Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
o0o


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN
Lưu hành nội bộ
Năm 2010
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền
và nền pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập, kiến thức về “Nhà nước” và
“Pháp luật” là những nội dung ngày càng được chú tâm không chỉ đối với giới nghiên
cứu luật học mà còn là nhu cầu của nhiều đối tượng khác. Cuốn “Pháp luật đại
cương” này mong muốn hướng dẫn người học không chuyên luật những nội dung quan
trọng và cơ bản nhất của môn học “Pháp luật đại cương” dưới hình thức ngắn gọn và dễ
tiếp cận.
Điều đặc biệt là ngoài phần nội dung, quyển sách còn cung cấp thêm câu hỏi ôn
tập và tài liệu tham khảo để người học tham khảo theo yêu cầu của môn học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình biên soạn chắc chắn có những
nội dung có thể chưa làm hài lòng tất cả người đọc. Vì vậy, người viết rất mong nhận
được những đóng góp, phản hồi để các nội dung được hoàn thiện hơn cho các lần biên
soạn sau.
TS. PHAN TRUNG HIỀN
2
3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC
Pháp luật đại cương là môn khoa học pháp lý cơ bản giới thiệu những vấn đề
chung nhất về Nhà nước và pháp luật như nguồn gốc ra đời của Nhà nước và pháp luật,


bản chất, vai trò, các kiểu và hình thức Nhà nước và pháp luật; đồng thời giới thiệu tổng
quan về hệ thống chính trị, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về các hệ thống cơ quan trong
bộ máy Nhà nước ta hiện nay, và tìm hiểu những nội dung cơ bản của những ngành luật
chủ yếu trong hệ thống pháp luật nước ta, về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, về
pháp chế xã hội chủ nghĩa v.v. . . .
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Nhằm giúp sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về nhà nước và pháp luật nói
chung, cũng như bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Đây là không những kiến thức nền tảng nhằm tạo điều kiện cho sinh
viên nghiên cứu môn học chuyên ngành có liên quan đến pháp luật, mà còn nâng cao ý
thức pháp luật hỗ trợ cho công tác chuyên môn sau này.
YÊU CẦU MÔN HỌC
Đây là một trong những môn nền tảng, cơ bản nên học viên có thể tiếp cận ngay
từ những bước đầu trong chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, học viên
cần bám sát Hiến pháp Việt Nam hiện hành và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, cũng như truy cập các kiến thức về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta.
CẤU TRÚC MÔN HỌC
Môn học được chia thành 07 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
1. Nguồn gốc của nhà nước theo quan điểm Mác – Lênin
2. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm Mác – Lênin
Chương 2. Khái quát chung về nhà nước và pháp luật
1. Khái quát chung về nhà nước
2. Khái quát chung về pháp luật
Chương 3. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước Việt Nam
2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
3. Nhà nước trong hệ thống chính trị
Chương 4. Hình thức pháp luật
3

4
1. Khái niệm hình thức pháp luật
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Chương 5. Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật
1. Quy phạm pháp luật
2. Quan hệ pháp luật
Chương 6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
1. Vi phạm pháp luật
2. Trách nhiệm pháp lý
Chương 7. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt nam
1. Luật hiến pháp
2. Luật hành chính
3. Luật hình sự
4. Luật tố tụng hình sự
5. Luật dân sự
6. Luật hôn nhân và gia đình
7. Luật thương mại
8. Luật lao động
9. Luật đất đai
4
5
NỘI DUNG
Chương 1
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Nguồn gốc nhà nước
- Học thuyết Mác - Lênin coi nhà nước là hiện tượng có quá trình phát sinh, tồn
tại và phát triển. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài
người, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, qua ba
lần phân công lao động.

- Trong lịch sử đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn. Lần thứ nhất:
ngành chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; lần thứ hai: thủ công nghiệp đã tách khỏi nông
nghiệp; lần thứ ba: ngành thương nghiệp và giai cấp thương nhân ra đời.
- So với tổ chức thị tộc trước kia thì nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là: phân
chia dân cư theo lãnh thổ, và thiết lập quyền lực công cộng. Quyền lực công cộng đặc
biệt này không hoàn toàn hoà nhập với dân cư nữa. Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích chung
trong toàn xã hội, quyền lực công cộng hướng đến việc phục vụ cho lợi ích của giai cấp
thống trị.
- Để đảm bảo cho quyền lực công cộng được thực hiện, nhà nước phải sử dụng
một thứ công cụ đặc biệt mà xã hội trước kia chưa hề biết đến - đó là pháp luật. Vì thế
cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện.
2. Nguồn gốc pháp luật
- Pháp luật đời theo 2 cách: Nhà nước chọn các quy phạm xã hội (phong tục, tập
quán, đạo đức…) phù hợp để “nâng” lên thành pháp luật; và nhà nước đặt ra các quy
phạm mới.
- Tóm lại, nhà nước và pháp luật xuất hiện một cách khác quan do sự phát triển
của xã hội khi đạt đến một giai đoạn nhất định. Về nguyên tắc, nhà nước cũng sẽ mất đi
khi các điều kiện tồn tại đó không còn.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin, hãy cho biết nhà nước ra đời khi nào?
2. Pháp luật ra đời theo mấy cách? Giữa pháp luật và nhà nước, hiện tượng nào ra
đời trước, hiện tượng ra đời sau?
5
6
Chương 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái quát chung về nhà nước
- Về bản chất, nhà nước thể hiện hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính xã
hội. Về chức năng, nhà nước thực hiện các hoạt động ở hai phương diện cơ bản về đối

nội và đối ngoại.
- Trong lịch sử, có bốn kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử: nhà nước chủ nô, nhà
nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà nước này tồn
tại dưới một trong các hình thức sau:
+ Trong chính thể quân chủ, quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần
trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế (vua, hoàng đế, quốc
vương, nữ hoàng). Hình thức chính thể quân chủ cũng có nhiều loại như: hình thức quân
chủ tuyệt đối và hình thức quân chủ hạn chế.
+ Trong chính thể cộng hoà, quyền lực tối cao của nhà nước do cơ quan đại diện
của nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ, hoạt động mang tính tập thể. Chính thể cộng hoà
cũng có hai hình thức chính là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc.
- Có hai hình thức cấu trúc, nhà nước: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên
bang. Về chế độ chính trị, có hai phương pháp chủ yếu: phương pháp dân chủ và
phương pháp phản dân chủ.
- Nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội ở chỗ nhà nước có chủ quyền
quốc gia, là đại diện của toàn thể người dân trên một vùng lãnh thổ, nhà nước là tổ chức
duy nhất có quyền ban hành pháp luật…
2. Khái quát chung về pháp luật
- Về bản chất, pháp luật thể hiện hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính xã
hội. Về chức năng, nhà nước thực hiện các hoạt động ở hai phương diện cơ bản về đối
nội và đối ngoại. Nhìn chung, pháp luật có các thuộc tính: tính quy phạm phổ biến, tính
xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính bảo đảm bởi nhà nước. Về chức năng, pháp luật
thể hiện ba chức năng cơ bản: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo
dục.
- Trong lịch sử, tương ứng với bốn kiểu nhà nước là bốn kiểu pháp luật: pháp
luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Nêu hai tính chất cơ bản của pháp luật?
2) Có mấy hình thức chính thể? Có phải mọi nhà nước tư sản đều có chính thể cộng
hòa?

3) Trình bày các thuộc tính và chức năng của pháp luật?
6

×