Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ THI ÔN TẬP NGỮ VĂN HK1 LỚP 12( ĐỀ SỐ 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.2 KB, 6 trang )

Tài Liệu Ôn Thi Group

ĐỀ ÔN TẬP HKI - ĐỀ SỐ 10
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
MỤC TIÊU
 Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể: Kiến thức tiếng việt, làm văn; Kiến thức văn học:
Tác giả, tác phẩm; Kiến thức đời sống.
 Rèn luyện các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng đọc hiểu; Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã
hội, bài văn nghị luận văn học)
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các
nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng
cáo, nhưng khơng bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam
thắng cảnh. Chữ nước ngồi, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía
trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành
phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài
lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
(Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
Câu 1 (NB): Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngơn ngữ gì?
Câu 2 (TH): Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
Câu 3 (TH): Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận gì trong đoạn văn nêu trên?
Câu 4 (TH): Từ 2 câu sau:
- Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
- Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh,...
Tác giả muốn nêu lên điều gì về việc sử dụng quảng cáo của người Hàn Quốc và tình trạng quảng cáo ở Việt Nam?
II. LÀM VĂN
T


Câu 1 (VDC): Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ: Để giữ gìn sự trong sáng của
I.
N

E

tiếng Việt, chúng ta phải làm gì?
T

H

Câu 2 (VDC): Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc và liên hệ đạo lý “Uống
O

N

nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
IE

U

- Mình về mình có nhớ ta



A
T

Mình về mình có nhớ không


IL

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

1


Tài Liệu Ơn Thi Group

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân lo
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...

T

A

IL

IE

U

O

N

T


H

I.
N

E

T

Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2008, tr.10



2


Tài Liệu Ôn Thi Group

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính.
Cách giải:
Phong cách ngơn ngữ: Chính luận.
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Đoạn văn trên nói về vấn đề: Hiện tượng các biển hiệu in chữ nước ngoài quá nhiều tại Việt Nam.

Quan điểm của tác giả: Bày tỏ sự phê phán đối với hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài và không coi trọng
tiếng Việt.
Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương pháp lập luận đã học: Giải thích, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
Cách giải:
- Phương pháp lập luận: So sánh.
- Tác giả đưa ra các hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trên bảng hiệu ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Tác giả muốn nói rằng ở Hàn Quốc họ ưu tiên sử dụng ngơn ngữ của quốc gia mình cịn ở Việt Nam thì sính
ngơn ngữ ngoại. Điều này ở hai quốc gia là trái ngược nhau và tình trạng sính ngôn ngữ ngoại ở Việt Nam rất
phổ biến, điều này làm mất đi giá trị của tiếng nói dân tộc.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
T

Cách giải:
I.
N

E

* Giới thiệu vấn đề.
T

H


* Giải thích vấn đề.
O

N

- Sự trong sáng của tiếng Việt:
IE

U

+ Thể hiện bằng tính chuẩn mực về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ, phải tuân

T

A

IL

theo quy tắc chung của tiếng Việt.



3


Tài Liệu Ơn Thi Group

+ Khơng lai căng, pha tạp q nhiều ngơn ngữ nước ngồi, nhưng vẫn dung hợp những yếu tố tích cực với
Tiếng Việt.

+ Sự sáng tạo cái mới phải tuân theo quy tắc chung, đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt cịn góp phần
phát triển, làm tiếng Việt ngày càng phong phú đa dạng hơn.
+ Tính lịch sự, văn hóa trong lời ăn tiếng nói.
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là giữ gìn hồn cốt của tiếng Việt, giữ gìn chuẩn mực về sử dụng từ và
ngữ pháp.
* Bàn luận vấn đề.
- Hiện trạng sử dụng tiếng Việt trong thời buổi hiện đại:
+ Ngày nay với sự du nhập của văn hóa ngoại lai, ngơn ngữ mẹ đẻ phần nào đó đã bị lai căng, pha tạp nhiều,
nhiều từ ngữ không còn được sử dụng với ý nghĩa như trước đây hoặc xuất hiện từ ngữ được viết theo kiểu
teencode, sai về dấu hoặc biến đổi về kí tự...
+ Hiện tượng sính tiếng Anh cũng xuất hiện rất nhiều, tràn lan trên biển hiện, trang phục...
->Chúng ta hịa nhập chứ khơng hịa tan, vì vậy cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Giải pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Cần ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và tơn trọng nó.
+ Tập thói quen cân nhắc trước khi mở lời, phát biểu. Cổ nhân có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” chưa
có sai bao giờ.
+ Hai kỹ năng nói và viết cần phải được rèn luyện thường xuyên, tránh nói sai, viết sai làm mất đi sự trong
sáng của tiếng Việt, hiệu quả giao tiếp khơng cao.
+ Nói năng lịch sự, khơng phát ra các từ ngữ thô thiển, bất lịch sự, không lai tạp tiếng Việt, không biến tấu sai
thời điểm.
* Liên hệ bản thân.
* Tổng kết.
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
T

* Yêu cầu hình thức:

I.
N

E

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
T

H

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng
O

N

mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
IE

U

* Yêu cầu nội dung:
A

IL

1. Mở bài:
T

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.




4


Tài Liệu Ôn Thi Group

- Dẫn dắt vấn đề.
2. Thân bài:
* Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc,
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với
các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược,
phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.
* Phân tích đoạn thơ trên
*4 câu thơ đầu: Giống như những khúc hát giã bạn người ơi người ở đừng về trong đêm hội, ở đây người cất
lên tiếng nói đầu tiên trong cuộc chia tay là người ở lại.
- Điệp từ nhớ luyến láy trong cấu trúc câu hỏi đồng dạng “Mình về mình có nhớ ta?/.../ Mình về mình có nhớ
không?”
- Kỉ niệm đầu tiên được nhắc nhớ là: Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng,
+ Mười lăm năm ấy vừa là chi tiết thực vừa là chi tiết gợi cảm:
Thực vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc đã làm tròn sứ mệnh của một căn cứ địa cách mạng vững chắc. Gợi
cảm vì nó gợi ra chiều dài gắn bó thương nhớ vơ vàn, mang dáng dấp của câu thơ Kiều:
Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình,
+ Thiết tha mặn nồng vì tình nghĩa người- đi kẻ ở được trải nghiệm qua thời gian.
- Kỉ niệm thứ hai được gợi lại là:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn
+ Tác giả đã tái hiện một không gian Việt Bắc- nơi ta với mình từng gắn bó- với đầy đủ cây, núi, sông, nguồn

+ Thiên nhiên hiện ra nhuốm màu tâm trạng của con người,
*4 câu thơ còn lại:
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
T

- Từ láy “tha thiết” là sự luyến láy lại lời ướm hỏi của người Việt Bắc diễn tả sự đồng điệu nhớ nhung, lưu
I.
N

E

luyến.
T

H

- Các từ láy liên tiếp "Bâng khuâng, bồn chồn" giàu giá trị gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm hụt hẫng,
O

N

bịn rịn, luyến tiếc, vương vấn, nhớ thương... đan xen cùng một lúc.

T

A


IL

IE

U

- Hình ảnh "Áo chàm đưa buổi phân li" là một ẩn dụ nghệ thuật đặc sắc.



5


Tài Liệu Ôn Thi Group

- Hai chữ “phân li” đã cổ điển hóa cuộc chia tay này, làm cho thời khắc tháng10/ 1954 (các cơ quan Trung
ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đơ) vốn đầy màu sắc chính trị trở thành chuyện
mn đời của thi ca.
- Câu thơ "Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay..." đầy tính chất biểu cảm. Nhịp ngắt phá cách 3/3/2 (thông
thường thơ lục bát sử dụng nhịp chẵn để tạo nên sự nhịp nhàng, hài hòa) khơng chỉ tăng tính nhạc mà cịn góp
phần thể hiện sự ngập ngừng, nghẹn ngào trong giây phút chia tay.
- Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng...
* Liên hệ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
- Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý truyền thống tốt đẹp của cha ông.
- Đạo lý nhắc nhở con người cần biết ơn những người đã hy sinh, đã tạo ra những thành quả tốt đẹp cho chúng
ta ngày hơm nay.
- Để thể hiện đạo lý đó trong thời đại này chúng ta cần tự hào về truyền thống tốt đẹp và giữ gìn, phát huy
truyềnthống đó. Đồng thời cần góp cơng sức xây dụng đất nước sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh đã đi
trước.
3. Kết bài:


T

A

IL

IE

U

O

N

T

H

I.
N

E

T

- Nêu cảm nhận chung.




6



×