TRƯỜNG CAO ĐẲNG DUYÊN HẢI
TÀI LIỆU HỌC TẬP
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC
1.1 NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
Muốn hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của pháp luật cũng như sự phát triển
của chúng , tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát
triển của nhà nước. Nhà nước và pháp luật là một phạm trù chỉ xuất hiện
khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, chúng luôn
vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan về
sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa.
1.1.1 Sự ra đời của nhà nước
a) Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc.
Chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong
lịch sử, đó là một xã hội khơng có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp
luật.
Ở xã hội cộng sản nguyên thủy do trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất cịn thấp dẫn đến năng xuất lao động kém, con người không thể sống
riêng biệt mà phải dựa vào nhau cùng chung sống, cùng lao động, cùng
thụ hưởng. Trong xã hội mọi người đều bình đẳng, khơng có tài sản
riêng, khơng có đặc quyền , đặc lợi nào.Cơ sở tế bào xã hội khơng phải
gia đình mà là thị tộc - tổ chức xã hội đầu tiên trong lịch sử được hình
thành trên cơ sở huyết thống. Đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lí
cơng tác của việc của việc thị tộc, nhưng quyền lực ở đây chưa mang tính
giai cấp và hệ thống quản lý cịn rất đơn giản. Để tổ chức và quản lí thị
tộc , đã xuất hiện hình thức Hội đồng thị tộc, đây là tổ chức có quyền lực
cao nhất của thị tộc thể hiện ý chí chung của tất cả mọi thành viên trong
việc quyết định các vấn đề có liên quan. Hội đồng thị bầu ra những người
đứng đầu thị như tù trưởng, thủ lĩnh quân sư,..để thực hiện quyền lực và
quản lý các công việc chung của thị tộc.Những người này có quyền lực
rất lớn nhưng quyền lực đó khơng dựa vào bộ máy cưỡng chế mà dựa vào
1
sự uy tín được sự ủng hộ của các thành viên trong thị tộc. Họ cũng có thể
bị bãi miễn bất cứ lúc nào nếu uy tín của họ khơng còn nữa.
Tổ chức thị tộc phát triển cùng với các điều kiện tác động( hôn nhân
ngoại tộc) dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc.
Bào tộc là một liên minh bao gồm nhiều thị tộc hợp lại, còn bộ lạc bao
gồm nhiều bào tộc. Tổ chức quyền lực trong bào tộc cũng như trong bộ
lạc, đều dựa trên nguyên tắc tương tự như ở tổ chức thị tộc nhưng ở đây
thể hiện sự tập trung cao hơn.
Tóm lại, trong xẫ hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực nhưng đó là
quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
Các quy tắc ứng xử sự của con người là các tập qn và các tín điều tơn
giáo, đó là các chuẩn mực tuyệt đối mà mọi người tuân theo một cách tự
nguyện.
b) Sự tan rã của các tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước.
Lịch sử đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội lớn mà mỗi lần xã hội
lại có bước tiến mới từng bước làm tăng nhanh quá trình tan rã của chế độ
cộng sản nguyển thủy.
* Lần phân công lao động xã hội lần thứ nhất
Đó là con người thuần dưỡng được động vật tạo ra nghề chăn nuôi gia
súc phát triển mạnh mẽ, xuất hiện càng nhiều gia đình chuyên làm nghề
chăn nuôi, dần dần chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tế độc lập tách
khỏi ngành trồng trọt.
Sau lần phân công xã hội đầu tiên, xã hội đã có những biến đổi sâu sắc:
chăn ni, trồng trọt phát triển tạo ra sản phẩm lao động dư thừa và phát
sinh khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó. Xã hội nảy sinh nhu cầu
về sức lao động, cho nên các tù binh trong chiến tranh thay vì bị giết đã
được giữ lại bị bóc lột sức lao động làm nô lệ.
2
Như vậy, chế dộ tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia thành kẻ giàu người
nghèo, thiết lập nên các gia đình cá thể với địa vị độc tơn cảu người
chồng trở thành những yếu tố đe dọa sự tồn tại của tổ chức thị tộc.
* Lần phân công lao động xã hội thứ hai
Việc con người tìm ra kim loaị cải tiến các công cụ sản xuất và chế biến
những sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi tạo ra một ngành nghề mới tách
khỏi nơng nghiệp, đó là thủ cơng nghiệp. Sau lần phân cơng xã hội này
thì nơ lệ trở thành một bộ phận phận chủ yếu cấu thành của xã hội. Xã hội
bị phân hóa sâu sắc, sự phân biệt giũa kẻ giàu và người nghèo, giữa chủ
nô và nô lệ ngày càng rõ nét, mẫu thuấn giai cấp hình thành và ngày càng
gia tăng.
* Lần phân công lao động xã hội thứ ba
Khi các ngành sản xuất đã tách biệt thì xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng
hóa và dẫn đến sự ra đời của thương nghiệp. Sự phân cơng này nảy sinh
ra một nhóm người khơng tham gia vào sản xuất nữa, đó gọi là thương
nhân.Thương nghiệp ra đời kéo theo sự xuất hiện của đồng tiền, chế đọ
cầm cố và cho vay nặng lãi,…dẫn đến sự bần cùng hóa của đại đa số và
tập trung của cải trong tay thiểu số người.
Như vậy qua ba lần phân công lao động xã hội đã làm xã hội thị tộc từ
một xã hội thuần nhất thành một xã hội có phân chia giai cấp.
Khi sự ra đời chủ nô - nô lê, xuất hiện của đồng tiền, sự phân biệt kẻ giàu
- người nghèo tạo ra xã hội thị tộc mâu thuẫn khơng thể điều hịa được.
Đứng trước hoàn cảnh mới - một xã hội do toàn bộ những điều kiện kinh
tế quyết định sự tồn tại của nó đã phân chia thành các giai cấp đối lập,
đấu tranh gay gắt với nhau, tổ chức thị tộc trở thành bất lực khơng cịn
phù hợp với xã hội đó địi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức trấn áp
được các xung đột giai cấp. Tổ chức đó chính là nhà nước và sự xuất hiện
của nhà nước là yêu cầu khách quan. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ
3
xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó
nằm trong vịng trật tự.
So với thị tộc thì nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là phân chia dan cư
theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
Quyền lực công cộng của nhà nước khác với quyền lực xã hội trong chế
độ cộng sản ngun thủy: quyền lực đó khơng thuộc về tát cả mọi thành
viên trong xã hội mà chỉ thuộc về giai cấp thống trị phục vụ lợi ích cho
giai cấp thống trị. Để thực hiện quyền lực cần có một lớp người đặc biệt
và bộ máy cưỡng chế bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án,.. để sử dụng
một thứ công cụ đặc biệt mà xã hội cũ chưa hề biết đến, đó là Pháp luật.
Cho nên cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiên.
1.2 BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG NHÀ NƯỚC
1.2.1 Bản chất giai cấp nhà nước
Nhà nước bao giờ cũng mang tính giai cấp
- Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện
khơng điều hịa được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước là
tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt.
- Nhà nước là cơng cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai
cấp bới nó tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị trong xã
hội.
- Trong xã hội có giai cấp, thống trị phải được thể hiện ở ba mặt kinh tế,
chính trị, tư tưởng trong đó quyền lực kinh tế đóng vai trị quyết định vì
nó tạo cho con người chủ sở hữu có khả năng bắt những người bị bóc lột
phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế.Nhưng bản thân quyền lực kinh tế
khơng thể duy trì được quan hệ bóc lột. Vì vậy , cần phải có nhà nước ,
nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị từ thống trị về kinh tế đã trở thành
giai cấp thống trị về chính trị. Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức
của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác. Nhà nước là một bộ máy bạo
lực do giai cấp thống trị tổ chức để trấn áp các giai cấp đối địch. Thông
4
qua nhà nước, giai cấp thống trị tổ chức quyền lực chính trị của mình ,
hợp pháp hóa ý chí của mình thành ý chí của Nhà nước. Như vậy,Nhà
nước là công cụ sắc bén nhất cho giai cấp thống trị thực hiện các quyền
lực của mình. Nó là cơng cụ sắc bén nhất để thực hiện và thực hiện ý chí
giai cấp cũng như củng cố đại vị cho giai câp thống trị trong xã hội. Do
đó Nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc.
1.2.2 Bản chất xã hội.
Nhà nước không chỉ phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị mà nó cịn phải
phục vụ lợi ích cho cộng đồng .Nhà nước cịn là tổ chức quyền lực công,
là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
Ngày nay,Nhà nước hiện đại đang hướng tới xây dựng nhà nước Pháp
quyền. Nhà nước , ở đó tát cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Bản chất giai cấp và bản chất xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau.Bất cứ nhà nước nào cũng mang hai bản chất trên. Tuy nhiên, tùy
vào mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau mà có những kiểu nhà nước
thể hiện bản chất giai câp rất rõ nét( như Nhà nước chủ nô và Nhà nước
phong kiến).
- Bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam : đó là Nhà nước của giai
cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp tri thức trong xã hội. Mặc dù
mang bản chất giai cấp nhưng lại thực hiện trấn áp với một bộ phận phần
tử tội phạm và phản cách mạng. Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước
XHCN Việt Nam cịn thực hiện tốt chức năng xã hội, phát triển mọi mặt
kinh tế, chính trị của đất nước, chăm lo tồn diện đến đời sống của mọi
dân cư trong xã hội, đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng dân chủ,
văn minh.
1.2.3 Các đặc điểm của Nhà nước
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, quyền lực này
không hòa nhập với dân cư. Chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống
5
trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng. Để thực hiện quyền lực đó giai cấp
thống trị tổ chức ra các lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý,
hình thành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống
trị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng mình.
- Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ bằng cách phân chia lãnh thổ
ra thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã,.. không phụ thuộc
vào huyết thống, nghề nghiệp, giới tính. Việc phân chia này dẫn đến hình
thành các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương.
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối
với mọi công dân với tư cách người đại diện chính thức cho tồn xã hội,
Nhà nước là một tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và mọi
cơng dân đều phải có nghĩa vụ tơn trọng pháp luật.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia nó thể hiện quyền độc lập tự quyết
của nhà nước về chính sách đối nội và đối ngoại khơng phụ thuộc vào các
nước bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính khơng thể tách rời
nhà nước, có tính tối cao với đất nước, các tổ chức và dân cư. Điều đó thể
hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia dù lớn hay nhỏ.Chính vì có chủ
quyền nên các quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trước quốc
gia khác và những người thực hiện các chức danh đại diện ngoại giao cho
một quốc gia cũng đươc hưởng quyền này trước quốc gia nước sở tại.
Dấu hiệu chủ quyền quốc gia làm xuất hiện quan hệ về quốc tịch.
- Nhà nước đặt ra các loại thuế và thục hiện việc thu thuế Thiếu thuế
nhà nước không thể tồn tại được nó là nguồn tài chính chủ yếu để lập quỹ
ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện chức năng của mình cũng
như ni dưỡng một lớp người tách khỏi lao động sản xuất để thực hiện
chức năng quản lý. Mặt khác chỉ có Nhà nước mới quyền đặt ra các loại
thuế và thu thuế vì Nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện
chính thức cho toàn xã hội.
1.2.4 Khái niệm Nhà nước
6
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị , có bộ máy chun
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì trật
tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có
giai cấp.
1.3 HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
Hình thức nhà nước gồm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế
độ chính chị.
1.3.1 Hình thức chính thể
Hình thức chính thể bao gồm: hình thức chính thể qn chủ và hình thức
chính thể cộng hịa.
a) Chính thể qn chủ:là hình thức quyền lực tối cao của Nhà nước
thuộc về một người đứng đầu theo hình thức cha truyền con nối
Trong hình thức quân chủ có 2 biến thể:
- Hình thức qn chủ chun chế( tuyệt đối): quyền lực tối cao thuocj về
duy nhất một người đứng đầu( vua, quốc vương, hoàng thượng,..) theo
chế độ cha truyền con nối. Mặc dù cũng có bộ máy quan lại giúp việc
nhưng mọi quyền lực đều thuộc về vua, pháp luật cũng do vua ban hành.
- Hình thức quân chủ nghị viện ( hạn chế): Mặc dù đứng đầu nhà nước
vẫn là vua theo hình thức cha truyền con nối nhưng quyền lực của nhà
vua đã được phân chia cho một cơ quan khác là nghị viên do nhân dân
bầu ra theo một nhiệm kì nhất định. Nhà vua ít tham gia vào cơng việc
của đất nước mà chỉ mang tính chất đại diện cho các nghi thức tôn giáo
ngoại giao. Hiện nay, trên thế giới được tổ chức theo nghi thức này
như: Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Đan Mạch,..
b) Hình thức chính thể cộng hịa là hình thức quyền lực nhà nước
thuộc về một số cơ quan do nhân dân bầu ra theo một nhiệm kì nhất
định.
- Hình thức chính thể cộng hịa tổng thống: Quyền lực được tổ chức theo
nguyên tắc “ tam quyền phân lập” trong đó quyền lập pháp trao cho quốc
7
hội, quyền hành pháp trao cho chính phủ và tư pháp trao cho tòa án
nhưng cán cân quyền lực nghiêng về phía hành pháp
- Chính thể cộng hịa nghị viên: Cán cân quyền lực ở hình thức này
nghiêng về phía lập pháp.
- Chính thể cộng hịa hỗn hợp: Cán qn quyền lực cân bằng giữa lập
pháp và hành pháp.
- Chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập
trung quyền lực. Toàn bộ quyền lực nhà nước được tập trung trong tay
nhân dân mà đại diện đó là Quốc hội để tránh mâu thuẫn chồng chất thì
quốc hội đã có sự phân cơng lao động hợp lý, chỉ giữ lại quyền lập pháp
và chao quyền hành pháp cho chính phủ, trao quyền tư pháp cho tòa án
và viện kiểm sát. Quyền lực nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc :
đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
1.3.2 Hình thức cấu trúc nhà nước
Là cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước theo các đơn vị hành chính - lãnh
thổ và tính chất quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, quan hệ giữa các cơ
quan Nhà nước ở trung ương với các cơ quan Nhà nước ở địa phương.
Hình thức cấu trúc nhà nước có hai loại: hình thức cấu trúc Nhà nước đơn
nhất và hình thức cấu trúc Nhà nước liên bang
a) Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất
- Nhà nước có chủ quyền chung
- Có lãnh thổ tồn vẹn, các bộ phận hợp thành Nhà nước là các đơn vị
hành chính khơng có chủ quyền riêng
- Có một hệ thống cơ quan thống nhất từ trung ương xuống địa phương
- Có một hệ thống pháp luật và cơng dân có một quốc tịch
b) Hình thức Nhà nước liên bang
- Có chủ quyền chung đồng thời cũng có chủ quyền riêng của từng nước
thành viên. Bên cạnh hệ thống các cơ quan quản lý chung của tồn bang
thì mỗi thành viên có một hệ thống cơ quan quản lý riêng
8
- Có hai hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật của các bang thành viên
và hệ thống pháp luật chung của tồn bang.
1.3.3 Chế độ chính trị
Là tồn bộ các phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp thống trị
dùng để thực hiện quyền lực Nhà nước.
Hai phương pháp chính : là phương pháp dân chủ và phương pháp phản
dân chủ.
- Phương pháp dân chủ:gồm dân chủ trực tiếp ( là tham gia trực tiếp của
nhân dân vào giải quyết các vấn đề của Nhà nước) và dân chủ đại diện
( là sự tham gia của nhân dân thông qua các cơ quan đại diện như quốc
hội, nghị viện,..).
- Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, cực quyền và có nhiều
dạng, đáng chú ý ở phương pháp này phát triển đến mức độ cao trở thành
phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
1.4 CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
Chức năng Nhà nước là những phương hướng, phương diện, hoặc mặt
hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
của Nhà nước.
Chức năng cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện chủ
yếu các lĩnh vực sau đây:
Chức năng đối nội
Thực hiện tốt chức năng tổ chức và quản lý kinh tế: đã chuyển từ nền
kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước
không can thiệp sâu vào nền kinh tế mà chỉ quản lý bằng chính sách và
pháp luật. Sự thay đổi cơ bản trong nhận thức đã tạo sự phát triển mới về
chất và lượng cho nền kinh tế Việt Nam.
9
Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự
phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và âm mưu phản cách mạng
khác.
Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục khoa học và cơng nghệ.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam đang cố gắng xây dựng một nền văn hóa,
giáo dục tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc. Coi công nghệ là một lĩnh vực
mũi nhọn để tạo sự đột phá cho nền kinh tế Việt Nam.
Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và
lợi ích cơ bản của cơng dân.
Chức năng đối ngoại
Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Nhà nước luôn nêu cao tinh
thần cảnh giác trước những âm mưu và hành động chống phá chính
quyền Việt Nam của các thế lực phản động và thù địch.
Chức năng mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực trên cơ sở tơn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, ủng
hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân trên thế
giới vì hịa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội.
1.5 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1.5.1 . Quốc hội
“ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
( điều 69 Hiến pháp 2013).
Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất ở nước ta do cử tri cả nước bầu ra
theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Quyền hạn
của Quốc hội bao gồm:
- Quyền lập hiến và lập pháp
- Quyền quyết định những công việc quan trọng của đất nước.
- Quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
10
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng nhân dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội( Ủy ban pháp
luật, Ủy ban kinh tế và ngân sách, Ủy ban quốc phịng và an ninh, Ủy ban
văn hóa và giáo dục… ) và đại biểu Quốc hội.
Hoạt động chủ yếu của Quốc hội thơng qua các kì họp thường xun, mỗi
năm hai lần do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Nhiệm kì của Quốc
hội là 5 năm.
1.5.2. Chủ tịch nước
“ Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” ( điều 86 Hiến pháp
2013). Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước bao gồm:
- Công bố Hiến pháp, Lệnh, Pháp lệnh và các quyết định quan trọng khác
của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại một số Pháp lệnh, Nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Quyết định các vấn đề về an ninh quốc phòng và các vấn đề quan
trọng,...
1.5.3. Chính Phủ
“ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (điều 94 Hiến pháp 2013)
Chính phủ , trước hết là cơ quan chấp hành của Quốc hội,do Quốc hội
thành lập, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh,
Nghị quyết của Quốc hội. Là cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan
hành chính của nhà nước, Chính Phủ có nhiệm vụ quản lí, điều hành tồn
bộ mọi mặt đời sống của đất nước.
Tổ chức của Chính phủ gồm có Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các bộ
Trưởng và các thành viên khác của chính phủ khơng nhất thiết là đại biểu
Quốc hội.
11
Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ , chịu trách nhiệm trước Quốc
hội, và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước.
Bộ trưởng là người đứng đầu một ngành, một lĩnh vực quản lí, chịu trách
nhiệm quản lí của nhà nước về ngành, lĩnh vực mà Bộ phụ trách trên
phạm vi cả nước.
1.5.4 Tịa án nhân dân và Viện kiểm sốt nhân dân.
“ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” ( khoanr1, điều 102, Hiến pháp
2013) trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.
Hệ thống Tịa án nước ta bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tòa án nhân dân
cấp huyện, quận , thành phố thuộc tỉnh, thị xã; các tòa án quân sự. Trong
trường hợp đặc biệt Quốc hội có thể quyết định thành lập tịa án đặc biệt.
Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của hội đồng thẩm
phán; Hội thẩm nhân dân là những người do Hội đồng nhân dân bầu ra
theo nhiệm kỳ nhất định. Trong q trình xét xử, các thẩm phán và hội
thẩm có quyền bình đẳng ngang nhau, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- “ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp” ( khoản 1, điều 107 Hiến pháp 2013). Hệ thống Viện kiểm sát
nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện,
quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; Viện kiểm sát quân sự.Viện kiểm sát
nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện trưởng
12
Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện
trưởng kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiếm sát nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật , bảo vệ quyền lợi của con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức , cá nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1.5.5 . Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý
chí , nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan
nhà nước cấp trên” ( điều 113 Hiến Pháp 2013). Nhiệm vụ và quyền hạn
của Hội đồng nhân dân được thể hiện :
\- Quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát
triển địa phương.
- Bảo đảm thực hiện các quy định của các cơ quan nhà nước cấp trên.
- Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp, giám sát việc
tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân ở
địa phương.
“Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên” ( khoản 1, điều 114 Hiến pháp 2013).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành các công việc
của địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và
cơ quan nhà nước cấp trên.
13
CHƯƠNG 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT
2.1 NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
Những nguyên nhân làm phát sinh ra nhà nước cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy,
những tập qn và tín điều tơn giáo đã là những quy phạm xã hội phù hợp
để điều chỉnh mối quan hệ xã hội lúc đó,, vì chúng phản ánh trình độ phát
triển kinh tế xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân chia thành giai cấp thì
những tập quán đó khơng cịn phù hợp và cần thiết phải có một quy phạm
mới để thiết lập cho xã hội một “ trật tự”.Quy phạm đó chỉ thể hiện ý chí
và lợi ích giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật
của các nước được hình thành từng bước phụ thuộc vào điều kiện và hoàn
cảnh của mỗi nước . Hệ thống thay đổi nội dung và nâng chúng lên thành
quy phạm pháp luật, đó là các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành
nhằm củng cố chế độ chính trị và quy định đặc quyền cho giai cấp thống
trị.
Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị, nó hồn toàn khác với các quy phạm xã
hội (bao gồm chủ yếu là các tập quán) thể hiện ý chí của tất cả mọi người.
Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén thực
hiện quyền lực nhà nước , duy trì địa vị và bảo vệ lợi íchcủa giai cấp
thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo đươc thực hiện, cả
hai đều là sản phẩm của đấu tranh giai cấp.
Tóm lại, nhà nước và pháp luật cùng xuất hiện ở giai đoạn phát triển kinh
tế nhất định, giai đoạn gắn liền với sự ra đời của chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, phân chia xã hội thành giai cấp. Sự tồn tại và phát triển của nhà
nước và pháp luật gắn liền sự tồn tại và phát triển của giai cấp và đấu
tranh giai cấp. Lịch sử đã trải qua các kiểu nhà nước và pháp luật : chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa.Sự thay thế kiểu nhà
14
nước và pháp luật này bằng kiểu nhà nước và pháp luật khác tiến bộ hơn
là một quy luật tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng
hình thái kinh tế xã hội khác tiến bộ hơn.
2.2. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT.
2.2.1. Bản chất giai cấp.
Hầu hết tất cả các hiện tượng xã hội từ Nhà nước, pháp luật, chính trị, tơn
giáo, văn hóa,… đều mang tính giai cấp.
Pháp luật được sinh ra trong xã hội có giai cấp, pháp luật là cơng cụ của
nhà nước thực hiện nền chun chính của mình.Pháp luật là do “ ý chí”
của giai cấp thống trị được đề lên thành luật.Nhờ nắm trong tay quyền lực
nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để hợp nhất hóa ý chí
của mình thành pháp luật.Vì thế pháp luật ln bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị.
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung bắt buộc đối với mọi người, do
nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
của nhà nước. Do vậy , pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc, là công cụ
để thực hiện thống trị giai cấp.
2.2.2. Bản chất xã hội
Pháp luật do nhà nước ban hành, đại diện chính thức của tồn xã hội nên
nó cịn mang tính chất xã hội. Bên cạnh thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị cịn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của các giai cấp tầng lớp
khác trong xã hội.Pháp luật là công cụ để điều chỉnh hành vi cảu con
người hữu hiệu nhất.Từ đó , pháp luật trở thành thước đo của hành vi con
người, duy trì trật tự trong xã hội.
* Tính mở của pháp luật
Pháp luật không phải là hệ thống bất biến mà nó ln được thay thế, sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh.
*Tính dân tộc của pháp luật
15
Mặc dù do giai cấp thống trị ban hành và phải phù hợp với ý chí của giai
cấp thống trị nhưng pháp luật luôn phản ánh những suy nghĩ, tư tưởng,
phong tục, truyền thống, đặc điểm lịch sử, điệu kiện địa lý và trình độ văn
hóa của mỗi dân tộc vào hệ thống pháp luật của mình.
Khái niệm Pháp luật: Là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hôi phát triển phù
hợp với lợi ích của giai cấp mình.
2.3. THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT
Thuộc tính: là những tính chất , dấu hiệu riêng của sự vật, hiện tượng để
phân biệt sự vật này với sự vật khác. Thuộc tính pháp luật là những tính
chất, dấu hiệu riêng đăc trưng của Pháp luật.
a) Tính quy phạm phổ biến ( tính bắt buộc chung)
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, nói lên giới hạn cần thiết mà nhà
nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ
cho phép, vượt qua giới giới hạn đó là trái với pháp luật. Những quy tắc
xử sự đều là khuôn mẫu hành vi mà mọi chủ thể đều phải tuân theo bất kể
họ thuộc dòng họ, giới tính, dân tộc, tơn giáo nào.. Do đó pháp luật mang
tính quy phạm phổ biến, tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung.
b) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Pháp luật ở thời kì đầu chưa được ghi thành văn bản mà mới ở dạng bất
thành văn.Sau này, chữ viết hoàn thiện cùng với sự phát triển nhiều mối
quan hệ xã hội những quy phạm pháp luật ghi trong văn bản nhằm thuận
tiện cho việc sử dụng và áp dụng pháp luật. Tính xác định chặt chẽ về
mặt hình thức pháp lý cịn được thể hiện trong việc quy định tên gọi, cơ
quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đó. Văn bản pháp luật
được viết bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, không đa nghĩa, dễ hiểu và có
cấu trúc thứ tự từ hiến pháp- luật- các văn bản dưới luật.
c) Tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.
16
Nhà nước ban hành ra pháp luật thì Nhà nước phải bảo đảm để pháp luật
được thực hiện. Pháp luật được nhà nước bảo đảm một cách đầy đủ nhất
thông qua 4 phương diện:
- Về vật chất: Nhà nước nắm trong tay quyền lực kinh tế, có đầy đủ vật
chất , tiền để thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Về mặt tư tưởng: Nhà nước có một hệ thống phương tiện thông tin đại
chúng làm công tác tư tưởng, truyền bá pháp luật để làm nhân dân biết,
hiểu, tin và từ đó tuân theo pháp luật.
- Về mặt tổ chức: Nhà nước có bộ máy với các cơ quan hành pháp, tư
pháp và một đội ngũ cán bộ công chức đưa pháp luật vào đời sống và tạo
điều kiện giúp đỡ bằng biện pháp để mọi chủ thể có thể tự mình thực hiện
pháp luật.
- Về sức mạnh cưỡng chế: Pháp luật là ý chí của Nhà nước được đề lên
thành luật do đó nó ln mang tính cưỡng chế nếu nó bị vi phạm.
2.4 CHỨC NĂNG PHÁP LUẬT.
Chức năng pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của
pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và giá trị xã hội của Pháp luật.
2.4.1. Chức năng điều chỉnh
Là sự tác động trực tiếp của pháp luật lên các quan hệ xã hội bằng cách
ghi nhận, củng cố những quan hệ xã hội cơ bản, nhằm tạo hành lang pháp
lý để hướng các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và mục tiêu mong
muốn.Chức năng điều chỉnh chia thành hai chức năng:
Chức năng tĩnh: là sự ghi nhận củng cố những quan hệ xã hội cơ bản,
trong đó quy định cho các chủ thể pháp luật có nghĩa vụ phải kiềm chế
những hành động nhất định ( nghĩa là không thực hiện các hành vi mà
pháp luật cấm)
Chức năng động: được thực hiện chủ yếu bằng phương tiện pháp lý buộc
các chủ thể phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách tích
17
cực chủ động ( ví dụ tự giác nộp thuế khi tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, thực hiện nghãi vụ quân sự,..)
2.4.2 Chức năng bảo vệ.
Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản thì đồng thời pháp luật
cũng bảo vệ những quan hệ xã hội đó trước mọi hành vi xâm phạm của
các chủ thể bằng cách quy định trong pháp luật những hình phạt đối với
những chủ thể vi phạm nhằm tạo ra một trật tự xã hội.
2.4.3 Chức năng giáo dục.
Pháp luật là thước đo hành vi của con người, hướng con người tới những
tư cách xử sự hợp lý phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp luật
hướng con người tới những cách xử sự hợp lý, phù hợp với cách xử sự
ghi trong quy phạm pháp luật, phù hợp với lợi ích của bản thân và tồn xã
hơi.
2.5 HÌNH THÚC CỦA PHÁP LUẬT
2.5.1 Tập quán pháp
Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu
truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng
thành các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
biện pháp cưỡng chế bắt buộc.Tập quan pháp là hình thức pháp luật xuất
hiện sớm nhất ở thời kì cổ xưa, trong xã hội phát triển chậm chạp, được
sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô và phong kiến.Trong nhà nước
tư sản hình thức này vẫn được sử dụng, nhất là ở các nước có chế độ qn
chủ.
Vì tập qn pháp hình thành một cách tự phát, ít biến đổi và có tính cục
bộ, cho nên hình thức tập qn pháp về nguyên tắc không phù hợp với
bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, cũng có một số tập
quán thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc, có tác dụng tốt trong việc
phát huy và bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn
thừa nhận một số tập quán tiến bộ tùy ở mức độ rất hạn chế.
18
2.5.2. Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan
hành chính hay cơ quan xét xử khi giải quyết các vụ việc cụ thể làm
khuôn mẫu áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Hình thức này được sử
dụng trong các nhà nước phong kiến một cách rộng rãi và hiện nay nó
vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản ( đặc biệt trong dân luật
Anh, Mỹ,..)
Cũng giống như tập quán pháp, tiền lệ pháp hình thành khơng phải do cơ
quan lập pháp , nó được xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và
tư pháp.Do vậy, hình thức pháp luật này thường dễ tạo ra sự tùy tiện,
không phù hơp với nguyên tắc pháp chế địi hỏi phải tơn trọng ngun tắc
tối cao của luật và sự phân định quyền hạn của cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp.Nó hồn tồn khơng phù hợp với hình thức của pháp luật
xã hội chủ nghĩa.
2.5.3 Văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành, trong đó qui định những quy tắc xử sự chung cho mọi người, được
áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Các văn bản pháp luật được ban
hành theo một trình tự, cách thức nhất định, trong đó có chứa đựng các
qui phạm cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định nào đó.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có hệ thống các văn bản thống nhất được xây
dựng theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng tối cao của
luật. Hệ thống các văn bản pháp luật ngày càng được xây dựng hoàn
chỉnh đồng bộ với kĩ thuật cao, thể hiện sự tiến bộ của hình thức văn bản
pháp luật.
2.6 QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.6.1 Khái niệm quy phạm pháp luật
+ Quy phạm pháp luật trước hết là qui phạm xã hội vì vậy nó mang tính
chất vốn có của một qui phạm xã hội: là qui tắc xử sự chung, là tiêu
19