷ lệ thấp, cao nhất là
1% và giảm dần, cón phổ biến là 0,5% số hộ nơng thơn. Thu nhập và đời
sống của dân cư được cải thiện và tăng dần. Thu nhập bình quân một người
1 tháng của dân cư tăng từ 356,1 nghìn đồng năm 2001 – 2002 lên 484,5
nghìn đồng năm 2003 – 2004, trong đó khu vực nơng thơn từ 275,1 nghìn
đồng lên 376,5 nghìn đồng( tăng 36,7%).
Thứ hai, về cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày
càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở được nâng cấp, gần 100% xã
phường có trạm y tế, trong đó 15% đạt chuẩn quốc gia. Năm 2005, nhà
Lê Thị Bích Hạnh

hàng 47A

16

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, ttrẻ em dưới
6 tuổi và các đối tượng chính sách khác thơng qua bảo hiểm y tế. Tuổi tho
trung bình của người dân năm 2005 đạt 71,3 – cao hơn các năm trước. Tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống 14%, vượt mục tiêu đề ra là 15%. Tỷ
lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi giảm xuống còn 1,8% và trẻ em dưới 5 tuổi
dưới 3,15%, bằng mức phổ biến ở các nước có thu nhập bình quân đầu
người cao gấp 2,3 lần Việt Nam. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ giảm xuống cịn
8/10.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ người dân nơng thôn dùng nước sạch là
62%, đạt mục tiêu đề ra.
Thứ ba, về vấn đề công ăn việc làm. Đây là một vấn đề kinh tế và
vấn đề xã hội cực kỳ quan trọng. Chúng ta đã phấn đấu để từng bước cho
mỗi người lao động có việc làm hữu ích, sau đó tiến lên có việc làm hợp
lý, hàng năm thu xếp công việc cho hàng triệu người đến tưổi lao động,
giảm số người lao động ở các thành thị, giảm tình trạng nơng dân hàng
năm mỗi người thừa hàng trăm ngày khơng có việc làm ở nơng thơn, trí
thức chưa được sử dụng hết thời gian và khả năng lao động trí óc, thanh
niên tốt nghiệp các loại trường khó tìm việc làm, phải chờ đợi dài ngày, số
đơng người lao động khơng được đào tạo nên chỉ có thể được giao làm lao
động giản đơn. Năm 2005 đã tạo việc làm mới cho 7,5 triệu lao động, bình
quân 1,5 triệu việc làm / năm. Nhờ đó mà tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị từ 6,28% năm 2001; 6,01% năm 2002; 5,78% năm 2003; 5,6% năm

2004 và xuống 5,3% năm 2005. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động trong độ
tuổi ở nông thôn từ 74,28% năm 2001 lên 79,1% năm 2004 và 80,7% năm
2005. Cơ cấu lao động xã hội đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ
lao động nông nghiệp giảm từ 63,4% năm 2001 xuống 58,8% và 56,8%
năm 2005; tỷ trọngld công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,3% đến 17,4%
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

17

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

và 17,9%; tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 22,4% lên 24% và 25,4% trong
3 năm tương ứng. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ dưới 20,56% năm
2001 lên 21,8% năm 2004 và 24% năm 2005, là kết quả đáng ghi nhận
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố.
Thứ tư, về giáo dục đào tạo của Việt Nam đã có bước chuyển tích
cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã phủ khắp các phường, xã trong nước. Số
học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi ngày càng cao: năm học 2004 – 2005
đạt 97,5%, vượt mục tiêu đề ra là 97%. Học sinh trung học cơ sở tăng bình
quân 2,8%/năm. Đến hết năm 2005 có 30 tỉnh, thành đạt tiêu chuẩn phổ
cập trung học cơ sở.
2.2.3. Những hạn chế và giải pháp
2.2.3.1. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng có những hạn chế.
Tính bền vững và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế chưa cao, sức cạnh
tranh của hàng hóa và sản phẩm dịch vụ còn hạn chế. Nhiều vấn đề xã hội

còn diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội chưa thực
sự hài hồ.
Hạn chế trong nơng – lâm nghiệp và thuỷ sản là chưa gắn với thị
trường trong nước với thế giới. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tuy cao
nhưng đóng góp của khu vực này trong tốc độ tăng trưởng GDP cả nước
chưa đến 1%. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng chưa cao, chưa
tương xứng với vị trí của khu vực này trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất
lương thực vẫn trong tình trạng chạy theo năng suất, sản lượng, chưa thật
coi trọng chất lượng.
Hoạt động dịch vụ tuy có tiến bộ trên một số mặt nhưng chưa đều và
chưa vững. thị trường trong nước trầm lắng, sức mua tăng chậm. Giá cả
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

18

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

một số mặt hàng biến động lớn ngồi vịng kiểm sốt của Nhà nước. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ kực như dầu thô, dệt may, giày dép, túi xách tăng
không ổn định do phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên thiên nhiên hoặc thị
trường thế giới. Bằng chứng là hai năm 2004 và 2005 hàng xuất khẩu dệt
may chỉ tăng 8,1%, giày dép tăng 10,3%, túi xách tăng 12,8%. Tỉ lệ nhập
siêu còn lớn, tốc độ giải ngân vốn ODA chậm…
Các vấn đề xã hội còn nhiều bất cấp. Tộc độ tăng dân số và lao động
vẫn cao nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến và
đang trở thành áp lực đối với tăng trưởng. Tỉ lệ lao động qua đào tạo mới

bằng 24% không đạt kế hoạch đề ra (30%). Trong khi đó, các vùng kinh
tếtrọng điểm, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất vẫn thiếu lao động Lchất
lượng cao. Sức ép về việc làm đối với lao động trẻ ở khu vực thành thị còn
lớn do tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Số hộ tái nghèo tuy có giảm nhưng chưa
vững. Các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo có tiến bộ nhưng chưa
đều và chưa vững.
2.2.3.2. Giải pháp
Một là, do nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm
phát triển, muốn cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả thì
con đường duy nhất là thực hiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình đó phải đề phịng và khắc phục các tác
động mặt trái của kinh tế thị trường. Định hướng Xã hội chủ nghĩa là sự
phát triển gắn liền với công bằng xã hội, bình đẳng trong phân phối, để dẫn
tới bình đẳng xã hội.
Hai là, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội dưới
sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng có vai trị
quyết định và vai trị quản lý trực tiếp của Nhà nước phải được nâng lên
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

19

Lớp: Ngân


Tiểu luận Triết học

tầm cao mới để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công bằng
xã hội. Nhà nước là chủ thể số 1 trong các chủ thể xã hội tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năng lực quản lý của Nhà

nước cần được thể hiện rõ qua việc hoạch định một hệ thống chính sách xã
hội, một hệ thống phúc lợi xã hội tích cực, sao cho ''bao nhiêu lợi ích đều
vì dân", đồng thời có khả năng và thực hiện tốt việc điều tiết xã hội, giữ
vững an ninh xã hội, đoàn kết các giai tầng xã hội. .., đảm bảo mơi trường
chính trị - xã hội luôn luôn ổn định để phát triển đất nước theo con đường
XHCN.
Ba là, cần mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính
sách an sinh xã hội nhiều tầng nấc, xem đây là một trong những chỉ báo
quan trọng của một xã hội công bằng và văn minh.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội này bao gồm: 1) Chính sách ưu
đãi xã hội, nhằm bảo đảm mức sống ít nhất trên trung bình cho những
người có cơng trong q trình cách mạng và kháng chiến trước đây; 2)
Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập
của những người lao động lúc bình thường để dành chi tiêu cho lúc gặp
khó khăn (thất nghiệp, bệnh tật tuổi già...); 3) Chính sách trợ cấp xã hội để
hỗ trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật,
người già cô đơn, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...; 4) Chính sách cứu tế
xã hội để cưu mang những người bị thiệt hại nặng do địch họa, thiên tai
hoặc rủi ro trong cuộc sống; 5) Chính sách tương trợ xã hội, như phát huy
truyền thống tương thân, tương ái "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng để
giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.
Bốn là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa không thể tách rời phát triển văn hố.
Lê Thị Bích Hạnh
hàng 47A

20

Lớp: Ngân




×