Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ NGỌC SƠN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp mang tên
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác dưới


mọi hình thức.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bảo vệ Luận văn về lời cam
đoan của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Đỗ Ngọc Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Lâm nghiệp,
bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp và các thầy cơ
giáo đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên
cứu khoa học này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đồng Thanh
Hải, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tuy nhiên, điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề
nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để
bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Đỗ Ngọc Sơn



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC CAC HÌNH ......................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1 Khái niệm tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng ......................... 4
1.2. Quản lý bảo vệ rừng trên thế giới ........................................................ 5
1.3. Quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam ......................................................... 9
1.3.1. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam ..................9
1.4. Các văn bản của Nhà nước ................................................................ 14
1.5. Công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................... 21
1.5.1.Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................21
1.5.2.Diện tích rừng tỉnh Phú Thọ ...............................................................23
1.5.3.Những thay đổi về mặt chính sách tác động đến cơng tác quản lý bảo
vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các thời kỳ ......................................24
1.5.4.Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Phú Thọ ..25
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ........................... 26
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 26
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 26
2.1.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................26
2.1.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................26
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................... 26

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................26


iv

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................26
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp luận .............................................................................27
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ...............................................27
2.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural
Appraisal) ...................................................................................................27
2.4.4. Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA - Participatory
Rural Appraisal) ..........................................................................................29
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................31
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. 32
3.1. Đặc Điểm Tự Nhiên .......................................................................... 32
3.2. Đặc điểm kinh tế................................................................................ 34
3.2.1 Tình hình phát triển các ngành kinh tế ...............................................34
3.2.2. Dân số, lao động................................................................................35
3.2.3 Kinh Tế ..............................................................................................35
3.3 Văn hóa xã hội.................................................................................... 42
3.3.1. Giáo dục - đào tạo .............................................................................42
3.3.2. Y tế, Dân số kế hoạch hố gia đình và cơng tác từ thiện nhân đạo....43
3.3.3. Hoạt động văn hố - Thơng tin - Thể thao ........................................44
3.3.4. Dân tộc - Tôn giáo.............................................................................45
3.3.5. Lao động, việc làm, chính sách xã hội và giảm nghèo ......................46
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 47
4.1 Đặc điểm hiện trạng, phân bố tài nguyên rừng tại KVNC ................... 47
4.1.1 Hiện trạng rừng huyện Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ ...........................47

4.1.2 Phân bố tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ.........49
4.2 Thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ......................................... 55
4.2.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR ...............................................55


v
4.2.2. Thực trạng công tác QLBVR ở huyện Thanh Sơn ............................59
4.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,hạn chế của
người dân trong cơng tác quản lí tài nguyên rừng .......................................71
4.2.4. Những mối đe dọa trong QLBVR ở Thanh Sơn ...............................76
4.2.5. Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng ..............81
4.2.6. Quản lý rừng cộng đồng ở Phú Thọ ..................................................83
4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại KVNC ..... 87
4.3.1. Nhân tố chủ quan ..............................................................................87
4.3.2 Nhân tố khách quan............................................................................89
4.4 Các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng tại KVNC ............... 98
4.4.1 Giải pháp chỉ đạo thực hiện ..............................................................101
4.4.2. Giải pháp cụ thể cho công tác quản lý và phát triển rừng ...............104
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 111


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1.


BQL

: Ban quản lý

2.

KBT

: Khu bảo tồn

3.

LN

: Lâm nghiệp

4.

NN

: Nhà nước

5.

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

6.


PTR

: Phát triển rừng

7.



: Quyết định

8.

QH

: Quy hoạch

9.

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

10. RCĐ

: Rừng cộng đồng

11. UBND

: Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ phân tích SWOT........................................................................30
Bảng 4.1 Diện Tích Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Phân Theo Loại Chủ Quản Lý .50
Bảng 4.2. Phân bố rừng trong từng xã .................................................................54
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2014 - 2018 ............63
Bảng 4.4. Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra tại địa bàn 67
Bảng 4.5. Đối tượng khi tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng ..................68
Bảng 4.6: Hệ thống cơng trình và dụng cụ BVR trên địa bàn .............................69
Bảng 4.7. Phân tích SWOT ..................................................................................72
Bảng 4.8. Nguy cơ, mối đe dọa trong QLBVR trên địa bàn ...............................76
Bảng 4.9: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng ..............81


viii
DANH MỤC CAC HÌNH
Hinh 3.1. Vị trí địa lý huyện Thanh Sơn ....................................................... 32
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyệnThanh Sơn ...................................... 47
Hình 4.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR huyện Thanh Sơn .... 56
Hình 4.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý bảo vệ
rừng tại địa phương ...................................................................................... 61
Hình 4.4. Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục về lâm nghiệp cho người
dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn ............................................................... 62
Hình 4.5. Diễn tập phịng cháy chữa cháy rừng cấp huyện năm 2018 ........... 65
Hình 4.6. Định hướng chính sách hỗ trợ QLRCĐ ....................................... 101

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu 4.1. Diện tích rừng của huyện Thanh Sơn ........................................... 48
Biểu 4.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Thanh Sơn............... 48
Biểu 4.3. Diện tích rừng của các xã trong huyện Thanh Sơn ........................ 53


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với chúng ta. Rừng là
hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, đặc biệt là rừng nhiệt
đới ẩm. Rừng đóng vai trị quan trọng trong việc tích trữ nước. Ngồi những ý
nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể
thiếu được trong tự nhiên, đóng vai trị cực kì quan trọng trong việc tạo cảnh
quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố đất đai, khí hậu. Chính vì vậy, rừng
khơng chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức
năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào q trình điều hồ khí
hậu, cung cấp oxy cho con người và động vật, duy trì tính ổn định và độ phì
nhiêu của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn rửa trơi, xói mòn đất, làm
giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và
nước ngầm và làm giảm mức ơ nhiễm khơng khí và nước. Ở Việt Nam ngồi
những chức năng trên rừng cịn mang các ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh
của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau.
Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng trên Trài
đất ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, trong đó rừng nhiệt đới bị
suy giảm với tốc độ lớn nhất, đó là do áp lực về dân số của các vùng tăng
nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên
rừng, trình độ dân trí vùng sâu, vùng xa cịn thấp kiến thức bản địa chưa được
phát huy, hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách của
Nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có
nhiều sự thay đổi… Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện
nay được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong sự phát triển

kinh tế xã hội ở Việt Nam. Một trong những địi hỏi để thực hiện thành cơng
nhiệm vụ này là phải có những cơ chế phù hợp thu hút sự tham gia tích cực
của người dân vào công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.


2
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ. Tổng diện
tích tự nhiên tồn huyện là 62.110,40 ha, trong đó có 43.132,8 ha đất quy
hoạch lâm nghiệp-chiếm tỷ lệ 69,40% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong số
diện tích đất lâm nghiệp có diện tích rừng quy hoạch rừng phịng hộ là
11.660,8 ha; diện tích rừng quy hoạch rừng sản xuất là 31.472,0 ha. Dân số là
trên 12 vạn người (số liệu tính đến 31/12/2014). Tồn huyện có 23 đơn vị
hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư
trong đó có: 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ;
06 xã thuộc CT 229 và 9 xã, thị trấn miền núi. Toàn huyện có 16 dân tộc,
trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại
là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán
Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan. Đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán du
canh du cư, canh tác nương rẫy đã ảnh hưởng không nhỏ tới cơng tác quản lý
bảo vệ, phát triển rừng và phịng cháy chữa cháy rừng. Mặt khác, trong thời
gian qua tình hình giá đất tại huyện Thanh Sơn biến động bất thường, tình
trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng; sang bán, chuyển nhượng trái phép đất
rừng từng lúc, từng nơi diễn ra với hình thức tinh vi, phức tạp, một số người
dân lợi dụng việc quy hoạch định hướng điều chỉnh ranh giới huyện theo
Quyết định 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để lấn, chiếm, khai phá
rừng trái phép, tình trạng săn bắt động vật hoang dã quý hiếm, khai thác lâm
sản vẫn còn xảy ra...làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, cơng
tác xử lý vi phạm cịn nhiều bất cập, thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng hiệu quả chưa cao, chưa giáo dục được đông đảo quần chúng nhân dân
trong khu vực lân cận. Để chấn chỉnh công tác quản lý bảo vệ và phát triển

rừng, từ trung ương tới tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo: Chỉ thị 13CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP
ngày 08/8/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính


3
phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tỉnh Phú Thọ cũng như huyện Thanh Sơn
cũng ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý bảo vệ rừng, phịng
cháy chữa cháy rừng. Từ khi có các văn bản chỉ đạo từ trung ương tới tỉnh,
huyện, đã có những chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng,
phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Thanh Sơn nhưng chưa đạt kết
quả cao. Để tổng kết giữa lý luận và thực tiễn công tác quản lý bảo vệ rừng,
phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả cơng tác trên địa bàn, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ”.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng
a. Khái niệm tài nguyên rừng:
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình
thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các
nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên từ rừng được hiểu như là
nguồn vật chất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế,

xã hội của loài người và sinh vật.
Tài nguyên thiên nhiên được phân loại thành:
- Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử dụng
sẽ bị cạn kiệt dần và không khôi phục lại trạng thái ban đầu như tài nguyên
khoáng sản.
- Tài nguyên tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh
và có thể ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lí, quản lí tốt như
tài ngun đất, tài ngun rừng....
Có thể hiểu tài nguyên rừng là mội loại tài nguyên thiên nhiên có khả
năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị to lớn
bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật
rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi
chung là quần xã sinh vật). Tài nguyên rừng có thể chia thành các nhóm sau:
Tài nguyên gỗ, tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên đất, tài nguyên nước.
Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho con người lượng oxy dồi dào , rừng điều hịa
nước, chống xói mịn, giảm thiểu ơ nhiễm, cân bằng khí cacbon....
b. Khái niệm quản lý tài nguyên rừng:
Theo từ điển Tiếng việt thì quản lý là trơng coi và giữ gìn; là tổ chức và
điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Theo khái niệm


5
chung thì quản lý là làm cho cơng việc của bộ phận được thực hiện thông qua
hoạt động của người khác.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về quản lý tài nguyên rừng là
tổng hợp các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm sắp xếp, tổ chức
để để giữ gìn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
1.2. Quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Nhiều nhà khoa học nước ngoài đi sâu nghiên cứu cơ sở sinh thái của
cấu trúc rừng. Điển hình, Baur (1962) [7], Odum (1971) [8]...các tác giả đã

tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái nói chung và cơ sở sinh thái cho
kinh doanh rừng mưa nói riêng. Các nghiên cứu đã nêu lên quan điểm, khái
niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng, đặc
biệt là qua các nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm về hệ sinh thái rừng, đây
là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh thái
học. Richards (1959) [5] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành
hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành lồi cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu
có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn
ưu chỉ bao gồm một vài lồi cây. Việc mơ hình hố cấu trúc đường kính thân
cây với phân bố số cây theo cỡ đường kính được nhiều tác giả quan tâm, kiểu
cấu trúc này thường được biểu diễn dưới dạng toán học với nhiều dạng phân
bố khác nhau. Nhiều tác giả khác dùng hàm Hyperbol, Meyer, Poisson.
Cũng từ phương pháp định lượng, nhiều tác giả đã xây dựng cấu trúc
vốn rừng và nêu lên nguồn gốc sinh thái của nó.
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành
phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trên
quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngồi phản ánh
nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Rất nhiều nhà khoa học đi sâu
nghiên cứu cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng, mà tiêu biểu là Baur (1962) [7],
các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái nói chung và cơ sở


6
sinh thái cho kinh doanh rừng mưa nói riêng. Các nghiên cứu đã nêu lên quan
điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của
rừng, đặc biệt là qua các nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm về hệ sinh thái
rừng, đây là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm
sinh thái học.
Vào cuối thế kỷ XX, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng
thì con người mới nhận thức được rằng, tài nguyên rừng là có hạn và cần

được bảo vệ. Nếu theo đà mỗi năm mất khoảng 15 triệu ha như số liệu thống
kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị biến mất,
loài người sẽ phải chịu những thảm họa khôn lường về kinh tế, xã hội, mơi
trường [10].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều
tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều Cơng ước bảo vệ
và phát triển rừng, trong đó có chiến lược bảo tồn quốc tế (1980 và điều chỉnh
năm 1991), Tổ chức gỗ quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động
rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát
triển (UNCED tại Rio de janeiro năm 1992), Công ước về buôn bán các lồi
động thực vật q hiếm (CITES), Cơng ước về ĐDSH (CBD, 1992), Cơng
ước về thay đổi khí hậu tồn cầu (CGCC, 1994), Cơng ước về chống sa mạc
hóa (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những
năm gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về QLRBV đã liên
tục được tổ chức [10].
Hiện nay, trên thế giới đã có các bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp
quốc gia (Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia…) và cấp quốc tế của tiến
trình Helsinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức
gỗ nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn “Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng
(P&C) đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các tổ
chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản
lý rừng và xét cấp chứng chỉ QLRBV cho các chủ rừng [11].


7
Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế
kỷ 19 ở Ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở
châu Phi. Khởi đầu, hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ
thống các nguồn tài nguyên gỗ. Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý
được đa dạng hóa như: chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông

lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có
năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử
dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống
tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi
bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi).
- Các hệ thống chuyển đổi rừng: Chặt trắng và trồng lại rừng bằng các
loài gỗ cứng, thông, bạch đàn…hay thay bằng nông nghiệp du canh là đặc
điểm chính của các hệ thống này. Việc thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng
công nghiệp thường được sử dụng nhằm làm tăng năng suất và đơn giản hóa
cơng tác quản lý. Hệ thống này khơng được áp dụng trên diện rộng ở vùng
nhiệt đới. Tuy nhiên, ở những khu vực đất đai canh tác nông nghiệp có năng
suất thấp thì việc chuyển đổi thành rừng trồng cơng nghiệp là hợp lý và có
triển vọng.
+ Các hệ thống chặt cải thiện:
Các hệ thống chặt trắng bao gồm việc biến đổi triệt để các lâm phần gỗ để
sau đó được lâm phần có nhiều các cây gỗ có giá trị thương mại hơn. Các lồi
khơng có giá trị thương mại có thể bị chặt, ken hoặc dùng thuốc để diệt nhằm
tạo ra lâm phần mà các loài cây có giá trị thương mại chiếm ưu thế. Các hệ
thống này địi hỏi lâm phần phải có đủ cây con thuộc lồi có giá trị và có đủ
cây gieo giống. Hệ thống này đòi hỏi chu kỳ kinh doanh dài (có thể đến 70
năm) dẫn đến việc thay thế nó bằng các hệ thống khai thác theo luân kỳ đang
được áp dụng ở hầu hết các vùng nhiệt đới
+ Các hệ thống chặt thúc đẩy tái sinh tự nhiên


8
Những hệ thống “chặt chọn” hoặc “chặt luân phiên” nhằm cố gắng giảm
thiểu những tác động khơng có lợi đối với những cây có giá trị thương mại và
bảo vệ sự sinh trưởng của chúng. Q trình tái sinh có thể coi là diễn ra hồn
tồn tự nhiên mà khơng đòi hỏi những tác động đáng kể nào của con người.

Mục tiêu đặt ra là đạt được lâm phần sau khai thác mà kích cỡ và mật độ của
lỗ trống được tạo ra không làm thay đổi kiểu tái sinh và số lượng cây con của
các lồi có giá trị thương mại, những loài này được tạo ra sẽ đạt được ở
luân kỳ hai (trong khoảng thời gian 20-30 năm sau). Hiệu quả kinh tế của
các mơ hình này khơng chắc chắn bởi vì nguồn vốn thu được từ các hoạt
động khai thác đầu tiên thấp hơn các hệ thống theo luân kỳ. Mặt khác, chi phí
quản lý dài hạn lại thấp hơn
Các hệ thống tác động tối thiểu tạo ra những cơ hội tốt nhất cho các mục
tiêu quản lý hướng tới bảo tồn. Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Whitmore
(1990), mặc dù phương pháp này là tốt về mặt lý thuyết và có triển vọng thực
tiễn nhưng khơng có một bằng chứng cụ thể về tính bền vững nào của hệ thống
này trong thời gian dài.
+ Các hệ thống phục hồi
Trong những hệ thống này, quản lý rừng được đưa ra nhằm tái sinh
những rừng sản xuất trên đất đã bị thối hố mà q trình diễn thế thối bộ
có thể vẫn tiếp tục xảy ra trong luân kỳ tiếp theo, như các thảm cỏ
Imperata của Đông Nam Á. Các khu rừng bị phá hoại nghiêm trọng bởi
khai thác khơng hợp lý, khơng có khả năng tự phục hồi cũng là đối tượng để
thực thi những hệ thống quản lý rừng này.
Theo A. Ofosu-Asiedu (1997), các hệ thống quản lý rừng ở vùng nhiệt
đới ẩm có thể gộp thành hai nhóm chính, nhóm các hệ thống hướng rừng về
cấu trúc đơn giản hơn, rừng có xu hướng trở thành đồng tuổi hoặc cùng kích
thước (monocyclic management systems) và nhóm các hệ thống quản lý có


9
tính chu kỳ, thúc đẩy tái sinh tự nhiên nhằm tạo ra rừng có cấu trúc gần với tự
nhiên (polycyclic management systems).
1.3. Quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam

* Hiện trạng rừng ở Việt Nam:
Theo Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2018 như sau:
- Diện tích đất có rừng: 14.491.295 ha, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 10.255.525 ha.
+ Rừng trồng: 4.235.770 ha.
- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là
13.785.642 ha, tỷ lệ che phủ là 41,65%.
- Diên tích rừng phân theo chủ quản lý:
+ Ban quản lý rừng đặc dụng: 2.056.504 ha;
+ Ban quản lý rừng phòng hộ: 2.984.158 ha
+ Tổ chức kinh tế: 1.711.594 ha
+ Tổ chức khoa học và công nghê, đầu tư, doanh nghiệp về lâm nghiệp:
118.521 ha
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: 66.159 ha
+ Hộ gia đình: 2.955.134 ha
+ Cộng đồng dân cư: 1.156.714 ha
+ Đơn vị vũ trang: 198.825 ha
+ Các tổ chức khác: 148.793 ha
+ UBND xã: 3.094.893 ha
Tài nguyên rừng đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống kinh tế
nói chung của khoảng một phần ba dân số cả nước. Ngồi ra, rừng cịn là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hồn cảnh mơi trường
của đất nước. Nó góp phần quan trọng chống lại biến đổi khí hậu, điều tiết


10
nguồn nước, giảm tần suất và mức nguy hiểm của các thiên tai như lũ lụt, hạn
hán, cháy rừng.
Trước đây do dân số cịn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú

trọng mà chỉ tập trung vào khai thác cũng như cơng tác quản lí chỉ phụ thuộc
vào lực lượng Kiểm lâm. Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từ
rừng để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như khơng có sự trở ngại nào
vì lực lượng Kiểm lâm mỏng, địa hình khó khăn, nhận thức của cộng đồng và
người dân còn thấp. Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai
thác một cách cạn kiệt. Sự suy giảm tài nguyên rừng trong những năm gần
đây chủ yếu là do dân số tăng nhanh, khai thác rừng không hợp lý và sự yếu
kém trong công tác quản lý đã làm cho diện tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục
bị phá hoại.
Hiện nay dưới những tồn tại đó Chính Phủ, Nhà nước đã có những quy
định, thể chế quản lí chặt chẽ cho cho tình trạng khai thác tài nguyên rừng
được quy định trong Luật Lâm Nghiệp: 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 quy
định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm
sản và cơ chế xử phạt trong lĩnh vực lâm nghiệp quy định tại nghị định
35/2019/NĐ-CP... Vai trò của nghành Kiểm Lâm nói riêng cũng như các ban
nghành nói chung có cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lí bảo vệ
rừng và phát triển rừng....
* Khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam
- Thuận lợi:
+ Công tác quản lý bảo vệ rừng được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ,
các cấp bộ ngành từ Trung ương tới địa phương;
+ Hê thống văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp đã hồn thiện, có
sự thống nhất chung trên tồn quốc.
+ Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đoàn
thể ngày càng chặt chẽ, người dân đã hiểu vai trò và trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ rừng.


11
- Khó khăn:

+ Hệ thống rừng Việt Nam trải dài trên toàn quốc, với nhiều hệ sinh thái
rừng chủ yếu là đồi núi đường giao thơng đi lại khó khăn.
+ Lực lượng kiểm lâm mỏng, trang thiết bị phục vụ hoat động kiểm lâm
cịn hạn chế.
+ Kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng còn hạn chế, chưa đáp ứng được
yêu cầu hiện nay.
1.3.2. Các giải pháp quản lý rừng ở Việt Nam
a.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo
vệ rừng:
- Xây dựng các chương trình về thơng tin-giáo dục-truyền thơng, phổ
biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận
thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng,chính quyền các cấp, các nghành và
tồn xã hội.
- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp
nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa.
Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở
cấp tiểu học và trung học. In ấn phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân
phát cho cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công
cộng, trên giao lộ, cửa rừng….
- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng kí cam kết bảo vệ
rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.
b. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham
gia của các nghành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng:
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được nhà nước giao, cho
thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Những chủ rừng quản lý có trên
500ha rừng phải có lực lượng bảo vệ rừng của mình.
- Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao,
được thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực khơng để rừng bị xâm hại trái pháp luật.



12
Đối với ủy ban các cấp:
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lí nhà nước về bảo vệ rừng
theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lượng truy
quét lâm tặc phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai
thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lí nghiêm khắc các tổ chức,
cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che tiếp tay
cho những hành động đó. Những địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng
trái phép thì Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp phải kiểm điểm làm rõ trách
nhiệm và bị xử lý theo quy định.
- Tổ chức khơi phục lại diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái quy định của
pháp luật trong thời gian qua
- Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế tất cả những người di cư tự do ra khỏi
các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phịng hộ.
- Hồn thành giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cịn sót hoặc chưa rõ ràng
Đối với lực lượng Cơng an:
Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp
thường xuyên với lực lượng kiểm lâm trong cơng tác phịng cháy, chữa cháy
rừng theo một cơ chế thống nhất; tổ chức điều tra nắm chắc các đối tượng phá
rừng,kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép,đặc biệt phải triển khai các biện
pháp kiên quyết trừng trị thich đáng; ngăn chặn triệt để tình trạng chống
người thi hành công vụ; phối hợp với các lực lượng có liên quan truy quét bọn
phá rừng và kiểm tra, kiểm sốt lưu thơng lâm sản. rà sốt và xử lý dứt điểm
các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Đối với lực lượng quân đội:
- Huy động các đơn vị quân đội ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng
đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ để tổ chức các
đơn vị quân đội đóng quân, chốt giữ, xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh



13
gắn với bảo vệ rừng, bố trí lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng tham
gia các đợt truy quét chống chặt phá rừng.
- Huy động các đơn vị quân đội tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở
những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao như: U Minh, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ. Ủy ban nhân dân các tỉnh phải có phương án để huy động lực lượng
quân đội đóng qn trên địa bàn bố trí lực lượng thường trực canh phòng và
sẵn sàng chữa cháy rừng vào các tháng mùa khô cao điểm. Quân đội phải chủ
động phương án tăng cường lực lượng, huấn luyện và diễn tập tại các khu vực
này, phải coi chống lửa rừng như chống giặc để bảo vệ địa bàn quốc phòng
- Huy động lực lượng quân đội tham gia trồng rừng, khoanh ni tái sinh
rừng. Mở rộng diện tích rừng giao cho quân đội (nhất là đồn biên phòng) tổ
chức quản lý, bảo vệ,xây dựng các tuyến đường an ninh quốc phòng gắn với
công tác bảo vệ rừng hai bên đường dọc tuyến biên giới, hải đảo và các khu
vực rừng ở vùng sâu, vùng xa.
Đối với các tổ chức xã hội:
Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho
các thành viên. Phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
c. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng Kiểm lâm:
- Đổi mới tổ chức lực lượng kiểm lâm theo Luật bảo vệ và phát triển
rừng để kiểm lâm gắn với chính quyền,với người dân,với rừng. Thực hiện
chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ rừng đặc
dụng và rừng phòng hộ, bảo đảm chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và
phát triển rừng. bố trí kiểm lâm địa bàn ở 100% các xã có rừng để tham mưu
cho chính quyền cơ sở trong cơng tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, theo
dõi chặt chẽ diễn biến rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ đầu những vụ vi



14
phạm. Từng bước tăng biên chế cho lực lượng kiểm lâm để đảm bảo định
mức bình qn 1000ha có 1 biên chế kiểm lâm.
- Tăng cường trang bị cho kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù
hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy,
chữa cháy rừng….
d. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trạng thiết bị bảo vệ rừng:
- Xây dựng các cơng trình phịng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng(
băng cản lửa, hồ chứa nước, đường tuần tra,…) ở các khu rừng đặc dụng,
phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.
- Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các
Hạt kiểm lâm trên toàn quốc, trước mắt đầu tư cho những hạt kiểm lâm ở
những vùng trọng điểm.
e. Hợp tác quốc tế:
- Triển khai thực hiện tốt các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Thu hút các nguồn vốn ODA và các hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng
quốc tế cho công tác bảo vệ rừng
- Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận song phương về hợp tác bảo vệ
rừng liền biên giới các nước Lào và Campuchia.
1.4. Các văn bản của Nhà nƣớc
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, PCCCR ở Việt Nam
trong những năm gần đây đã và đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, ban
hành nhiều chủ trương chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng tàn phá rừng,
cháy rừng, mất rừng. Từ năm 2017 tới nay, hệ thống văn bản về quản lý bảo
vệ rừng đã có nhiều thay đổi.
a) Về Luật:
Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, năm 2004.
Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các vấn đề về quản lý rừng bền
vững, đã được đề cập đến như:



15
Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh; phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân
theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Luật Lâm nghiệp ban hành ngày 15/11/2017.
+ Mở rộng phạm vi điều chỉnh, coi lâm nghiệp một ngành kinh tế - xã hội.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chỉ quy định đến hình thành
rừng, tức là từ quản lý đến bảo vệ, phát triển rừng. Luật Lâm nghiệp năm
2017 đã mở rộng đến các lĩnh vực chế biến và thương mại, khoa học công
nghệ, hợp tác quốc tế. Như vậy, Luật đã khẳng định lâm nghiệp là ngành kinh
tế - xã hội có liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo
vệ, phát triển, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; khẳng định
ngành Lâm nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vừa phát huy
giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững.
Với những quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, chúng ta có thể hiểu
rằng: Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - xã hội đặc thù, gồm tất cả các hoạt
động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng.
+ Thay thế Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở 4 cấp bằng quy hoạch
lâm nghiệp quốc gia
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng được lập ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Luật Lâm
nghiệp 2017 đã có thay đổi rất cơ bản là thay thế quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng.
+ Cấp bằng quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia để phù hợp với Luật Quy hoạch.
Khoản 2 – Điều 11 của Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định các nội dung
quy hoạch lâm nghiệp, trong đó có các nội dung về định hướng phát triển 3

loại rừng, kết cấu hạ tầng lâm nghiệp và phát triển thị trường, vùng nguyên


16
lệu, chế biến lâm sản. Do đặc thù của ngành nên trong Luật Lâm nghiệp đã có
các quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy hoạch; trách nhiệm lập, lấy
ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp quốc gia. Mặc
dù những nội dung này cũng đã dược quy định chung trong Luật Quy hoạch 2017.
+ Thay đổi về chế định sở hữu rừng.
Nếu như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chỉ xác định quyền
của Nhà nước đối với rừng. Chủ rừng chỉ có quyền sử dụng, sở hữu rừng khi
được Nhà nước trao và cơng nhận thì Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định hai
nhóm hình thức sở hữu rừng là: Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu và rừng sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư. Theo đó, rừng trồng sản xuất được đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, ai
là người đầu tư thì sẽ là chủ sở hữu của rừng.
Việc quy định rõ các hình thức sở hữu rừng nhằm thừa nhận thành quả
lao động, kết quả đầu tư của người làm nghề rừng; tạo động lực khuyến khích
tổ chức, cá nhân đầu tư vào rừng nghèo và hưởng lợi từ rừng; bảo đảm quản
lý rừng tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ quan điểm về quyền sở hữu như vậy, một
loạt chế định khác từ quản lý cho tới chế độ chính sách đối với các chủ rừng
sẽ phải thay đổi.
+ Khẳng định việc giao đất giao rừng cho người dân.
Về chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, nếu như Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 mời chỉ dừng ở mức “Nhà nước khuyến
khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất
trống, đồi núi trọc” (Khoản 4 – Điều 10) thì đến Luật Lâm nghiệp 2017 đã
khẳng định “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân
cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất”
(Khoản 6 – Điều 4).

Quy định trên của Luật Lâm nghiệp cũng thể hiện sự đột phá so với quy
định tại Khoản 2 - Điều 27 Luật Đất đai 2013 là: “Có chính sách tạo điều kiện


×