Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chữ viết cổ - biểu tượng văn hóa độc đáo của người Pà Thẻn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.26 KB, 3 trang )



Chữ viết cổ - biểu tượng
văn hóa độc đáo của người
Pà Thẻn

Người Pà Thẻn hiện còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa độc đáo của dân tộc, trong
đó có chữ viết cổ.
Chữ viết cổ - biểu tượng văn hóa độc đáo của
người Pà Thẻn
Một số ít những văn bản chữ cổ người Pà Thẻn hiện còn lưu giữ là một tập 64
trang ghi lại những bài cúng ở Thượng Minh (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) và một
bản 32 trang gồm những bài cúng ở Bắc Quang, Hà Giang). Đây là hình thức chữ
viết hình vẽ, mỗi hình vẽ biểu thị một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trong đó
có cả những hiện tượng siêu nhiên, như: ma, thiên đường….
Sau khi nghiên cứu, giải mã, các nhà nghiên cứu thấy rằng: các hình vẽ được đọc
theo trình tự từ phải sang. Với số lượng hình vẽ còn lại là 538 lượt hình, trong đó
có tới 290 hình biểu thị một sự vật, một hiện tượng (81 hình tập hợp nhiều sự vật;
209 hình biểu thị một sự vật), còn 248 hình chưa giải mã được.
Những sự vật được biểu thị gồm: chỗ thờ ma và ma nhà; con người và hành động
kèm theo; các loại cây khác nhau; đường rẽ; cổng ra vào; cửa; cổng trào; gốc đa;
thùng nhuộm vải; bếp lửa; ruộng bậc thang; nơi cọp bắt người; nhà mẹ mặt trời;
chỗ rửa chân của ma…
Năm 1908, Bonyfacy, một sỹ quan người Pháp (cộng tác viên của Viện Viễn Đông
Bác Cổ), tác giả của nhiều sách nghiên cứu lịch sử, dân tộc học miền núi Bắc Kỳ,
đã chụp lại được một con dấu của người Pà Thẻn ở vùng thượng lưu sông Lô. Trên
con dấu, ngoài sáu chữ Hán (đây có lẽ là trường hợp ngoại lệ duy nhất) thì có hình
vẽ những con vật bốn chân và hai chân, tương tự như chữ viết hình vẽ đã nêu ở
trên.
Người Pà Thẻn cho biết, xưa, tất cả đàn ông đều được học chữ của dân tộc mình.
Song do thiên tai địch họa liên miên nên đồng bào phải rời quê cha đất tổ đi tìm


miền đất mới. Họ đồng lòng đốt sách, lấy tro hòa vào nước chia đều cho những
người trưởng họ uống. Từ đó, người Pà Thẻn không có quyền sử dụng chữ viết mà
chỉ ghi nhớ và cũng không dùng chữ viết của dân tộc khác. Tuy nhiên, trong một
số bản làng của người Pà Thẻn vẫn còn giữ lại được một số ít những văn bản chữ
cổ. Những bản chữ cổ đó chỉ có một số ít thầy mo cao niên đọc được.
Những văn bản chữ viết cổ quý hiếm này tuy mới được các nhà nghiên cứu giải mã
một phần nhưng đã cho thấy được nét văn hóa độc đáo trong mọi mặt đời sống,
quan niệm về vũ trụ, thiên nhiên, con người, những ước mơ về một cuộc sống ấm
no hạnh phúc của người Pà Thẻn…
Nét văn hóa đặc sắc, các phong tục truyền thống độc đáo cùng với chữ viết cổ đã
tồn tại hàng trăm năm của người Pà Thẻn. góp phần làm phong phú thêm nền văn
hóa các dân tộc Việt Nam./.

×