Nghiên cứu ứng dụng mẫu thiết kế trong tương
tác người máy
Lương Thị Ngọc Hà
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ Phần mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Đức
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về thiết kế GUI và mẫu thiết kế: Định nghĩa, tính sử dụng được
của hệ thống phần mềm, nguyên lý thiết kế, quy trình thiết kế, mẫu trong phát triển
phần mềm. Trình bày về một số mẫu ứng dụng trong thiết kế GUI: các mẫu kiến trúc,
các mẫu đồ họa. Tiến hành phát triển GUI phần mềm thử nghiệm định hướng mẫu:
giới thiệu bài toán, giải quyết bài toán, phân tích người sử dụng và phân tích nhiệm
vụ, phác họa thiết kế, xây dựng Prototype giấy, xây dựng Prototype máy tính, giới
thiệu một số mẫu ứng dụng trong thiết kế Sametime
Keywords: Công nghệ thông tin; Thiết kế phần mềm; Tin học; Tương tác người - máy
Content
MỞ ĐẦU
Tương tác người – máy (HCI – Human Computer Interaction) là lĩnh vực nghiên cứu,
lập kế hoạch và thiết kế về việc con người và máy tính cùng làm việc với nhau như thế nào để
nhu cầu của con người được thoả mãn cao nhất. Nói cách khác HCI là lĩnh vực nghiên cứu về
tương tác giữa con người, máy tính và nhiệm vụ. HCI liên quan đến việc hiểu sự tương tác
của con người và hệ thống trên cơ sở máy tính để thực hiện nhiệm vụ và hiểu biết về việc thiết
kế các hệ thống tương tác. HCI là đa lĩnh vực, nó sử dụng tri thức của nhiều ngành khác nhau
như: khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, nhân loại học, công thái học, ngôn ngữ học, triết
học, nghệ thuật, xã hội học, thiết kế, tâm lý học, kỹ nghệ và sinh lý học. HCI là lĩnh vực rộng,
nó liên quan đến nhiều ngành khoa học. Nhưng trong phạm vi người sử dụng tin học thì ta chỉ
quan tâm đến lĩnh vực thiết kế giao diện người sử dụng cho hệ thống tương tác.
Giao diện người sử dụng (UI – User Interface) là một phần của máy tính và của hệ
thống phần mềm mà con người có thể nhìn, sờ, nói với nó. Nếu hệ thống có giao diện tốt thì
chúng ta sẽ dễ sử dụng, sản phẩm dễ bán, thời gian lập trình được giảm bớt và tăng năng suất
lao động. Do đó việc thiết kế giao diện người sử dụng trở nên rất quan trọng. Nhưng thiết kế
giao diện tốt cho một hệ thống thông tin không phải là việc làm dễ dàng. Để có thể thiết kế
một giao diện tốt, tăng tính sử dụng và thiết kế được nhanh chóng thì chúng ta phải sử dụng
những kinh nghiệm, những tri thức và những kết quả đã có từ trước. Đó chính là mẫu thiết kế.
2
Do đó luận văn nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng mẫu thiết kế trong tương tác người –
máy”.
Mục tiêu của quá trình thiết kế là đạt được giao diện người sử dụng có tính sử dụng
cao. Quá trình thiết kế không phải chỉ một lần mà phải thực hiện lặp các giai đoạn như thiết
kế, cài đặt và đánh giá. Dựa vào kết quả đánh giá để tái thiết kế giao diện. Nếu thiết kế giao
diện bằng mã trình sẽ mất rất nhiều thời gian, khi được đánh giá, góp ý để chỉnh sửa sẽ rất
khó khăn. Một số thiết kế có nhiều thiếu sót nghiêm trọng nhưng ta không nỡ vứt bỏ đi vì đã
làm việc cật lực để có nó. Để khắc phục điều đó thì có rất nhiều công cụ phần mềm với khả
năng hỗ trợ việc thiết kế giao diện người dùng. Và có rất nhiều các trung tâm mở các lớp dạy
sử dụng phần mềm để thiết kế giao diện người dùng.
Luận văn sử dụng công cụ phần mềm để thiết kế giao diện đồ hoạ (GUI – Graphical
User Interface) là GUI Design Studio. Khi dùng GUI Design Studio, bản mẫu được xây dựng
nhanh hơn nhiều so với cài đặt cuối cùng, ta có thể đánh giá sớm và nhận được phản hồi sớm
về những điểm tốt và điểm xấu của thiết kế. Nếu phát hiện vấn đề trong thiết kế thì bản mẫu
dễ dàng được chỉnh sửa vì nó được xây dựng nhanh. Quan trọng nhất là nếu thiết kế có nhiều
thiếu sót nghiêm trọng thì bản mẫu có thể bị loại bỏ.
Luận văn được bố cục thành 3 chương. Chương 1 tìm hiểu về thiết kế GUI và mẫu
thiết kế. Chương 2 trình bầy về một số mẫu ứng dụng trong thiết kế GUI. Chương 3 phát triển
GUI phần mềm thử nghiệm định hướng mẫu.
References
Tiếng Việt
[1] Bùi Thế Duy, Bài giảng “Giao diện người – máy”, Hà Nội – 2010.
[2] Đặng Văn Đức, Bài giảng “Giao diện người - máy”, Hà Nội – 2011.
[3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Phương Trà, “Giao diện người - máy”, NXB Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ năm 2009.
[4] Võ Đình Hiếu, Bài giảng “Kiến trúc phần mềm hiện đại”, Hà Nội – 2011.
Tiếng Anh
[5] Caretta Software Ltd, “GUI Design Studio User Manual”, Version 3.0, March 2008.
[6] Cooper, A., “About Face, The Essentials of User Interface Design”, 1995
[7] Dix, A., Abowd, G., Beale, R. & Finlay, J., “Human-Computer Interaction”, 1998,
[8] Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, John Vlissides, “Design Patterns
Elements of Reusable Object Oriented Software”, 2002.
[9] Hix, D. & Hartson, H., “Developing User Interfaces: Ensuring Usability Through
Product & Process”, 1998
[10] ISO9241part11.pdf, International Standard Organization
[11] Jenifer Tidwell, “A Pattern Language for Human-Computer Interface Design”, 1999.
[12] Jenifer Tidwell, “Designing Interfaces”, Publisher O’Reilly, November 2005.
[13] Laakso, S.A., “User Interfaces”, Lecture notes of the 581391-1 User Interfacescourse,
series D405, Department of Computer Science, University of Helsinki, 2000.
[14] Martijn van Welie, “Task – Based User Interface Design”, 2001.
3
[15] Miller Robert, “User Interface Design and Implementation”, MIT Open Courseware,
2004.
[16] Palanque P. & Patern`o F, “Formal Methods in Human Computer Interaction”,
1997.
[17] Shneiderman, B., “Designing the User Interface: strategies for effective Human-
Computer Interaction”, 1998.