Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI Ở TRƯỜNG THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.02 KB, 16 trang )

HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN ĐÔNG HẢI
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG
BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 
 
 
 
 
 

 
Người viết: Tô Văn Đảm
Chức vụ: Giáo viên-Tổng phụ trách Đội
Đơn vị: Trường THCS Lương Thế Vinh
 
 
Năm học: 2020-2021
1


BẢN GIỚI THIỆU
SÁNG KIẾN, MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỘI, THIẾU NHI TIÊU BIỂU
1. Tên mơ hình: "Một số kỹ năng và phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên
đội trong trường THCS Lương”
2. Mục đích, ý nghĩa: Bồi dưỡng về kỹ năng cơng tác Đội nhằm mục đích đánh
giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em, giúp các em nâng cao khả năng
điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc
biệt là có trách nhiệm, hồn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của liên


Đội ngày một phát triển
3. Quy mô: Cấp Liên Đội trường THCS Lương Thế Vinh
4. Nội dung, cách thức tổ chức: Một số kỹ năng và phương pháp bồi dưỡng
BCH Liên Đội cụ thể: Thực hiện hồ sơ nghi thức, xây dụng chương trình, kế hoạch,
điều hành mọi hoạt động phong trào thiếu nhi nhà trường. Thể hiện ý trí bản lĩnh của
người chỉ huy, đoàn kết, phối hợp từ cấp Chi đội đến các bộ phận đoàn thể nhà trường
để thể hiện tốt sức mệnh Đội TNTP Hồ Chí Minh.
5. Kết quả áp dụng tại cơ sở: Bắt đầu năm học 2020-2021
6. Ưu điểm: BCH tính nhiệt tình, năng động, sáng tạo, linh hoạt năng nổi trong
mọi hoạt đông.
7. Hạn chế: Lịch học của các Đội viên 2 buổi/ ngày khó thực hiện các phong
trào theo chủ điểm.
XÁC NHẬN CỦA BGH

GV-TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

Tô Văn Đảm

2


MỤC LỤC
 A. Phần mở đầu
            I.  Lý do chọn đề tài
            II. Mục đích nghiên cứu
            III. Đối tượng nghiên cứu
            IV. Nhiệm vụ của đề tài
            V. Phạm vi nghiên cứu
            VI. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung nghiên cứu

            I. Cơ sở lý luận
            II. Cơ sở thực tiễn
III. Một số kỹ năng và phương pháp bồi dưỡng BCH Liên Đội.
C. Kết luận - kiến nghị.
            I.  Kết luận
            II. Kiến nghị

3


 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán
bộ...". Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng và người mong
muốn trong tâm hồn các em thanh thiếu niên nhi đồng luôn trong sáng luôn hồn nhiên,
để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện chân – thiện – mỹ, để tạo nên chủ
nhân tương lại của đất nước thì việc giáo dục các em là một cách khoa học, một cách
nghệ thuật, không nên tuỳ tiện chủ quan xem thường.
Đảng ta từng nhấn mạnh một câu cốt lỗi "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt
Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng". Đó là câu nói đầy táo
bạo và thiết thực nhất từ xưa đến nay. Nhưng đặc biệt hơn câu nói làm ngạn ngời tuổi
trẻ mà chúng ta khơng thể nào quên được, câu nói ấy đã ăn sâu vào tân xương tủy của
các lớp thanh thiếu niên nhi đồng "... Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
khơng. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay khơng. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu..."
            Hiện nay trong cấp THCS nói chung, các em được học tập và trang bi những
kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia
công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường. Từ đó các em hoàn thiện
dần về các kỹ năng, về nhân cách, về phẩm chất…từ đó các em biết tự chủ, tự tin, bản
lĩnh và làm chủ cuộc sống khi các em bước chân ra xã lội rộng lớp. Như chúng ta cũng

biết trong nhà trường THPT thì Đồn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng mạnh nhất, tiêu
biểu nhất, là nòng cốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, vững vàng, kiên định mục tiêu, lý
tưởng cách mạng. Còn cấp THCS thì Đội là tổ chức nịng cốt các phong trào thiếu nhi,
là lực lượng non nớt cần có sự giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đồn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ
trách. Bác Hồ kính u đã từng có câu nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,
thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt".
            Chúng ta cùng ngẫm xem, tuy Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em,
do các em điều hành nhưng chúng cần có định hướng, hướng dẫn và chọn cử Chi đội
một hoặc hai người (Chi đội trưởng, Chi đội phó) có năng lực tổ chức để thành lập
4


BCH Liên đội. Dưới sự diều dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cụ thể hơn là người
Phụ trách thiếu nhi.
            BCH Liên đội đại diện cho số đông Đội viên toàn trường, người chỉ huy và trực
tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, dẫn dắt Đội viên
trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
            Liên đội thực hiện các chương trình kế hoạch đều dụa vào nghị quyết đầu năm
học. Từ đó, Liên đội trực tiếp giao việc cho từng Chi đội theo chương trình kế hoạch
hàng tuần, tháng và năm. Bên cạnh đó, dựa vào các tiêu chí mà bình xét, đánh giá Chi
đội mạnh hay yếu. Để đạt Liên Đội mạnh hay xuất sắc cấp huyện, tỉnh đều phụ thuộc
nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH liên Đội và đặc biệt là sự điều hành của
BCH chi Đội các lớp. Liên đội đạt dduocj mục tiêu thì chúng ta (Phụ trách thiếu nhi)
khơng thể qn một yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó chính là: "Một số kỹ
năng và phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội trong trường THCS Lương Thế
Vinh".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
           Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập Đội TNTP Hồ Chí
Minh do và Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách tổ chức hướng dẫn, dìu

dắt các em, tổ chức phong trào và giáo dục đưa thiếu nhi Việt Nam trở thành lực lượng
nòng cốt, lực lượng dự bị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh.
            Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm
mục tiêu để cho các em giúp đỡ nhau phát triển trong trong học tập, phấn đấu trở thành
con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ... phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội
cho đất nước. Mọi hoạt động, mọi phong trào của Đội, nó có xu hướng chung là những
con đường giáo dục, rèn luyện nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển tối đa về chânthiện-mỹ và bản lĩnh chi huy, điều hành. Để làm được đều đó thì việc bồi dưỡng BCH
Liên Đội là vô cùng quan trọng và cần thiết.
            Về đề tài "Một số kỹ năng và phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội
trong trường THCS Lương”, giúp cho chúng ta:
           Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng BCH liên Đội đạt hiệu quả cao nhất,
đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
5


            Vận dụng những bài học Nghi thức đội để xây dựng được đội ngũ BCH Liên
Đội có đủ phẩm chất, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh
nhẹn, chủ động, sáng tạo, bản lĩnh, có trách nhiệm trong cơng việc được giao, giúp cho
hoạt động của Đội ngày một phát triển xứng tầm vời các Liên đội khu vực.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
            Đây là đề tài "Một số kỹ năng và phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội
trong trường THCS Lương”, nên tôi tập trung nghiên cứu Ban chỉ huy liên Đội trường
THCS Lương Thế Vinh – Đông Hải
IV. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
            Nhiệm vụ đề tài vận dụng kiến thức tập huấn và tìm nội dung bồi dưỡng phù
hợp với BCH liên Đội.
V. PHẠM VI ĐỀ TÀI
            Phạm vi đề tài là việc bồi dưỡng BCH liên Đội trường THCS Lương Thế Vinh
– Đông Hải.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            1. Phương pháp quan sát
Quan sát việc thực hiện các hoạt đơng của các liên Đội, thăm dị, thu thập thông
tin về các em thuộc BCH liên, chi Đội của các lớp.
            2. Phương pháp điều tra
            Khảo sát các sự kiện bằng cách thăm dị, thu thật thơng tin từ các em về việc
tham gia công tác Đội qua sự hướng dẫn của BCH liên, chi Đội.
            3. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Sử dụng nghi thưc đội, những nội dung đã được tập huấn, tìm hiểu những người đi
trước, sưu tầm các phong trào hoạt đông Đội trên mạng xã hội.
            4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
            Là phương pháp kết hợp lý thuyết với thực tiễn tại trường THCS Lương Thế
Vinh, đem lý thuyết phân tích kinh nghiệm của những người Phụ trách năm 2019 về
trước. Từ đó, để thực hiện tốt năm học 2020-2021 cần có sự đổi mới và phát triển
nhiều hơn.

6


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đội TNTP Hồ Chí Minhlà tổ chức nịng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh. Là lực lượngthiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam sáng lập.
Để giúp đỡ Đội viên phát triển trong học tập và trong hoạt động Đội, luôn bảo
vệ quyền và luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bờn cạnh đó, ln bám sát mục tiêu đào tạo
con người non trẻ phát triển tồn diện. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng phối hợp
với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục
các em trong giờ học và ngoài giờ học, và luụn lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu cho trẻ em.Trong điều 5 chương II điều lệ Đội ghi rõ "Đội

tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội". Cũng
vì lẽ đó mà Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là thành phần rất quan trọng, đặc
biệt hơn nữa là BCH chi Đội.
            BCH luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách, và là đại diện cho số đông
Đội viên trong nhà trường, trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động phong trào Đội.
Như vậy nếu BCH liên Đội giỏi, có năng lực cần phải huấn luyện, bồi dưỡng thường
xuyên thì có khả năng quản lý, điều hành các hoạt động của trường, giúp các em cũng
sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, lúc ấy công việc của Tổng
phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn.
            Việc bồi dưỡng BCH liên Đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết nhằm
nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của BCH liên Đội, phát huy được
sở trường, tư chất của BCH liờn Đội. Cơng việc, địi hỏi người phụ trách phải kiên
nhẫn bền bỉ, kiên trì, mới đem đến kết quả tốt nhất. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
            Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn xã An Phúc, do vậy phần
đông các em là con cơng nhân, con gia đình bn bán, cuộc sống kinh tế khó khăn.
Tuy phần lớn đều tham gia phong trào, các em dễ bảo,mạnh dạn và nhiệt tình trong
hoạt động Đội.
7


            Qua mấy tháng làm Tổng phụ trách tôi luôn ln suy nghĩ, tìm tịi, học hỏi trên
mạng xã hội, tìm hiểu các tư liệu, các anh chị đồng nghiệp để trao đổi thêm kiến thức
hoạt động Đội. Đặc biệt, tôi quan tâm nhất là làm như thế nào cho đội ngũ BCH Đội
hoạt động có hiệu quả.
            Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện Đông Hải, dưới sự quan tâm của lãnh
đạo nhà trường, tôi đã phần nào thực hiện tốt công tác Tổng phụ trách và học hỏi được
rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các anh, chi Tổng phụ trách trong huyện. Những lý
do trên tôi quyết định chọn BCH Liên Đội để bồi dưỡng, tuy mới công tác năm đầu mà
đạt kết quả tương đối và các Đội viện thực hiện tốt.

III. MỘT SỐ KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG BCH LIÊN ĐỘI
1. Một số kỹ năng cơ bản trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi
 

1.1. Các kỹ năng tổ chức điều hành của BCH

            Bồi dưỡng BCH Liên Đội một số kỹ năng về các loại nghi lễ của Đội và
phương pháp tổ chức, điều hành chương trình: (lễ kết nạp Đội viên, lễ trưởng thành, lễ
phát động chủ đề, sinh hoạt Đội...).
            Kỹ năng sinh hoạt Đội: Sinh hoạt phong trào Đội có nhiều hình thức như: sinh
hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh
hoạt vui chơi... có thể bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản như: Cách tập hợp điều khiển
chương trình buổi sinh hoạt phong trào Đội; tổ chức và hướng dẫn sao cho Đội viên
thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra; hướng dẫn BCH xây dựng kịch bản hoạt
động vui chơi, văn nghệ tập thể và sau khi kết thúc BCH rút kinh nghiệm..
            Kỹ năng Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội (Đại hội) đây là buổi sinh hoạt
quan trọng của đầu năm, nhằm phát huy quyền dân chủ, tự quản để lựa chọn BCH và
xây dựng nghị quyết của Đội.
           Nội dung chương trình Đại nội cần bồi dưỡng thêm những kỹ năng như sau:
           Điều hành chương trình nghi lễ: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ,
giới thiệu chủ tịch Đoàn điều khiển Đại hội.
           Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác Đội,
hướng dẫn Đội viên thảo luận, bầu BCH Liên Đội, thông qua nghị quyết Đại hội). Từ
nghị quyết đó mà thực hiện cả năm học.
8


Kỹ năng tổ chức các hoạt động chào mừng và phong trào thiếu nhi như: văn nghệ,
trò chơi, thi báo tường, vẽ tranh....Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung chương
trình sinh hoạt truyền thống như các ngày lễ lớn: “Ngày 20/10” “ngà 20/11/” “ ngày

22/12” 26/3”…hay "Hội thi chi Đội trưởng giỏi", "Hội thi vẻ đẹp Đội viên", "Hội trại,
hội thi nghi thức..." Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia
quan sát, BCH tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá.…Tuy nhiên, những hoạt động
phong trào của Đội thì BCH cần chuẩn bị thêm một số kỹ nằng về trang bị cơ sở vật
chất để phục vụ hoạt động, phân cong cụ thể cho mỗi thành viên làm nhiệm vụ do
người chỉ huy trực tiếp phân cơng và theo dõi.
Ngồi ra trong BCH cần có kỹ năng đồn kết, phối họp biết huy động Đội viên
nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động.
            Kế thúc sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm và khắc
phục lần sau…
           1.2. Kỹ năng nghiệp vụ và tác phong Đội
           Tổ chúc bồi dưỡng kiến thức về Nghi thức và phương pháp thực hiện trong nội
dung nghi thức.
            Xây dựng kịch bản, chương trình tập luyện trị chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức
trại, hoạt động xã hội, tham quan...cho từng Đội viên thực hành, rút kinh nghiệm, tạo
cho các em có kỹ năng đứng trước đám đơng.
            Kỹ năng nhận biết: nút dây, dẫn đường, mật thư...semaphore, moser qua các trò
chơi hoặc hướng dẫn các em tải app trên mạng xã hội về sử dụng.
            Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như:
Thực hiện tập luyện chung, kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi...
            Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ chức
hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý
hoạt động Đội một cách tồn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành
một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín.
2. Một số kỹ năng cơ bản trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi
            2.1. Phương pháp công tác của BCH

9



Vấn đề thành lập, bầu cử BCH Liên Đội vào đầu năm học là vơ cùng cấp thiết,
có thể xem là vấn đề then chốt trong công tác Đội, bởi vì chúng ta chỉ tập họp BCH
Liên Đội nhiệm kỳ cũ nhưng chưa Đại hội, việc đưa vào công tác các phong trào đầu
năm thì phải dựa vào kế hoạch đầu năm của Tổng phụ trách và thực hiện cho đến khi
Đại hội Liên Đội, căn cứ vào chương trình và nghị quyết để thực hiện trong năm học.
           Ngoài việc phong trào Đội, BCH Liên Đội còn phải theo dõi ghi chép các loại
biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo
tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển
của các chương trình hoạt động Đội cũng phải dựa vào kế hoạch tổng quan của Tổng
phụ trách.
           BCH Liên Đội thạo về phương pháp tổ chức họp BCH Liên Đội, đặc biệt là
người chỉ huy (Liên đội trưởng).
           BCH Liên Đội phải thông thạo về xây dựng kế hoạch như: theo chủ đề, kế
hoạch tháng, kế hoạch thi đua, căn cứ vào kế hoạch và hướng dẫn của Tổng phụ trách.
           BCH Liên Đội nắm vững về phương pháp tổ chức và điều hành sinh hoạt Đội và
các hoạt động tập thể như: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Liên Đội, sinh hoạt truyền
thống, đại hội Đội...).
2.2. Bồi dưỡng phương pháp huấn luyện cho BCH Liên Đội
Tập trung các thành viên trong BCH theo đợt ngắn ngày hay dài ngày.
Xây dựng chương trình bài giảng cụ thể theo từng đối tượng.
          Cấp phát tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, Tổng phụ trách phải có phương
pháp giảng dạy về cơng tác Đội, tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức
thực hành để rèn kỹ năng công tác Đội cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện
tập, ghi nhớ.
Các thành viên tổ chức ôn luyện và kiểm tra bằng cách tổ chức cuộc thi “Chỉ
huy giỏi”, xong rồi đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm...
Ủy viên trong BCH Liên Đội về các Chi Đội của mình tổ chức tập luyện theo
nội dung mà đã tập huấn, cho chi Đội của mình để chuẩn bị cuộc thi cấp Liên Đội.
Các Chi Đội đã thông thạo về nghi thức, thì Tổng phụ trách có thể sử dụng bất kì
Chi Đội nào đi diễn hành hay đi thi nghi thức của cấp trên.

10


            2.3. Bồi dưỡng qua công tác thực tế cho Liên Đội, từng Chi đội
            Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong BCH liên Đội, chi Đội, có hướng dẫn cụ
thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù
hợp với đối tượng.
            Tổng phụ trách có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên
kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện ở Chi Đội mình. Khi có hoạt động cần thiết, có thể
mời BCH cùng tham gia.
            Kiểm tra kỹ năng, thao tác của BCH về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt
động bằng cách giao nội dung hoạt động cho các BCH.
            Bồi dưỡng qua cơng tác thực tế địi hỏi Tổng phụ trách phải giúp các em biết
vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của đơn vị. Do vậy có sự phối
hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách với phụ trách các chi Đội, cần có sự kết hợp giữa
công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của BCH.
            Bồi dưỡng cán bộ Đội có nhiều hình thức khác nhau như đã nói ở trên. Nhưng
tôi xin đi sâu vào việc nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ BCH liên Đội.
            Việc bồi dưỡng thường xun giúp nắm được quy trình cơng tác của cả năm
học, đồng thời nâng cao chất lượng chỉ huy.
            Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch hoạt động Đội năm học
2020 – 2021, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt động Đội của liên Đội, đồng thời lập
kế hoạch bồi dưỡng BCH Liên Đội:
3. Hình thức bồi dưỡng BCH Liên Đội
3.1. Bồi dưỡng thường xuyên cho BCH Liên Đội
Căn cứ vào kế hoạch đầu năm học của Tổng phụ trách và hoạt động phong trào
thiếu nhi và chức năng nhiệm vụ của từng uỷ viên trong BCH để xếp lịch bồi dưỡng
thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.
BCH liên Đội: Một tháng sinh hoạt một lần vào cuối tháng: Chuẩn bị hướng dẫn một số
nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành và tổ chức chương trình sinh hoạt Đội theo chủ

điểm, chuyên đề, định kỳ hoặc tháng tiếp theo.

11


Qua buổi sinh hoạt cũng tuyên truyền, giáo dục lối song, đạo đức, hướng dẫn
những tài liệu, những mẩu chuyện và tấm gương đạo đức, tác phong của chủ tịch Hồ
Chí Minh, dựa vào truyện của người mà các em tự rút kinh nghiệm sống cho bản thân.
3.2. Bồi dưỡng định kỳ cho BCH Liên Đội
Thực hiện tốt các phong trào Đội thì Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để
bồi dưỡng BCH vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.
Đầu năm học: Cần tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng điều khiển Đại hội
Liên Đội, từ đó các phân đội trường về điề hành chi Đội thực hiện théo kế hoạch đầu
năm học.
Giữa năm: Bồi dưỡng cho BCH kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức,
múa hát, trò chơi... và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể...
Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công
nhận liên, chi Đội mạnh...
* Đánh giá chung
Sau khi BCH Liên Đội được bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua những
hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em đã
từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn hơn, chủ động
hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm, hồn thành tốt cơng việc được
giao giúp cho hoạt động của liên Đội ngày một phát triển.
Tôi đã điều tra hơn 500 Đội viên của liên Đội và thấy rằng 100% các em đã có ý
thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động Đội qua sự hướng dẫn, điều hành
của BCH Liên Đội.
Trong năm học 2019 - 2021 vừa qua liên Đội trường THCS Lương Thế Vinh
tiếp tục được xét là liên Đội mạnh cấp huyện.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
           Hoạt động Đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi
đồng. Công tác bồi dưỡng BCH, đặc biệt là BCH Liên Đội là một việc làm khoa học và
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ nghiệp vụ
vững vàng, có điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi. Đồng thời trong quá trình làm việc
12


nên vừa trau dồi vừa tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học trong cơng tác Đội.
Hoạt động Đội là hoạt động của chính các em, vì vậy các em phải là những người tổ
chức, điều hành hoạt động. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Đội thật vững vàng.
            Việc bồi dưỡng BCH Liên Đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt
động là yêu cầu cần thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu nhi của các trường
lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trị của Đội trong nhà trường là vô cùng quan
trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em trong BCH các chi Đội khi được bồi
dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết về Đội, thấm nhuần tư tưởng của Đảng đối
với hoạt động Đội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có sự năng động,
sáng tạo của các em. Qua đó các em thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức
mình để góp phần thúc đẩy hoạt động Đội được lên cao. Đồng thời các em cũng tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của
một cán bộ Đội, giúp các em sau này sẽ có một vị trí ở những tầm cao hơn phục vụ cho
lợi ích của Tổ quốc.
            Mặt khác qua quá trình bồi dưỡng, người Tổng phụ trách cũng rút ra được
nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và bồi dưỡng BCH Liên Đội. Đồng thời cũng tìm
ra được một cách khoa học nhất phương pháp bồi dưỡng cán bộ Đội, tiếp thu được
những phương pháp mới, cách quản lý mới trong công tác bồi dưỡng BCH Liên Đội.
Qua thực tế của việc bồi dưỡng BCH Liên Đội và kết quả của hoạt động Đội ở
cơ sở, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là:
           Muốn có một BCH Liên Đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội
ngũ BCH chi Đội. Có như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng lực làm cánh

tay đắc lực cho Tổng phụ trách, điều hành tốt các hoạt động của Đội.
           Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải
theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa
làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng phát
triển hơn.
           Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho phong trào Đội được
nâng cao về mọi mặt.

13


          Người Tổng phụ trách ngay từ đầu năm học phải có một chương trình thật cụ
thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động Đội. Với mỗi hoạt động lớn phải có kế
hoạch phân cơng cụ thể nhiệm vụ cho các BCH chi Đội. Nhiệm vụ này phải phù hợp
với khả năng để phát huy được các tố chất, tài năng tiềm ẩn của các em.
            Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà trường, tôi
nhận thấy rằng nhờ hoạt động Đội mà phong trào học tập ngày càng lên cao, góp phần
cùng nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục.
II. KIẾN NGHỊ
          Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tơi xin có một số kiến nghị sau:
Hội đồng Đội nên trang bị những tư liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng
thường xuyên, phù hợp với điều kiện thời gian và thực tế tại các cơ sở.
Cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn
BCH Liên Đội có tính chất quy mơ, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho
Tổng phụ trách. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa
các Tổng phụ trách của các xã, huyện để Tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút ra
những kinh nghiệm cho bản thân.
BGH nhà trường phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về phương tiện,
cơ sở vật chất, kinh phí hơn nữa cho phong trào Đội ngày càng mạnh hơn, tạo điều
kiện cho Tổng phụ trách Đội có nhiều thời gian tổ chức các hoạt động cho các em

nhiều hơn, và là một kế hoạch trong các kế hoạch đặt ra của nhà trường.
Thời gian học tập của các em quá nhiều, ít khi thực hiện pho trào theo chủ điểm.
          Trên đây là một số kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của tôi trong quá
trình bồi dưỡng xây dựng BCH Liên Đội trong trường học. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa
trong việc bồi dưỡng để đạt được kết quả cao hơn.
         Và tôi cũng mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cơ, các bạn đồng
nghiệp để có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển.
An Phúc, ngày 10 tháng 1 năm 2021
Người thực hiện
 
Tô Văn Đảm
14


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)

1. Kết quả chấm:……………………….….100 điểm
a. Về nội dung:
- Tính mới: ………………………………/30điểm
- Tính hiệu quả:…………………………./35điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: ………….…../20điểm
- Tính khoa học:…………………………/10điểm
b. Về hình thức:…………………… ..…../5 điểm
2. Xếp loại:…………………………..………


An Phúc, ngày 12 tháng 1 năm 2021
CHỦ TỊCH HĐKH

15


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐƠN VỊ:……………………………………

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Kết quả chấm:……………………….….100 điểm
a. Về nội dung:
- Tính mới: ………………………………/30điểm
- Tính hiệu quả:…………………………./35điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: ………….…../20điểm
- Tính khoa học:…………………………/10điểm
b. Về hình thức:…………………… ..…../5 điểm
2. Xếp loại:…………………………..………

……………, ngày … tháng ….năm 202…
CHỦ TỊCH HĐKH

16



×