Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.77 KB, 4 trang )

XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP
Tin ngày 01/02/2005

Nguyễn Minh Nhị-Phó Bí thư Tỉnh Ủy An Giang

Nông nghiệp An Giang sau 5 năm đổi mới thu được nhiều thành quả tốt đẹp, với
chương trình khuyến nông ra đời được Bộ Nông nghiệp đồng tình và cả nước hưởng
ứng. Tiếp theo, UBND tỉnh ban hành Quyết định về xây dựng và phát triển nông thôn
toàn diện.
Kết quả đạt được của chương trình xây dựng và phát triển nông thôn AG qua gần
15 năm (1991-2004) đã nói lên sự đúng đắn và kịp thời về một chủ trương có t
ầm chiến
lược của tỉnh. Đã đưa đồng ruộng quãng canh, đất đai hoang hóa, chua phèn thành
ruộng rẫy trù phú, sản xuất hai, ba vụ; đạt sản lượng 3 triệu tấn lúa. Xuất khẩu lương
thực-nông-thủy sản hàng trăm triệu USD mỗi năm. Đất qui hoạch lâm nghiệp đã có
rừng; đồi núi trọc không còn, môi trường sinh thái được cải thiện; lũ núi cũng chấm dứt
từ khi rừng phòng hộ khép tán. Thu nhập của người nông dân không ngừng tăng và đời
sống được cải thiện.
Nhờ sản xuất nông nghiệp tiến bộ, góp phần làm cho kinh tế toàn tỉnh tăng
trưởng với tốc độ khá cao (8%/năm) nên cơ bản tự giải quyết được phần lớn nhu cầu
trang trải chi cho các mặt, kể cả đầu tư xây dựng cơ bản. Đã hoàn chỉnh hệ thống thủy
lợi phục vụ tưới tiêu, chống lũ tháng 8 cho trên 200.000ha sản xuất hai vụ ăn chắc từ
năm 1997-1998 và kiểm soát lũ cho sản xuất 3 vụ trên 80.000ha năm 2004. Biến mùa
nước nông nhàn thành mùa sản xuất chính (Đề án 31). Hoàn thành nhiệm vụ khai
hoang toan vùng tứ giác Long Xuyên. Đã phủ điện quốc gia về trung tâm các xã từ năm
1995 và thông xe 4 bánh đến các xã trong toàn tỉnh với hệ thống cầu đường nông
thôn và các bến phà được nâng cấp, các huyện, xã cù lao không còn cách biệt với các
quốc lộ và tỉnh lộ. Đó là những kỳ tích của nông nghiệp An Giang cuối thế kỷ 20!
Cùng với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống trường lớp được đầu tư để xóa học ca ba và
hoàn thành chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998, xây dựng trư
ờng Đại


học AG năm 2000. Các Trung tâm Y tế huyện và trạm y tế xã đã được nâng cấp, với
100% ở tuyến xã có bác sĩ, các cơ sở y tế tư nhân ra đời góp phần xã hội hóa việc
phòng và trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chợ nông thôn được đầu tư xây
dựng đồng thời với xây dựng hệ thống giao thông thủy bộ. Cơ sở văn hóa, thể dục thể
thao ngày càng được quan tâm. Chương trình đưa Internet về nông thôn được khởi
động vài năm gần đây v.v An Giang là tỉnh thuần nông, biên giới, là tỉnh nghèo hơn
mươi năm trước, nay đã vươn lên là tỉnh nông nghiệp phát triển với sản lượng lương
thực, thủy sản nước ngọt đứng đầu cả nước; có một nông thôn khá hiện đại; có mức
thu nhập, kim ngạch xuất khẩu, thu NS bình quân đầu người đều cao hơn mức bình
quân của cả nước. Đó là nói ở phạm vi toàn tỉnh. Còn nói về nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới thì hãy nhìn vào xã Tây Phú cách đây 15 năm, với hình ảnh và số liệu còn lưu
giữ thì ta sẽ thấy sự thay đổi một trời một vực. Nay tỉnh ta không còn xã nào nghèo h
ơn
xã Tây Phú ngày ấy, kể cả xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn, mới thành lập hai năm nay từ
mảnh đất hoang phèn giáp với tỉnh Kiên Giang. An Giang không còn đâu là vùng sâu
vùng xa và tỉnh nhà không còn là tỉnh lẻ như cách đây 14 năm. Gíâc mơ đổi đời của bao
thế hệ cứ lộ dần ra!
Lịch sử là dòng chảy liên tục, mọi sự phân chia giai đoạn chỉ có giá trị tương đối,
làm mốc phấn đấu cho nỗ lực chủ quan. Vì vậy, kết thúc năm 2000, nhiệm vụ của
chương trình phát triển nông thôn những năm 90 của thế kỷ trước cơ bản đã hoàn
thành, với yêu cầu của đổi mới là cởi trói nông dân, giải phóng sức sản xuất, xây dựng
xã hội nông thôn có một thiết chế văn hóa tương ứng với năng lực sản xuất của người
nông dân và yêu cầu phát triển của thời đại, trước hết là của khu vực các nước đang
phát triển. Sang đầu thế kỷ 21, nhiệm vụ xây dựng nông thôn phải nâng lên một tầm
cao mới là hội nhập khu vực (ASEAN) và toàn cầu. Muốn hội nhập thành công, không bị
thua thiệt, phải bắt đầu từ cái sân nhà mình đang đứng. Nếu không thì sẽ là sự đắp vá
mảnh vải thô lên mình áo lụa. Yêu cầu là vậy, nhưng những việc làm cụ thể thì không
phải là những công việc gì mới mẽ và ghê gớm hơn, chỉ khác là giải pháp, cấp độ và th

tự ưu tiên có khác hơn mà thôi.

Về sản xuất, nếu trước đây nói phát triển nông nghiệp bền vững, thâm canh tăng
vụ, thì nhiệm vụ bây giờ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ
sinh học, sản xuất phải bảo đảm môi trường sinh thái. Kinh tế nông thôn không chỉ là
nông nghiệp mà phải xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn có cả 3 khu vực (Nông nghiệp-
Thương mại dịch vụ-Công nghiệp và TTCN), và tùy điều kiện cụ thể từng lúc mà có thứ
tự ưu tiên. Trong khi thuần sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 2,73 lần trong 14 năm (từ
86USD lên 235USD/người ở khu vực nông thôn), nhưng toàn tỉnh nhờ có dịch vụ và
công nghiệp tăng nhanh nên mức tăng chung bình quân trên người đến 4 lần (từ
115USD lên 460USD). Quan tâm phát triển sản xuất và dịch vụ, phải tăng dần qui mô
diện tích sản xuất cho hộ nông dân, chủ trang trại, đồng thời với tích cực đào tạo, rút
lao động đưa ra khỏi địa bàn để vào các khu công nghi
ệp hoặc xuất khẩu. Phát triển sản
xuất còn phải đồng thời với tổ chức lại sản xuất dưới các hình th
ức trang trại, HTX, công
ty cổ phần nông thôn (xí nghiệp vừa và nhỏ) v.v Đặc biệt phải có hình thức tập hợp,
tổ chức lực lượng lao động thuộc hộ nghèo tham gia vào các hình thức tổ chức sản xuất
hợp tác như đề án của UBND tỉnh năm 2001 về tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp.
Mối quan hệ và liên kết Bốn nhà phải được thể hiện trước hết và chủ yếu là ở địa b
àn xã
(nông thôn). Chỉ có một nền sản xuất như vậy mới phát triển bền vững, khoảng cách
giàu nghèo mới được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự xã hội mới được bảo đảm.
Công tác giáo dục phổ thông, dạy nghề là nhiệm vụ cơ bản, thường xuy
ên nhưng
phải đưa lên hàng đột phá, phục vụ yêu c
ầu hội nhập. Do đó,phải có nhiều biện pháp
táo bạo có trách nhiệm mới mong đạt được. Vấn đề kiên cố hóa trường học l
à chương
trình trọng điểm của Chính phủ, chúng ta làm còn chậm và chất lượng còn kém, ph
ải
tích cực hơn. Nhưng cái trở thành bức xúc, phải giải quyết ngay là chất lư

ợng phổ thông
đang có sự trì trệ, lạc hậu ghê gớm, điều đó do chương trình và sách giáo khoa là m
ột
phần, nhưng phần chủ quan bản thân Ngành Giáo dục là bệnh hình thức, th
ành tích và
tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước và dân tộc ch
ưa cao. Đây là cái giá
phải trả trên đường hội nhập. Về trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội l
à
đối với vấn đề học tập và đào tạo tay nghề cho người lao động thì cũng là cái y
ếu của
chúng ta hiện nay, không thể đổ lỗi hết cho Ngành Giáo dục ý thức mưu sinh l
ập nghiệp
của cộng đồng. Nếu ý thức này được quán triệt trong hệ th
ống chính trị, thể hiện ở mỗi
gia đình cán bộ, đảng viên công chức, hội viên, đoàn thể thì cũng đã dư sức làm đ
ầu
tàu cho cộng đồng trên địa bàn dân cư cụ thể. Không nên nói nhi
ều, nói chung chung,
nói cái đại sự mà thiếu quan tâm từ nơi mình đang đứng.
Về xây dựng văn hóa mới, chúng ta đang xây dựng các khu dân cư, khóm ấp và
xã văn hóa. Kết quả đạt được chỉ là bước đầu và còn nặng nề hình thức. Khu văn hóa
mới phải là nơi không còn người nghèo dưới mức quy định ( từng thời điểm), không còn
tre lá và vấn đề ăn uống, đại tiện, xử lý rác thải phải theo tiêu chuẩn vệ sinh và văn
minh; người nghèo phải được tổ chức lại và có việc làm thường xuyên; không có hoặc
có rất ít các tệ nạn xã hội; trình độ dân trí phải đạt chuẩn phổ thông theo quy định;
công dân phải chấp hành luật pháp; hệ thống chính trị và bộ máy hành chính phải có kỷ
cương; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội phải được bảo đảm. Nghĩa là tiêu
chuẩn của hộ gia đình, ấp, xã văn hóa thì đã có qui định, nhưng vấn đề là không nên “
châm chước để bằng với người ta” rồi “ xí xóa” cho những tồn tại yếu kém mà đáng lý

ra phải phấn đấu lâu dài và gian khổ hơn, làm thật hơn mới đạt được danh hiệu ấp, xã
văn hóa.
Thiết chế văn hóa xã là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu giải trí và
nâng cao dân trí; rèn luyện sức khỏe, bồi dưỡng tình cảm và hướng đời sống tinh thần
và tâm linh của cộng đồng đến chân thiện mỹ, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống
địa phương. Trong hội nhập, tụt hậu kinh tế một nguy cơ, nhưng văn hóa và đạo đức
suy đồi thì cũng là tai họa. Thực dụng, ích kỷ, bắt chước, giả dối, tệ nạn xã hội và tham
nhũng là thứ dịch bệnh hay bùng phát ở những điều kiện giao thời mà những nền knh
tế đang chuyển đổi và bắt đầu hội nhập. Vấn đề này, về căn bản phải được giải quyết
tại cộng đồng làng xã, khu dân cư và trong từng gia đình cụ thể. Không hô hào hoặc
than thở chung chung như là việc của ai chứ không phải của mình.
Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, tay nghề của
người dân và từ thành quả của xây dựng văn hóa mới, phải tích cực, chủ động tạo ra
một thế hệ con người mới có năng lực và bản lĩnh cao hơn, toàn diện hơn - tức là thực
hiện sự chuyển dịch thành phần xã hội từ thuần túy nông dân sang là công nhân, lao
động dịch vụ, trí thức, doanh nhân; bộ phận còn lại vẫn là nông dân, nhưng phải là
nông dân hiện đại. Nơi nào chậm chuyển dịch thành phần xã hội thì cũng tụt hậu như
chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngay như bộ máy hành chính và hệ thống chính trị ở
nông thôn cũng phải chuyển dịch hoạt động và phong cách làm việc đến gần dân, gần
việc và thiết thực hơn, khắc phục hiện tượng hành chính hóa, công chức hóa và quan
liêu hóa. Chúng ta phải đề cao cảnh giác trước hiện tượng ở một số nơi, một số người
muốn “ công sở hóa” các hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương dân cư.

Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và bảo vệ các công trình cơ s
ở vật chất, hạ
tầng kỹ thuật nông thôn như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, xử lý nước và ch
ất
thải ở nông thôn, nhất là tại địa bàn dân cư. Một kết quả nghiên cứu của các nhà tài tr

quốc tế cho Việt Nam về đầu tư và phát triển nông thôn công bố mới đây: Cứ đầu t

ư 1
tỷ đồng cho giáo dục thì 47 người thoát nghèo, chi cho cầu đường thoát ngh
èo nhanh
nhất (1 tỷ thoát nghèo 270 người - Riêng Tây Nguyên là 302, Bắc- Trung bộ l
à 686
người). Đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp là kết quả chỉ bằng
½
cho giáo d
ục ( tức
hơn 23 người). Riêng đường bộ Việt Nam hiện có 0,63km/1km
2
bề mặt, t
ương đương
với Thái Lan.
Từ những thông tin này, chúng ta có thể tham khảo, vận dụng, xếp thứ tự
ưu tiên
của những nhiệm vụ, công tác xây dựng nông thôn cho phù hợp hoàn cảnh và yêu c
ầu
của từng địa phương.
Gần 20 năm đổi mới và gần 15 năm xây dựng nông thôn mới ( sau khi có ch
ương
trình phát triển nông thôn), thành quả thu được so với cái ban đầu, nghĩa là t
ừ điểm
xuất phát rất thấp, thì thật là to lớn, một cuộc đổi đời thật sự.
Nhưng nếu so với yêu cầu chống tụt hậu, hay nói đúng hơn là rút ngắn khoảng
cách trên đường hội nhập thì tốc độ phát triển của chúng ta hãy còn quá khiêm tốn,
nhất là chất lượng của sự tăng trưởng lại chưa bền vững. Vì vậy, xây dựng kinh tế - xã
hội nông thôn thời kỳ mới, mà cái mốc( tạm tính) là kể từ năm đầu tiên của thế kỷ 21
cũng phải đổi mới ở cấp độ cao hơn yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến
lược phát triển nông thôn An Giang hội nhập Quốc tế đến năm 2020. Chỉ có như vậy,

điều mà ta hay sợ “ đổi mới mà không đổi màu”, hòa nhập mà không hòa tan” mới sẽ
không xảy ra.


×