Tìm hiểu công nghệ WCF( Windows
Communication Foundation) và ứng dụng
quản lý công ty DKT
Nguyễn Xuân Kỳ
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 1.01.10
Người hướng dẫn: TS.Trần Thị Minh Châu
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về kiến trúc và lập trình hướng dịch vụ. Tìm hiểu công nghệ
WCF, so sánh với một số công nghệ trước công nghệ WCF để làm rõ những ưu nhược
điểm của công nghệ WCF. Xây dựng và ứng dụng hệ thống trong quản lý công ty
DKT
Keywords: Công nghệ phần mềm; Phần mềm ứng dụng; Lập trình hướng dịch vụ;
Doanh Nghiệp
Content
LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây, việc phát triển một ứng dụng phân tán rất khó khăn khi đụng chạm đến nhiều
vấn đề về cơ sở hạ tầng, ngôn ngữ lập trình và các kiến trúc phần mềm khác. Trong khi nhu
cầu các doanh nghiệp lại muốn hạn chế tối đa chi phí phát triển phần mềm (chi phí nhân sự,
vật chất và thời gian phát triển). Rất nhiều nhà cung cấp đã đưa ra các thiết bị công nghệ
không đồng bộ về chuẩn, dẫn đến các khác biệt khi kết nối…
Vậy, có giải pháp nào là mẫu số chung để giải quyết tất cả các vấn đề đó. Chúng ta đã quen
thuộc với cách lập trình cấu trúc, lập trình hướng đối tượng, và ngày nay chúng ta có thêm lập
trình hướng dịch vụ. Tất cả những gì chúng ta cần là có thể gọi một dịch vụ từ một nhà cung
cấp nào đó mà không cần biết chi tiết công nghệ phía dịch vụ được xây dựng như thế nào.
Đã có rất nhiều giải pháp để giải quyết các ứng dụng phân tán như COM, DCOM,
.NetRemoting, Web services. Nhưng tất cả chúng đều chứa những ưu và nhược điểm riêng mà
không thể giải quyết được các yêu cầu trọn vẹn của người dùng.
Từ khi phát hành bản Net framework 3.0, Microsoft đã đưa ra giải pháp công nghệ để phát
triển các ứng dụng phân tán, thống nhất các công nghệ hiện tại, tích hợp và phát triển thêm
những tính năng mới, thành công nghệ WCF (Windows Communication Foundation).
Nhận thấy đây là một công nghệ khá hay nhưng chưa thực sự ứng dụng nhiều trong các
công ty phần mềm, trong giảng dạy đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng tại nước ta. Với
những lý do đó, đề tài “Tìm hiểu công nghệ WCF (Windows Communication Foundation) và
2
ứng dụng quản lý công ty DKT” sẽ tập trung nghiên cứu về công nghệ WCF, các ưu nhược
điểm chính, các khái niệm cơ bản nhất và ứng dụng công nghệ này vào phát triển chương
trình quản lý nội bộ công ty cổ phần công nghệ DKT.
Đề tài gồm các chương chính:
Chương 1: Tổng quan về kiến trúc và lập trình hướng dịch vụ
Chương 2: Tìm hiểu công nghệ WCF
Chương 3: Xây dựng ứng dụng quản lý công ty DKT
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng
góp chân thành của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi
xin chân thành cảm ơn.
References
Tài liệu tiếng việt
[1]. Hồ Bảo Thanh, Nguyễn Hoàng Long, Nghiên cứu kiến trúc hướng dịch vụ và ứng
dụng,ĐH KHTN-ĐHQGHCM, 2005
[2].Nguyễn Quang Hùng, Sử dụng công nghệ WCF trong các ứng dụng trên diện rộng, ĐH
Công Nghệ, ĐHQGHN, 2009.
[3]. MSDN Việt Nam, Các bài giảng về công nghệ WCF
Tài liệu tiếng Anh
[4]. Chris Peiris, Dennis Mulder, Shawn Cicoria,Amit Bahree, Nishith Pathak
,Apress.Pro.WCF.Practical.Microsoft.SOA.Implementation, Apress, 2010
[5]. IBM Corporation ,Developing SOA Solutions,
[6]. Juval Lowy ,Programming WCF Services, O'Reillý Media, 2007
[7]. Scott Klein ,Wrox-Professional WCF Programming, Wrox, 2007
[8]. John Sharp ,Microsoft Windows Communication Foundation Step by Step, Microsoft
Press, 2007
[9]. Craig McMurtry, Microsoft Windows Communication Foundation: Hands-on, Sams,
2006
[10]. Michele Leroux Bustamante , Learning WCF, O'Reillý Media, 2007
[11]. Justin Smith, Inside Microsoft Windows Communication Foundation, Microsoft Press,
2007
[12]. Steve Maine, Essential Windows Communication Foundation For .NET Framework
3.5, Addison-Wesley Professional, 2008
[13]. David Chappell ,Introducing Windows Communication Foundation,2010
11, Rick G.Garibay, Introducing The ABCs of Windows Communication Foundation, 2007
[14]. Erik Townsend,The 25Year History of Service Oriented Architecture,2008
Các website:
[15].
[16].
[17].
3
[18].