Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? vndoc com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.58 KB, 4 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách
nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
Câu hỏi: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh
B. Từ chối nhận di sản thừa kế.
C. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn
D. Tổ chức mua bán nội tạng người.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện
hành vi lấn chiếm hè phố để kinh doanh.
1. Khái niệm năng lực trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện
qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong
phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại
xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả
bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.
- Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lí xuất hiện từ khi có quyết định thành lập
tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể. Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp
lí được pháp luật của Nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ mười sáu tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi
phạm hành chính; người từ đủ mười bốn tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực
hiện vi phạm hành chính.
2. Các loại trách nhiệm pháp lý
– Trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả
pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực
hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể
hiện ở bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp
cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
– Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh
chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ
thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế
phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.
– Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý vì
vậy, cũng giống như các dạng trách nhiệm pháp lý khác trách nhiệm hành chính là hậu
quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức cá nhân phải gánh chịu khi các chủ thể đó
vi phạm pháp luật.
Hậu quả bất lợi thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức buộc phạt thực hiện các biện pháp chế tài
do luật định. Có nhiều hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau và Nhà nước sẽ áp dụng
phù hợp đối với từng loại hành vi vi phạm.
– Trách nhiệm kỷ luật: Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán
bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt
động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
– Trách nhiệm pháp lý là 1 loại trách nhiệm do luật pháp quy định. Đây chính là khác biệt
lớn nhất giữa loại trách nhiệm đặc biệt này với các loại trách nhiệm xã hội khác như:
trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm tôn giáo…


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

– Trách nhiệm pháp lý ln gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được Nhà nước Việt
Nam quy định rõ ràng trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây cũng được coi
là 1 điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm pháp lý và các biện pháp cưỡng chế khác của
Nhà nước như: bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…Chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản,
về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.
– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp lý.
4. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
+ Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp
luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm
hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.
+ Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo
quy định pháp luật.
+ Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lịng tin và
tin tưởng pháp luật.
5. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà
nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hố bộ phận chế tài của
quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
- Cụ thể: đây là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành
việc áp dụng bộ phận chế tài trong một điều luật cụ thể đối với một chủ thể nhất định
trong từng trường hợp.

- Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể
bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu
trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện
tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

- Do vậy khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì các cơ quan nhà nước, các
nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành thu thập và xử lí thơng tin một cách đầy đủ,
chính xác, xem xét một cách tồn diện và kĩ lưỡng. Từ đó xác định sự thật khách quan
của vụ việc, tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy
phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi
phạm.
- Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×