Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

phát triển rừng trồng kinh tế ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.72 KB, 10 trang )



307

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH TẾ Ở HUYỆN NAM ĐÔNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trần Đoàn Thanh Thanh
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Tóm tắt. Phát triển rừng trồng kinh tế là một xu hướng tất yếu khách quan nhằm
phát huy lợi thế về đất lâm nghiệp ở vùng miền núi cũng như đáp ứng nhu cầu gỗ
nguyên liệu ngày càng tăng của xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc phát
triển rừng trồng kinh tế của huyện Nam Đông thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó
khăn và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố; kết quả và hiệu quả trồng rừng thấp; cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất còn khó khăn; trình độ lao động thấp, tập quán canh tác
còn lạc hậu; thu nhập của người trồng rừng thấp. Vì vậy, để góp phần thúc đẩy phát
triển rừng trồng kinh tế ở huyện Nam Đông có hiệu quả hơn, các giải pháp trước
mắt cần tập trung giải quyết là: hỗ trợ vốn cho người trồng rừng; đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng; hỗ trợ kỹ thuật và tuyên truyền phổ biến cho người trồng rừng nhận
thức về sự cần thiết phải đầu tư thâm canh. Giả pháp về lâu dài, cần hoàn thiện quy
hoạch phát triển rừng trồng kinh tế; rà soát lại diện tích rừng trồng kinh tế đã
chuyển đổi sang trồng cao su trên địa bàn huyện thời gian qua.

1. Đặt vấn đề
Nam Đông là một huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất
lâm nghiệp nói chung và phát triển trồng rừng kinh tế nói riêng; góp phần đáng kể vào
việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống
cho người dân; thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh thái ở


địa phương. Tuy nhiên, rừng trồng kinh tế ở huyện Nam Đông thời gian qua phát triển
như thế nào, hiệu quả ra sao, có các nhân tố nào ảnh hưởng và giải pháp nào để phát
triển rừng trồng kinh tế ở Nam Đông hiện nay? Là những câu hỏi được đặt ra và cần có
lời giải đáp khoa học.
Để nghiên cứu đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu 119
hộ để thu thập các thông tin về tình hình phát triển rừng trồng kinh tế ở 3 xã Hương Phú,
Thượng Nhật và Thượng Quảng; phương pháp hạch toán và phương pháp hiện giá để
đánh giá hiệu quả trồng rừng kinh tế của hộ; phương pháp phân tích nhân tố để đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng phương pháp chuyên gia và thảo luận nhóm trong nghiên cứu.


308

2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Khái quát tình hình phát triển rừng trồng kinh tế ở huyện Nam Đông
Diện tích rừng trồng kinh tế
của Huyện Nam Đông trong những
năm qua phát triển khá nhanh. Đồ thị
1 [1][2][3][4][5] cho thấy, diện tích
rừng trồng kinh tế liên tục tăng qua
các năm từ 2003 đến 2008. Riêng
năm 2010 giảm 0,36% so với năm
2009 và năm 2009 giảm 12,59% so
với năm 2008. Xét giai đoạn 2006 -
2010 diện tích tăng từ 2528.10 ha
năm 2006 lên 3794,4 ha năm 2010,
bình quân mỗi năm tăng 316,58 ha
tương ứng tốc độ tăng là 10,68%/năm.
Trong khi đó, giai đoạn 2003 - 2005

thì bình quân mỗi năm tăng 426,05 ha
tương ứng với tốc độ tăng là
26,25%/năm. Như vậy, diện tích rừng
trồng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
có xu hướng tăng chậm hơn so với
giai đoạn 2003 - 2005. Nguyên nhân
chủ yếu là do quỹ đất để trồng rừng
kinh tế ngày càng giảm và xu hướng
chuyển sang trồng cao su của người
dân hiện nay. Xét theo chủ quản lý,
Đồ thị 2 [1][2][3][4][5] cho thấy, diện tích rừng trồng kinh tế do hộ gia đình quản lý
luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010, diện tích
rừng trồng kinh tế do hộ gia đình quản lý là 3347,53 ha chiếm đến 88,22%.
Năm 2010, Hương Phú là xã có diện tích rừng trồng kinh tế lớn nhất huyện. Từ
năm 2006 đến năm 2010 diện tích rừng trồng kinh tế của xã Hương Phú tăng lên 223,40
ha; Thượng Quảng tăng 370,60 ha và Thượng Nhật tăng 372,00 ha; tương ứng tốc độ
tăng bình quân mỗi năm lần lượt là 6,5%, 37,84% và 27,67% [1][2][3][4][5].
2.2. Tình hình sản xuất rừng trồng kinh tế của các hộ điều tra
2.2.1. Tình hình đầu tư chi phí trồng rừng kinh tế
Số liệu bảng 1 cho thấy, mức chi phí đầu tư cho trồng rừng của các hộ là không
cao, bình quân chung toàn huyện 1 ha/chu kỳ chỉ đầu tư 13113.59 nghìn đồng. Trong đó,
chi phí lao động tự có chiếm tỷ trọng cao nhất với 6554.20 nghìn đồng chiếm 49.98%.
Đồ thị 1. Phát triển diện tích rừng trồng kinh tế
Huyện Nam Đông giai đoạn 2003 -2012
Đồ thị 2. Cơ cấu diện tích rừng trồng kinh tế theo
chủ quản lý ở Nam Đông giai đoạn 2006-2012


309


Vì vậy, lao động gia đình thật sự có vai trò quan trọng trong phát triển rừng trồng kinh
tế của hộ.
Bảng 1. Tình hình đầu tư chi phí trồng rừng của các hộ điều tra
(Tính bình quân/ha/chu kỳ)
ĐVT: 1.000đ
Theo xã
CHỈ TIÊU
BQC toàn
huyện
Hương Phú

Thượng
Nhật
Thượng
Quảng
Tổng chi phí 13113,59 12565,89 9082,71 17030,94
1. CP trung gian (IC) 3810,11 3343,03 1843,27 5989,75
- CP giống 714,52 707,09 683,22 749,20
- CP phân bón 621,41 1169,70 126,55 276,21
- CP thuốc BVTV 199,87 179,31 205,17 223,29
- CP khai thác 2274,31 1286,93 828,33 4741,05
2. Lao động thuê 1466,09 1094,60 451,92 2765,34
3. Lao động tự có 6554,20 6752,97 5778,73 6899,64
4. Lãi vay 1283,19 1375,29 1008,80 1376,21
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
Giống là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định năng suất và chất lượng gỗ sau
này. Mật độ trồng khoảng 1650 - 2000 cây/ha, bình quân/ha/chu kỳ mỗi hộ chi khoảng
714,52 nghìn đồng để mua giống. Mặc dù, chi phí giống chiếm tỷ trọng thấp (5,45%)
trong tổng chi phí đầu tư cho sản xuất rừng trồng kinh tế (RTKT) của hộ, nhưng lại
chiếm tỷ trọng tương đối lớn (18,75%) trong chi phí trung gian.

Phân bón là yếu tố cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây đặc biệt trong 3 năm đầu. Tuy nhiên, mức đầu tư phân bón cho trồng
rừng của các hộ điều tra là không lớn và chủ yếu cho năm đầu. Đối với diện tích rừng
đã thu hoạch, lượng phân bón mà hộ sử dụng bình quân chỉ ở mức 109 kg/ha/chu kỳ nên
chi phí phân bón là 621,40 nghìn đồng/ha (tính theo giá thực tế của năm đầu tư). Đây là
một trong những nguyên nhân làm cho kết quả và hiệu quả trồng rừng của các hộ là
không cao.
Chi phí bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên,
xu hướng ưa thích sử dụng thuốc diệt cỏ thay cho công lao động làm cỏ hiện nay dẫn
đến những mối lo ngại về môi trường và sức khoẻ của con người trong tương lai.


310

2.2.2. Kết quả và hiệu quả trồng rừng kinh tế
Bảng 2. Kết quả và hiệu quả sản xuất rừng trồng kinh tế
(Tính bình quân/ha/chu kỳ)
Theo xã
CHỈ TIÊU ĐVT BQC
Hương
Phú
Thượng
Nhật
Thượng
Quảng
1. Sản lượng bán Tấn 57,89 65,88 47,60 55,29
2. Giá trị sản xuất 1000đ 23323,93 24224,85 16828,00 27243,16
3. Tổng chi phí 1000đ 13113,59 12565,89 9082,71 17030,94
4. CP trung gian 1000đ 3810,11 3343,03 1843,27 5989,75
5. Giá trị gia tăng 1000đ 19513,82 20881,83 14984,73 21253,41

6. Lợi nhuận 1000đ 10210,34 11658,96 7745,29 10212,22
7. VA/IC Lần 5,12 6,25 8,13 3,55
8. LN/TC Lần 0,78 0,93 0,85 0,60
10. NPV 1000đ 7868,12 9288,83 4786,55 8394,20
11. TMT 1000đ 1674,49 1901,41 1059,56 1855,39
12. IRR % 29,57 29,58 25,00 33,19
13. BCR Lần 1,54 1,62 1,57 1,45
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011).
Theo phương pháp hạch toán kinh tế, bình quân 1 ha rừng/chu kỳ tạo ra
23323,93 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO); 19513,82 nghìn đồng giá trị gia tăng (VA)
và 10210,34 nghìn đồng lợi nhuận. Tỷ suất giá trị gia tăng trên chi phí trung gian
(VA/IC) là 5,12 lần và lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC) là 0,78 lần.
Theo phương pháp hiện giá, thì tổng lợi nhuận ròng (NPV) thu được cho 1 ha
rừng trồng/chu kỳ là 7868,12 nghìn đồng; bình quân 1 năm/ha thu được 1674,49 nghìn
đồng lợi nhuận (TMT). Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 29,57%, cao gấp 3,79 lần so với
lãi suất vay vốn của dự án. Tỷ suất thu nhập - chi phí (BCR) là 1,54 lần. Những con số
này cho thấy sản xuất rừng trồng kinh tế là có hiệu quả nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển RTKT ở huyện Nam
Đông
2.3.1. Kiểm định độ tin cậy và số lượng mẫu
Theo Nunnally & Burnstein (1994) tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach's Alpha là từ
0.6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên; Theo Hair et al (1999) hệ số


311

Cronbach's Alpha từ 0.7 - 0.8 là sử dụng được, từ 0,8 trở lên đến gần 1 là tốt. Kết quả
kiểm định độ tin cậy tổng thể của 21 biến quan sát cho thấy hệ số tin cậy Cronbach's
Alpha của toàn bộ các biến là 0.824 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn
hơn 0.3. Do đó, trong trường hợp này các thông tin do chủ rừng đánh giá là khá đầy đủ,

đáng tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp vì giá trị kiểm định đạt 0.697 (>0.5) với
mức ý nghĩa thống kê là 99% (Sig. = 0.000 < 0,01). Vì vậy, kỹ thuật phân tích nhân tố là
hoàn toàn có thể thực hiện được trong nghiên cứu này bởi vì quy mô mẫu là thích hợp
và đủ lớn để thực hiện.
Bảng 3. Kiểm định độ tin cậy tổng thể của các biến điều tra
Tên biến
Tương
quan
tổng
biến
Hệ số
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
Tên biến
Tương
quan
tổng
biến
Hệ số
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
1. Chất lượng đất 0,370 0,817 12. Đất đai 0,351

0,819
2. Địa hình và độ dốc 0,321 0,820 13. Kinh nghiệm 0,331

0,819

3. Cơ sở hạ tầng 0,324 0,819 14. Lao động 0,338

0,820
4. Thời gian dài 0,443 0,815 15. Giá gỗ 0,373

0,817
5. Sâu bệnh 0,387 0,816 16. Giá đầu vào 0,436

0,814
6. Cháy rừng 0,485 0,813 17. Nơi tiêu thụ 0,300

0,820
7. Bão 0,493 0,813 18. Phương thức bán 0,482

0,811
8. Thu nhập 0,351 0,819 19. Hỗ trợ vốn 0,443

0,814
9. Khả năng tạo việc làm

0,354 0,818 20. Giao đất giao rừng 0,551

0,807
10. Bảo vệ môi trường 0,391 0,816
11. Vốn 0,342 0,819
21. Quy hoạch phát
triển RTKT
0,397

0,816


Cronbach'
s Alpha
N of
Items
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
Sampling Adequacy.
0,697
Approx. Chi-Square 1792,036
df 210
,824 21
Bartlett's
Test of
Sphericity

Sig. 0,000
(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS năm 2011).


312

2.3.2. Phân tích nhân tố (Factor Analysis)
Bảng 4. Phân tích nhân tố của các thuộc tính ảnh hưởng đến PT RTKT
Các nhân tố tác động (Component)
Các yếu tố ảnh hưởng
F1 F2 F3 F4 F5 F6
4. Thời gian khai thác dài ,903
5. Cháy rừng ,894
6. Sâu bệnh ,881
7. Bão ,849

14. Lao động ,909
12. Đất đai ,892
13. Kinh nghiệm, kỹ thuật ,829
11. Vốn ,709
16. Giá đầu vào ,845
18. Phương thức bán ,825
15. Giá gỗ ,791
17. Nơi tiêu thụ ,703
21. Quy hoạch PT RTKT ,958
19. Hỗ trợ vốn ,915
20. Giao đất giao rừng ,852
9. Khả năng tạo việc làm ,881
8. Thu nhập ,879
10. Bảo vệ môi trường ,848
2. Địa hình và độ dốc ,899
1. Chất lượng đất ,844
3. Cơ sở hạ tầng ,781
Eigenvalue
4,917 3,353

2,64 2,02 1,848 1,6
Cumulative explained variance (%)
23,41 39,38

51,95 61,57 70,37 77,99
Cronbach Alpha
,913 ,861 ,826 ,925 ,857 ,824
(Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS năm 2011).



313

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng kinh tế đã
cho phép tác giả nhóm 21 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng kinh tế trên địa
bàn huyện thành 6 nhân tố ảnh hưởng bao gồm: i). Rủi ro tự nhiên (F
1
); ii). Năng lực
sản xuất của các hộ trồng rừng (F
2
); iii). Thị trường (F
3
); iv). Chính sách về phát triển
rừng trồng kinh tế (F
4
); v). Kết quả trồng rừng (F
5
) và vi). Điều kiện đất đai và cơ sở hạ
tầng (F
6
).
2.3.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Nhân tố rủi ro tự nhiên (F
1
): Là một huyện miền núi thuộc Duyên hải miền
Trung vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu dãy Trường Sơn vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu
vùng đồng bằng nên Nam Đông “lắm nắng, nhiều mưa”. Mặt khác địa hình phức tạp, độ
dốc lớn kết hợp với điều kiện khí hậu thất thường như gió bão, hạn hán, lũ lụt vào mùa
hè, cây trồng thường mất năng suất, dễ bị sâu bệnh. Đặc biệt mùa khô kéo dài, dễ gây
cháy rừng. Vì vậy, với điểm đánh giá bình quân là 4,00 cho thấy, nhân tố rủi ro tự nhiên
có ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng trồng kinh tế của hộ.

- Nhân tố năng lực sản xuất của các hộ trồng rừng (F
2
): Với điểm đánh giá bình
quân là 4,15 cho thấy, nhân tố năng lực sản xuất có ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng
trồng kinh tế của hộ. Trong đó, thiếu vốn sản xuất là khó khăn lớn nhất hiện nay của các
hộ trồng rừng. Mặt khác, quỹ đất đai là có giới hạn nên trên thực tế không thể mở rộng
quy mô sản xuất theo ý muốn mà về lâu dài cần phải phát triển theo hướng thâm canh
nhằm nâng cao năng suất. Lao động và kỹ thuật trồng rừng không phải là khó khăn lớn
của hộ hiện nay do quy mô sản xuất nhỏ và cây keo đã được trồng lâu năm ở địa
phương.
- Nhân tố thị trường (F
3
): Theo đánh giá của người dân, thị trường đầu ra gỗ
rừng trồng hiện nay tương đối thuận lợi do có nhiều có sở chế biến thu mua gỗ nguyên
liệu, giá gỗ rừng trồng tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá gỗ thấp và giá đầu vào cao lại
gây khó khăn cho hộ trồng rừng cũng như không khuyến khích hộ đầu tư thâm canh và
mở rộng quy mô sản xuất. Với điểm đánh giá bình quân là 3,94 cho thấy, nhân tố thị
trường có ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng trồng kinh tế của hộ.
- Nhân tố chính sách về phát triển rừng trồng kinh tế (F
4
): Trong giai đoạn từ
năm 1990 đến nay có rất nhiều chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện
liên quan đến hỗ trợ cho phát triển sản xuất và trồng rừng như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng; hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật trồng rừng; hỗ trợ vốn vay trồng rừng với lãi suất ưu
đãi, giao đất giao rừng Điều này đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát
triển rừng trồng kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Vì vậy, mức đánh giá
bình quân là 3,75 cho thấy, nhân tố này cũng có ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng trồng
kinh tế của hộ.
- Nhân tố kết quả trồng rừng (F
5

): Thực tế cho thấy, ở Nam Đông người dân có
nhiều sự lựa chọn để phát triển kinh tế. Họ có thể phát triển rừng, trồng cao su hoặc sắn


314

trên đất rừng kinh tế. Điều này tùy thuộc vào khả năng tạo thu nhập và việc làm của các
loại cây trồng nói trên. Cây cao su có khả năng tạo thu nhập cao hơn so với trồng keo.
Bình quân trong một năm thời kỳ kinh doanh, cây cao su tạo ra 24799,27 nghìn đồng
giá trị gia tăng (VA) (gấp 5,27 lần so với cây keo). Lợi nhuận của cây cao su cũng cao
hơn cây keo, bình quân 1 ha/năm là 13809,45 nghìn đồng, cao gấp 5,62 lần so với trồng
keo. Ngoài ra, trồng cây cao su cũng có khả năng tạo nhiều việc làm hơn so với trồng
keo. Bình quân 1 ha trong một năm người trồng cao su có một khoản thu nhập từ tiền
công lao động gia đình là 8406,25 nghìn đồng (tương đương vớng 85 công lao
động/năm), trong khi đó trồng keo chỉ là 1582,20 nghìn đồng (tương đương với 20
công/năm). Những số liệu trên phần nào chứng minh được vì sao người trồng rừng có
xu hướng chuyển từ trồng rừng sang trồng cao su trên những diện tích đất thích hợp.
Nhìn chung, thu nhập từ rừng trồng hiện nay chưa thật sự tạo động lực cho hộ trong
phát triển trồng rừng kinh tế.
- Điều kiện đất đai và cơ sở hạ tầng (F
6
): Rừng trồng kinh tế ở huyện Nam Đông
được trồng phần lớn ở độ dốc 15 - 35
0
. Về mặt lý thuyết độ dốc này là ít thuận lợi cho
trồng keo. Độ dốc quá cao cũng có thể là nguyên nhân làm cho rừng dễ bị gãy đỗ do gió
bão. Mặt khác, chất lượng đất trồng rừng kinh tế thường là đất xấu, cơ sở hạ tầng nội
vùng phục vụ sản xuất nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Phần lớn diện tích là đồi núi nên đường sá đi lại khó khăn, có những rẫy đi bộ leo rừng
lội suối từ 3 đến 5 km, chính điều này gây trở ngại trong quá trình sản xuất. Vì vậy, mức

đánh giá bình quân của nhân tố điều kiện đất đai và cơ sở hạ tầng là 4,17 cho thấy, nhân
tố này có ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng trồng kinh tế của hộ.
2.4. Giải pháp phát triển rừng trồng kinh tế
- Vận động xúc tiến thành lập quỹ phòng chống rủi ro. Đối với những hộ có sử
dụng vốn vay ngân hàng nếu gặp rủi ro do bão thì chính quyền địa phương và ngân
hàng nên tạo điều kiện giãn nợ hoặc khoanh nợ cho người dân.
- Khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất. Nên kéo dài
thời hạn cho vay, và hỗ trợ người dân quản lý, sử dụng vốn một cách hợp lý nhằm đảm
bảo khả năng thu hồi vốn.
- Khuyến khích tích tụ đất đai để phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mô
hình nông lâm kết hợp.
- Kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và
ngoài nước tạo nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà.
- Phổ cập kỹ thuật và phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn sản xuất RTKT. Tổ chức cho người dân
tham quan học tập các điển hình trồng rừng, các mô hình sản xuất RTKT có hiệu quả
kinh tế cao bền vững ở trong và ngoài tỉnh.


315

- Đối với các vùng đất trống, đồi trọc trơ sỏi đá trước mắt nên khuyến cáo trồng
các loại cây thuộc họ đậu để cải tạo đất như Keo tai tượng; đối với vùng tương đối
thuận lợi như đất thịt và độ dốc thấp nên khuyến cáo trồng cây Keo lai hom. Mặc khác,
hàm lượng dinh dưỡng có trong đất có thể khắc phục được bằng cách bón thêm phân
hoặc cải tạo đất.
- Tăng ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
RTKT, đặc biệt là đường giao thông và quy hoạch lại các vùng dân cư kinh tế mới; cung
cấp các dịch vụ công như khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến lâm.
- Tăng cường khả năng giám sát của các cơ quan ban ngành cũng như đẩy nhanh

công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch chi tiết tại cơ sở.
Tóm lại, trong những năm qua, rừng trồng kinh tế của huyện Nam Đông có tốc
độ phát triển khá nhanh về quy mô diện tích và có những đóng góp tích cực vào việc cải
thiện thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn mang
tính tự phát, chưa chú trọng đầu tư thâm canh nên kết quả và hiệu quả thấp. Vì thế cần
có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả của rừng
trồng kinh tế trên địa bàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hạt Kiểm lâm Nam Đông, Báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2010, 2011
2. Hạt Kiểm lâm Nam Đông, Báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2009, 2010
3. Hạt Kiểm lâm Nam Đông, Báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2008, 2009
4. Hạt Kiểm lâm Nam Đông, Báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2007, 2008
5. Hạt Kiểm lâm Nam Đông, Báo cáo số liệu hiện trạng rừng năm 2006, 2007

DEVELOPING FOREST PRODUCTION IN NAM DONG DISTRICT,
THUA THIEN HUE PROVINCE
Tran Doan Thanh Thanh
College of Economics, Hue University

Abstract. The development of forest production has been a discernible trend to
make best use of the advantage of forest land in mountainous areas as well as to
meet the increasing demand of timber. The research results indicated that the
development of forest production in Nam Dong district has encountered certain
difficulties and been affected by certain factors such as low efficiency, poor
infrastructure, untrained labour force, backward cultivation practices and low


316


income for forest households. Therefore, in order to improve the eficiency of forest
production in Nam Dong district, the research has put forward some immediate
solutions as follows: providing financial supports to forest households, improving
and upgrading infrastructure, offering technical assistance and propaganda to raise
local people’s awareness toward the necessity of intensive cultivation. In the long
run, it is crucial to improve the planning of economic forest plantation, and
properly manage the total area of the forest production that was transfered to
rubber plantation in the district.

×